SỰ TRÌNH BÀY RỘNG CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ NHẤT: VẮNG MẶT “Mọi sự vật và đặc tính của chúng thì vắng mặt”

SHARE:

SỰ TRÌNH BÀY RỘNG CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ NHẤT:

VẮNG MẶT

“Mọi sự vật và đặc tính của chúng thì vắng mặt”

I.1 Chỉ bày sự Vắng mặt

4SỰ VẮNG MẶT TẤT CẢ THỰC TẠI CỤ THỂ

 

Trước hết hãy để tôi nói với bạn về “vắng mặt”,

sự vắng mặt là tánh Không thiết yếu:

Trong siêu tạng của tâm thanh tịnh như không gian

bất cứ cái gì xuất hiện thực ra là vắng mặt.

 

Bản thân rigpa và mọi sự xuất hiện trong đó thì rốt ráo trống không, không có bản sắc tướng trạng nào, thế nên với tất cả phóng chiếu đa dạng và những khái niệm được chế tạo không có cái gì từng hiện hữu.

 

Trong niết bàn của rigpa không xác định

không có đa dạng, không bản chất hay thuộc tính.

(Cõi giới của Toàn giác)

 

Mặc dầu những xuất hiện, sắc là Không và Không là sắc, và không có trung tâm nào ở trong cũng không có tiêu điểm nào ở ngoài. Trạng thái của rigpa là không phát sanh và không có tâm nhị nguyên sanh sôi những ý niệm và tạo ra vũ trụ khách quan có đầy sự vật.

Siêu tạng của tâm thanh tịnh là không gian của vắng mặt, trong đó những hiện tượng vật chất xuất hiện như những hình ảnh không thể nắm bắt của ánh sáng:

 

  1. MỘT TƯƠNG TỰ XÁC ĐỊNH CHO VẮNG MẶT

 

Trong tạng vũ trụ vốn là không gian vô biên

mọi hình tướng của vật chất và năng lượng xảy ra

như dòng bốn nguyên tố,

nhưng tất cả là hình tướng trống không, thực ra vắng mặt:

tất cả mọi hiện tượng, sanh khởi trong tịnh tâm,

đều giống như vậy.

 

Dù mọi hiện tượng của mọi thế giới có vẻ hiện hữu và tiêu tan trong bầu không gian nguyên sơ, sự xuất hiện của chúng không có cơ sở, và như vậy, không bản chất, vô tự tánh, chúng được nói là vắng mặt. Bốn nguyên tố, bởi vì chúng không được tạo bằng những phân tử riêng rẽ, không hề hiện hữu và thế nên cũng không bao giờ thôi hiện hữu. Những hiện tượng và không gian mang chứa chúng không được xem là hiện hữu. Cũng thế, cả rigpa và mọi kinh nghiệm xuất hiện trong phạm vi của nó là vắng mặt thực sự.

 

Như mọi thế giới, trong và ngoài,

mọi hình tướng của vật chất và năng lượng,

có sự sống và vô tri

chứa trong không gian, đều vắng mặt,

siêu tạng của tịnh tâm là trường bao la như thế,

với chư Phật và chúng sanh của nó,

những nội dung, môi trường và hình thức sống của nó:

trong thực tại vô nhiễm mọi sự là bất nhị,

thoát khỏi phóng chiếu ý niệm thêm bớt.

(Nguồn tối thượng)

 

Toàn đồ, toàn ảnh (hologram) là một tương tự nổi bật minh họa những thế giới, ngân hà của chúng ta được phóng chiếu vào không gian vũ trụ. Những nguyên tử, phân tử như là những cơ sở của tính vật chất được nói là “vắng mặt” trong chừng mực sự không thể phân chia của chúng là tiền đề để dựng nên những khối cấu trúc phức tạp hơn. Một khi nền tảng được khám phá là vắng mặt thì những hành tinh, lục địa, có sự sống và vô tri, thực vật và động vật, cũng phải vắng mặt. Sự vắng mặt của lãnh vực vật chất được dùng như một tương tự cho mọi cấp độ hiện tượng trong khoảnh khắc. Cái nền tảng, “cái nâng đỡ”, là không gian thanh tịnh của rigpa, trong khi “cái được nâng đỡ” là mọi kinh nghiệm xuất hiện trong phạm vi của nó. Nền tảng của sự vắng mặt của mọi hiện tượng là bất nhị, thoát khỏi mọi đánh giá có hoặc không. Sự bất định nền tảng này được gọi là “vắng mặt” hay “không thể mô tả”.

 Hơn là quy chiếu đến một sự không hiện hữu rốt ráo của mọi sự, vắng mặt là sự thiếu vắng bất kỳ bản sắc, cá tính nào, bên ngoài hay bên trong.

 

  1. NHỮNG HÌNH TƯỚNG TRONG BẢN TÁNH CỦA TÂM LÀ VỐN VẮNG MẶT

 

Như huyễn thuật, bất cứ hình thức nào của nó,

không có bản chất, trống không trong bản tánh;

cũng thế, mọi kinh nghiệm của thế giới,

sanh khởi trong khoảnh khắc,

không chuyển động khỏi tịnh tâm, là sự tan biến không bản chất.

 

Mọi kinh nghiệm của thế giới và môi trường bên ngoài của chúng ta và chúng sanh chia xẻ năng lượng của nó, bất kể hình thức nào, tất cả đều không có hiện hữu nội tại như một ảo ảnh về một thế giới với dân chúng như huyễn – không có cái gì có thể ra ngoài không gian của rigpa thanh tịnh.

 

Không có kinh nghiệm về thế giới, trong hay ngoài,

không vật chất hay năng lượng nào,

không có sự cố nào trong sanh tử hay niết bàn, có thể lìa tịnh tâm.

(Nguồn tối thượng)

 

Rigpa thanh tịnh là khuôn mặt xưa nay của tánh giác chúng ta trong đó những hiện tượng xuất hiện trước mặt giống như những phản chiếu trống không trên bề mặt một tấm gương. Những sự vật có vẻ ở đó, nhưng thật ra không phải vậy. Mọi sự là một ảo ảnh thoáng chốc trong bản tánh của tâm, không có cái nào lìa khỏi hay khác với bản tánh của tâm.

 

Tịnh tâm là không gian thời gian bao trùm khắp của giấc mộng, của cả sanh tử và niết bàn:

 

  1. NHỮNG HÌNH TƯỚNG XUẤT HIỆN KHÔNG BẢN CHẤT KHÔNG HỀ LÌA KHỎI PHẠM VI CỦA TÍNH TỰ PHÁT CỦA RIGPA

 

Như giấc mộng là một phần của giấc ngủ,

tấm màn mỏng không thực trong sự sanh khởi của nó,

tất cả và mỗi sự là tâm thanh tịnh,

không hề lìa khỏi nó,

không có bản chất hay thuộc tính.

 

Như những nơi chốn và người thấy trong giấc mộng của mình không thể lìa khỏi không gian giấc mộng, không có kinh nghiệm được tạo thành hình nào trong sáu cõi có thể lìa khỏi không gian của cái biết: không gian của rigpa. Cũng thế, bởi vì đó là sự phô diễn thanh tịnh của ba chiều kích của rigpa, không có kinh nghiệm nào có thể lìa khỏi, dù chỉ bằng cọng tóc, không gian của rigpa vốn thoát khỏi tri giác nhị nguyên.

 

Sáu loại chúng sanh, thai sanh, trứng sanh,

ẩm ướt sanh hay hóa sanh,

đều sanh khởi trong trường thực tại này

và an trụ vào cùng không gian ấy.

Dù tri giác nhị nguyên có vẻ khác nhau,

trường thực tại là cả hai đối tượng và người tri giác,

trong trường không gian ấy không có tri giác nhị nguyên.

 

Mọi sự chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai nhận biết

sanh khởi trong không gian thực tại và được nhận biết bởi nó;

không gian này là trung gian bất định của cái biết,

và đây là tạng tự khởi, tự giải thoát

ở ba chiều kích (ba thân Phật) hợp nhất.

(Sự hợp nhất của ba chiều kích của tánh Giác nội tại, Garab Dorje)

 

  1. THẾ GIỚI BÊN NGOÀI KHÔNG PHẢI LÀ TÂM CŨNG KHÔNG PHẢI CÁI GÌ KHÁC VỚI TÂM

 

Kinh nghiệm khởi sanh trong tâm

nhưng nó không phải là tâm cũng không phải cái gì khác với tâm;

nó là một phô diễn sống động của vắng mặt, như huyễn thuật,

ngay trong khoảnh khắc không thể quan niệm và diễn tả.

Tất cả kinh nghiệm sanh khởi trong tâm,

ngay khi nó bắt đầu, hãy biết nó là vắng mặt!

 

Tất cả hình thức vật chất và năng lượng của vũ trụ, năm loại đối tượng giác quan, tất cả xuất hiện trong tâm nên không khác tâm. Chúng có vẻ có hiện hữu riêng biệt, nhưng trống không bên trong như mộng hay huyễn thuật, không thể thiết lập hiện hữu riêng biệt. Những hình tướng không phải là tâm cũng không phải cái gì tách lìa nó; chúng là “những nhìn thấy sống động của vắng mặt”, “hình tướng trống không mà rực rỡ”, như tám tương tự của huyễn thuật. Nếu chúng ta khảo sát chúng có được tạo thành bằng những nguyên tử hay không, chúng ta thấy rằng chúng đều trống không và vắng mặt. Mọi phương diện của hệ thống tạo hình của bản tánh của tâm cần được biết là không gian pháp giới tức là tánh Không bất biến.

 

Nếu chúng ta tìm kiếm tinh túy của những hiện tượng phái sinh,

mỗi phương diện, được giải thể, không tiêu điểm,

là trò phô diễn –

tinh túy biểu lộ thì không gì khác hơn hiện thể thanh tịnh.

Khi chúng ta hòa nhập với nguyên tử đơn thuần,

rốt ráo không có tướng,

tánh giác về thực tại không đặc trưng là tự phát sanh,

tinh túy là tri giác không ý niệm, mở rộng, trực tiếp, được đạt đến,

khi duy trì tiến trình vô nhiễm nhất như ấy.

Không biến đổi và không thể biến đổi,

không có gì ở đó để mong muốn,

và không có gì để nắm giữ, không cả tâm.

(Nguồn tối thượng)

 

‘Nhưng chẳng phải anh đang định nghĩa cái gì là tâm sao?’, có người sẽ hỏi như vậy. Hãy để tôi phân biệt rõ ràng ở đây. Chúng ta thường nghe nhận định rằng mọi kinh nghiệm trong và ngoài của sanh tử và niết bàn là tâm thanh tịnh. Trong ngữ cảnh này mọi kinh nghiệm được gọi là “tâm” bởi vì phù hợp với nghĩa không thể ra khỏi không gian bao trùm khắp của rigpa, nó được nhận thức trong sự tạo hình của nó như sự phô diễn, tiềm năng, và sự trang hoàng của rigpa. Cùng cách như vậy, chúng ta nói ánh nắng là “mặt trời”, như “chúng ta nằm dài dưới mặt trời giữa trưa”. Tuy nhiên không thể chấp nhận sự đồng nhất của tâm với những hiện tượng, vì hiện tượng có màu sắc, độ lớn mà tâm thì không; và tâm có thể ở ngoài và những hình tướng ở trong và chúng không thể thay đổi nhau. Hơn nữa, khi chúng ta chết, toàn bộ môi trường và người, vật cùng lúc tan biến.

 

Tin sự đồng nhất của tâm và những hình tướng

là một sai lệch khỏi ta.

(Gương tâm của Samantabhadra)

 

Tại sao chúng ta nói mọi sự là tâm?

Tâm là nguồn và tâm đa dạng.

Phật có thể sanh khởi như một sản phẩm

hay chúng sanh có thể thành Phật?

Lấy than đá làm thí dụ – chúng ta có thể đánh bóng nó,

nhưng cố gắng thế nào nó cũng không thể thành trắng;

theo cách ấy, chúng sanh mê lầm

dù có thiền định không ngừng nghỉ,

cũng không thể thành Phật.

(Tánh giác nội tại tự nhiên)

 

Trẻ con không thể hiểu nghĩa quyết định,

nói rằng những hình tướng là tâm mình,

thì cũng như lầm đồng với vàng.

(Toát yếu Nghĩa quyết định)

 

Ngày nay có người lầm tưởng rằng những hình tướng là tâm chúng ta, và tâm bình thường là tâm thanh tịnh, tuy nhiên, chúng không phải là một thứ. Tâm bình thường là vô minh tạm thời của chúng sanh trong ba cõi, biểu lộ là tám loại thức với những chức năng riêng biệt. “Tâm thanh tịnh” là tánh giác rigpa tự phát sanh không bản chất hay đặc tính, không gian pháp giới của tất cả sanh tử và niết bàn. Bởi vì kinh nghiệm ngoài và trong phát sanh như tiềm năng hay sự phô diễn của tâm thanh tịnh, đôi khi chúng ta gọi nó là “tâm thanh tịnh” – đây là một trường hợp đặt tên cho nhân và quả. Khi tất cả hình tướng như sanh tử hay niết bàn cần được hiểu là tiềm năng của rigpa, bản thân rigpa, được thiết lập là không phải sanh tử hay niết bàn hay cái gì khác, cần được hiểu là nền tảng không thể sờ nắm của sự lưu xuất tự do, không kết tinh.

 

Những hình tướng “khách quan” là những nhìn thấy sống động của vắng mặt, chẳng phải tâm chẳng phải cái gì khác tâm, và cần được hiểu là tánh Không sáng rỡ, không cơ sở, thanh tịnh, không có thời gian. Vào lúc giải thoát, mọi tiềm năng và phô diễn vốn không nền tảng, tiêu tan bởi chính chúng, giống như thức dậy khỏi một giấc mộng, và bởi vì rigpa nội tại không hề rời khỏi hiện hữu thanh tịnh bổn nguyên bất biến, chúng ta cần hiểu chất thể và những thuộc tính là vô nhiễm. Hiện nay hình như không có ai ngoài tôi (Longchenpa) làm những phân biệt như thế này – hoặc họ cho rằng những hình tướng là tâm thức hoặc họ cho rằng chúng là cái gì khác với tâm.

 

Trong trường phái Nyingma của chúng ta, một số đề nghị rằng tiềm năng và phô diễn của rigpa xuất hiện như trang hoàng là tinh túy. Về mặt ấy, tiềm năng là năng lực của rigpa biểu lộ trong những hình tướng thay đổi của sanh tử và niết bàn, như cùng tia sáng mặt trời khiến một hoa sen nở và một hoa huệ nước khép cánh. Phô diễn là sự biểu lộ sáng rỡ của rigpa, như sự rực sáng của lửa một đèn sáp, hay sự phô diễn của mặt trời như ánh sáng. Trang hoàng là sự trang trí của khuôn mặt tự sanh khởi của rigpa, hình tướng khoảnh khắc của tổng thể cấu trúc phức tạp tạo hình giống như một cầu vồng, hay mặt trời, mặt trăng, sao và hành tinh, trong bầu trời.

 

Phẩm tính tinh túy của tiềm năng là sự bất định của nó

Và:

Ta dạy tinh túy của phô diễn

là hợp nhất bất nhị bất định

Và:

Trang hoàng là vẻ đẹp

(Cõi giới của Toàn Giác)

 

Tin vào nhị nguyên của tâm và vật chất là chủ nghĩa duy vật hoặc duy tâm. Tất cả điều chúng ta có thể nói về những hiện tượng là chúng có vẻ có ở đó, nhưng chúng không hiện hữu – chúng chỉ là trò phô diễn của vắng mặt.

 

Tâm thanh tịnh là Bồ đề tâm, bản tánh tối hậu của tâm, và nguồn tối hậu của mọi biểu lộ của sanh tử và niết bàn. Nó giống như một máy phóng chiếu vô hình mọi cảnh như huyễn trên tấm màn tâm cũng là chính nó.

 

Trong tâm thanh tịnh mọi sự đều bình đẳng và chư Phật và chúng sanh là một. Nhưng trong thế giới nhị nguyên nơi mọi hình ảnh tâm thức tiếp diễn do tâm tương đối, thì than đá đen không thể làm cho trắng, một con chó không thể biến đổi thành một con mèo, cục phấn không thể thành pho mát, và chúng sanh không thể chuyển thành chư Phật.

 

Sự hiện diện của rigpa như vậy không thể được đồng hóa với bất kỳ cái gì ở trong hay ở ngoài. Nó là tâm thanh tịnh của vắng mặt:

 

  1. RIGPA KHÔNG LÀ SỰ VẬT CÁ BIỆT NÀO

 

Cũng như trường khách quan quả thật vắng mặt,

thế nên “người biết” – tâm thanh tịnh,

trong bản chất là vắng mặt – như bầu trời trong:

hãy biết nó trong thực tại không thể diễn tả của nó!

 

Tinh túy của rigpa, nền tảng không thể lìa bỏ, không xác định của tất cả xuất hiện bên trong và bên ngoài, sanh tử và niết bàn, không thể xác định theo bất cứ cách nào – giống như không gian nguyên sơ.

 

Mọi kinh nghiệm là tâm thanh tịnh

giống như bầu trời:

bản tánh của tâm thanh tịnh thì giống như bầu trời.

(Nguồn tối thượng)

 

Tâm thanh tịnh và rigpa của tâm thanh tịnh là không gian tự thức trong đó mọi kinh nghiệm hiện tượng của sanh tử và mọi khả tính bản thể của niết bàn xảy ra; nhưng bản thân rigpa không thể định vị, không thể diễn tả bằng ngôn ngữ ý tưởng, như không gian nguyên sơ. Nó không chuyển thành cái gì cá biệt, không trở thành cái gì khác, thế nên nó không thể được định nghĩa như là cái gì cả.

 

Dù không thể diễn tả, tâm thanh tịnh của vắng mặt có ba phẩm tính: nó là vô điều kiện, không phân biệt và không mê lầm.

 

  1. KHUÔN MẶT CỦA VẮNG MẶT

 

Trong tinh túy là tánh giác tự phát sanh,

sự vắng mặt của nhân quả đóng lại vực thẳm sanh tử,

sự vắng mặt của phân biệt hòa nhập sanh tử và niết bàn,

và trong sự vắng mặt của những lỗi lầm và màn che,

ba cõi kết hợp lại.

 

Trong tính túy trong sáng, thuần túy của rigpa nguyên sơ không có nhân quả hay điều kiện hóa, thế nên khả năng rơi vào vực thẳm sanh tử với phản động lực và sự thay thế nhau của lạc và khổ được ngăn ngừa. Sanh tử có thể phát sanh vô ngại như trong một tiến trình nhân quả, nhưng khuôn mặt bổn nguyên của rigpa hay bản tánh của tâm không thể diễn dịch như nhân hay quả. Như vậy, bởi vì không có tiến trình nhân quả, không thể có lỗi lầm trong nó và bởi vì không có mục đích nên không có sự trệch đường đưa đến nó và không có sự phân biệt giữa đúng và sai hay xấu và tốt. Bất cứ cái gì xuất hiện, sanh tử hay niết bàn, bản tánh của tâm vẫn bình thản hài hòa, mọi nhị nguyên được giải quyết. Thật ra, không có gì được kinh nghiệm, nên tâm thoải mái thong dong.

