PHẬT TÁNH: THỰC TẠI TỐI HẬU

SHARE:

Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật. Để hiểu sự nhập Đại Niết bànchúng ta cần ôn lại định nghĩa của Kinh về Phật là gì để biết Phật nhập Đại Niết bàn là thế nào. Trong những phẩm đầu tiên của kinh, Phật được định nghĩa là Pháp thân và pháp tánh:

Phật dạy: Y theo pháp ấy tức là Đại Bát Niết bàn của Như Lai. Tất cả Phật pháp tức là Pháp tánhPháp tánh ấy tức là Như Lai. Thế nên Như Lai thường trụ không biến đổi. Nếu ai bảo rằng Như Lai vô thường, người này không biết không thấy pháp tánh…

Nếu rõ biết Như Lai tức là Pháp thân, đó là chân trí nên phải y chỉ. Nếu thấy thân phương tiện của Như Lai mà nói rằng thân ấy là thuộc về sự chi phối bởi ấm, giới, nhập, do ăn uống mà được nuôi lớn, nhận thức này là thức, chẳng nên y theo.

Nếu nói Như Lai thường trụ không biến đổi, đây là lời trọn nghĩa rốt ráo. Nếu nói Như Lai nhập Niết bàn như củi hết lửa tắt, đó là lời không trọn nghĩa rốt ráo. Nếu nói Như Lai nhập pháp tánh, đây là lời trọn nghĩa rốt ráo” (phẩm Tứ Y, phẩm Như Lai tánh).

Như vậy, nhập Niết bàn của Phật là sự rút lui Hóa thân vào trong Pháp thân, trong pháp tánh, trong Đại Bát Niết bàn, trong Phật tánhNhập Niết bàn, chữ dùng rất thông dụng, có nghĩa là chấm dứt Ứng thân hay Hóa thân (Ứng tận) để rút về, trở lại Pháp thân (Hoàn nguyên) như phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên nói. Điều này được Đức Phật dạy:

Đại chúng ở trong biển lớn sanh tử phải siêng năng tu hành cho được tâm thanh tịnh, chớ để mất chánh niệm, chánh huệ, phải gấp cầu chánh trí để mau thoát khỏi các cõi. Nếu thọ thân trong ba cõi thì bị khổ luân hồi không bờ mé, vô minh là ông chủ, ân ái là Ma vươngsai khiến thân tâm như tôi tớ, duyên khắp các cảnh giới, tạo nghiệp sanh tửtham sân si niệm niệm làm hại, từ vô lượng kiếp đến nay thường thọ lấy khổ não. Có người trí nào mà chẳng đi ngược lại nguồn sanh tử này.

Đại chúng nên biết rằng từ nhiều kiếp đến nay ta đã nhập Đại Niết bàn, không còn có ấm, giới, nhập, mà đã dứt hẳn các cõi, thường ở trong Bảo tạng Kim cương thường lạc ngã tịnh. Hôm nay ta ở nơi này thị hiện lực phương tiện chẳng thể nghĩ bàn mà nhập Đại Niết bàn theo như pháp thế gian. Đó là ta muốn cho chúng sanh rõ biết thân như chớp nhoáng, mà lại sanh tâm luyến mộ, dòng sanh tử mạnh mẽ chảy xiết rất nhanh, các hành luân chuyển cũng giống như vậy.

Như Lai nhập Niết bàn là rất sâu, rất sâu, không thể nghĩ bàn. Đó là cảnh giới của chư Phật, Bồ tát, chẳng phải chư Thanh VănDuyên Giác biết được” (phẩm Kiều Trần Như).

Như vậy, Như Lai đã ở trong Đại Niết bàn, trong Bảo tạng Kim cương từ nhiều kiếp rất lâu xa, vậy mà nay nhập Niết bàn thì việc này chỉ là thị hiệnĐại Niết bàn hay Bảo tạng Kim cương thì vượt khỏi Niết bàn và sanh tử, vì là bản tánh của Niết bàn và sanh tửNhư Lai đã từ lâu ở trong Đại Niết bàn, và Đại Niết bàn thì không có nhập, không có xuất.

