SỰ TRÌNH BÀY NGẮN GỌN

SHARE:

SỰ TRÌNH BÀY NGẮN GỌN 

3.  SỰ TRÌNH BÀY NGẮN BỐN CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG

THIẾT YẾU

Nghĩa quyết định của Tâm, Tạng và Giáo huấn Bí mật

nằm trong vắng mặt,  mở trống, tính tự phát và nhất thể.

bốn cái này được khảo sát trong bốn phương diện:

chỉ bày, đồng hóa thấu hiểu, “kết buộc” và giải quyết.

 

Toàn bộ giáo lý được chứa đựng trong nghĩa tối hậu bốn cam kết bất nhị của toàn thiện tự nhiên, tức là samaya của sự vắng mặt nội tại của mọi kinh nghiệm, samaya của tính tự phát bổn nguyên, samaya của mở trống không (phyal ba) thiên lệch và không giới hạn, và samaya của nhất thể toàn bộ của tánh giác tự phát sanh.

 

Toàn thể bản văn Dzogchen, những tantra của Đại Toàn Thiện, gồm cả những cách ngôn của Garab Dorje, được xếp theo Manjusrimitra thành ba phạm trù Tâm, Tạng và Giáo huấn Bí mật. Bộ Tâm và Giáo huấn Bí mật, nhưng không có những tantra Bộ Tạng, được trích dẫn ở đây, thì không có phân biệt phạm trù giữa hai Bộ. Bốn cam kết bất nhị, bốn samaya, “bốn chủ đề kim cương thiết yếu” – vắng mặt, trống không, tự nhiên và nhất thể – phát lộ nghĩa vĩnh cửu của cả ba Bộ.

 

Những samaya tự nhiên của tính tự phát kỳ diệu,

vắng mặt, nhất thể, và trống không,

tất cả chúng vượt khỏi mọi tuân thủ

tất cả là những phương tiện của mỗi cái khác.

(Đống Ngọc)

 

Samaya bí ẩn của ta là tánh giác rigpa sẳn có

nơi  sự cam kết và tuân thủ là một

và nơi mà giữ gìn và phá vỡ là như nhau,

và trong đó bốn cam kết có sẳn không cần lưu ý.

tuân thủ một cách tự tin, không xâm phạm, từ cái đầu tiên:

những cam kết được đặt ra của tám lối tiếp cận thấp,

Ta từ chối, và ta gọi nó là “vắng mặt”;

thoát khỏi những bó buộc thấp, không cam kết,

trung gian của tánh giác – thân, ngữ, và tâm,

thì trống không bao la và ta gọi nó là “trống không”;

cách giữ một cam kết không thể xâm phạm,

một lời hứa không thể tuân thủ.

là qua tánh giác vốn sẳn rigpa,

duy nhất, và ta gọi nó là “nhất thể”;

tánh giác rigpa sẳn có này.

được duy trì không nỗ lực, chẳng làm gì,

cái ta gọi là “tự nhiên”.

(Sáu Tạng)

 

Ta, nguồn tối thượng, không có cam kết samaya để giữ,

vì trong sự vắng mặt của nhân và duyên, nỗ lực là thừa.

Ta là bản thân tự nhiên, nên phân tích là vô ích;

Ta là tánh giác không có thời gian, nên kiến thức là phù phiếm;

Ta là tự phát, nên những nhân duyên là không có tác dụng;

Ta là không phân biệt, nên từ bỏ và kỹ luật là vu vơ;

Ta là không thực và “Vắng mặt” là tên ta.

 

Không bao giờ trở nên cụ thể, tánh giác nguyên sơ

không bao giờ thành sự vật,

và như vậy “trống không” được định nghĩa;

tất cả là một trong tâm thanh tịnh,

và như vậy “nhất thể” được định nghĩa;

tất cả và mỗi vật, bất cứ cái gì xảy ra,

như những biến cố tâm thức trong tâm thanh tịnh

thì luôn luôn trọn vẹn và hoàn thiện,

và như vậy “tự nhiên” được định nghĩa.

(Nguồn tối thượng)

 

Mỗi cam kết samaya được giảng ở đây, thứ nhất là như trái tim của thực tại trước mắt (“chỉ bày”); thứ hai, mỗi cái được chỉ ra để đồng hóa với tánh giác tự phát của cái ở đây và bây giờ hiện thực (“đồng hóa thấu hiểu”); thứ ba, mỗi cái được chỉ ra để được kết buộc thành không phát sanh (vô sanh) và không ý định (vô nguyện) (“chủ đề”) và thứ tư, xác quyết mỗi cái được chỉ ra vượt khỏi bất kỳ nỗ lực có chủ tâm và hướng đích nào (“giải quyết”). Như vậy mỗi cam kết samaya được nghiên cứu dưới bốn đề mục, và toàn bộ sự trình bày nằm trong mười sáu phần.