 

Bất cứ cái gì khởi lên trong không gian không đặc tính của rigpa đều được kinh nghiệm không gì ngoài tự do trọn vẹn. “Phật quả” được đặt tên cho sự hiện tiền của bản tánh thực tại, nhưng không có sự thay đổi cho tốt hơn bởi vì không bao giờ và không bao giờ đã có bất kỳ sự rời khỏi bản tánh nền tảng như không gian của chúng ta.

 

Nhất như không phải là một trường đối tượng

cũng không phải là một tri giác của thức,

và thân tâm ở trong siêu tạng của nó;

bất cứ gì xuất hiện là một lưu xuất hiện thân của rigpa

không bao giờ lìa khỏi tạng bình đẳng.

“Cái bình thiêng liêng” không đối tượng hiện hữu

trong một trường đối tượng

và bởi vì nhị nguyên không hề ưu thế, hai cái trên

không thể tách lìa

và chúng sanh và chư Phật,

sanh tử và niết bàn, không thể phân biệt.

Vật chất và không vật chất là như nhau trong pháp giới,

chư Phật và chúng sanh là như nhau trong pháp giới,

chân lý tương đối và tuyệt đối là như nhau trong pháp giới,

thấp và cao và mọi cấp độ là như nhau trong pháp giới.

 

Như vậy, khi xảy ra, chúng sanh sanh khởi

như là như nhau, không khác biệt;

khi ở, chúng hiện hữu như là như nhau, không khác biệt;

khi tan biến, chúng giải thoát như là như nhau, không khác biệt.

 

Dù sanh khởi khác nhau, tất cả xuất hiện như nhau

trong pháp giới;

ở khác nhau, tất cả hiện hữu như nhau trong pháp giới;

giải thoát khác nhau, tất cả tan biến như như nhau trong pháp giới.

 

Không bao giờ có sanh khởi hay không sanh khởi

trong pháp giới nhất như này;

không bao giờ có ở hay không ở trong pháp giới nhất như này;

không bao giờ có giải thoát hay không giải thoát

trong pháp giới nhất như này.

 

Khi chúng sanh khởi chúng xuất hiện tự nhiên

như bản tánh thanh tịnh của chúng,

khi chúng ở chúng ở tự nhiên như bản tánh thanh tịnh của chúng,

khi chúng tan biến chúng tiêu tan tự nhiên

như bản tánh thanh tịnh của chúng.

 

Sanh khởi, ở, tan biến là sự giải thoát không dứt

ngay khi khởi đầu:

khoảng hở giữa nhân và quả được đóng

và không có nhân quả, vực thẳm sanh tử được đóng;

không có một thân thể dễ tổn thương,

làm sao có thể có lỗi lầm nào?

Trong siêu tạng của Samantabhadra bất biến,

trong không gian của Vajrasattva bất động,

đơn giản chỉ nhận biết khuôn mặt của chính mình,

đó là cái được gọi là Phật.

(Bình thiêng của tánh Giác nội tại của Garab Dorje)

 

Về sự vắng mặt của lỗi lầm và màn che:

 

Trong hạt giống tổng thể của toàn thiện tự nhiên,

sai lệch và đúng hợp là một;

mọi lầm lạc là thanh tịnh trong bản tánh,

không có cái gì bị loại khỏi cái duy nhất.

 

Atiyoga là sự bất nhị không có thời gian

của cái thấy, thiền định, hạnh và quả;

nó thoát khỏi những lỗi lầm và màn che nhị nguyên.

 

Cái thấy, thiền định, hạnh, và quả,

bốn cái này, là tánh giác nguyên sơ không có thời gian,

và như vậy thoát khỏi những lỗi lầm màn che ngẫu phát

 

Cái thấy, thiền định, hạnh, và quả

của toàn thiện tự nhiên là bản thân tính tự phát,

thế nên nỗ lực tính toán và mong cầu,

mọi lạc lầm và che ám đều thanh tịnh tự bản chất.

 

Không có cái gì khác ngoài ta, Samantabhadra,

ta mãi mãi là tánh giác rạng rỡ mở bày;

tám lối tiếp cận xếp chồng dưới ta,

đều là những chức năng của lòng bi của ta.

 

Không phân chia, trí huệ luôn luôn ở bên trong

và tánh giác nguyên sơ là hoàn mãn, không biến chất,

nên những lỗi lầm “sa đọa” là sạch trưng.

Sự sáng tỏ của trí huệ không phân chia

giải quyết sự đối nghịch của những lỗi lầm và màn che,

(Cõi giới Toàn giác)

 

“Phật quả” là từ chúng ta dùng để diễn tả cảm thức vui sướng nguyên sơ vào lúc mọc lên sự chứng ngộ bản tánh của tâm. Trong sự chứng ngộ này không có cái gì mới và không có thay đổi hay chuyển hóa nào để mong đợi vì nó đã luôn luôn ở với chúng ta. Danh từ “Phật” để chỉ một trực giác vĩnh viễn về nhất như, cái “bình thiêng liêng” của không gian pháp giới bất nhị, trong đó mỗi hình ảnh được nhận biết là khuôn mặt thực của chúng ta (xem thêm câu 20).

 

Khuôn mặt bổn nguyên của vắng mặt là tính bình đẳng bất nhị, tối hậu, và không có thời gian nên không có tiến trình, phát triển, hay tiến hóa. Sự bắt đầu, chặng giữa và sự chấm dứt của một sự việc luôn luôn là một toàn thể không phân chia và như thế có thể nói là sự việc như nhau, đồng nhất. Trong siêu tạng này của Samantabhadra tâm thức duy lý thì vắng mặt cho nên không thể có sự phê phán giá trị, và bản thân tạng là không phân biệt. Trong cái không có thời gian của tại đây và bây giờ không có nhân quả hay điều kiện hóa và không có lỗi lầm hay màn che. Tạng thức tự nhiên được diễn tả trong phần Thấu hiểu (xem câu 25 và 27).

 

Một lỗi lầm là một sa đọa khỏi rigpa thành một thái độ hướng đến mục đích khi nỗ lực trong giả định rằng hình tướng của khoảnh khắc có thể cải thiện sự hoàn thiện tự nhiên của nó. Một lỗi lầm cũng là một lệch lạc vào niềm tin rằng nội dung của tư tưởng là thật, không thật, vừa thật vừa không thật, hay không thật cũng không không thật. Một màn che là một che ám tánh giác tự phát sanh được lập nên do một cái thấy hạn hẹp, hay mê mờ với toàn thể toàn thiện của khoảnh khắc. Những sai lầm của thiền định, xáo động và hôn trầm là những che ám như vậy (xem câu 2).

 

Thực tại bất nhị của tâm thanh tịnh làm mờ nhạt mười kỹ thuật áp dụng trong những lối tiếp cận thấp hơn, tiệm tiến:

 

  1. NHỮNG KỸ THUẬT CỦA NHỮNG LỐI TIẾP CẬN THẤP ĐƯỢC THAY THẾ BỞI VẮNG MẶT

 

Toàn thể bản tánh của tâm giống như bầu trời,

nơi không có nhị nguyên, phân biệt, thứ bậc

không có cái thấy, thiền định, cam kết phải tuân thủ,

không có hạnh lý tưởng chuyên cần,

không có tánh giác nguyên sơ để phát lộ,

không có tu hành trong các giai đoạn, không có đường để bước,

không có chứng ngộ vi tế, và không có hợp nhất sau cùng.

Trong sự vắng mặt của phán đoán,

không có gì là thánh hoặc phàm,

chỉ một tạng một vị, như đảo vàng;

bản tánh tự phát của tâm như bầu trời trong sáng,

bản tánh của nó, một vắng mặt vượt mọi diễn tả.

 

Bản tánh của tâm không thể được chứng thực ở đâu cả bởi vì không thể đồng hóa với bất kỳ trạng thái riêng biệt nào, và vì lý do này nó không thể cung cấp cái thấy, thiền định, hạnh và quả riêng biệt nào, không có con đường tịnh hóa để bước, không có hai giai đoạn phát sanh và thành tựu, không có samaya để tuân thủ, không có hạnh lý tưởng để hoàn thành, và không có tánh giác nguyên sơ để chứng ngộ. Trong sự vắng mặt của phán đoán trong bản tánh của tâm, thánh và phàm không chia khác. Trong sự tin chắc hoàn toàn rằng bất cứ cái gì xảy ra là một nhìn thấy tuyệt đối tự do và thanh tịnh cái bản tánh của tâm, như đất đá không thể tìm thấy  một khi đã đến Đảo Vàng, cũng vậy không có gì được tìm thấy để giải phóng hay từ chối qua sự thực hành có chủ tâm cái thấy, thiền định, hạnh và đích đến. Bấy giờ mọi sự được kết buộc trong sự bao trùm của rigpa, mọi động cơ chấm dứt, mọi hình tướng chiếu hiện tỏa sáng sống động trong tự do vô ngại của toàn khối rigpa không mối nối. Như thế bản tánh của tâm không thể tìm kiếm và thành tựu qua mười kỹ thuật.

 

Tâm thanh tịnh này, tinh túy đồng thời ở khắp –

nó là toàn thiện bổn nguyên, tự nhiên;

thế nên sự dấn thân vất vả với mười kỹ thuật

là không cần thiết, dư thừa.

 

Bản tánh của ta giống như không gian nguyên sơ (tương tự như):

chúng ta hiện hữu trong không gian thuần khiết,

nên không cần phấn đấu cho nó;

chúng ta hiện hữu như không gian thuần khiết, nên tất cả

nỗ lực của chúng ta cũng chỉ như không gian;

và không gian sáng tạo tất cả vượt khỏi bất kỳ thi công nào.

Tịnh tâm, tinh túy đồng thời ở khắp, thì như vậy,

nên vượt khỏi mọi hoạt động tìm hiểu

ta không thể dò và không thể được trau dồi.

Tất cả mười kỹ thuật được siêu vượt như vậy,

nên không có cái gì được làm mà ảnh hưởng đến ta.

Những người cố gắng tiếp cận ta

trên một con đường nguyên nhân,

muốn có một thoáng thấy khuôn mặt ta,

tìm kiếm ta qua mười kỹ thuật,

rơi thẳng xuống đất như một người đi trong bầu trời mà chân yếu

rớt xuống do nỗ lực cố ý.

 

Ta, nguồn tối thượng, ta là sự phát giác,

và vượt khỏi mọi lãnh vực hoạt động,

thế nên một cái thấy về ta không thể trau dồi,

và mười kỹ thuật là vô nghĩa.

Nếu ngươi còn nghĩ rằng mười kỹ thuật có mục đích,

hãy nhìn ta, và thấy ra không có gì để thấy,

không dùng cái thấy nào, hãy an trụ ở điểm số không ấy.

Không hề có cái gì phân cách chúng ta

với cái đơn thuần không nguồn gốc,

thế nên những thệ nguyện và kỹ thuật là thừa;

tinh túy luôn luôn hiện diện tự nhiên,

thế nên nỗ lực tìm kiếm nào đều dư;

tánh giác tự phát chưa bao giờ bị mờ tối,

nên tánh giác rigpa không thể được phát sanh;

mỗi người đã sống trên cấp độ của ta,

thế nên không có chỗ nào để đến nhờ tịnh hóa;

Ta ôm ấp bao trùm tất cả và mỗi một,

thế nên không thể có con đường dẫn đến ta;

Ta chẳng bao giờ có thể bị nhị nguyên hóa,

thế nên không có gì để đặt tên là “vi tế”;

sắc tướng của ta bao gồm mọi sự,

thế nên không bao giờ có “nhị nguyên”;

Ta là tánh giác tự phát sanh từ nguyên thủy,

thế nên ta không thể được xác định;

bởi vì ta là trái tim của hiện diện toàn thể,

không có nguồn những giáo huấn bí mật nào khác.

(Nguồn tối thượng)

 

Mười kỹ thuật là “mười thuộc tính thiết yếu  của tantra yoga” hay “mười phạm trù của phương pháp mật thừa” của tất cả chín lối tiếp cận. Về căn bản, đó là: cái thấy, thiền định, hạnh, những cấp độ tâm linh, cam kết samaya, con đường, hạnh lý tưởng, chứng ngộ vị tế, tánh giác nguyên sơ, và mục đích. Biến đổi có ý nghĩa nhất bao gồm quán đảnh ban thần lực và mạn đà la trong câu 30. Mười kỹ thuật cũng được diễn đạt là “mười vắng mặt” như những yếu tố của sự vắng mặt của hướng đích.

 

Siêu tạng của không hành động, không bắt đầu

và không chấm dứt

như Đảo Vàng, bao gồm tất cả và không phân chia,

và không ngoài hay trong, mặt trời của tịnh tâm,

bao giờ cũng mọc, không hề lặn, xua tan bóng tối của phân cực.

Tịnh tâm không tránh bốn cực đoan

Nhưng không bị chúng ảnh hưởng, và những lỗi lầm được loại bỏ.

(Sự Hợp nhất Ba chiều kích của tánh Giác Nội tạicủa Garab Dorje)

 

Chúng ta không được yêu cầu từ bỏ thực hành Kim cương thừa hay thay đổi lối sống. Không có hình thức hạnh kiểm trong Đại Toàn Thiện và không có cái gì bị cấm đoán. Hơn nữa, qua không hành động, mọi ý định tiêu tan. Và trong Dzogchen Ati không cần trau dồi những phẩm tính của rigpa bởi vì tất cả sanh khởi qua tính tự phát; nhưng Đại thừa và Kim cương thừa có thể đôi khi cung cấp một cái nền để đi vào Dzogchen Ati, nơi người ta đứng như một cái cây chờ đợi sét đánh. Đảo Vàng, làm bằng vàng, nơi không có gì không là vàng, là một ẩn dụ của tạng nhất như và trùm khắp, nơi không có nghiêng lệch, không có phán đoán giá trị, và không ngăn ngại. Không biến hoại nên không thể đạt được, nó là thiên đường không mất cũng không lấy lại.

Khi tất cả mọi phạm trù cứng chắc hòa tan trong sự tức thời của tánh giác nguyên sơ, rigpa được thấy là thoát khỏi nhân quả của nghiệp:

 

  1. RIGPA THAY THẾ ĐẠO ĐỨC QUY ĐỊNH

 

Tinh túy hiện thực, rigpa nguyên sơ,

không thể cải thiện, nên đức hạnh là vô ích,

và nó không thể bị hư hại, nên tật xấu là vô hại;

trong sự vắng mặt nghiệp của nó,

không có sự chín thành của sướng hay khổ;

trong sự vắng mặt phán đoán của nó,

không có sở thích sanh tử hay niết bàn;

trong sự vắng mặt mối nối của nó, nó không có chiều kích;

trong sự vắng mặt quá khứ và tương lai của nó,

tái sanh là một ý niệm trống rỗng:

có ai để chuyển di? và làm sao để lang thang?

cái gì là nghiệp và làm thế nào nó có thể chín thành?

Hãy chiêm ngưỡng thực tại như bầu trời trong sáng!

 

Như có nói:

 

Hãy nhìn chăm chú vào rigpa hiện thực

và có mười đức hạnh ở đó để thực hành?

Có samaya nào để tuân thủ

cái thấy, thiền định, hạnh hay mục tiêu nào để thành tựu?

Có sự chín thành, nghiệp, hay địa ngục nào?

(Viên ngọc chữ đồng)

 

Rigpa nguyên sơ là hiện hữu thanh tịnh, đơn giản, trần trụi. Đức hạnh làm thế nào ảnh hưởng nó. Chắc chắn nó không thể làm cho tốt hơn. Như vậy đức hạnh chẳng đem lại lợi ích gì. Và tật xấu không thay đổi nó cho xấu hơn hay làm méo mó, do đó vô hại. Bởi vì bản tánh của tâm không được xác định ở đâu cả, nó không có nghiệp và không có sự chín muồi của một hành động thành vui hay buồn, tốt hay xấu. Trong sự vắng mặt của thời gian tuyến tính, không có những đời trước và đời sau, không có nguyên nhân và hậu quả của nghiệp, do đó “sanh tử” chỉ là một đặt tên, không hiệu quả.

 

Đối với những người thiếu một trực giác về bản tánh của tâm, sanh tử xuất hiện trong mọi mặt nhị nguyên sướng và khổ, nhưng với thiền giả ati-yoga thì hiện hữu sự thanh tịnh sơ thủy của tánh Không, trong đó mọi động cơ đã dừng lại. Dù sanh tử và niết bàn, đức hạnh và tật xấu xuất hiện như mộng trong phạm vi của rigpa, chúng không che lấp khuôn mặt của tâm thanh tịnh, vốn tự do khỏi mọi quy định đạo đức. Trong sự vắng mặt của nhân quả, không có những đời quá khứ và tương lai, sự sanh ra mất hết ý nghĩa và ba cõi trôi chảy trong mỗi khoảnh khắc vào sự thanh tịnh bổn nhiên của nó. Đây gọi là “làm trống không những chiều sâu của sanh tử”.

 

Qua yoga của biết trực tiếp rigpa, an trụ trong bản tánh của tâm, khi thiền giả cố định trong bản tánh của tâm, đức hạnh hay tật xấu không đem lại chút nhỏ lợi ích hay bất lợi nào bởi vì người ấy hòa nhập với cái hiện tiền đang là. Thế nên thiền giả tuyệt hảo nhất thì không phân biệt về luân lý nhưng luôn luôn hành động hài hòa và thích đáng. Khi nhận biết mọi hình tướng là những hình ảnh hoàn hảo của rigpa thì không có trốn thoát khỏi tánh giác nguyên sơ.

Sự tin chắc theo một cách như vậy có thể đạt được qua mười hai cái cười kim cương:

 

Ôi Tinh túy Kim cương của Lời Phật! Hãy nhìn xem viễn cảnh của tánh giác tự phát sanh và đạo đức, triết học và thiền định được thay thế! Kỳ diệu thay! Bất kể hành động thân hay khẩu nào, nền tảng bất động vẫn không thể chạm đến bởi lợi hay hại và thoát khỏi được hay mất! Ha ha!

 

Ôi lời Kim Cương!  Hãy nhìn vào bản tánh của sự vật và thế giới không hề rơi rụng lớp vỏ cũng không thay đổi màu sắc của nó! Kỳ diệu thay! Bất kể giải thích tích cực hay tiêu cực, không có thay đổi nào trong thực tại! Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương! Hãy nhìn xem tánh giác nguyên sơ, đó là nguồn gốc đồng thời ở khắp cả, tánh Không toàn thể, và bất kể ý định thế nào, nó đều là trò phô diễn huyễn hóa. Kỳ diệu thay! Bất cứ điều gì chúng ta làm đều trực tiếp giải phóng vào tạng vô sanh! Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương, hãy nghe lại! Hãy nhìn xem tánh giác nguyên sơ trùm khắp, tánh Không của thực tại – nó đã ở với chúng ta từ thời vô thủy! Kỳ diệu thay! Cho dù một người có giết nhiều người khác bằng một con dao bén, vào lúc đó không lợi cũng không hại tăng trưởng nơi bản tánh tâm của nó. Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương! Hãy nhìn xem tánh giác nguyên sơ chiếu sáng tất cả, cái biết trống không của chính chúng ta, và mỗi hình tướng sanh khởi như một người giúp đỡ thân quen! Kỳ diệu thay! Bất kể cái gì xuất hiện, không có cái nào lìa khỏi nền tảng của hiện hữu. Ha ha!