Thấy Phật tánh hoàn toàn rõ ràng để có thể hiểu sự nhập Niết bàn của Phật thì chỉ có chư Đại Bồ tát, chư Phật:

Bồ tát Thập Trụ thấy Phật tánh được một ít phần, Như Lai thì thấy rõ ràng hoàn toànBồ tát Thập Trụ thấy Phật tánh như trong đêm tối thấy hình sắcNhư Lai thấy Phật tánh như giữa ban ngày thấy hình sắc. Chư Phật thấy bằng mắt Phật tánh như xem trái cây trong bàn tay.

Này thiện nam tử! Nếu chúng sanh thấy rõ Phật tánh thì chẳng cần tu tập thánh đạoBồ tát Thập Trụ tu Tám thánh đạo còn thấy Phật tánh một phần ít, huống là người chẳng tu mà được thấy ư!

Thiện nam tử! Các Đại Bồ tát như Văn Thù Sư Lợi tu tập thánh đạo đã trải qua vô lượng đời nên thấy rõ Phật tánh” (phẩm Bồ Tát Sư Tử Hống)

Phật tánh được Đức Phật và các Đại Bồ tát giảng giảibàn luận trong suốt bộ kinh Đại Bát Niết Bàn, và trong ba bài thuyết pháp cuối cùng của Đức Phật, trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên, ngài đã tổng kết cái thấy biết Phật tánh của một vị Phật. Chúng ta cần học và chuyên cần làm theo, dù qua nhiều kiếp.

Bấy giờ Đức Thế Tôn thuận nghịch nhập các thiền định, từ Sơ thiền đến Phi phi tưởng xứ định và ngược lại, rồi bảo khắp đại chúng:

Ta dùng trí huệ Bát nhã sâu xa xem thấy ba cõi tất cả sáu đường chúng sanh, núi non, biển lớn, lục địa các loài. Ba cõi như vậy bản tánh vốn lìa, rốt ráo tịch diệtđồng tướng hư không, không danh, không thức, vĩnh viễn dứt lìa các cõi hữu. Xưa nay bình đẳng, không có niệm tưởng cao thấp, không có thấy, không có nghe, không có cảm, không có biết, không thể trói buộc, không có giải thoát, không có chúng sanh, không có thọ mạng, không sanh không khởi, không dứt không diệt, không phải thế gian không phải chẳng thế gianNiết bàn sanh tử đều chẳng thể đắc, hai bên bình đẳng vì bình đẳng với tất cả các pháp.

(Bậc thấy biết như vậy thì) nhàn nhã, tĩnh lặng, không có chỗ ra sức, chỗ an trụ rốt ráo đều chẳng thể đắc, từ pháp vô trụ mà hiện làm như pháp tánh vô trụ, hết tất cả tướng, không có một tướng nào. Pháp tướng như vậy, ai rõ biết thì gọi là người xuất thế, nếu chẳng biết như vậy gọi là bắt đầu sanh tửĐại chúng các ông phải đoạn dứt vô minh, diệt chỗ bắt đầu của sanh tử”.

Thực tại xưa nay vốn thanh tịnhbình đẳng, chưa từng có sanh tử gập ghềnh, nhấp nhô là các “niệm tưởng cao thấp” gây ra khổ đau. Tất cả là một vị tánh Không, không có sự phân biệt tạo ra khác biệt của các giác quaný thức, ta và chúng sanh, ta và thế giới: “không có thấy, không có nghe, không có cảm, không có biết, không thể trói buộc, không có giải thoát, không có chúng sanh, không phải thế gian không phải chẳng thế gian…

Phật là bậc hoàn toàn không trụ:

Các bậc thánh nhân thì không đi, không đến, không trụ. Như Lai đã đoạn dứt những tướng đi, đến, trụ. Như hư không chẳng trụ mười phươngNhư Lai cũng như vậy, chẳng trụ mười phương” (phẩm Bồ tát Sư Tử Hống).

