Rất vui mừng vì trang thiện tri thức hoạt động trở lại (…) Có phải : Nghe-đọc-hiểu giáo lý phật giáo rồi nhưng không có nghĩa là thực hành được phải không ạ (…)

SHARE:

Rất vui mừng vì trang thiện tri thức hoạt động trở lại. Tôi thành tâm cảm ơn các quý vị thiện tri thức vì từ khi tôi đủ duyên biết quý vị phải nói là trong đời sống của tôi có phần an lạc hơn lúc trước. Hiện tại tôi có một câu hỏi xin quý thiện tri thức tư vấn giúp tôi. Có phải : Nghe-đọc-hiểu giáo lý phật giáo rồi nhưng không có nghĩa là thực hành được phải không ạ. Tôi là một trong số người mắc phải khuyết điểm lớn này. Tại sao? muốn thực hành được theo đúng giáo lý phật giáo thì mình phải có những hành động cụ thể nào trong đời sống hàng ngày?Nếu mình định ra thời khóa tu tập nhất định thì mình có bị dính mắc về thời gian không? Còn nếu mình không cố gắng thực hiện đúng theo thời khóa mà mình đã đặt ra thì mình sẽ bị mất đi tính chuyên cần ( vì thời khóa mà tôi tự đặt ra cho bản thân nó gắng chặt với thời gian sống sinh hoạt và làm việc của tôi. Nếu tôi không thực hành được vào đúng giờ đó thì tôi rất là bực, còn nếu tôi để trôi qua thời gian đó thì tôi sẽ không còn khoảng thời gian nào khác để mà thực hành nữa ) Cuối cùng tôi kính chúc sức khỏe quý vị và cầu mong trang thiện tri thức này luôn luôn là người bạn đồng hành trong đời sống tâm linh của những người như tôi trong suốt quãng đời còn lại sau này.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Chào mừng bạn là người đầu tiên nêu câu hỏi với trang web thientrithuc vừa qua thời gian nâng cấp sữa chữa.
Qua câu hỏi của bạn chúng ta có những vấn đề cần giải quyết ở đây.
Thứ nhất, ba cách thức để tiếp cận Phật giáo mà truyền thống nào cũng ứng dụng cho mình là văn tức là nghe, đọc, và kế đến là  tức là suy nghĩ xem xét cho chính chắn những điều đã nghe đã học, và cuối cùng là tiến hành tu tức là thực hành để nhận ra những điều mà mình đã nghe và suy nghĩ trước đó.
Cách thức dạy tu của Phật giáo nguyên thủy và truyền thống Phật giáo Tây Tạng, đệ tử không được đọc những kinh điển mà vị thầy mình chưa cho phép. Chỉ đọc và làm rõ vấn đề mà mình có khả năng thực hành và bổ túc cho sự thực hành mà thôi hay nói khác hơn giáo lý phải đáp ứng được trạng thái tâm của hành giả tại thời điểm đó thì mới có tác dụng tích cực. Vì vậy đọc nhiều mà không tu cũng thành chướng ngại cho mình.
Thứ hai, bạn cũng nên biết trong một pháp môn nào cũng qua giai đoạn ban đầu là lập nên thời khóa rồi thực hành theo thời khóa, nhưng nó chỉ là tính giai đoạn, càng về sau người tu có thể áp dụng việc tu của mình vào bất cứ hoàn cảnh nào chứ không phải ngồi lại tu thì mới thật sự tu, còn khi làm việc thì không tu được. Nếu chúng ta hiểu việc tu hành Phật giáo như vậy thì chưa đúng. Tức là ta đem sự tu hành ra khỏi cuộc sống, mà thực ra sâu xa hơn, tu theo đạo Phật là tu trong tất cả mọi hoàn cảnh và mọi công việc có như vậy mới đúng nghĩa giải thoát nơi cuộc sống này.
Cụ thể trong trường hợp của bạn chúng tôi có một lời khuyên là bạn phải phát nguyện để thay đổi hoàn cảnh của mình. Khi mà chánh báo tức sự thiết tha của mình đối với việc thực hành tu học thay đổi; thì y báo tức là hoàn cảnh sẽ thay đổi theo. Nếu chúng ta có một sự thiết tha để thực hành Pháp thì chúng ta sẽ khéo sắp xếp sinh hoạt của mình để thực hành; bắt đầu có thể thời gian thực hành it rồi dần dần sẽ nhiều và đến lúc tu mọi lúc mọi nơi được thì thời khóa không quan trọng nữa.
Cuối cùng, cốt lõi của Phật giáo là mang lại cho những ai tiếp cận Phật giáo là giải thoát. Vì vậy, bạn có thể lập thời khóa cho mình thực hiện được nhiều chừng nào tốt chừng đó. Nhưng không nên lấy đó mà trói buộc mình thay vì giải thoát mà mình lại dính mắc thì không tốt.
Mong bạn hoan hỷ với những chia sẽ của chúng tôi. Chào bạn.

SHARE:

Trả lời