 

Ôi Tinh túy Lời Kim Cương! Hãy nhìn xem sự tự giải thoát của rigpa trống không và bản tánh của thuốc độc là cái đối trị hiệu quả nhất của nó! Kỳ diệu thay! Mọi phiền não là tự giải thoát! Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương! Hãy nhìn xem rigpa trống không, tinh túy vô nhiễm, và quả được hoàn thành một cách không cố gắng về phần nó! Kỳ diệu thay! Qua nhất thể, tất cả sanh tử và niết bàn tan vào hiện hữu bất nhị! Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương! Hãy nhìn vào chỗ trú ngụ bí mật của nền tảng đồng thời ở khắp tất cả, vào tinh túy siêu trống không, và sáu loại chúng sanh xuất hiện không nỗ lực trong ba chiều kích rigpa của chúng! Kỳ diệu thay! Họ đều trở thành Phật tức thì mà không thực hành dù chỉ một khoảnh khắc thiền định! Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương! Hãy nhìn xem quả toàn thiện không có thời gian, tánh Không của ba chiều kích, và thời gian vượt khỏi phân chia! Kỳ diệu thay! Không thực hành sáu ba la mật, những tích tập công đức và trí huệ tức thời viên mãn một lần! Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương! Hãy nhìn xem tánh Không đồng nhất của rigpa đơn giản và mọi hành động chủ ý sanh khởi như sự trang hoàng! Kỳ diệu thay! Mọi hoạt động phân biệt được giải thoát qua sự nhìn thấy này! Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương! Hãy nhìn xem tánh Không tối hậu, nhìn vào tánh Không của tánh Không, và tất cả chư Phật hiện hữu trong một vực thẳm! Kỳ diệu thay! Các ngài đã rơi xuống do thiền định cố ý! Ha ha!

 

Ôi Lời Kim Cương! Hãy nhìn xem vật chất, tánh Không có thể chất – đây là quan điểm nơi vắng mặt được tin là có tính đồng nhất! Kỳ diệu thay! Chúng ta đạt được trạng thái vô sanh qua sự sanh ra! Ha ha!

(Đống ngọc)

 

Bởi vì tâm thanh tịnh của rigpa thì tự do với bất kỳ chất thể hay thuộc tính gì, nó không thể biến đổi dù thế nào. Bởi vì nó không thể đồng hóa với bất kỳ hành động tạo nhân riêng biệt nào hay trạng thái hậu quả nào, niềm tin vào thời gian được đình chỉ và khoảnh khắc trống không thì tự do với mọi sự điều kiện hóa của đạo đức. Trong sự vắng mặt chủ thể và đối tượng trong Bồ đề tâm, không có ai lang thang trong sanh tử, không có ai tìm kiếm giải thoát qua đức hạnh, và không có ai khổ đau trong địa ngục. Chẳng hạn, những giá trị của nhị nguyên Do thái – Thiên Chúa giáo, được đặt nền trên những tiền đề được điều kiện hóa về những hành động dẫn đến thiêng đường hay địa ngục, do đó ngăn chặn lòng bi tự nhiên bao trùm tất cả của tâm thanh tịnh vốn có trong khoảnh khắc. Mười đức hạnh của kỹ thuật đạo đức Phật giáo là mười điều thiện, từ không giết hại đến không có tà kiến.

Trong sự vắng mặt của nhân quả, khoảnh khắc không có thời gian và điều kiện của vắng mặt toàn thể gồm tất cả kinh nghiệm quá khứ, hiện tại và tương lai:

 

  1. “CHỈ CÓ BẤT NHỊ”

 

Thường trực giải cấu trúc, truy cứu say mê,

không chất thể dù nhỏ nhất nào có thể được tìm thấy;

và trong khoảnh khắc không phân chia của tri giác bất nhị

chúng ta an trụ trong trạng thái tự nhiên của toàn thiện.

 

Vắng mặt khi truy tìm, vắng mặt khi ngu si,

không một mảy vật chất cứng chắc nào được chứng nhận;

thế nên mọi phương diện của kinh nghiệm thì luôn luôn vắng mặt –

hãy biết chúng không gì khác hơn là huyễn hóa!

 

Ý nghĩa sâu xa của sự vắng mặt nhân quả và quy định đạo đức là sự thiếu vắng phân biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi nào chúng ta không ngừng tìm kiếm nơi chốn ở trong, ở ngoài và ở giữa của rigpa và thấy không có sự phân biệt, và khi nào chúng ta không thể tìm thấy một mảy hạt vật chất cứng chắc nào trong vũ trụ, và khi nào chúng ta tìm kiếm một khoảnh khắc riêng rẽ của tâm thanh tịnh của rigpa  và thấy không có gì, và khi nào chúng ta không thể tách lìa quá khứ, hiện tại và tương lai bởi vì quá khứ thì đã qua, tương lai và chưa tới và hiện tại thì mất tiêu ở khoảng giữa, bấy giờ chúng ta không thể tìm thấy nghiệp, không có tiến trình chín thành của nghiệp và không có sự điều kiện hóa của đạo đức.

 

Nếu thời gian và không gian là vắng mặt khi xét tìm, bấy giờ cũng như vậy chúng chắc chắn vắng mặt khi chúng không ở dưới sự xét tìm, vì bấy giờ những giới hạn của tìm kiếm thì vắng mặt và trường đối tượng không có những tướng riêng hay tướng chung (như hình dạng, màu sắc, hay phẩm tính đạo đức). Trong trường hợp sau thời gian và không gian cũng vắng mặt trong nghĩa tương đối, quy ước, vì với một trẻ sơ sinh quên mất tánh Như (zing) của thực tại, bị điều kiện hóa theo thời gian và không gian, đánh mất cảm thức về hiện hữu của một kinh nghiệm một khi nó đã tan biến. Với đứa bé khi đã hoàn thành một hành động quy ước tốt hay xấu, nhưng không có tiến trình chín thành được kinh nghiệm bởi vì bản tánh của tâm vẫn không thay đổi. Thật ra, nhân và quả không thể phân biệt bởi vì không có sự thay đổi giữa khoảnh khắc này và khoảnh khắc kế tiếp. Thế nên, nhân quả đạo đức không bao giờ thật đối với ai, và đặc biệt với thiền giả, với họ nó không hiện hữu dù chỉ như một lời nói dối – sự chín thành của nghiệp quả không thể kinh nghiệm được!

Tin sự vắng mặt của nhân quả có thể khai mở qua bảy nguyên lý kỳ diệu sau:

 

Hô! Ôi Tinh túy Lời Kim Cương, hãy nghe! Ta, Samantabhadra, dạy rằng nhờ nguyên lý thứ nhất – rằng rigpa nội tại là không sanh và không tử – không có sự khác biệt nhỏ nhất giữa một người giết hàng triệu chúng sanh và một người thực hành mười ba la mật.

 

Ôi Lời Kim Cương! Ta, Samantabhadra, dạy rằng nhờ nguyên lý thứ hai – rằng bản tánh của thực tại là không tạo dựng – không có sự khác biệt nhỏ nhất giữa một người luôn luôn thiền định về tánh Không và một người chẳng bao giờ ấp ủ khái niệm tánh Không dù trong khoảnh khắc.

 

Ôi Lời Kim Cương! Ta, Samantabhadra, dạy rằng nhờ nguyên lý thứ ba – rằng rigpa là không điều kiện – về phần hoàn thành tích tập những công đức và trí huệ, không có sự khác biệt nhỏ nhất giữa một người tôn giáo đã làm vô số công đức có điều kiện và một kẻ tâm thần sát nhân.

 

Ôi Lời Kim Cương! Ta, Samantabhadra, dạy rằng nhờ nguyên lý thứ tư – rằng bản tánh của tánh giác rigpa là bất động – về phần cái nhìn thấy thật tánh của sự vật, không có sự khác biệt nhỏ nhất giữa một người mà thân thể và ngôn ngữ biểu lộ mọi dấu hiệu của hiểu biết và một người chẳng bao giờ lưu ý dù trong khoảnh khắc nghe, hay học, hay suy nghĩ về giáo lý.

 

Ôi Lời Kim Cương! Ta, Samantabhadra, dạy rằng nhờ nguyên lý thứ năm – rằng bản tánh của hiện hữu là không sanh và không chết – về phần thể nhập chứng ngộ, không có sự khác biệt nhỏ nhất giữa một người kinh nghiệm sự hành hạ của địa ngục và một người kinh nghiệm lạc phúc của Phật.

 

Ôi Lời Kim Cương! Ta, Samantabhadra, dạy rằng nhờ nguyên lý thứ sáu – sự bất biến của rigpa – về phần trực giác tình trạng tự nhiên, không có sự khác biệt nhỏ nhất giữa một người đã kiềm chế được những vận hành của thức phân biệt và người có một bản ngã trụ chấp mạnh mẽ.

 

Ôi Lời Kim Cương! Ta, Samantabhadra, dạy rằng nhờ nguyên lý thứ bảy – tính nội tại vốn sẳn của hiện hữu thanh tịnh – về nhân quả, không có sự khác biệt nhỏ nhất giữa một người làm mọi loại cúng dường, tán thán và cầu nguyện và một người sống không có những hoạt động tôn giáo.

 

Ôi Lời Kim Cương! Một người sống bằng bảy đại nguyên lý tự phát sanh này có được tự tin vào chứng ngộ không cố gắng, tin vào sự thấu hiểu rằng hình tướng thì không tách lìa khỏi ba chiều kích của rigpa và trực giác rằng mình là Phật.

(Đống ngọc)

 

Chúng ta có thể nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm vật chất (vật lý học) và tâm (thiền định), nhưng chúng ta không thể sản xuất một đơn vị nhỏ nhất đo lường được, một hạt cuối cùng hay một đơn vị của tâm. Cũng thế, chúng ta không thể đo lường quá khứ hay tương lai hay khám phá đơn vị tuyệt đối nào của thời gian. Khi mà những khối căn bản nhỏ nhất của cả những đối tượng không gian và thời gian đều vắng mặt, không thể có những nguyên nhân và hậu quả ở đâu cả trong thời gian, trong nhân quả “cơ học” lẫn “đạo đức”. Tuy nhiên, trong mỗi hành vi trải nghiệm, một khoảnh khắc không có thời gian của tri giác bất nhị được khám phá nơi tinh túy tự nhiên của thực tại được phát giác một cách tự nhiên.

 

Ý niệm nghiệp được cột chặt với những quan niệm quy ước của chúng ta về thời gian, không gian, và nhân quả. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hình như có làm những hành động tốt và xấu và những kết quả hay phản ứng tốt xấu. Tri giác ấy là do một niềm tin sai lầm vào sự vững chắc của nội dung tư tưởng mà bản chất là phê phán và phân biệt.

 

Khuynh hướng bị bắt nhốt trong tư tưởng phân biệt kéo theo sự chia tách thời gian thành quá khứ và tương lai.

 

Đức hạnh và tật xấu chỉ là những tư tưởng – chúng không thể được xác định ở đâu trong thời gian và không gian; chúng không có những đặc tính (tướng) riêng hay chung). Và chừng nào tin vào nhị nguyên (do sự điều kiện hóa về đạo đức của chúng ta), chúng ta tạo ra một nhân cách ảo tưởng trong đầu rằng phải xử sự theo cách đặc biệt nào đó để tránh khỏi xã hội trừng phạt hay tránh quả báo. Những nhân cách tưởng tượng như vậy, không bao giờ đã, đang, và sẽ hiện hữu, trong không gian của rigpa, thế nên không có nghiệp quả cho ai phải chịu. Người bình thường là nạn nhân của sự tưởng tượng của nó: có không gian, thời gian, nhân và quả.

 

Nghiệp thậm chí cũng không hiện hữu ở cấp độ hiểu biết thấp. Nó thuộc về ảo tưởng vũ trụ, maya, tự vọng tưởng. Thậm chí không phải là cái nạng, nó luôn luôn là một lỗi lầm. Nó không phải là cái gì để được tha thứ tạm thời; nó là cái gì như con rắn được nhìn thấy sai từ một sợi dây thừng.

 

Như tính toàn thể của Dzogchen căn bản, sự xác nhận không thỏa hiệp này của bảy nguyên lý về bản tánh của tâm được hiểu như một phát biểu lại samaya tự nhiên của vắng mặt. Trực giác khoảnh khắc không có thời gian của vắng mặt và thức tỉnh dậy khỏi ảo ảnh của sanh tử tức là giải thoát:

 

  1. CHỨNG NGỘ VẮNG MẶT LÀ GIẢI THOÁT

 

Trong suốt sự say mê trống không của giấc mộng

những đứa bé ngu mê thích thú,

còn người trí, không bị mê hoặc, đánh lừa;

những người không biết chân lý của vắng mặt,

bám vào nhân dạng của họ, lang thang lòng vòng,

còn thiền giả thông tuệ, hiện diện trọn vẹn,

biết tánh Như của thực tại,

tin chắc sự vắng mặt trong chính khoảnh khắc ấy,

được giải thoát vào tạng thực tại tất yếu.

 

Thích thú với sự phô diễn của ảo ảnh, những đứa trẻ không biết tâm của chính chúng bị mê mẩn. Chúng cho màn diễn là thực và bám luyến nó, bị bao bọc trong tưởng tượng của chúng. Người già thì ngược lại, biết câu chuyện, không bị lạc vào sự mê hoặc. Cũng thế, những người ngu si không hề tự hỏi về sự vững chắc của kinh nghiệm của họ và gán bản sắc cho những hình ảnh xuất hiện sống động, vui thích nhưng trống không, xem trò diễn là thật và bị cuốn theo sự đổi dời của sanh tử. Nhưng những thiền giả biết tánh Như của thực tại và tâm họ được giải thoát vào tạng không ngôn ngữ vượt khỏi trói buộc và giải thoát.

 

Mọi kinh nghiệm chìm ngập trong lạc thuần túy,

và nếu những em bé tin vào thực tại cụ thể

hãy nhảy vào sự vắng mặt của thế gian,

Mắt chúng mở ra và cảm biết nó.

(Kinh Ngọn đèn Tối thượng)

 

Đối với thiền giả thấu hiểu rằng mọi sự là không thật, không có cái gì không giải thoát và tan biến vào siêu tạng của tâm thanh tịnh. Cái gì khó chịu, không thích thú đối với những người nỗ lực hoàn thành một tham vọng vật chất bằng những phương tiện làm nguyên nhân thì được thiền giả chấp nhận một cách hoàn hảo.

 

Thực tại sống động của tự do trong tánh bất nhị thì không khả thi đối với những người đi trên những đường lối tiệm tiến. Một con hươu xạ trẻ nhảy qua một vực đá, một việc mà những con thú khác không thể bắt chước; thiền giả đi con đường như hư không của không hành động được giải thoát tức thời trong tạng rigpa không ý hướng, điều không thể đối với các đệ tử trên con đường tuyến tính hướng đích.

 

Với tánh giác không quy chiếu của Phật tánh không có thời gian, có thể nào lang thang trong sanh tử? Tâm thức có tin vào thực tại vật chất cũng được thoát vào không gian, giải thoát vào tạng vô trụ!

 

Tâm thức mê lầm, phân biệt đồng và khác, được thoát vào nhất thể, giải phóng vào tạng của thực tại!

 

Trong hạt giống toàn đồ chiều kích số không, có thể nào có tri giác nhị nguyên? Tâm thức mê lầm phân biệt đồng và khác tức thời được thoát vào nhất thể, giải thoát vào tạng của thực tại!

 

Trong tánh giác tự phát sanh, không nhân duyên, có thể nào năm độc sanh khởi? Trong hiện diện toàn thể, tham muốn trong thế giới vật chất, tức thời được giải thoát vào tạng tánh giác nguyên sơ!

 

Cái tự nhiên, không thiên vị và vô hạn làm sao có thể bị in các vết màu thành kiến? Tâm xao động, bám theo những ý kiến nghiêng lệch của nó, được giải phóng qua khoan dung tối hậu, giải thoát trong tạng tự nhiên!

 

Tánh Không bất định không chất thể không thuộc tính làm sao có thể tự biểu lộ như hình tướng? Những hình tướng được giải thoát vào tịnh quang, vào tạng vô tướng! Trùm khắp và không thể phân chia! tự do trong tạng tự nhiên; không hợp nhất hay chia lìa! tự do trong tạng hạt nhân, sanh khởi trong mọi cách có thể, giải phóng trong tạng vô tướng!

 

Hình tướng sanh khởi như là sắc được giải phóng như ánh sáng; rung động sanh khởi như âm thanh, bất cứ gì được nghe đều tự nhiên giải thoát; bất cứ hình tướng nào được thấy, âm thanh nào được nghe, bất cứ cái gì được tri giác trong năm cửa giác quan, được “thấy” bởi tự nó và không có gì khác hơn như vậy.

 

Trong tánh bất nhị, vật và tâm được giải phóng như là một; bất cứ cái gì hiện khởi từ tính đồng nhất là một trường thống nhất; mọi phẩm tính được sáng tạo là nền tảng hiện hữu; mọi sự được giải thoát mà không có hành động cố ý, là tạng của tự do toàn thể.

(Bản sắc tự do, của Garab Dorje)

 

Tạng là không gian trống không hay pháp giới của tự do không có thời gian. Nó là một điểm khoảnh khắc thoát khỏi mọi thời gian không gian, không là gì nhưng chứa tất cả không gian và thời gian. Trong đây có tiềm năng của năng lực tâm linh, nhưng giải thoát đạt được trong sự nhận biết cái tại đây và bây giờ như điểm khoảnh khắc này. Vượt khỏi nguyên nhân kết quả, nó không thể đạt được theo cách thứ lớp. Người tham vọng chú tâm vào một mục đích có khuynh hướng sợ tạng này.

Vắng mặt là hiện thực của tri giác bất nhị, hạt giống hay quả cầu toàn đồ vũ trụ, chứa năng lực của Samantabhadra:

 

  1. VẮNG MẶT LÀ TRÁI TIM CỦA VẬT CHẤT

 

Trong hiện diện toàn thể, bản tánh bất định của tâm,

hiện hữu tánh giác nguyên sơ không thời gian của tri giác bất nhị;

trong rigpa hoàn toàn trần trụi, không phụ thuộc,

hiện hữu hạt giống toàn thể không phân chia;

trong sự trong suốt toàn thể của rigpa chiều kích số không,

hiện hữu sự chiêm ngắm của Pháp thân Samantabhadra;

trong tinh túy của vắng mặt, rigpa nội tại của hiện diện toàn thể,

sự chiêm ngắm vô nhiễm, không quy chiếu tỏa sáng.

 

Bản tánh của tâm, rigpa trống không sáng rỡ, không vĩnh cửu cũng không tạm thời, hòa nhập bên trong và bên ngoài, người biết và cái được biết. Bởi vì nó tự do với quy định đạo đức, không có sự chín thành nghiệp quả và những khuynh hướng tiềm ẩn là tiềm năng cho kinh nghiệm, nó là sự trong suốt toàn thể, động năng duy nhất của Samantabhadra.