Có trụ bèn thấy có tướng, bậc Giác Ngộ không có chỗ trụ, đồng với “pháp tánh vô trụ”, nên hoàn toàn không có tướng: “Hết tất cả tướng, không có một tướng nào. Ba cõi như vậy bản tánh vốn lìa, rốt ráo tịch diệtđồng tướng hư không, không danh không thức, vĩnh viễn dứt lìa các cõi hữu”.

Niết bàn sanh tử điều chẳng thể đắc, cả hai bình đẳng vì bình đẳng với tất cả pháp”, tất cả pháp và Niết bàn sanh tử đều chẳng thể đắc, vì tất cả bình đẳng trong một vị tánh KhôngNiết bàn và sanh tử bình đẳng vì cả hai cùng một bản tánh, hay có thể gọi là “bản tánh của sanh tử và Niết bàn”.

Sở dĩ có ba cõi, hai mươi lăm cõi hữu, bởi vì có vô minh phân biệt chia cắt thực tại thành vô số tướng, các tướng ấy tạo thành sanh tử vọng thấy. Muốn hết sanh tử, phải xóa hết vô minh. Xóa hết vô minh bằng cách xóa hết hoạt động phân biệt của vọng thức. Không phân biệt, tức không có vô minh, không có sanh tử. Không phân biệt tức là thức chuyển thành trí, vì thức vốn là trí.

Bậc thấy biết như vậy thì tâm hoàn toàn thể nhập với pháp tánh vô trụ, tức là tánh Không, thấy các pháp là vô trụ, do đó các việc làm lớn nhỏ đều là hiện làm, làm mà không làm gì cả, vì làm từ vô trụ đến vô trụ.

Vô minh, “chỗ bắt đầu của sanh tử” theo Luận Đại Thừa Khởi Tín, là “một niệm bất giác”. Một niệm bất giác là một niệm xa lìa pháp tánh vô trụxa lìa bản tánh của tâm, và lạc vào trong các tưởng phân biệt tạo thành các tướng phân biệt. Các tướng phân biệt, đó là sanh tử, do các tưởng tạo thành. Và các tưởng là do lạc khỏi bản tâm, tức pháp tánh vô trụ vốn hiện hữu xưa nay, vốn thường trụ xưa nay, chưa từng dời khỏi một ly một tấc.

Người thực hành được như vậy, an trụ thuần thục trong bản tâm vô trụ thì thấy tất cả mọi hiện tướng là bản tâm, mà bản tâm thì vô trụ nên tất cả hiện tướng đều vô trụ. Đây là sự giải thoát khỏi vô minhsự giải thoát vốn xưa nay như vậy vì sanh tử hư vọng chưa từng có.

Thực hành là lúc ban đầu có một niềm tin rằng chúng ta đang có phần nào cái thấy Phật tánh này, vì như Đức Phật dạy, “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Khi đã tin, cảm nhận, tiếp xúc phần nào cái Thấy này, chúng ta Thiền định, nghĩa là không xa lìa cái thấy ấy, niệm niệm duy trìhộ trìgiữ gìn, bảo nhậm cái thấy ấy. Khi thực hành duy trì cái thấy, nó sẽ dần dần mở ra chiều kích vô hạn, chiều kích Vô Biên Thân của nó. Thiền định phần nhiều là công việc làm của tâm ý. Chúng ta bước đến Hạnh, tức là duy trì cái thấy trong tất cả hiện hữu của chúng ta, trong mắt tai mũi lưỡi thân ý, trong các đối tượng của sáu giác quan.

Cái thấy Phật tánh là cái thấy Phật. Khi toàn bộ con người và những khả năng của nó đều được bao trùm trong cái thấy Phật này, thì “tất cả là Phật”.