 

Hiểu bốn phần, theo thứ tự, là cách hiện hữu tự nhiên không có thời gian (“chỉ bày”), atiyoga của an trụ trong đó (“thấu hiểu”), hoạt động không dính mắc trong đó (“chủ đề”), và sự tự nhiên của hiện hữu thanh tịnh (“giải quyết”), cái trước kia ẩn dấu được phát lộ như là “kinh nghiệm số không trong đó trí năng được được thay thế và tất cả cảm thức về cái không thực nhị nguyên được hàng phục”.

 

Bốn đề mục không nên được hiểu như những phạm trù quy ước là cái thấy, thiền định, hạnh, và quả, cho dù “chỉ bày” hay cách hiện hữu tự nhiên như là cái thấy, “thấu hiểu” hay yoga của an trụ ở đó như là thiền định, “chủ đề” hay thư giản vô tâm như là hạnh, và “giải quyết” như là quả tự nhiên, là một phân tích hấp dẫn. Trong “kinh nghiệm số không”, trí năng nhị nguyên theo thói quen chấm dứt, và “vô tâm!” và đồng thời sự thúc đẩy của tâm thức phải phân chia, đối tượng hóa, tạo dựng những hình ảnh và như vậy tạo ra thế giới hiện tượng, bị kiệt quệ (xem đoạn 94). Những câu này thiết lập một sự đưa vào bản tánh của tâm:

 

Hơn là thời gian hay không thời gian,

sự đo lường thời gian giờ đây thừa thải,

một dòng chảy đơn nhất không đứt đoạn,

không bắt đầu, chặng giữa, hay chấm dứt

chúng ta gọi là “siêu đồng nhất”.

 

Trong đồng nhất như vậy những hình tướng xuất hiện thì mơ hồ

và những tư tưởng rời rạc mù mờ

và ý nghĩa phổ quát của toàn thiện tự nhiên

luồn vào trí năng nghèo nàn;

tiến trình khái niệm vu vơ,

tự dưng dừng lại con đường mòn của nó.

 

Không hề biết đến sự mê mờ

vô minh gốc tự động cắt đứt,

bị nhổ gốc từ sự không cố gắng đầu tiên –

nhưng chắc chắn chúng ta đều biết cái đó!

 

Ngoài ra, mọi tính vật chất thô

tự phai tàn trong khoảnh khắc,

và đơn giản tan biến không nơi chốn:

thật vậy, thân thể chưa từng hiện hữu;

chỉ có rigpa không quá khứ hay tương lai.

 

Mọi sự, ngoài thời gian hay thậm chí trong thời gian,

như nhất nguyên, nhị nguyên hay đa nguyên,

thấy được, không thấy được hay tan biến,

không thấy được mà âm vang hay rung động,

mọi sự giữ chỗ của chúng nhưng siêu việt chúng –

chắc chắn mỗi người biết rằng mọi sự là không có thời gian!

 

Con đường không lối

là con đường luôn luôn dưới chân chúng ta

và bởi vì con đường ấy luôn luôn dưới chân ta,

nếu mất nó, thật là ngu ngốc biết bao nhiêu!

 

Sự năng động của tập trung không ý định,

bất chấp thiền định, thì luôn luôn hiện diện –

nhưng chắc chắn chúng ta đều biết cái đó!

 

Chắc chắn tất cả chúng ta đều biết chính mình

và những sự vật chúng ta muốn và bám vào,

từ ban sơ, thật ra

đều là những hình ảnh của rigpa nội tại, vốn sẳn.

 

Năm phiền não, những trói buộc tự gán vào,

từ ban sơ xảy ra cùng với rigpa –

chắc chắn chúng ta đều biết điều đó!

 

Bốn nguyên tố vật chất,

đất, nước, lửa, gió

hợp tạo thành thân thể –

chắc chắn chúng ta đều có thể thấy điều đó!

 

Cam lồ tinh chất của giáo huấn bí mật nhất

âm vang tự nhiên trong mọi lỗ tai –

chắc chắn chúng ta đều có thể nghe nó!

hay chúng ta không có tai để nghe?

 

Mùi hương của pháp giới và rigpa

bao quanh chúng ta không mất –

chắc chắn chúng ta đều có thể ngửi nó!

hay lỗ mũi chúng ta đã bị bịt kín?