 

Tâm thanh tịnh không thể dò tìm, cái gì là mục tiêu của nó?

Cái gì là đức hạnh không vết dơ?

Chúng ta kết lại với nguồn nguyên thủy

(Đường bay của Kim xí điểu vĩ đại, Sri Singha)

 

Động năng của Samantabhadra là ý định hay “ý chí thanh tịnh” của ngài, tư tưởng không có tư tưởng của ngài hay tư tưởng Phật. Nó được phát hiện trong điểm khoảnh khắc không có thời gian vượt khỏi điều kiện hóa thuộc nghiệp trong cái hiện tiền trong suốt của khoảnh khắc. Nó là nghĩa thanh tịnh nội tại nơi tánh giác như là sự tự nhiên của ánh sáng trống không (câu 18). Chìa khóa đưa đến không hành động, không cố gắng, động năng này được thực hiện trong sự vắng mặt của ý chí cá nhân của nghiệp, hay sinh lực (câu 19). Nó là tánh Không hiện thực không có ý chí tự do và ý định, kết buộc mọi kinh nghiệm tạm thời với vắng mặt (câu 28 – 29). Nó là một dòng tương tục của tính sáng tạo và tính đồng bộ, ý định và ý nghĩa tiền ngôn ngữ, sự bắt đầu và chấm dứt của tất cả và mỗi sự vật (câu 32). Nó là không gian không tư tưởng của hiện hữu thanh tịnh, nơi tất cả là một như tánh Như của thực tại (câu 34), không có bốn cực đoan của hiện hữu, có, không, vừa có vừa không, không có không không (câu 36). Nó là trường đơn nhất của nhìn thấy thanh tịnh hòa nhập quá khứ, hiện tại, tương lai, không gian chung của chư Phật và các bậc nắm giữ ánh sáng trí huệ (vidhyadhara), nơi tư tưởng mọc lên tự do không ngăn ngại như sự biểu lộ của “một tâm vô tư khai mở niềm vui thanh tịnh” (câu 41).

 

Hạt giống sinh dục, hay hạt giống ánh sáng toàn đồ, là không gian của vắng mặt được quan niệm như một nơi chứa đựng tiềm năng. Nó là tạng thực tại mở rộng không cùng, được gọi một cách ẩn dụ là bhaga của Samantabhadra (Phật nữ nguyên thủy), nơi tất cả kinh nghiệm “quấn nhau” và hòa hợp (câu 49), nơi mọi sự vĩnh viễn ở trong trạng thái tiềm thể, không có gì đã xảy ra, và không có gì thành hiện thể. Nó là sự mở trống tiêu hủy tất cả của nền tảng bổn nguyên của hiện hữu (câu 51), đây là hiện thể thuần túy không có biên bờ, “những hàng rào hay góc” (câu 88 và 94). Thực tại không tạo lập của tất cả và mỗi sự vật như là ánh sáng trống không, trong sáng (tịnh quang) (câu 103), tạng của hạt giống toàn thể là không gian năng động của ý chí thanh tịnh hay tư tưởng Phật (câu 107).

Chứng ngộ tính năng động của vắng mặt, trực giác ý định Phật, tâm thì trống không, thanh tĩnh và không bám dính:

 

  1. ĐIỂM CHỨNG NGỘ VẮNG MẶT

 

Trong yoga của như huyễn, trò chơi của rigpa,

kinh nghiệm trống không sanh khởi

như sự phô diễn không kết tinh, chóng tan,

và tin vào sự vắng mặt trong khoảnh khắc khởi đầu của nó,

không có chút yêu cầu kiểm soát, trau dồi hay từ khước,

chúng ta vẫn trống rộng, thong dong, vô tư lự và không dính mắc.

 

Đối với thiền giả nam hay nữ trực giác mọi kinh nghiệm như là sự nhìn thấy như huyễn, mỗi hình tướng xuất hiện như một sự phô diễn của vắng mặt. Với người ấy mỗi kinh nghiệm đều được đóng cái dấu không dính mắc, vô tư và đó là điều phân biệt giữa sự tự do của thiền giả với một người tự mãn quá thông thái trong việc phân tích sự vật.

 

Chúng ta không thể thoát khỏi ba cõi bởi tự lừa dối thông minh;

nhưng bằng cách để cho sự vật chỉ như chúng là,

không tính toán và thư giản,

thì sanh tử hay niết bàn không thể cầm nắm chúng ta.

(Kim xí điểu vĩ đại, Sri Singha)

 

Atiyoga không phải là sự kết lại hai vật,  một hình ảnh được dùng rộng rãi trong tantra yoga, mà là nhận biết sự thống nhất hiện hữu từ trước, trong trường hợp này trò chơi của Maya Devi là ánh sáng và thong dong. Không hành động là không làm nỗ lực có định hướng, không lấy không bỏ cái gì; đúng ra, nó là sự để cho mọi sự như chúng là một cách bình đẳng và duy trì sự trống rỗng bên trong của một tâm vô tư thong dong.

 

Vắng mặt cho chúng ta “không dính mắc, vô tư”, “an trụ một cách tự do” thong dong, nó là trung tâm của Cắt Đứt trong thực hành Đại Toàn Thiện tự nhiên (xem câu 22, 26, 54, 55,80, và 122i). Không dính mắc vô tư thì trái ngược với trí năng thông thái nhổ gốc những chướng ngại bằng phân tích theo trí năng, việc này dẫn đến tự lừa dối, qua những phân biệt vi tế hữu thể học, phân chia những cấp độ chân lý, đúng và sai. Một tâm như vậy rơi vào cái bẫy cho rằng cái có vẻ hiện hữu là không hiện hữu.

Những đường lối có hướng đích của người tiệm tu ngăn chặn sự chứng ngộ tự nhiên cái vắng mặt.

 

  1. NHỮNG ĐƯỜNG LỐI TIÊM TIẾN LẠC TRONG CHỖ KHÔNG BIẾT CÁI VẮNG MẶT

 

Một người ngu bị huyễn thuật đánh lừa giống như một con thú

chạy theo một ảo ảnh trong cơn khát nước;

mong những hy vọng hảo huyền được thực hiện,

tin vào giáo điều của mình, y bị mắc bẫy;

lạc đường trên tám lối thứ bậc của trí năng,

y không thấy được thật nghĩa.

 

Như những thú vật khổ sở khi lầm một ảo ảnh là nước, những em bé khổ sở vì thói quen nắm bắt cái giả huyễn cho là thật, và những hành giả của tám lối thứ bậc khác nhau bị ám ảnh bám chấp vào giáo điều cho họ nhân dạng của mình, như vậy thất bại trong chứng ngộ cốt lõi của vấn đề. Nhân dạng cá nhân được tạo thành bằng những khái niệm của bám luyến tích cực hay tiêu cực trong tri giác nhị nguyên; bản sắc tâm linh được pha chế bằng cách gán tên giáo điều cho một trường của vắng mặt, đặc biệt sự tục tỉu của bám níu vào những quan niệm triết học, những cách thức thiền định, thái độ sống (hạnh) và những mục đích tâm linh khác nhau. Người thường không phải Phật giáo, và những người theo tám đường lối thấp thì như nhau trong sự việc họ không chứng ngộ toàn thiện tự nhiên.

 

Bám luyến vào con đường mà vốn

            không có con đường như một mục đích

  chắc chắn rằng nơi chỗ của giải thoát vẫn nằm trong tối;

            ánh sáng và bóng tối, hiện hữu và không hiện hữu,

            thường và vô thường, nguyên nhân và kết quả,

            tất cả tám cái, đều đồng dạng với không gian vô biên

            và người nào tìm kiếm biên giới của tánh Không đều thất bại,

            giống như một con chim mù

            cố gắng đạt đến chỗ cuối cùng của bầu trời:

            cái không thể tránh khỏi thì không thể giả lập bởi con người,

            và trí huệ không mục tiêu thì vô tận.

           (Kim xí điểu vĩ đại, Sri Singha)

 

Thiền giả Dzogchen thì thoát khỏi nhân dạng tâm linh hay niềm tin vào giáo điều nào. Sự tự do tự nhiên nằm trong không làm gì cả và cho phép sự giải cấu trúc tự động nhân dạng cá nhân và tâm linh của người ấy trong từng khoảnh khắc. Mọi niềm tin là những phóng chiếu hiếm thấy trên nền tảng bằng phẳng của vắng mặt. Tám đường lối Phật giáo đến tâm thanh tịnh, tất cả đều duy trì những niềm tin về bản chất của thực tại, được hiểu là tám cấp độ của tâm linh. Nhưng những người Phật giáo ấy là nạn nhân của những niềm tin của họ, cùng một lỗi lầm như mọi tín đồ tôn giáo tin vào một cái gì sau đời này, hay thường tin lý tưởng sẽ thực hiện trong tương lai.

 

Trong thuật ngữ Phật giáo, tám đường lối thấp hướng đến mục tiêu là: đường lối tu viện, ba đường lối ẩn sĩ khổ hạnh, đường lối gia chủ vị tha, ba đường lối công truyền của thiền giả tantra, ba đường lối bí truyền của tantra nội. Vô thần, chủ nghĩa khoái lạc, chủ nghĩa bất khả tri, vĩnh cửu luận (chủ nghĩa độc thần) là  cùng một phạm trù đối với những đường lối Phật giáo cấp thấp vì những nhị nguyên luận trong giáo điều của chúng. Chừng nào sự không thỏa mãn hiện tại và một tương lai tươi sáng còn phân biệt, thiên đường và địa ngục còn phân biệt, đúng và sai, tốt và xấu còn phân cực, mục đích để đạt đến được dựng lên… thì không thể có nhận biết toàn thiện tự nhiên. Một “nhân dạng tâm linh” (như tulku, lama, thiền giả Đại Toàn Thiện…) là một chướng ngại nào đó cho sự chứng ngộ thực tại bất nhị (xem câu 37 và 107). Nhấn mạnh và nỗ lực sẽ ngăn chặn chứng ngộ, và như vậy không thể có hòa nhập chừng nào sự mong muốn đạt hoàn hảo chưa được thanh toán. Trong nghĩa quan trọng này, mỗi con đường là một mục tiêu chết và trệch lối khỏi rigpa tự nhiên của tâm thanh tịnh, “trái tim của vấn đề”.

Tôn giáo, giáo điều, những giáo huấn thiền định, mỗi bộ nhị nguyên của tâm được thay thế bởi tính tự phát của thực tại.

 

  1. TÍNH HIỆN THỰC CỦA VẮNG MẶT

 

Không gian trống không bên trong

và vượt khỏi những giáo huấn atiyoga

là một sự vắng mặt trọn vẹn, không có bất cứ cái gì,

giống như bầu trời;

trong mỗi khoảnh khắc, trong tính cách tự nhiên

của hiện thể thanh tịnh,

như không gian bổn nguyên mà chúng ta không thể từ bỏ,

trạng thái tự nhiên của an lạc thanh tịnh sanh khởi tự phát.

 

Tánh giác tự phát của toàn thiện tự nhiên không thể chứng nhận hay định nghĩa; nó là sự sanh khởi tự phát của tánh Không sáng tỏ, sự thanh tịnh bổn nguyên của tính không gian ban sơ của hiện hữu. Thế nên, nó được gọi là “không gian năng động là tính cách tự nhiên của hiện thể thanh tịnh”.

 

Trong nguồn tánh Không của vắng mặt

không gian nội tại là bí mật vĩ đại,

hiện hữu từ thời vô thủy

phát ra trò phô diễn bao la không có thời gian.

Không có chỗ nào che dấu trong đó,

không có gì để làm,

không có phẩm tính đặc biệt nào,

không ngưng động, không tiến bộ.

Nó là tánh Không nguyên sơ siêu việt

trống không hơn là vắng mặt,

không trong hay ngoài,

không cao hay thấp,

không hướng đi hay chỗ đến.

Bất cứ ai biết thực tại không thể nắm bắt này

là Phật trước ta, Phổ Hiền:

đây là nơi chốn vô trụ của tánh giác bao trùm tất cả,

nền tảng vô sanh, nguyên sơ

nơi chốn của Phật đầu tiên, nguyên thủy.

An trụ tự nhiên ở đây từ ban đầu,

chúng ta là địa điểm của lời Phật bí mật

và chỗ chứa của hiện diện tinh túy toàn thể.

 (Đống Ngọc)

Những lời dạy của atiyoga là một phản chiếu của quả không thể diễn tả, đó là nhận biết không gian trống rỗng hay là sự vắng mặt. Toàn thiện tự nhiên trong thực tại không có thời gian, không có hành động hay ý muốn sẽ đưa chúng ta gần hơn đến sự hoàn mãn nằm nơi trái tim của vấn đề:

 

  1. PHẬT QUẢ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC BẰNG HÀNH ĐỘNG CHỦ Ý

 

Nếu rigpa bí mật, năng lực Phật hiện thực, lẫn tránh chúng ta,

đạt giải thoát bằng bất cứ hành động có mục đích nào là vô ích.

“Mọi sự đều vô thường và hoại diệt”

làm sao một bó thân, ngữ và tâm

có thể chạm đến cốt lõi bất hoại của nó?

 

Nếu không trực giác được rigpa nội tại vốn sẵn và hiện hữu thuần túy, không có cơ may để giải thoát trong đời này bằng hành động chủ ý bất kỳ nào của thân, ngữ, tâm. Thực hành tôn giáo trở nên một tấm lưới ép buộc căng thẳng thắt chặt và che lấp rigpa, và dù cho một ít thỏa mãn có thể có, sản phẩm bị quy định và chắc chắn sẽ tiêu tan như một cái bình đất. Thực hành như vậy không bao giờ có thể đạt được thực tại bất hoại của hiện thể thanh tịnh. Bất kì cái gì được tạo ra một cách có chủ ý đều bị điều kiện hóa và vô thường, trong khi cái kia thì ngược lại, không được tạo ra và bất tử. Bởi vì nó là bất hoại, hiện thể thanh tịnh chỉ có thể được thấy bằng sự buông thả không chủ ý, không toan tính vào trạng thái tự nhiên. Hành động hướng đích là một tấm lưới bó buộc không dẫn chúng ta đến Phật quả gần thêm hơn một sợ tóc. Tham vọng ấy cần được nhìn thấy như một cái bẫy vô ích của sanh tử.

 

Thực tế, không có gì được làm!

                                                              (Nguồn tối thượng)

 

Ý tưởng nào cũng sai lầm:

trong cái áo chật bó của giới luật của thân và ngữ

quả rất khó khăn để bắt gặp thực tại.

                                                              (Nguồn tối thượng)

 

Hỡi con người vĩ đại, hãy nghe ta!

Điều ta dạy ngươi là Đại thừa không hướng đích;

hãy nhận nó như là sự trao truyền dứt khoát cuối cùng của ta.

 

Mỗi kinh nghiệm, dầu tướng trạng gì

và bản tánh của tâm bao giờ cũng là một,

thế nên bỏ qua những tạo tác của những trường phái hướng đích,

chỉ tập chú vào tâm y như nó là;

sự có mặt toàn bộ của chúng ta được phát hiện

là bản tánh của những xuất hiện.

 

Không chứng ngộ nó, người ta bám vào những đặt tên,

gọi cái hữu hình là “tương đối” và cái vô hình là “tuyệt đối”;

tuyệt đối và tương đối là một thực tại bất nhị 

cho dù Ta không thể diễn tả nó.

Sự cầu mong hạnh phúc là một căn bệnh bám luyến;

Phật quả chẳng thể đắc bằng nỗ lực gì,

được thành tựu tự nhiên bằng đơn giản hiện hữu

không căng thẳng.

Hãy an nghỉ không suy nghĩ trong trạng thái tự nhiên buông xả!

  (Nguồn tối thượng)

 

Bất kỳ loại thiền định chăm chú hay yoga nào, bất kỳ nỗ lực thân tâm nào, đều ngăn chặn giải thoát khỏi sanh tử trong đời này. Nỗ lực có chủ ý kéo theo những hình tướng tạo tác tưởng tượng của tâm thay vì buông xả vào thực tại nền tảng duy nhất là rigpa. Ý chí hay tham vọng cá nhân là hành động đàng sau những hành động ích kỷ của thân, ngữ, tâm, nó tạo ra một mạng lưới thắt nút và chúng ta vướng mắc trong nó. Mặc một áo khoác phẳng phiu của thái độ điều độ như vậy chúng ta có thể cảm thấy sung sướng và an toàn một thời gian ngắn, nhưng bất kỳ sự điều kiện hóa nào đều che mờ tánh giác nguyên sơ.

Tự nhiên và không cố gắng, chúng ta không bao giờ động chuyển khỏi phẩm chất bẩm sinh vốn có của chúng ta:

 

  1. LỜI KHUYÊN AN TRỤ TRONG PHẨM CHẤT BẨM SINH TỰ NHIÊN VỐN LÀ SỰ VẮNG MẶT

 

Thế nên nếu chúng ta khao khát trạng thái tối thượng

của hiện hữu

chúng ta cần vất bỏ mọi trò chơi trẻ con

và nằm duỗi trong không hành động không thể nghĩ bàn,

trong trạng thái không tạo tác, hiện thực của vắng mặt,

nơi sự toàn thiện tự nhiên của thực tại hiện hữu thảnh thơi,

chúng ta nên nhìn thẳng vào tánh nhất như

không tạo tác của mỗi kinh nghiệm,

và tất cả mọi phản ứng có điều kiện của chúng ta tan biến,

chúng ta đầu hàng!

 

Bằng cách từ bỏ mọi hành động cố ý của thân, ngữ, tâm trong đó chúng ta đã chìm đắm như trẻ con trong sân chơi những trò chơi vô ích không ngừng, chúng ta nằm duỗi trong lạc thú thanh tịnh bao la như một người già tắm nắng mà không có ý định gì

 

 Với sự đặt tên “Phật”, một đồng nghĩa của “rigpa”,

 Ta không ngụ ý Phật vô nhiễm nào hiện hữu:

ai nghĩ rằng chư Phật hiện hữu thấy được

thì không bao giờ tìm thấy thực tánh

trong thực tại bao la rỗng không.

Ai biết Phật là không thể biểu lộ thì có thể

ngộ tâm vốn không làm;

biết Phật là sự vắng mặt, khuôn mặt xưa nay của tâm tỏa chiếu;

không bao giờ xuất hiện cụ thể, “Phật” bao trùm tất cả,

và tinh túy của hiện thể ngài bày lộ!

Ngược lại trong lối tiếp cận tiệm tiến thứ bậc của Đại thừa,

qua những ban phước khác nhau của các cách thức phân biệt,

thực tại vô tác vô hành của tâm biến mất,

và cái  thường trụ bên trong

không thể được tìm thấy ở một khoảng cách.

 

Vô hành, dễ dàng khám phá và thấu hiểu

với người thứ lớp thì chẳng khác một căn bệnh bất trị;

nhưng nó là một cây cọc buộc samadhi bất động,

samadhi không thời gian, không bao giờ mất đi hay xao lãng.