Lần thứ hai, Đức Phật thuyết pháp về cái thấy biết của Phật như thế này:

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói những lời ấy xong lại nhập siêu thiền: từ Sơ thiền xuất lại nhập các thiền cho đến nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, rồi đi ngược lại…

Sau khi Đức Thế Tôn nghịch thuận nhập siêu thiền như vậy lại bảo đại chúng:

Ta dùng Ma ha Bát nhã xem thấy khắp ba cõi: tất cả hữu tình, vô tình, tất cả người và pháp trọn đều rốt ráo không có trói buộc, không có giải thoát, không có chủ, không nương dựa, không thể nắm giữ, chẳng ra ba cõi, chẳng vào các cõi, xưa nay vốn thanh tịnh, không có dơ nhiễm, không có phiền não, đồng như hư không, chẳng phải bình đẳng, chẳng phải chẳng bình đẳng, hết sạch những động niệm, tư tưởng, tâm vĩnh viễn dứt bặt.

Pháp tướng như vậy gọi là Đại Niết bàn. Thật sự thấy pháp đây thì gọi là giải thoát. Người phàm phu không biết gọi là vô minh”.

Tất cả ba cõi và những gì hiện hữu trong đó, loài hữu tình và sự vật vô tình, trọn đều rốt ráo không có trói buộc, không có giải thoát, không có chủ, không nương dựa, không thể nắm giữ, chẳng ra chẳng vào… vì tất cả chưa từng lìa tánh Không và tất cả đã là, đang là, mãi mãi sẽ là tánh Không.

Chính vì chưa từng lìa tánh Khôngmãi mãi là tánh Không, nên chưa từng có một tướng, xưa nay vốn thanh tịnh, không có phiền não, đồng như hư không. Chưa từng có một tướng cho nên chưa từng có một tâm, một động niệm, một tư tưởng. Tất cả sanh tử hoàn nguyên vào Phật tánh Đại Niết bàn đối với một bậc Giác Ngộ. Nhưng với chúng sanh, vì họ vẫn giữ cái thấy sai lầm của họ, nên sanh tử của họ vẫn như họ thấy, không bị hủy hoại. Tánh Không này là Chân Không – Diệu Hữu: “Sắc tức là Không, Không tức là sắc”. Không phải là không có sắc, mà sắc do cái thấy vô minh phân biệt hoàn nguyên lại bản tánh của chúng là Chân Không Phật tánh, tức là “tánh không hai” của sắc và Không.

Như các thí dụ trong Kinh tất cả mọi món đồ làm bằng vàng đều là vàng. Tất cả mọi hình bóng trong gương đều là gương. Tất cả mọi khởi tâm động niệm, mọi nói năng đi đứng… đều là Phật tánh.

Đây là chỗ trong phẩm Bồ tát Quang Minh Biến Chiếu gọi là Kim cương tam muội.

Thiện nam tử! Vì tất cả pháp vốn không có tướng. Bồ tát này nhờ năng lực Kim cương tam muội này thấy tất cả pháp là Như, vốn vô tướng”.

Thấy các pháp là vô tướng, là Như, là Phật tánh, là Pháp thân và thuần thục trong đó, đây là tất cả con đường Phật giáocon đường thấy Phật tánh hoàn toàn rốt ráo của một bậc giác ngộ.

Nói xong, Đức Phật lại nhập siêu thiền: xuất sơ thiền nhập tam thiền cho đến nhập Diệt tận định. Từ diệt tận định xuất cho đến nhập sơ thiền.

Nghịch thuận nhập siêu thiền xong, Đức Thế Tôn lại bảo đại chúng:

Ta dùng Phật nhãn xem thấy khắp ba cõi, tất cả các pháp, cội nguồn vô minh, tánh vốn giải thoát, tìm khắp mười phương rốt ráo chẳng thể được. Vì cội gốc đã Không nên tất cả cành lá của nó thảy đều giải thoát. Vì vô minh giải thoát cho nên đến già, chết đều được giải thoát. Do đây nên nay ta an trụ thường tịch diệt quang gọi là Đại Niết bàn”.