 

Ba cam lồ kết hợp trong một giáo huấn bí mật

luôn luôn có vị của thân tâm –

chắc chắn chúng ta đều có thể nếm nó!

hay chúng ta đã mất lưỡi rồi?

 

Cảnh thay đổi của cái nhìn thấy thanh tịnh

thì luôn luôn với chúng ta, ngày và đêm,

như một cái bóng, một phần của thân thể –

hay chúng ta là những xác chết không có bóng?

Chắc chắn chúng ta đều có thể cảm nhận nó!

 

Hạnh phúc, tay trong tay với khổ đau.

không thể nói, thì hiện diện nội tại –

hay tâm chúng ta quá nặng đục để nhận biết?

Sự tạo dựng những xu hướng sanh tử,

vốn là chiều kích thanh tịnh của hiện thể (pháp thân) –

đáng thương cho người không để ý!

 

Trong trường của căn, trần và thức,

mỗi nhớ tưởng và tri giác, mỗi lóe lên của tâm,

sanh khởi như là chiều kích của hưởng thụ hoàn hảo (báo thân) –

làm sao chúng ta không thấy nó!

 

Mọi hoạt động định hướng, quy ước

và mọi liến thoắng, chuyện tầm phào, và cười,

là chiều kích của lưu xuất như huyễn (hóa thân) –

chắc chắn chúng ta đều biết điều đó! Hay chúng ta quá hôn trầm?

 

Mỗi thôi thúc và kích động của tâm,

không mối nối, như một dòng chảy

sự say mê không ngớt của tâm thức chúng ta,

là thiền định tự nhiên, không nỗ lực –

chắc chắn chúng ta không thể mất nó!

 

Nhìn sát sao vật chất và năng lượng,

và vào tư tưởng, âm thanh, hình sắc,

đó là tất cả sự phóng chiếu không bản chất,

và cái thấy này làm trống không thành thị sanh tử của chúng ta

luôn luôn ở với chúng ta, dù không thấy –

chắc chắn những cửa tri giác của chúng ta giờ đây đang mở!

(Đống Ngọc)

 

Tóm lại, tất cả kinh nghiệm trong và ngoài của sanh tử và niết bàn được chỉ bày trong cái thấy của toàn thiện tự nhiên như một sự vắng mặt, như chỉ là cái dụng, sự phô diễn và trang hoàng của tánh giác tự phát sanh. Mọi kinh nghiệm được xem là cách thế tự nhiên của tánh giác bởi một tham thiền tự nhiên tự do và mở rộng. Phát sanh trong tánh giác, bất cứ cái gì xảy ra được gom vào, kết buộc vào hoạt động trong suốt vốn tỉnh thức. Và bởi vì kinh nghiệm không là gì khác hơn tánh giác tự phát sanh, quả là giải quyết trong tính tự phát (lhun grub) nhất thể.

 

Trong cách này, dù bốn phương diện được khảo sát riêng lẻ, những nghĩa khác nhau của chúng đều được bao gồm trong tánh giác. Bản thân nghĩa của tánh giác tự phát được thiết lập qua minh họa, định nghĩa và bằng chứng:

 

Để hiểu bản tánh của ta với sự chắc chắn,

hãy lấy bầu trời như sự minh họa,

“thực tại không nguồn gốc” như định nghĩa,

và bản chất khó nắm bắt của tâm như bằng chứng.

Như “thực tại giống như bầu trời”

nó được chỉ định giống như bầu trời hay hư không.

Mọi kinh nghiệm là tâm thanh tịnh,

nó giống như bầu trời:

bản tánh của tâm thanh tịnh thì giống như bầu trời.

(Nguồn tối thượng)

 

Tâm thanh tịnh là không gian, nguồn gốc, của mọi kinh nghiệm. Dù những hình tướng của vật chất xuất hiện trong không gian này có vẻ là sanh tử hay niết bàn, chúng đều thực sự là sự nhìn thấy của rigpa. Mọi sự xuất hiện trong tâm thanh tịnh như là công việc phóng chiếu của tâm, nhưng bản tâm thanh tịnh là vô sanh:

 

Tâm thanh tịnh, vô sanh duy nhất, sáng tạo tất cả;

mọi sự được làm ra có bản chất của tâm thanh tịnh

và cái vô sanh duy nhất không thể được thiết kế, sắp đặt.

(Nguồn tối thượng)

Như vậy tất cả và mỗi sự được chỉ ra được gồm chứa trong tánh giác tự phát sanh, nó là thân kim cương.

SHARE:

Trả lời