Ca sĩ của hy vọng hư giả vào tập trung giả tạo

đem lại cảm hứng bệnh hoạn cho

lối tiếp cận dựa trên nguyên nhân:

cái đã luôn luôn hiện hữu thì không bao giờ có mất hay từ bỏ

và nó thay thế cho mọi phương thuốc đặt nền

trên ám ảnh của mục đích.

Nhưng nếu sự trao truyền nguồn tối thượng này được dạy

cho những người theo

một vị thầy với lối tiếp cận theo nguyên nhân,

họ sẽ lên án nó từ những quan điểm hạn hẹp:

“mọi sản phẩm đều có một nguyên nhân; mọi cây đều có rễ”.

 

Hành giả khao khát Phật quả bằng tập trung

từ chối sự hòa nhập tự nhiên do tham muốn mạnh mẽ samadhi;

trạng thái tự nhiên không thêm thắt là thực tại phổ quát,

và Phật quả không lìa khỏi trạng thái này.

 

Thế nên “Phật” chỉ là một đặt tên, một chỉ định ngôn ngữ,

và “thực tại” không gì khác hơn là tự tâm của chúng ta,

nó tự để cho như nó là, nó được gọi là

hiện hữu thuần túy, Pháp thân,

nơi “tự để cho như nó là” nghĩa là vô sanh từ vô thủy,

và nơi “vô sanh” nghĩa là không thể dò tìm và tìm thấy:

vô hành không thể được chứng ngộ bởi bất kỳ cố gắng nào.

  (Nguồn tối thượng)

 

Hình ảnh một người già nhàn rỗi nằm dài tắm nắng nói lên không hành động như là lời dạy về không thiền định và ngược lại với hoạt động rộn ràng của những người thành công ở cấp độ thế gian, hay như những đứa trẻ trong sân chơi cuộc đời tận lực với những trò chơi vô bổ của chúng bằng thân, ngữ, tâm. Mọi tham vọng đặt nền trên phân biệt là một nỗ lực để thay đổi hay tái điều hòa sự vật. Trái lại không hành động của Samantabhadra là buông xả trong toàn thiện tự nhiên của thực tại không hai, là phẩm chất bẩm sinh của chúng ta, mà không rời lìa khỏi nó. (Cách “nhìn thẳng vào tính nhất như không thi thiết của mọi kinh nghiệm” trong câu 25).

Tóm lại, “vắng mặt” không gì khác hơn là rigpa được phát lộ bằng buông xả không cố gắng trong trạng thái tự nhiên:

 

  1. PHÁT LỘ VẮNG MẶT

 

Trong sự vắng mặt của bên trong và bên ngoài,

chủ thể và đối tượng,

rigpa nội tại, không có thời gian không gian,

thế chỗ cho mọi biến cố hữu hạn hình như có bắt đầu và chấm dứt;

thanh tịnh như bầu trời, không cột mốc chỉ lối vào.

Mọi nội quán đặt biệt vào rigpa luôn luôn lầm lẫn,

Thế nên mọi nhận dạng , luôn luôn lầm lẫn, được từ bỏ;

Và tin rằng không gian của Samantabhadra không phân chia

là tánh Không trùm khắp của tất cả sinh tử và Niết Bàn,

trạng thái tự nhiên như thực tại bất biến.

Đập vỡ vỏ giòn của quan kiến lan man

vào không gian trống không không trụ ở đâu cả,

trong kinh nghiệm của vắng mặt,

cốt lõi của vấn đề hoàn toàn hiển lộ.

 

Như vậy là xác định rằng mọi kinh nghiệm nhị nguyên của môi trường và đời sống, sanh tử và Niết bàn, bên trong và bên ngoài, dầu có vẻ có chất thể, trong lúc này là một hình ảnh vắng mặt, một hình tướng thanh tịnh của tánh Không trong rigpa như bầu trời vô điều kiện. Bao giờ nó xuất hiện, nó là ánh sáng trống không, sự xuất hiện của rigpa trống không, là sự chói sáng trống không của tánh giác quang minh tự biểu lộ, được phát lộ ở đây và như là sự sáng chói sống động không nguồn gốc, căn cứ.

 

  Trong tánh Không của ta, không có gì được tạo dựng,

và sự chiếu sáng của ta không thể được chấp nhận hay phủ nhận;

sự hiện diện của tâm ta ghi nhớ tất cả

những hình tướng xuất hiện của ta

là một tiến trình tri giác trực tiếp;

không lời nào, thần chú nào có thể triệu thỉnh ta,

Ta vốn là toàn thiện;

hoàn toàn tự do đối với nguyên nhân và điều kiện,

với những méo mó của giáo điều hay kinh nghiệm,

Ta là chiều kích số không, không quy chiếu.

 

Ta không có đại diện hay biểu tượng nào,

Không quán tưởng, không thần chú,

Không giáo lý, vượt khỏi mọi đặt tên,

không có thù hay bạn.

 

Không thể tri giác, ta không có thân,

không tôn giáo, không giáo thuyết;

không ai ở đây, không ai để tri giác:

ta không hiện hữu. không đoàn tùy tùng.

 

Không không gian trống không, không chiều kích của rigpa,

không đức hạnh, không có sự chín muồi của tội;

không có đời sống và không có gì để mất,

không tích tập và không có gì để gom góp.

 

Ở đây không có Phật không có chúng sanh,

không có chỗ để dừng cũng không có chính tánh Không;

không phương pháp để dạy, không có ai để nghe,

không không gian, không thời gian,

không có khoảnh khắc không thời gian nào.

 

Thế nên, ta là không gì tất cả,

không phân chia và không thể phân chia,

vượt khỏi mọi thứ lớp,

quan niệm và nhận biết,

và trong sự đồng nhất của ba thời,

không có trường và nền tảng của trường

  (Sáu Tạng)

 

Đoạn về sự chỉ bày mọi kinh nghiệm là vắng mặt kết thúc ở đây.

 

I.2 Đồng hóa mọi Kinh nghiệm vào Vắng mặt.

  1. SỰ ĐỒNG NHẤT CỦA VẮNG MẶT VÀ RIGPA

 

Một khi điểm then chốt của vắng mặt được chỉ bày,

trong rigpa của không dính dáng vô tư, trong không thiền định,

không gian không phân biệt của bất cứ cái gì xảy ra được thấu rõ,

rigpa đồng nhất với tạng bất nhị của tâm.

 

Biết cái gì xảy ra là vắng mặt, an nghĩ tự do trong không thiền định, bất kể cái gì sanh khởi, không tìm cách thay đổi nó, không buông xả không chấp nhận hay từ chối nó, nó được đồng hóa tức thời với rigpa trùm khắp và trong suốt, và trong sự vắng mặt của tri giác nhị nguyên, nó là sự đồng nhất với hay đồng thời với, tánh Không rốt ráo.

 

Sự thanh tịnh hoàn toàn của tất cả những tướng có vẻ như cụ thể trong những trường giác quan là nền tảng của giải thoát toàn bộ. Trong nền tảng không hoạt động, không nỗ lực ấy làm tiêu tan các tiêu điểm ý thức thường ám ảnh có khuynh hướng cụ thể hóa cái vốn vắng mặt trong thực tại. Sự phô diễn trong trường của ba kết hợp bấy giờ được đồng hóa vào sự nhất như của tâm và đối vật, không có gì đè nén, không có gì loại bỏ.

(Kim xí điểu vĩ đại, Sri Singha)

 

Điều cốt lõi ở đây là trực giác sự vắng mặt, dẫn đến một trạng thái buông xả trọn vẹn và cho phép tỉnh giác về phô diễn đầy đủ. Bấy giờ kinh nghiệm là kinh nghiệm của rigpa, nó là tánh Không hoàn toàn (xem câu 26 và 103).

 

Rigpa là điểm căn bản hay tiêu điểm trong không thiền định được nhận biết khi vắng mặt được nhận ra. Nơi vắng mặt phát lộ, rigpa đồng nhất hay đồng thời với nó. Tiến trình tức thời này có thể được diễn tả như “buông thả hoàn toàn”.

 

Những phòng chống của ý thức tan vào rigpa như là nền tảng, và bởi vì rigpa là bản tánh thiết yếu của mọi đặc tướng của kinh nghiệm nên tiến trình như vậy cho phép sự giải thoát hoàn toàn. Ba kết hợp là sự hòa hợp của giác quan, trường của nó và thức. Khi không hành động tác động vào, được chấp nhận mà không có sự cưởng chống của tâm lý trí, sự phô diễn sáng tỏ trong “trường của ba kết hợp” được đồng hóa vào tạng bổn nguyên.

 

Trong tiến trình đồng hóa trực tiếp của cái luôn luôn hiện diện và không suy giảm, trước hết, sự tập trung bên trong được nhận biết như là trung gian và sự an trụ của nó trong hiện thể thanh tịnh là một thói quen (câu 23 và 24). Rồi sự tập chú theo thói quen vào những hình tướng được đồng hóa vào hiện hữu thanh tịnh (câu 26) và mọi kinh nghiệm được đồng hóa vào tạng vĩ đại (câu 27), và cuối cùng, mọi điều kiện hóa được đồng hóa vào tâm thanh tịnh (câu 28).

Đồng hóa không phải là một tiến trình theo thời gian; nó là cái không biến cố tự nhiên không nỗ lực và tức thời trong khoảnh khắc.

 

  1. TÍNH TỰ PHÁT TỰ NHIÊN CỦA ĐỊNH TẬP TRUNG

 

Lạc thú thanh tịnh được để  cho một mình

trong pháp giới Kim cương

đem đến tập trung tự nhiên, không trau dồi

với thiền giả an trụ trong nhất như không thi thiết,

nó sáng chiếu rõ ràng như một dòng sông tuôn chảy.

 

Rigpa tự nhiên chứa định tập trung, như một dòng sông lớn chảy, và khi một thiền giả ở yên trong sự mãn nguyện của trạng thái tự nhiên, anh ta hoặc chị ấy biết nó một cách thân thiết.

 

Ta phát lộ lạc thú thanh tịnh, tự phát, bất nhị,

thoát khỏi những cực đoan thiền định và không thiền định;

quán chiếu mạnh mẽ trực giác rigpa vốn sẳn

giải quyết lưỡng nan thiền định và không thiền định.

 

Lạc thú thanh tịnh bất nhị an trụ cách tự nhiên,

và qua không bám chấp, không cần làm gì cả,

nó không gián đoạn, giống như sông Hằng:

điều này ta phát lộ cho người tài năng nhất!

(Cõi giới của giác ngộ viên mãn)

 

Định tập trung hoàn hảo tự nhiên của rigpa thì đồng thời với lạc thú thanh tịnh của thong dong và thỏa mãn như trong kết hợp tình dục (xem câu 18 và 20). Như thế nó hoàn thành một cách tự nhiên không hành động hay nỗ lực trong thiền định. Nhận biết định tập trung tự nhiên thì đi liền với lạc thú thanh tịnh, đó là cảm nhận chính về không gian kim cương.

Định tập trung là một chức năng tự nhiên của tâm:

 

  1. NHẬN BIẾT KHÔNG SAI LẦM SỰ TẬP TRUNG VỐN CÓ

 

Thực tại như bầu trời trong đơn giản hoàn hảo của nó,

bất biến, không thứ bậc,

và không gian trống không của nó tràn khắp không chướng ngại

không có ngôn ngữ để tự diễn tả.

Tuy nhiên nội quán thấu qua, rigpa tự sanh khởi,

Vô ngại với học vấn, hiểu biết,

thiền mà sự tịch lặng trong tâm thay thế cho việc ý niệm hóa

có được xác tín trong vô tướng,

và bởi vì không có người thiền định và đối tượng thiền định

không cần đương đầu với hôn trầm và xáo động như kẻ thù.

 

Khi thiền giả đã thấy không lay động nào có thể lìa khỏi phẩm chất bẩm sinh của rigpa và ở trong dòng chảy ấy khám phá sự tập trung vốn có sẳn, không cần kỹ luật gì, bất cứ cái gì sanh khởi được giữ trong định tập trung. Khi ấy bởi vì sự khởi ý tưởng thì đồng thời với tri giác sáng tỏ, và định tập trung thì nội tại nơi trạng thái buông xả, định thanh thản đi đôi với nội quán hoàn hảo, những lỗi lầm và màn che của tập trung như hôn trầm và xáo động tự tan biến về phần chúng, không cần phải chiến đấu với chúng.

 

Sự tập trung tự nhiên này không được khám phá bằng nghiên cứu các bản văn và nghe giảng, mà được ngộ trong khoảnh khắc – không có tiến trình hợp nhất hay tách lìa – bởi bốn loại thiền giả: quán chiếu tốt do thực hành trong những đời trước; những người đã nhận được sự giới thiệu trực tiếp vào bản tánh của tâm qua ân huệ của guru, những người đã làm chủ hoàn toàn tinh túy của giáo lý; và những người mà tâm yên tĩnh và thư giãn tự nhiên. Với phần đông những người khác thì không thể vào được.

 

Thực tại như bầu trời ở trong trạng thái tự nhiên,

không có tiềm năng cho thay đổi,

rigpa không chấp nhận xao lãng,

và không gian trống không tràn khắp, không hề mất hay được,

vượt khỏi mọi lắp ráp của ngôn ngữ.

Với quán chiếu sáng soi, rigpa mọc lên tự nhiên,

với học nhưng không giáo điều

thiền giả đã chứng ngộ tạng vô ngôn

có được xác tín không với tướng hay vô tướng,

và mất đi sự thiền định và đối tượng thiền định

y không phải loại bỏ lo âu về hôn trầm hay xáo động.

    (Bình thiêng của tánh giác nội tại, Garab Dorje)

 

Định tập trung giống như mặt trời mà mọi bóng tối tan biến trong năng lực của nó (câu 2 và 10), và một khi tập trung tự nhiên trong không gian của vắng mặt đã được khám phá, thiền giả không cần làm thực tập chú tâm cố ý nào (những thực tập semdzin) bởi vì kinh nghiệm của người đó không hề lìa khỏi nơi chốn tự nhiên của tập trung. Quán chiếu vào bản tánh của thực tại hòa nhập với thiền định trong mỗi khoảnh khắc (shamatha nối kết với vipashyana) và không cần loại bỏ những lỗi lầm và màn che của dã dượi và xáo động.

Qua sự giải phóng tức thời mọi tư tưởng và ấn tượng cảm giác vào không gian của vắng mặt, thiền giả Đại Toàn Thiện luôn luôn ở trong hiện thể thanh tịnh:

 

  1. SỐNG THƯỜNG TRỰC TRONG KHÔNG GIAN TRỐNG RỖNG CỦA HIỆN THỂ THANH TỊNH

 

Vắng mặt nền tảng đã giải phóng tri giác nhị nguyên,

nên mê lầm rơi tự nhiên vào tạng nhất như –

chúng sanh sống không ngừng trong hiện thể thanh tịnh.

Sanh khởi và giải phóng đồng thời

bện vào tạng phúc lạc đơn nhất:

bất cứ cái gì khởi lên xuất hiện tự phát như là

bản tánh thanh tịnh của nó,

khi nó ở đó nó hiện hữu tự phát như bản tánh thanh tịnh của nó,

khi tan biến nó biến mất tự phát như bản tánh thanh tịnh của nó.

Bất cứ cái gì sanh khởi trong tạng thực tại,

giải thoát là phản xạ tự nhiên,

luôn luôn là một trò chơi của hiện thể thanh tịnh,

không chuyển thành cái gì khác,

một quan kiến không thời gian, một hình thức khác

của tánh Không –

chúng ta sống trong thực tại nền tảng không phân biệt.

 

Những hiện tượng bên ngoài phát sanh, trụ lại, và chấm dứt trong tạng rigpa, không gì lìa khỏi lãnh vực tánh Không như những hình ảnh được phản chiếu trong một tấm gương không hề lìa khỏi mặt gương, hay chính xác hơn, chúng không hiện hữu vì chúng là mặt gương. Bên trong cũng thế, tư tưởng không thể lìa khỏi lãnh vực của rigpa, ngay khi sanh khởi, có mặt và khi giải thoát, như những sóng của đại dương luôn luôn ở trong đại dương khi khởi lên, chuyển động và chìm tan. Như thế không gì có thể thoát khỏi phẩm chất bẩm sinh của hiện thể thanh tịnh, tánh Không rực rỡ không bao giờ biến thành hình thể vật chất, tạng của ba chiều kích của tự nhiên.

 

Bất cứ cái gì hiện hữu chỉ là bản tánh của chính nó;

và bất cứ cái gì chấm dứt chỉ là bản tánh của chính nó;

không có chuyển động nào cả trong tâm thanh tịnh

và sự tịch lặng này là thân của Phật.

 

Mỗi lời được thoát ra chỉ là sự thanh tịnh của chính nó;

và mỗi rung động chỉ là sự thanh tịnh của chính nó:

không có gì được nói hay thốt ra trong tâm thanh tịnh,

đó là ngữ của Phật.

 

Mỗi tư tưởng và ý định chỉ là sự trống không của chính nó,

và mỗi trực giác được thấu hiểu chỉ là

sự trống không của chính nó:

không có gì là tư tưởng hay trực giác trong tâm thanh tịnh,

tâm của Phật quá khứ, hiện tại và vị lai.

 

Vắng mặt khi lưu xuất là chiều kích của huyễn thuật,

lạc thú bẩm sinh của nó, chiều kích của thọ dụng hoàn hảo,

và không thể chất của nó, chiều kích của hiện thể thanh tịnh;

cái toàn thể là tạng của ba chiều kích này.

(Sự Kết nối Ba Chiều kích của tánh giác vốn sẳnGarab Dorje)

 

Thực tại là sự nhất như của cái gì sanh, ở, và diệt. Không có cảm giác, tư tưởng nào lìa khỏi không gian trống không của hiện thể thanh tịnh vì chúng bện nhau trong tạng ba chiều kích của sáng tạo tự nhiên (câu 7 và 10, cũng trong 69 và 70). Tạng thì luôn luôn yên tĩnh và im lặng. Thân, ngữ, tâm trung gian tham dự vào nền tảng này.

Không có chuyển động trong tâm thanh tịnh, không tiến trình, không phát triển, không tương tục, không chuyển hóa dù bất cứ loại nào. Mỗi khoảnh khắc là toàn thiện trong chính nó và luôn luôn giải thoát ngay khi sanh khởi.

 

  1. NHẬN THỨC KHÔNG DẤU VẾT TRI GIÁC TỰ NHIÊN Ở NƠI NỐI KẾT CỦA NÓ

 

Bất cứ gì xảy ra trong tâm, yên tĩnh hay sinh sôi,

như một trong năm độc hay bất kỳ tiềm năng nào khác của rigpa,

trong sự riêng biệt của nó, và trong mỗi khoảnh khắc,

nó nhận biết chính nó, tiềm năng hóa trọn vẹn,

và tan biến không dấu vết:

sự không bám luyến vô tư cốt lõi vào nối kết chủ thể đối tượng,

tánh giác tự phát sanh cốt lõi như đường bay không dấu vết

của một con chim,

không gian trống không trùm khắp cốt lõi như đại dương với sóng,

và sự tập chú cốt lõi trên chính sự bí mật cao siêu

được nhận thức từ ban đầu trong mỗi kinh nghiệm,

và chỉ sự nhận biết điều cốt lõi này là thực tại của giải phóng.