Ba cõi, tất cả các pháp do từ cội nguồn vô minh mà có. Vô minh là “một niệm bất giác” khiến tách lìa khỏi Phật tánh, cho mình là một hiện hữu riêng biệt gọi là “tôi” và khi có tôi bèn có “cái của tôi”. Cuộc sống của người bình thường là sự xây đắp thêm kiên cố cho cái tôi và cái của tôi này, bằng ý thức, các thức giác quan và đủ các thứ phiền não.

Khi đã là một người thì một niệm, một ý tưởng nào khởi lên cũng là “một niệm bất giác” cắt lìa, chia cách chúng ta với thực tại bổn nguyên là Phật tánh. Một niệm bất giác khởi lên là có sự phân biệt tạo thành tướng ta, tướng người, tướng sự vật, tướng thế giới. Các tướng ấy tạo thành sanh tử chia cắt trong Phật tánh vốn là “Một Tướng, Một Tâm”.

Vô minh là kẻ nứt trong thực tại Phật tánh, kẻ nứt ấy là sự phân biệt đầu tiên về một cái ta chưa thành hình. Hành là sự chuyển động trong kẻ nứt ấy tạo thành thức. Thức sanh ra danh sắc, tức là thân tâm con người. Và những duyên sanh tiếp theo làm cho kẻ nứt vô minh càng ngày càng rộng ra và thêm cứng đặc, thêm vật chất hóa.

Một khởi niệm như thế bao gồm trong nó ít nhất là ba thành phần căn bảnvô minh, hành, và thức. Thế nên con đường Phật giáo là “tự tịnh tâm ý”, tịnh hóa sự phân biệt, chia cắt ở mức tiềm thể (vô minh) và hiện thể (hành, thức) để “hoàn nguyên” lại thực tại Phật tánh bổn nguyên. Do đó mọi pháp môn của Phật giáo chủ yếu làm việc trên những khởi niệm. Những khởi niệm là những nguyên liệu, những tài liệu để học hỏi và nhìn thấy Phật tánh.

Nhưng vô minh là cái sanh ra trên nền tảng Phật tánh vốn có sẳn. Vô minh cũng nằm trong Phật tánh, nghĩa là trong tánh Khôngquang minh và năng lựcVô minh, hành, thức chính là tánh Khôngquang minh và năng lực. Thế nên, kinh nói:

Nếu nói vô minh là nhân duyên sanh ra các hành, người phàm phu nghe bèn phân biệt sanh tưởng có hai pháp: minh và vô minh. Người trí rõ biết tánh ấy không có hai. Tánh không hai này tức là thật tánh.

Nếu nói các hành là nhân duyên sanh ra thức, người phàm phu cho rằng có hai: hành và thức. Người trí rõ biết tánh ấy không có hai. Tánh không hai ấy tức là thật tánh.

Tánh không hai này tức là Phật tánh vậy” (phẩm Như Lai tánh).

Vô minh, hành, thức là tánh không hai, là Phật tánh, là tánh Không nên vô minh, hành, thức là vô sanhVô minh, hành, thức là vô sanh nên vòng mười hai nhân duyên là vô sanh, tất cả niệm tưởng và hình tướng là vô sanh. “Cội nguồn vô minh, tất cả các pháp, tánh vốn giải thoát” vì vô minh và tất cả các pháp vốn là tánh Không, vốn là vô sanh vậy.

Vô minh, hành, thức là tánh không hai của minh và vô minh. Nói cách khác, vô minh chính là minh, là quang minh. Trong Phật tánh quang minh, niệm tưởng và hình tướng như phàm phu thấy chỉ là sự biểu lộhiện tướng của quang minh, chỉ là quang minh, nên tất cả vốn là giải thoát.