 

Bất cứ gì xảy ra bên ngoài như sắc, thanh, hương, vị, xúc hay bên trong như hoạt động của thức, ngay lúc khởi sanh như một trường, được nhìn thấy đúng như nó là, và bằng năng lực xảy ra của nó, nó được tiềm năng hóa trọn vẹn và tự tan biến, giải phóng không dấu vết. Trong khoảnh khắc ấy ba chức năng cốt lõi – không bám luyến vô tư vào bất kỳ  gì sanh khởi, đi vào không gian mở trống, và thư giản buông xả dễ dàng vào sự xuất hiện ngay khi sanh khởi – được đồng hóa, nhận thức. Như vậy chúng ta chiếm được thành trì của phẩm chất bẩm sinh của hiện thể thanh tịnh.

 

Hơn nữa, nếu không có nhận biết, một trạng thái bỏ quên bình thường xảy ra; nếu nó biến mất do quan sát trước khi tiềm năng hóa trọn vẹn một ngưỡng không thể vượt qua đã được đạt đến, và nếu nó không tự động biến mất, bấy giờ nó không được tri giác trực tiếp. Vì những lý do này mà ba phương diện của tri giác trọn vẹn là cốt lõi.

Lại nữa, trong rigpa xảy ra tự nhiên, không có quan tâm nào vào hạnh phúc, không có cố gắng, chúng ta để như vậy, không tập chú, trong cái tại đây và bây giờ:

 

Từ bỏ sự mong mỏi hạnh phúc nguy hiểm

và chỉ trông thấy dòng tự nhiên của tâm như nó là,

cả sanh tử và Niết bàn được trung tính hóa,

ta và người, trò lừa bịp của tri giác nhị nguyên

và chướng ngại của hấp dẫn và ám ảnh tan biến,

và những kiến trúc khái niệm sụp đổ

trong không bám luyến vô tư;

mỗi đánh lừa của tâm thức dừng lặng,

được đồng hóa (nhận biết) ngay nơi đồng thời

của quan niệm và hành động.

(Kim xí điểu vĩ đại, Sri Singha)

 

Hiểu biết hay nhận biết những tư tưởng và cảm xúc trong khoảnh khắc chúng xảy ra làm tiềm năng hóa chúng, và chúng đạt đến sự trọn vẹn thì tan biến về phần chúng, không để lại dấu vết. Nhận biết xảy ra ở sự kết nối một hình tướng với tâm. Trong cách này những hình tướng được đồng hóa với sự vắng mặt của chúng trong hiện thể thanh tịnh.

 

Cửa vào bí mật cao siêu của rigpa có ba chìa khóa. Chìa khóa thứ nhất là lìa khỏi kinh nghiệm nhị nguyên bằng cách chú ý vào sự đồng thời của tâm và đối tượng của nó, vào “điểm hợp nhất” của chúng. Chìa khóa thứ hai là không gian bất định của tánh giác nguyên sơ nơi mọi kinh nghiệm không để lại dấu vết, như đường bay của một con chim trong bầu trời. Chìa khóa thứ ba là không gian toàn thể của hiện thể nơi mỗi chuyển động, mỗi cái xảy ra chỉ là làn sóng khác trong đại dương (xem 50).

Sự không tập chú bao trùm có ba điểm then chốt: nhận biết, hiện thực hóa tiềm năng, và tan biến tự động.

Ý niệm thời gian tuyến tính tan biến trong sự giải phóng của tham thiền, tất cả và mỗi sự đều được đồng hóa vào tạng rigpa vô biên:

 

  1. ĐỒNG HÓA VÀO RIGPA BAO LA CỦA SIÊU TẠNG

 

Trong siêu tạng bẩm sinh năng động

mọi sự nhất như khi sanh khởi, hiện hữu, và khi giải phóng,

không có gì không bình đẳng, cố định, không gì không giải thoát,

hòa nhập toàn bộ trong tâm thanh tịnh tối hậu được bảo đảm.

 

Ngay khi vật chất và năng lượng xuất hiện, hiện hữu, suy thoái và tan biến tự chúng trong không gian nguyên sơ, không hề lìa khỏi không gian ấy, thì mọi kinh nghiệm xảy ra trong tạng của tâm, ở trong tạng và cuối cùng được giải phóng trong tạng, chưa bao giờ lìa khỏi tánh không nguyên sơ của rigpa, và hẳn nhiên đồng hóa với tạng trí tuệ ấy.

 

Như vậy, ngay khi xảy ra, chúng sanh khởi

như là như nhau, không phân biệt;

trong khi ở đó, chúng hiện hữu như là như nhau,

không phân biệt;

vào lúc tan biến, chúng được giải phóng như là như nhau,

không phân biệt;

 

Cho dù sanh khởi cách khác nhau, tất cả xuất hiện như nhau

trong không gian nguyên thủy

ở đó cách khác nhau, tất cả hiện hữu như nhau

trong không gian nguyên thủy,

giải phóng cách khác nhau, tất cả biến mất như nhau

trong không gian nguyên thủy.

    (Bình thiêng của tánh giác nội tại)

 

Không có khác biệt trong tạng, thế nên không có phân biệt giữa ba thời bắt đầu, ở giữa và chấm dứt (xem câu 10). Lý trí phân biệt được đình chỉ thế nên tất cả kinh nghiệm được đồng hóa vào tạng trí huệ không thời gian nơi rigpa là sự bình đẳng toàn bộ. Sự chứng ngộ này được gọi trong tiếng Sanskirt là ekarasa, “một vị” (xem câu 56 và 103).

Sự đồng hóa tự phát của mọi kinh nghiệm vào vắng mặt làm tiêu tan sự quy định của luân lý:

 

  1. ĐỒNG HÓA VÀO NƠI CHỐN THAY CHỔ CHO NHÂN QUẢ

 

Vô tâm trong rigpa tự phát

tính năng động Phật tự do hiện hữu tự nhiên,

và tâm thanh tịnh thay chỗ cho sự qui định luân lý

là một với thực tại bất biến.

 

Bởi vì sự ô nhiễm của nhân quả trong thiền định có ý thức và định hướng mục đích liên tục từ lúc này qua lúc khác, cuối cùng chúng ta xác tín rằng rigpa không điều kiện là toàn khắp tại đây và bây giờ, và chúng ta để cho hoàn toàn như vậy, không làm gì cả.

 

Ta, nguồn tối thượng, thế chỗ nhân quả,

và vượt khỏi nhân quả, không có hoạt động nào nữa;

thực tại siêu việt này là tâm thanh tịnh,

và tâm thanh tịnh là trái tim của mọi kinh nghiệm.

    (Nguồn tối thượng)

 

Trong thực tại này, sau khi mọi kinh nghiệm được chứng ngộ là vắng mặt và trường sở của nhân quả được đồng hóa với tâm thanh tịnh, một trong những kết quả hàng đầu là sự biến biến mất của sự điều kiện hóa của nghiệp và sự thay thế luân lý quy định bằng lòng bi tự nhiên.

 

Vắng mặt là một “chất dính phổ quát” theo nghĩa nó bắt buộc mọi hiện tượng nhị nguyên được tri giác thành không thể mô tả được, như bóng trăng trong nước. Như huyễn và không thể chất, mọi kinh nghiệm biến mất ngay khi khởi sanh. Sự năng động của rigpa (câu 15) là nghĩa thuần túy – tịnh quang – hiện diện trong khoảnh khắc mà không có bất kỳ ý niệm hay ý định nào, luôn luôn có sẳn trong sự chứng ngộ cái vắng mặt. Nó là bản tánh của tâm và thực tại.

 

I.3 Sự kết buộc hiển nhiên của Vắng mặt

 

  1. SỰ KẾT BUỘC VỐN THANH TỊNH CỦA TÁNH KHÔNG RỐT RÁO

 

Sự năng động của không gian là bản tánh của vắng mặt

kết buộc mọi kinh nghiệm không trừ cái gì;

như vật chất và năng lượng được kết buộc bởi không gian nguyên thủy,

thế nên mọi biến cố, tự hiện ảnh, được kết buộc bởi tánh Không.

 

Như mọi hình thức đời sống, vật chất và năng lượng, được kết buộc với nhau bởi cùng không gian nguyên thủy, năm trường tự chiếu hiện ảnh bên ngoài (của thấy, nghe, nếm, ngữi và xúc giác), cùng với những hình ảnh và ý tưởng tức thời giải thoát bên trong, được kết buộc bằng tánh giác tự phát sanh, cái này lại kết buộc với tánh Không tự nhiên thanh tịnh. Không có gì ở ngoài tánh Không nền tảng này, nó được gọi là “tạng hòa  nhập của Samantabhadra”.

 

Hãy để ta chỉ cho nghĩa xác quyết rốt ráo của toàn thiện tự nhiên!

 

Tất cả thân, ngữ, tâm của Phật là sự biểu lộ của bản tánh vô nhiễm của Samantabhadra, và bởi vì điều đó biểu hiện cho chúng sanh sáu đường trong trong sự đồng nhất của thời gian, không phân biệt với hình ảnh của chính ta, chúng sanh được “hòa nhập trong tạng của sai biệt”. Mọi biến cố mọi kinh nghiệm, hòa tan vào tạng không dựng lập của tánh đơn nhất và tánh Không. Tạng này là đại dương bao la của biểu lộ tự ta và mọi mạn đà la cá thể được chứa đựng trong đó từ ban sơ trong tạng Đại Ấn vô tướng này.

 

Hỡi đại nhân! Sự biểu lộ của ta thì không thể thấy, thông suốt, và hòa nhập mọi sắc tướng và âm thanh. Nó được gọi là “tạng bí mật” và sanh khởi tự động như Thân của Samantabhadra.

 

Sự biểu lộ của ta, sanh khởi khắp nơi từ tánh Không, được gọi là “tạng hòa nhập của thanh tịnh tự nhiên bao trùm tất cả” và nó sanh khởi tự động như Ngữ của Samantabhadra.

 

Sự biểu lộ của ta, sanh khởi tự động, như sự đồng nhất của mỗi lời nói và tư tưởng, được gọi là “tạng hòa nhập của nhớ, nghĩ trống không” và nó sanh khởi như Tâm của Samantabhadra.

 

Hỡi đại nhân! Người nam hay người nữ biết sự đồng nhất không thời gian của tất  chư Phật quá khứ, hiện tại, và tương lai thì hòa nhập vào tạng gọi là “tạng nhất thể của Samantabhadra”.

 

Trong thực tại này, như chính nó là,

sự biểu hiện không thời gian của nó, sự sáng rỡ vốn có của nó,

chiếu sáng như những tia sáng mặt trời

trong một bầu trời trong trẻo không mây;

bản tánh vô nhiễm hiện tiền này.

là tinh túy nhất thể chân thực,

là mạn đà la của ta.

 

Mọi ý thức hòa nhập,

mọi thực thể tách biệt tiêu dung,

mọi sự là tâm của Samantabhadra,

và Phật quả thoát khỏi mọi quan niệm này,

khi phá hủy đế chế của những dựng lập tinh vi,

cho phép ánh sáng không che đậy chiếu dọi;

nhưng bởi vì không có cái gì có thể thấy chính nó,

như thế ta không thể thấy.

 

Hỡi đại nhân! Mọi hình tướng là sự phô diễn của ta. Như thế ta, Samantabhadra, không tách lìa với tất cả chúng sanh, hoàn thành công hạnh lý tưởng trong mỗi cách khác nhau trong định tập trung gọi là “sự cạn kiệt mọi biểu hiện có thể có của sự trao truyền”, và trong đó ta không phân lìa khỏi không gian không biểu lộ.

 

Hỡi đại nhân! Hoạt động như vậy của ta được gọi là “tính đồng nhất đột khởi trong ba chiều kích của rigpa”, và ngụ ý cái thấy được gọi là “tánh giác nguyên sơ của toàn thiện tự nhiên”, trong đó nhân vô nhiễm là quả của Phật. Trong khoảnh khắc ấy, tánh giác nguyên sơ vô sanh của thân Phật của ta, trò phô diễn của ngữ Phật của ta, và hoạt động của tâm Phật của ta xuất hiện trong một pháp giới thống nhất. Sự biểu lộ của tánh giác bất động này xuất hiện tự nó; trong tiến trình làm sụp đổ kinh nghiệm, mọi thao tác hạn hẹp tự tan biến; thức đột khởi tự nhiên như bầu trời; làm chủ tinh túy trong những hình tướng cụ thể của nó, ta là Samantabhadra, “chủ của mọi mạn đà la”.

(Sáu Tạng)

 

Trong tiến trình khoảnh khắc đồng hóa mỗi kinh nghiệm với vắng mặt, những tập chú vào những phương diện của tâm được tự nhiên đồng hóa với tánh Không. Tánh Không là sự năng động trống không kết buộc mọi kinh nghiệm với vắng mặt. Đây là sự kết buộc tất yếu bảo đảm cho chúng ta cơ hội nhận biết tức thời bản tánh của tâm. Tính năng động của tánh giác là sự kết buộc không thể tránh của tánh Không nối kết hai cực chủ thể và đối tượng của mọi kinh nghiệm, và sự kết buộc này bao gồm một hòa tan không tránh khỏi của những hình tướng ngay khoảnh khắc sanh khởi của chúng.

 

Những mạn đà la của toàn thiện tự nhiên, hạnh lý tưởng được phát hiện là sự kết buộc của vắng mặt, như sự kết buộc phổ quát của tánh Không rốt ráo (xem câu 28), những kỹ thuật khác nhau và mọi nỗ lực trên con đường nguyên nhân tiệm tiến được chỉ cho là thiếu quyền năng:

 

  1. SỰ KẾT BUỘC CỦA VẮNG MẶT THẾ CHỖ NỖ LỰC LÝ TRÍ

 

Sanh tử chỉ là một đặt tên, nỗ lực hướng đích bị xói mòn;

và trong tánh Không không thể cải thiện hay hư hao,

giải thoát chỉ là một từ khác, và không có niết bàn:

cố gắng trong mười kỹ thuật không thành tựu điều gì.

 

Rigpa tự nhiên là ngây thơ với quy trình luân lý, đức hạnh và tật xấu không thể chạm đến.

 

Trong bản tánh của tâm vô sanh từ ban sơ,

bản tánh tối hậu của tư tưởng và trí năng được phát hiện.

Nội quán được ngôn ngữ hóa che giấu chân lý của nó,

tư tưởng lý tính được đẩy lên cao –

chắc chắn đó là một trong những địa ngục thấp.

Tin vào sự đặt tên và cơ cấu ngôn ngữ

xây dựng bởi trí năng, làm mờ tối thực tại –

có cái đối cực nào hơn cho bản tánh của tâm?

Tự do với mọi cưỡng bách, sanh tử và Niết bàn được giải thể,

có cái gì khác hơn là bản thân tánh toàn thiện tự nhiên?

(Kim xí điểu vĩ đại)

 

Mười kỹ thuật là quan kiến, giới samaya, quán đảnh, mạn đà la, những cấp độ chứng đắc, những con đường, hạnh lý tưởng, tánh giác nguyên sơ, mục đích và thực tại: mười kỹ thuật này được chứng ngộ là vắng mặt trong cái thấy của toàn thiện tự nhiên:

 

Tâm thanh tịnh như không gian,

và trong bản tánh của tâm như không gian,

không có cái thấy để trau dồi, giới nguyện để tuân thủ,

không có hạnh lý tưởng để nỗ lực,

không có tánh giác nguyên sơ để lột màn che,

không các cấp độ tâm linh, không con đường để bước.

không kinh nghiệm vi tế, không nhị nguyên, không hợp nhất,

và như vậy không có trao truyền tâm,

và, trong sự vắng mặt đánh giá, không có

sự giải quyết những giáo huấn:

đó là cái thấy tâm thanh tịnh của toàn thiện tự nhiên

(Nguồn tối thượng)

 

Hỡi đại nhân can đảm!

“Không có cái thấy để trau dồi”,

bởi vì gốc rễ của kinh nghiệm là chính mình

và người ta không thể thấy chính mình,

Ta dạy không có gì để thiền định về

và bởi thế không có cái thấy để trau dồi.

 

“Không có giới nguyện để tuân thủ”:

tâm không thể đè nén, không thể kiểm soát của chúng ta

là tánh giác tự phát,

một samaya không đòi hỏi tuân thủ.

 

“Không có hạnh lý tưởng để cố gắng”:

Không có thời gian, toàn thiện tự nhiên thế chỗ cho nhân quả,

và bởi vì hạnh lý tưởng là một quả được tiên đoán trước

của một nhân,

và toàn thiện tự nhiên không sản sanh hiệu quả

không thể có hạnh nào để cố gắng;

và bởi thế ta dạy “không có cố gắng cho hạnh lý tưởng”.

 

“Không có con đường để bước”:

tất cả chư Phật ba thời

và tất cả chúng sanh ba cõi

bước chung một đường, con đường của tâm thanh tịnh,

Phật và chúng sanh là một trong tâm thanh tịnh

và tâm không có đường để bước trong tâm.

 

“Không có những cấp độ tâm linh để tịnh hóa”:

với những người mong muốn giải thoát nhờ vào tịnh hóa

trên cấp độ này của thực tại trống không của tâm thanh tịnh,

trên cấp độ này của thực tại trống không của tâm thanh tịnh,

ta không hề dạy những kỹ thuật tịnh hóa.

 

“Tánh giác nguyên sơ không thể được quan niệm

như một đối vật”:

trường khách quan luôn luôn là tánh giác tự phát,

và tánh giác không thể lấy tánh giác làm một đối vật.

(Nguồn tối thượng)

 

Bị đóng ách vào sự kết buộc phổ quát của vắng mặt, sanh tử và Niết bàn chỉ là những cái tên. Đặc biệt, sự kết buộc của vắng mặt ám chỉ sự vắng mặt của mười kỹ thuật (câu 11). Sự kết buộc phổ quát của vắng mặt buộc chúng ta chẳng làm gì cả:

 

  1. KHÔNG HÀNH ĐỘNG LÀ SỰ KẾT BUỘC HIỆN THỰC

 

Những thực tập làm kiệt sức bắt phải chiến đấu và căng thẳng,

với sản phẩm non yểu, như lâu đài cát của đứa trẻ.

và hơn nữa, mọi cố gắng đạo đức,

mọi kinh nghiệm bị bắt vào sự kết buộc của vắng mặt từ ban đầu.

 

Thực hành thiền định mật thừa gồm một tiến bộ thứ lớp từ giai đoạn sáng tạo đến tánh Không (mục tiêu của giai đoạn thành tựu) có thể tỏ ra vững chắc trên cấp độ quy ước như huyễn, nhưng một cách rốt ráo, bằng sự thấu hiểu vắng mặt, tất cả nỗ lực với trung gian của thân, ngữ, tâm như vậy giống như một lâu đài bằng cát. Thiền giả buộc mọi nỗ lực và quy định luân lý vào sự không hành động tối thượng thay cho mọi thực hành giả tạo:

 

Tâm thanh tịnh thì không thể dò, ai biết mục tiêu của nó?

Cái gì là đức hạnh vô nhiễm?

(Kim xí điểu vĩ đại)

Không hành động là nguyên lý,

Thế nên hãy cố gắng không nỗ lực!

(Nguồn tối thượng)

 

Hơn nữa:

 

Hỡi đại nhân!

Chúng ta cố gắng thiền định bởi vì muốn cái tuyệt hảo,

nhưng cố gắng nào cũng ngăn chặn chứng đắc;

tuyệt hảo từ ban đầu, tuyệt hảo là tự phát sanh

và thiền định làm méo mó sự năng động của Phật;

nếu chúng ta cố gắng nghĩ ra giác ngộ,

chúng ta sẽ không gặp bản tánh chân thật

của chúng ta trong một đại kiếp.

 

Hỡi đại nhân, hãy lắng nghe!

Chớ cố gắng tập trung!

Chớ cố gắng biểu hiện tánh giác nguyên sơ!

Vô ích khi trì tụng thần chú hay những chủng tử tự.

không cần thiết làm những cử chỉ nghi lễ bằng hai tay,

hay quán tưởng sự phát ra và thu vào của ánh sáng.

Những trò chơi trẻ con ấy như xây lâu đài bằng cát,

chống lại thực tại giản đơn, không thi thiết của ta.

Chỉ ở yên đây, tính tự phát thường hằng ở đây,

chỉ ở yên tự nhiên, không giả tạo cái gì;

không tìm kiếm, ở yên như chúng ta vẫn là,

không hành động được phát hiện như hoạt động tối thượng;

và chứng ngộ cái đó, chúng ta bỏ những hành vi chủ ý,

không làm gì, chúng ta ở với zing (tánh Như) của thực tại!

Bất cứ ai nghỉ ngơi nơi sự vật như chúng là

đạt đến toàn thiện không sai sót.

Cái là thật trong bản tánh không lầm lạc,

không giả tạo của chúng ta

và thực tại là tinh túy không sai chạy của nó:

không có “Phật quả”, chỉ thực tại như nó là.

(Nguồn tối thượng)

 

Ở đây hình ảnh lâu đài cát ám chỉ đặc biệt đến tiến trình thiền định quán tưởng của giai đoạn sáng tạo hay phát triển. Chúng ta không nói một cách quyết liệt phải từ bỏ thực hành mật thừa, nhưng ở đây mahayoga (cái thứ nhất của cách tiếp cận bên trong) được xem là phản tác dụng trong Đại Toàn Thiện. Thiền giả atiyoga, ngược lại, ở một cách không cố gắng trong không gian của thực tại. Atiyoga là sự kết buộc của tham thiền tự nhiên (năng động của Phật) trong không gian của vắng mặt nơi không có bắt buộc làm điều gì trên một con đường nguyên nhân. Tuy nhiên, nhân quả và nỗ lực, dĩ nhiên cũng được kết buộc vào vắng mặt:

 

  1. KẾT BUỘC THOÁT KHỎI CỐ GẮNG HƯỚNG ĐÍCH

 

Bây giờ, thiền giả atiyoga, thiền giả của tinh túy,

từ bỏ mọi kỹ thuật tạm thời

được thiết kế cho những trẻ em thẳng tắp nơi nhân quả

trên con đường bậc thang kém hơn,

và kết buộc sự năng động của rigpa

thay thế mọi kỹ thuật thông thái

vào cái ách của bầu trời không hành động.

 

Khi chúng ta chưa trưởng thành, tám lối tiếp cận thấp có vẻ cung cấp kinh nghiệm vững chắc (pháp, dharma), nhưng khi lớn lên, chỉ thực tại duy nhất (pháp) quan trọng là sự trọn vẹn của Ati, sống trong tại đây và bây giờ, nơi mọi xung đột và ý định, mọi kinh nghiệm tự nhiên tiêu dung và nơi đó hiện thể thanh tịnh tự nhiên thành tựu.

Thiền giả chứng ngộ rigpa nội tại vốn sẵn và toàn thiện tự phát của hiện thể thanh tịnh và ở trong dòng tự nhiên không có cố gắng trong mười kỹ thuật:

 

Hỡi đại nhân!

Tâm thanh tịnh là vua của những vị vua!

Mọi sự được làm ra là được làm bởi tâm thanh tịnh

và không có gì được làm ra khác hơn tâm thanh tịnh.

tâm thanh tịnh thì không lỗi lầm từ vô thủy

luôn luôn hiện hữu, không hề sai khác,

và cái không sai khác không thể được cho là đúng hay sai,

và mọi tiến trình lý trí được thế chỗ.

Chúng ta có thể không biết sự toàn thiện không thời gian của nó,

nhưng nếu chúng ta cố gắng đạt đến nó

bằng nỗ lực tham thiền chủ ý,

thì không có chướng ngại nào lớn hơn cho sự hiện diện thanh tịnh

và trọn vẹn.

 

Với tâm không trụ, không suy nghĩ, không bó buộc,

tự nhiên an trụ trong trường nhất như không ý niệm,

trọn vẹn và toàn thiện từ ban đầu, không chút ước nguyện,

người sống trong lạc thú thanh tịnh như thế,

trở thành tinh túy của mọi kinh nghiệm.

 

Không phân biệt giữa mình và những người khác,

tinh túy đơn nhất ấy hòa nhập tất cả và mỗi một sự,

không sờ nắm được, sáng chiếu là tâm Phật không thời gian,

không che đậy, nó tượng hình tâm của tất cả chúng sanh.

Hỡi đại nhân, hãy lắng nghe!

Ta, nguồn tối thượng, thỏa mãn mọi nhu cầu của chúng sanh

và điều ta làm, không cần bắt chước.

Ta không ban giáo huấn tạm thời,

vì mọi sự hữu hạn là toàn thiện trong ta.

Trọn vẹn và toàn thiện từ sơ thủy,

trau dồi cái thấy và thiền định là vô ích;

trắng sạch từ lúc ban đầu

cố gắng giữ gìn những lời nguyện chẳng có nghĩa gì.

 

Tất cả và mỗi sự an trụ trong hiện hữu toàn diện không thời gian,

cố gắng cho hạnh lý tưởng thì hoàn toàn vô ích.

Tánh giác tự phát không có đối tượng

Thế nên không ích gì khi tìm kiếm tánh giác rigpa.

 

Do là một, nhất thể của lạc thú thanh tịnh

và hiện thể thanh tịnh với tâm,

trong sự vắng mặt của ba thời,

vị thầy, giáo lý, chúng hội, thời gian, nơi chốn,

tất cả những cá biệt, tất cả thời gian và nơi chốn, là một

và bởi vì tất cả là một, mọi sự là toàn thiện và trọn vẹn trong ta,

và bởi vì toàn thiện tự nhiên là toàn thiện và trọn vẹn trong ta,

như đã nói trước, ích gì để nỗ lực hoàn thành

cái thấy, hạnh lý tưởng, giới nguyện, các cấp độ

và các con đường.

Không biết như thế, nếu chúng ta cố gắng cưỡng ép nó,

chúng ta xâm phạm thực tại vượt khỏi nhân quả,

chúng ta thất bại, không gặp lạc thú thanh tịnh

của không hành động,

và làm cho mình ngu ngốc bởi căn bịnh thực hành.

Hơn nữa, bởi vì toàn thiện tự nhiên thế chỗ nhân quả

không phải là một đấu trường ngắt quảng được mất,

hành giả sau phải thực hành trên

con đường nguyên nhân tiệm tiến

Những thiền giả kém may mắn này,

không thể chứng ngộ toàn thiện tự nhiên,

giữ lấy giáo lý tạm thời của những con đường nguyên nhân.

Nếu ta phát lộ sự toàn thiện của lãnh vực hoạt động

không thời gian của chúng ta,

cho những người khăng khăng theo nhân quả,

tự đánh giá thấp khả năng của tự tâm họ

họ sẽ cường điệu hoặc chê bai nó,

và rơi vào sáu nẻo sanh tử.

(Nguồn tối thượng)

 

 “Không làm gì” là hành động thực tiễn, ngụ ý sự tan biến tự nhiên mọi xung đột và ham muốn, ép buộc và thói quen. “Không làm gì” không phải là một đời sống thụ động không hoạt động, bởi vì sự năng động của rigpa là một tương tục của tính sáng tạo tự phát và đồng thời (xem câu 74 và 75). Những thực hành và lối sống tu viện hay mật thừa không cần phải từ bỏ. Quy tắc là từ bỏ mọi căng thẳng của tham vọng, và nỗ lực có chủ ý, được cam kết. Những yếu tố của mười kỹ thuật có thể giữ như vỏ bọc ở ngoài của hành động, nhưng bây giờ thái độ là không hành động, không phản ứng của bầu trời.

Tư tưởng lý tính để đạt những tham vọng và hạnh kiểm được quy định đưa chúng ta vào vòng sanh tử:

 

  1. SỰ HỨA HẸN CỦA HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐÍCH LÀ LỪA DỐI

 

Hành động chủ ý thì lừa dối – hãy nhìn vào sanh tử phản bội!

Chuyên cần làm hư hỏng – hãy xem vòng khổ đau lẩn quẩn!

Không đức hạnh cũng không tật xấu nào có thể dừng

sự quay của bánh xe,

và khuynh hướng tích tập nghiệp có thể dẫn lên hay xuống,

nhưng nó không cho cơ may giải thoát khỏi hiện hữu sanh tử.

 

Chương trình hành động nào, dù thân, ngữ, tâm chúng ta theo đuổi, chúng ta đều bị đánh lừa mất rigpa bởi sự vô minh cho rằng những hình tướng đa phức như huyễn của khoảnh khắc là sản phẩm của những đời quá khứ. Cố gắng cá nhân nào cũng che khuất tinh túy của rigpa và tái sanh trong sáu nẻo, do nghiệp của nỗ lực hướng đích dù tốt, dù xấu – hãy nhìn những thay đổi của sanh tử!

 

Quá khôn ngoan, bị đánh bởi cây gậy của chính mình,

chúng ta không thể vượt khỏi ba cõi

        (Kim xí điểu vĩ đại)

 

Khát khao lạc thú thanh tịnh là một bệnh bám chấp;

nếu nó không được chữa bằng phương thuốc bá bệnh

của tánh Như thanh thản,

cho dù những trạng thái cao cấp từ nguyên nhân sanh

cũng bị ô nhiễm bởi đam mê,

và vòng lẩn quẩn tiếp nối, không tìm thấy an lạc.

   (Nguồn tối thượng)

 

Trong sự vắng mặt của phân biệt đạo đức, chúng ta quy thuận một cách tự động vào bản thân thực tại:

 

  1. KHÔNG HÀNH ĐỘNG LÀ HÒA NHẬP VÀO TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA HIỆN THỂ THANH TỊNH

 

Đối với người mà dòng chảy tốt xấu ngừng trong họ

không có nhị nguyên hợp nhất và tách lìa đối với thực tại,

và thiền giả ấy, chắc chắn trong sự bí mật vĩ đại,

đạt đến trạng thái tự nhiên của

toàn thiện bổn nguyên cách không cố gắng

và an trụ vĩnh viễn trong vương thành của thanh tịnh.

 

Rời khỏi ý thức luân lý, thiền giả không lìa khỏi tánh Không rạng rỡ của rigpa, trong sáng như bầu trời, “hộ trì vương thành của hiện thể thanh tịnh”, và người ấy ở lại thường trực trong phẩm tính bổn nguyên của thanh tịnh tự nhiên không hành động.

 

Thực tại không căn cứ, không gốc rễ này,

chỉ để nó như thế – kỳ lạ biết bao!

       (Đống ngọc)

 

Mọi cái xuất hiện là một

và cứ để cho không ai có thể cố gắng thay đổi nó!

Trong sự oai nghi của bình đẳng không thêm bớt

là tính năng động của hiện thể thanh tịnh vô niệm.

     (Nguồn tối thượng)

 

Quán chiếu vào tánh Không của tư tưởng kết buộc mọi kinh nghiệm vào vắng mặt:

 

  1. TÓM TẮT SỰ KẾT BUỘC CỦA VẮNG MẶT

 

Thế nên, trong mỗi khoảnh khắc của một sự cố xảy ra,

ai nhận biết ngôn ngữ của phóng chiếu thiên lệch

và cố gắng hướng đích theo phân biệt

là không thực, và như bầu trời không hành động,

người ấy bắt nhốt mọi kinh nghiệm trong cái chuồng của vắng mặt.

 

Mọi thế giới của sanh tử và Niết bàn – điểm bắt đầu, trong tiến trình, hay kết quả – và mọi hình ảnh, âm thanh và tư tưởng phóng chiếu, là một chiếu hiện của rigpa, và ngay khoảnh khắc xuất hiện, nó được hiểu là một ảo ảnh như bóng trăng trong nước ngay khi có sự phản chiếu của trăng thì nó được bắt vào cái không hiện hữu. Bởi vì, rigpa là cái không sáng rỡ như bầu trời, nó được biết như không gian vốn sẳn và quang minh không hư hoại của sự sáng rỡ tự nhiên của không thiền định.

 

Hỡi đại nhân! Nguyện vọng chứng ngộ tâm thanh tịnh

chỉ có thể được đáp ứng qua một vắng mặt của khát khao,

thế nên chớ cố gắng để an trụ trong nhất như vô niệm;

nhưng thư giản dễ dàng trong một trường không phân biệt,

hãy tự nhiên trong không gian không khởi động!

 

Tâm là tinh túy của trạng thái tự nhiên,

nơi mọi kinh nghiệm được biết bởi zing (tánh Như) của nó.

Hãy để cho không ai có thể sữa sang

sự toàn thiện tự nhiên của nó!

Hãy để cho không ai chứng ngộ cái gì khác

với khuôn mặt tự nhiên của nó!

 

Hỡi đại nhân, hãy nghe!

Chư Phật đời quá khứ

không tìm kiếm cái gì ngoài tự tâm,

không thay đổi cái gì khỏi “chỉ là thế”;

không trau dồi trạng thái được thiết lập nào

tâm được chứng ngộ không có khái niệm:

chư Phật hiện tại và vị lai

cũng sẽ chứng ngộ nó bằng nhất như vô niệm.

      (Nguồn tối thượng)

 

Quyết định giải quyết bằng vắng mặt là một chủ đề của toàn thiện tự nhiên, hàm ý sự nhận biết không thể đảo ngược bản tánh không hai của tâm. Ở đây tiến trình bề ngoài của tri giác nhị nguyên được giải quyết trong vắng mặt: mọi khái niệm, phiền não, và nỗ lực đều được giải quyết trong vắng mặt. Như là giải quyết được đạt đến trong cái thấy không khái niệm về nhất như, không có chuyển động của thực thể được phóng chiếu, ý niệm thời gian tuyến tính được thế chỗ. Quyết định giải quyết này là một đỉnh cao trong mỗi khoảnh khắc, môt sự tiêu dung không bao giờ chấm dứt. Trong cách này, theo một cách kinh nghiệm, quyết định giải quyết, trong một cách nói, là “nhảy qua” những hình tướng nhị nguyên, xung đột, bề ngoài có vẻ cụ thể của khoảnh khắc:

 

I.4 Giải quyết trong vắng mặt

 

Sự vắng mặt được thiết lập vừa cả theo cách kinh nghiệm vừa theo cách trí thức, một lần và cho tất cả, rằng mọi kinh nghiệm là không thể chất, vô tự tánh.

 

  1. NHỮNG TIN TƯỞNG CỰC ĐOAN ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TRONG SỰ VẮNG MẶT NỘI TẠI CỦA CHÚNG

 

Giải quyết trong vắng mặt là trái tim của vấn đề:

tất cả những sự việc khác nhau của sanh tử và niết bàn

trong sự vắng mặt nội tại của chúng làm nhầm lẫn

chúng có hiện hữu,

trong sự xuất hiện không ngừng của chúng làm nhầm lẫn

chúng không hiện hữu,

không hiện hữu cũng không chẳng hiện hữu,

không cả hai cũng bị bác bỏ.

Trong sự vắng mặt nội tại của xác định và phủ định,

thực tại, không thể định nghĩa, không thể chỉ định như là

một vật gì.

 

Bởi vì rigpa và mọi kinh nghiệm sanh khởi trong nó không có bản tánh nội tại nào, nó siêu vượt hiện hữu. Nhưng bởi vì nó xuất hiện không ngừng, nó vượt khỏi không hiện hữu. Bởi vì nó chẳng hiện hữu cũng chẳng không hiện hữu, không thể vừa cả hai, và như thế không thể vừa hiện hữu vừa không hiện hữu – nó làm nhầm mọi diễn tả.

Ngay trong khoảnh khắc xuất hiện, bất cứ cái gì sanh khởi trong tính năng động Phật thì bốn cách thế niềm tin cực đoan (bốn câu) đều tan chảy:

 

Như một phản chiếu lung linh trong nước

sự xuất hiện không đơn giản là không hiện hữu,

mà cũng chẳng không hiện hữu –

vượt khỏi hiện hữu và cả không hiện hữu,

thiền giả không nói vu vơ trong tâm.

Bản thân rigpa là vô sanh

và những hình tướng không hề kết tinh;

những hình tướng của rigpa thì không thể nắm bắt

và quả của rigpa thì không thể tạo tác.

    (Tánh giác tự khởi)

 

Giải quyết không thể đạt được bằng cách đè ép khuynh hướng bám nắm vào bất cứ gì xuất hiện cho là cụ thể có thật; nhưng sự bám luyến vào tư tưởng  khái niệm chỉ tan biến khi chúng ta nhìn vào những trạng thái cố chấp của chúng ta và của những người khác bằng thương xót và rộng lòng. Không khoan dung tan biến khi chủ nghĩa lý tưởng tự nhiên được giải quyết trong lòng bi căn bản:

 

  1. VƯỢT KHỎI BÁM NẮM: GIẢI QUYẾT CỐ CHẤP BẰNG LÒNG TỪ

 

Thế nên thực tại là tánh thanh tịnh bổn nguyên,

nhưng những trẻ con không để ý đến điều đó

bị vướng mắc vào những quan niệm và ý kiến của chúng.

Điên cuồng biết bao khi tin vào những ý nghĩa cụ thể!

Buồn biết bao nhiêu khi tin vào cái tôi thực sự vắng mặt!

Chán biết bao nhiêu khi tạo một luận chứng từ hư không!

Thương biết bao nhiêu những người tin tưởng nhiệt thành ấy,

những người di cư vĩnh viễn trong sanh tử!

 

Mắt bên trong của chúng mù quáng bởi các ý kiến quy ước khác biệt về tôn giáo, những đứa trẻ không thấy thực tại của không hành động không có hoạt động phân biệt nào. Cố chấp vào một trong tám lối tiếp cận thấp, chúng khổ sở do tin và tranh đấu cho một ý niệm tự ngã nhuộm màu ý thức hệ của chúng. Chúng ta thương cho những người di cư ấy trên bánh xe của vòng sanh tử, bị giam giữ trong nhà tù nhị nguyên.

 

Bằng cách thực hành thiền định để đạt tỉnh thức

chúng ta đánh mất tánh giác vô tư bên trong;

bằng cách trau dồi đức hạnh quy ước

chúng ta đánh mất sự có mặt vô niệm vốn sẵn của chúng ta;

bằng niềm tin vào lời, chữ

chúng ta đánh mất lá bùa thống trị bí mật không lời;

bằng niềm tin vào sống và chết

chúng ta đánh mất bản tánh không sanh không diệt của chúng ta.