Vô minh, hành, thức cho đến lão tử là sự hóa hiện của năng lực bị giới hạn trong một cái tôi và cái của tôi. Khi phá vỡ giới hạn của cái tôi và cái của tôi, thì sự hóa hiện của cá nhân trở thành sự hóa hiện của Phật tánh toàn thểNăng lực hóa hiện của Phật tánh là Không, Vô tướngVô tácBất động nên sự hóa hiện của tất cả các pháp là như huyễn, vì tất cả chỉ là Phật tánh.

Vì cội gốc vô minh đã Không nên cành lá của nó thảy đều giải thoát”: Các tướng hiện thấy vốn là giải thoát vì trong thật tướng của chúng, chúng là Vô tướng, là tánh Không. Chưa từng có vô minh nào tạo ra các tướng phân biệt sai khác để tạo thành sanh tử cả. Chưa từng có vô minh nào để biến quang minh thành các tướng. Chưa từng có vô minh nào để biến cái như huyễn thành các tướng có thật, được vật chất hóa.

Cả ba lần thuyết pháp đều nhấn mạnh đến Không, tánh Không. Nhưng như những phẩm trước đã nói, Không –Bất Không mới trọn nghĩa Phật tánh. Thế nên khi “cội gốc vô minh đã Không”, sanh tử đã Không thì không phải là không có gì hết, mà có Bất Không, tức là tất cả công đứcCông đức ấy kinh nói là “thường tịch diệt quang, gọi là Đại Niết bàn”.

Suốt kinh Đại Bát Niết BànĐức Phật và các Đại Bồ tát đã khai thị Pháp thân Phật (các kinh khác gọi là “Pháp thân của tất cả chư Phật”). Ngay từ những phẩm đầu, Đức Phật đã cho biết thân ngài mà mọi người đều thấy chỉ là Hóa thân, sự hóa hiệnthị hiện của Pháp thân vốn không sanh không diệt:

Này Ca Diếp! Như đề hồ, tánh nó thanh tịnh. Cũng vậy, Như Lai chẳng phải do cha mẹ hòa hiệp mà sanh, tánh Như Lai thanh tịnhsở dĩ thị hiện có cha mẹ là vì muốn hóa độ chúng sanhChân giải thoát tức là Như LaiNhư Lai cùng giải thoát không hai không khác” (phẩm Tứ Tướng – phẩm Như Lai tánh).

Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên này, Đức Phật với ba lần thuyết pháp sau cùng nói về Pháp thân trọn vẹn, và không phải như người bình thường hiểu là Ngài nhập Niết bàn nghĩa là “tắt mất hẳn”, mà là đưa Hóa thân trở lại Pháp thân. “Ứng tận” là chấm dứt sự thị hiện của Hóa thân hay Ứng thân, “hoàn nguyên” là đưa về, rút Hóa thân vào Pháp thân.

Pháp thân hay Phật tánh là cái mỗi người đều có, nhưng vì một lối sống sai lầm do vô minh phiền não mà không thấy, có lúc càng lạc xa. Chính xác hơn, không phải mỗi chúng sanh đều có Pháp thân Phật tánh, mà mỗi chúng sanh đều  Pháp thân Phật tánh.

Sự tu hành theo kinh bắt đầu bằng niềm tin mỗi chúng ta chính là Pháp thân Phật tánh, và các pháp môn các Ba la mật là sự khai triển sự thấy biết cái Pháp thân Phật tánh vốn có sẳn ấy trong cuộc đời của mỗi người. Như thế, Nền tảng là Pháp thân Phật tánh, Con đường là Pháp thân Phật tánh, và Quả là Pháp thân Phật tánh.

Đó là cái gọi là tu trên Quả, Quả thừa.

Nguyễn Thế Đăng

SHARE:

Trả lời