 

Bằng sự chớp lóe của mọi loại mong muốn, ý định

chúng ta đánh mất chiều kích vô niệm của hiện thể thanh tịnh;

bằng cách tin vào sự ngu muội sanh tử của mình

chúng ta đánh mất sự sáng tỏ toàn diện

của chiều kích hưởng thụ toàn thiện;

bằng bám luyến vào hình tướng xác thân chúng sanh

chúng ta đánh mất Phật tánh của họ trong chiều kích huyễn hóa

 

Bằng cách tri giác ba chiều kích này như là số nhiều

chúng ta đánh mất bản tánh bản nhiên của chúng;

bằng cách phân chia cái thấy và thiền định

chúng ta đánh mất bản tánh nhất thể

không thể phân chia của chúng;

Bằng cách nhìn mọi kinh nghiệm hiện tượng là tâm

chúng ta đánh mất tính hiện thực phổ quát của rigpa.

Nhưng trong hiện diện nền tảng

và toàn thể chúng ta không đánh mất gì cả,

thế nên làm sao chúng ta có thể quan niệm lỗi lầm hay che ám?

Không hề có lỗi lầm hay màn che nào

và hiện thể thanh tịnh không bao giờ bị che khuất,

thế thì có phiền não ngấm ngầm nào để nhị nguyên hóa!

 

Hiện thể thanh tịnh là tính tự phát vô sanh,

thế thì có mê mờ nào để tìm kiếm nó như là cái gì đặc biệt!

rigpa là vô sanh và không lay động,

thế thì nhọc gì diễn tả nó!

Thiếu quán tự phát vào tánh Không,

đáng thương thay trí năng mê loạn của chúng ta!

(Gương tâm của Samantabhadra)

 

Bốn tin tưởng cực đoan (bốn câu) là cốt lõi của mọi mệnh đề chứng minh, chính chúng khiến chúng sanh sáu cõi bị giam nhốt trong sanh tử vì những ý kiến của họ. Thiền giả sống trong vắng mặt thì những thành kiến về những khiếm khuyết lỗi lầm của mình và người khác dễ dàng tiêu tan bởi lòng bi với khốn khổ của sanh tử. Tương tự sự bám luyến tiềm ẩn về người và vật để tạo ra những cái tôi và sự vật “ở ngoài kia” tiêu tan vào tình thương tự phát. Hay sự bám luyến tiêu cực đưa đến xung đột cải cọ được nhìn bởi lòng bi như là những việc do không biết bản tánh của tâm. Như Long Thọ, thiền giả không có vị trí nào để bảo vệ, thế nên sự bám chấp của chúng ta  không có đất sống. Sự cảnh báo bi mẫn của Samantabhadra gởi cho những người Phật giáo nỗ lực giác ngộ như mục tiêu đạt đến trong tương lai.

 

  1. GIẢI QUYẾT VƯỢT KHỎI QUY ĐỊNH ĐẠO ĐỨC

 

Trắng hay đen, đức hạnh hay xấu xa,

mọi đám mây đều che mặt trời của rigpa nội tại.

Căng thẳng bởi tia chớp nỗ lực phân biệt lừa dối,

cơn mưa lớn không dứt của thỏa mãn và buồn khổ dối lừa,

thấm đẫm những hạt giống của sanh tử,

làm chín mùa màng của sáu cõi,

và chúng ta thương mọi chúng sanh bị hành hạ!

 

Tia chớp của tranh đấu căng thẳng từ chối cái xấu và trau dồi cái tốt đánh qua những đám mây, và cơn mưa sướng khổ trút xuống. Thiền giả thấu hiểu thực tại thanh tịnh của khoảnh khắc cảm thấy lòng bi cho vô số kẻ lang thang trong sanh tử không dứt.

 

Thiếu một một nền nâng đỡ không do tạo tác

thân vật chất ngăn giữ ánh sáng;

thiếu một tâm không thiên lệch

ý kiến tự quyết đoán ngăn chặn trạng thái tự nhiên;

thiếu xác tín vào tự do tối hậu của không hành động

mong mỏi bồn chồn ngăn che chứng ngộ;

thiếu sự thư giản tự nhiên không thể dò

dựa vào con đường nguyên nhân làm tối rigpa.

       (Kim xí điểu vĩ đại)

 

Đại sư Trung hoa Hashang cũng dạy chân lý rằng mây trắng và mây đen đều che tối mặt trời, tâm hẹp hòi không thể chứa chân lý. Sự thật rốt ráo được dấu kín với những người theo lối tiếp cận tiệm tiến, thấp kém, bởi vì họ không thể hiểu và họ sẽ làm hư hỏng nó và rơi vào một tái sanh thấp kém vì nghiệp ấy.

 

“Chớ nói một lời về điều này trong những chúng đệ tử và ẩn sĩ. Nếu người hỏi tại sao thì bởi vì họ sợ hãi và ngất xỉu khi nghe nó. Họ sẽ nghi ngờ những tantra bí mật và bỏ qua, và rồi sa vào địa ngục. Thế  nên chúng ta không nên nói cho họ, thậm chí không đề cập đến giáo lý ấy khi có mặt họ”. Ngữ Kim Cương hỏi: “Bạch Thế Tôn, tại sao như thế?” và Thế Tôn trả lời: “Những đệ tử và ẩn sĩ tâm nhỏ hẹp không thể trở nên pháp khí thích hợp với những tantra trong thời gian lâu dài. Không dễ cho họ hiểu toàn thiện tự nhiên như một con lạc đà mà có thể chui qua lỗ kim”

     (Đống ngọc)

 

Hashang Mahayana, một Thiền sư, ủng hộ giáo lý “đốn ngộ” trong cuộc tranh luận ở Samye vào thế kỷ thứ tám, đã dùng hình ảnh nổi tiếng là mặt trời đều bị che bởi mây trắng hay mây đen. Trong mắt những người theo thứ lớp, những người đã tạo thành dòng chính thực dụng của Tây Tạng, giáo pháp này là một hệ hình của tư tưởng dị giáo, đó là một lý do khiến nó được che giấu với những đồng đạo đương thời (xem câu 116).

Điều những đệ tử của Đại Toàn Thiện chúng ta thực sự cần là một lời dạy để giải quyết sự nhị nguyên của điều kiện nguyên nhân trong sự tức thời không giới hạn của khoảnh khắc:

 

  1. LỜI KHUYÊN VỀ GIẢI QUYẾT NHỊ NGUYÊN LUÂN LÝ

 

Trong sự phân tích rốt ráo,

một sợi xích bằng vàng và và sợi dây gai đều là trói buộc,

thế nên cái thiêng liêng và cái thế tục cả hai đều nô lệ hóa chúng ta;

cũng như mây trắng và mây đen đều che tối,

đức hạnh và thói xấu cũng che khuất rigpa:

thiền giả hiểu điều đó

thúc dục giải thoát khỏi sự điều kiện hóa của đạo đức.

 

Rigpa nguyên sơ thì thanh tịnh, đơn giản và trần trụi như lõi của mặt trời không gì chạm đến được, hoàn toàn vô tướng và siêu vượt. Nhưng mọi giáo điều, bám chấp và nỗ lực đều che khuất và trói buộc nó, như những đám mây trắng và đen đều che lấp, và dây xích bằng vàng hay sợi dây thừng bằng gai đều cột trói.

 

Xích vàng và dây gai đều trói buộc

         (Viên ngọc chữ đồng)

 

Hãy hiểu rằng rigpa không thể định nghĩa bằng trí năng. Theo đó, hãy đối xử với mọi sự như không thể lìa khỏi tánh giác rigpa và không cố định, trú tại nơi nào cả! Hãy xem mọi sự như là bỏ ngỏ! Hãy xem mọi sự như là không nguồn gốc! Hãy xem mọi sự và mỗi sự là vô sanh bất động! Hãy kinh nghiệm mọi đến và đi là không hai! Hãy tri giác kinh nghiệm không hai (rigpa) là tự do tối hậu và toàn triệt! Hãy biết mọi kinh nghiệm tự do khỏi khái niệm và vô niệm! Hãy chứng ngộ mọi kinh nghiệm không động lìa khỏi sáng tỏ tự nhiên.

                                                              (Gương tâm của Varjasattva)

 

 

  1. GIẢI QUYẾT CĂN BẢN

 

Khi tánh giác sanh khởi từ bên trong

đêm tối của nhân quả lùi xa,

những đám mây nhị nguyên luân lý chảy tan

và mặt trời của chân lý bất nhị mọc lên trong trường thực tại.

Đây là giải quyết tối hậu,

do sự vắng mặt của mười kỹ thuật,

được đề cao vượt khỏi mọi lối tiếp cận tiệm tiến.

 

Khi tâm bị điều kiện hóa tự tan vào hiện thể thanh tịnh vốn có như không gian, như bóng tối tan biến lúc bình minh, và mọi khái niệm tốt xấu chảy tan như những đám mây bay hơi mất, bấy giờ tâm tinh túy tịnh quang mọc lên trong trường thực tại như mặt trời giữa bầu trời trong trẻo, bình thường.

 

Tâm thanh tịnh này, tinh túy cùng khắp –

toàn thiện bổn nguyên tự nhiên;

thế nên sự dấn thân vất vả vào mười kỹ thuật

là không cần thiết, dư thừa.

 

Bản tánh của ta giống như không gian nguyên thủy:

hiện hữu trong không gian thanh tịnh,

chúng ta không cần nỗ lực với nó;

hiện hữu trong không gian thanh tịnh, cố gắng của chúng ta

thì trống không như không gian;

không gian sáng tạo tất cả thì siêu vượt khỏi mọi nỗ lực.

Tâm thanh tịnh, tinh túy cùng khắp, giống như thế

thế nên siêu vượt mọi hoạt động hiểu biết

Ta không thể dò thấu, không thể trau dồi.

Tất cả mười kỹ thuật cũng đều được siêu vượt như vậy,

thế nên không có gì có thể làm để ảnh hưởng ta.

Những ai cố gắng tiếp cận ta trên một con đường nguyên nhân,

mong muốn bắt một thoáng thấy khuôn mặt ta,

tìm kiếm ta qua mười kỹ thuật,

rơi thẳng xuống đất như một người đi trên trời bị gãy chân,

rơi xuống do nỗ lực cố ý của họ.

(Nguồn tối thượng)

 

Trong bối cảnh nơi hành giả nỗ lực cho “giác ngộ” qua mười kỹ thuật (và trong mọi loại nỗ lực chữa trị tâm lý khác, v.v…), khi sự vắng mặt vốn có sẵn trong hình thức của sự nỗ lực của người ấy trở nên rõ ràng thì một phát hiện tối hậu bản tánh của tâm có thể xảy ra (xem 11 và 30). Những tìm kiếm và cố gắng ngăn che thành tựu.

 

Trong khoảnh khắc của trực giác tự phát về vắng mặt, bản tánh của ý tưởng được giải quyết như là cái nhìn thấy thanh tịnh, chức năng nhị nguyên của tâm khái niệm được dừng lại và mọi kinh nghiệm được tiêu dung bởi chiều kích số không của hiện thể thanh tịnh.

 

  1. Ý TƯỞNG ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TRONG CÁI NHÌN THẤY THANH TỊNH

 

Samadhi vô tướng không có trường thiền định nào,

rigpa nội tại nguyên sơ, đơn giản

tiêu dung tất cả sự cố trong giải quyết hoàn hảo,

và tất cả kinh nghiệm cạn kiệt, tự chúng tiêu tan.

Bởi vì tiêu hết hay không tiêu hết được giải quyết trong vắng mặt,

hiện hữu của nó như không thể diễn tả thì không có vấn đề.

Cái đang là, là một toàn cảnh không điểm quy chiếu bao la,

mọi kinh nghiệm tiêu dung, không có tâm!

và đó là sự thích thú của thiền giả!

 

Một trường  của không gian năng động

hòa nhập quá khứ, hiện tại, và tương lai,

một trường thực tại tổng thể không chia cắt,

đây là cảnh giới mà tất cả chư Phật và các vidhyadhara chia sẽ.

 

Rigpa, tiêu dung tất cả trong sự đơn giản trần trụi của nó, là tính năng động của hiện thể thanh tịnh trong phẩm chất bẩm sinh, tiêu dung tất cả kinh nghiệm trong thanh tịnh bổn nguyên không có điều kiện. Thiền giả ati chứng ngộ rigpa này trong tự do không có điểm quy chiếu chia sẻ một cảnh giới chung với tất cả chư Phật và các đại thiền giả. Các vị chia sẻ chung trường ý tưởng, những ý tưởng mọc lên một cách tự do không giới hạn không trụ trước, “một tâm vô tư mở bày niềm vui thanh tịnh”.

 

Trực giác về samadhi tự nhiên, không thiền định:

Thực tại bị đóng kín bởi thiền định tập trung,

trong khi trong samadhi tự biểu lộ, tự do với động cơ,

thực tại, không dựng lập, thì như hư không,

và không có ý tưởng nào đạt đến trường của cái thấy thanh tịnh.

Thoát khỏi bốn niềm tin cực đoan, Phật là rigpa nội tại:

vượt khỏi có và không là hiện thể thanh tịnh

và Phật quả duy nhất vượt khỏi mọi tính toán,

và hiện thể thanh tịnh thấy xác định và phủ định là một,

và rigpa nội tại thể hiện lạc phúc tự nhiên vượt khỏi niềm tin!

          (Sư tử chồm)

 

Rồi trực giác thực tại, niềm vui tuôn ra dễ dàng:

Lạc thú trực giác toàn thiện tự nhiên,

mạn đà la bất động, không quy chiếu bao la này!

       (Trưng bày nhiều ngọc)

 

Thế chỗ những tiến trình tư tưởng đối tượng hóa, kinh nghiệm tối hậu vượt khỏi trí năng. Bản chất quy chiếu của tư tưởng được giải quyết dứt khoát, ý niệm thời gian tuyến tính được thế chỗ và niềm vui sanh khởi (xem câu 18, 23 và 56). Thoát khỏi những biên bờ của tính nhất thời, suy nghĩ khai mở như là sự nhìn thấy thanh tịnh hay tưởng tượng sáng tạo của Samantabhadra hay “Phật quá khứ, hiện tại và tương lai”. Nó được phát lộ bởi sự trầm mình không ý định vào bản tánh của tâm, không gian trống không của trung đạo.

Với sự giải quyết kinh nghiệm vào tánh Không, ý tưởng quy ước của ngôn ngữ cũng được thế chỗ. Không có nhị nguyên trong toàn thiện tự nhiên:

 

  1. GIẢI QUYẾT TRONG TÁNH KHÔNG VÔ DANH

 

Tạng không hỗn hợp, không phân chia, bất biến,

tạng của tánh giác tự phát vượt khỏi nỗ lực

tạng không thể diễn tả, nơi đặt tên là một trò cười,

đây là không gian không hành động của Samantabhadra,

nơi những hình tướng trống không không tốt không xấu.

Vắng mặt được vật hóa như sự vật là phóng chiếu mê lầm;

nhưng  ngay trong khoảnh khắc phóng chiếu

không có mê lầm và không mê lầm

và mọi sự được giải quyết trong tính không tên gọi:

đó là con đường của toàn thiện tự nhiên.

 

Bất cứ kinh nghiệm tốt hay xấu của sanh tử hay niết bàn xuất hiện trong không gian của Samantabhadra thì thật sự vắng mặt từ lúc bắt đầu, thế nên hiện hữu của nó chỉ là đặt tên. Rồi hiện hữu do đặt tên ấy tự tan biến vào thực tại không có tên gọi.

 

Sáng rỡ, không có một cái bóng,

trong tạng của tâm thức tỉnh trùm khắp

những tấm màn không được thành hình,

che ám không được vật hóa

thế nên không có thức tỉnh, thậm chí không có ý niệm Phật;

không có bám chấp, nên không có ý niệm chúng sanh;

không có tư tưởng, nên không có ý niệm mê lầm;

không có cố định, nên không có tư tưởng ý niệm lan man;

không có tham muốn, nên không có ý niệm xu hướng;

không có quá khứ, nên không có ý niệm “tương lai”;

không có hiện tại, nên không có ý niệm “đam mê”;

không có chân lý tối hậu, nên không có ý niệm “chân lý quy ước”;

không có trí huệ, nên không có ý niệm “vô minh”;

không có Phật, nên không có ý niệm “chúng sanh”;

không có giáo lý, nên không có ý niệm “vị thầy”.

        (Gương tâm của Samantabhadra)

 

Tạng Samantabhadra là không gian không hành động theo nghĩa là trường thực tại không có phản ứng đáp trả của thân ngữ tâm, không có dấu vết thói quen, khuynh hướng, nó mãi mãi không có phản ứng. Sự giải quyết của mọi kinh nghiệm vào “tính không có tên” là sự giải quyết cái nhị nguyên về ngôn ngữ trong sự vắng mặt bất kỳ điểm quy chiếu nào.

 

  1. VẮNG MẶT: TOÁT YẾU SAU CÙNG

 

Trong tất cả kinh nghiệm của sinh tử và niết bàn,

bên trong và bên ngoài,

xác quyết sự vắng mặt của cả mê lầm và thoát khỏi mê lầm,

chúng ta không tìm cách từ bỏ sanh tử để đạt đến niết bàn;

với xác quyết sự vắng mặt của sanh và chẳng sanh,

niềm tin vào sống và chết, có và không, được thế chỗ;

với xác quyết sự vắng mặt của đúng và sai,

có bình thản trong sự vắng mặt của đánh giá,

và mọi kinh nghiệm được giải quyết trong tạng Samantabhadra.

 

Khi không có bất cứ cái gì được tri giác là thật trong tinh túy, nhị nguyên của mê lầm và thoát khỏi mê lầm được giải quyết, sanh tử và niết bàn bình đẳng. Những quan niệm sanh và chẳng sanh được siêu vượt, chúng ta không còn tin vào sống và chết. Mọi kinh nghiệm chấm dứt trong nền tảng tiêu dung tất cả, trong tâm năng động của Samantabhadra, là sự hiện thực của vắng mặt. Tất cả được mở ra trong nhất như không thời gian, được giải quyết trong rigpa, trống không và không chất thể.

 

Từ viễn cảnh của tánh giác nguyên sơ, không có trường khách quan nào để nghiên cứu. Không có gì đã từng xảy ra, không có gì sẽ xảy ra, và không có gì đang xảy ra. Không có nghiệp và những khuynh hướng tiềm ẩn (tập khí), và không có vô minh. Không có tâm, không trí năng, và không có nội quán. Không có sanh tử, không có niết bàn, thậm trí không có rigpa. Không có chút gì xuất hiện trong tánh giác bổn nguyên. Hãy chú ý! Tánh giác tự phát sanh không có sức sống, nên đạo đức được thế chỗ. Hãy thận trọng! Hãy chú ý! Không có ai đang làm cái gì, thế nên không có trường hoạt động ở bên ngoài và không có tâm ở bên trong!

(Tantra không được viết ra)

Chủ đề kim cương thứ nhất của Kho tàng của Toàn thiện Tự nhiên, dạy sự hoàn toàn không thể diễn tả của mọi kinh nghiệm, trọn vẹn ở đây.

SHARE:

Trả lời