CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ HAI MỞ TRỐNG KHÔNG “Mọi kinh nghiệm là tự do không giới hạn của mở trống không”

SHARE:

CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ HAI
MỞ TRỐNG KHÔNG

“Mọi kinh nghiệm là tự do không giới hạn của mở trống không”

II.1 Chỉ bày sự Mở trống không

44 . MỞ TRỐNG KHÔNG ĐƯỢC PHÁT LỘ VẮN TẮT

Bây giờ bạn đã biết vắng mặt là cách thế tự nhiên của hiện thể

Tôi sẽ chỉ cho bạn bản tánh của trống không.

 

Sự trao truyền atiyoga, lối tiếp cận đỉnh cao,

như không gian, thì không có trung tâm hay bến bờ;

cao hơn cái cao nhất, là tâm bao la của Samantabhadra,

một tánh nhất như không mối nối mênh mông.

 

Tánh Không rạng rỡ của rigpa trải rộng vô biên là chiều kích mở trống của hiện thể thanh tịnh; sự trao truyền atiyoga, không gian tâm của samantabhadra, tự do và vô hạn như bầu trời, là “chiều kích số không của vô tâm” không thể diễn tả.

 

Trong bản tánh không thể diễn tả của tâm

những lời nói không liên kết, không ngữ cảnh:

Ta, Samantabhadra, hiển lộ

cái không thể quan niệm và không thể nói.

(Sáu tạng)

 

Sự trao truyền atiyoga, lối tiếp cận đỉnh cao,

đỉnh cao nhất của tất cả, như núi Tu Di, vua của các núi,

cao hơn cái cao nhất, tâm bao la của Samantabhadra,

biến hình những lối tiếp cận nhỏ bằng thần lực tự nhiên của nó.

Giống như rigpa tự trị trong tạng nhất như của nó;

trong siêu tạng nhất thể, chứng ngộ và không chứng ngộ,

giải thoát và không giải thoát, là nhất như.

(Bản sắc tự do, Garab Dorje)

 

Mở trống không là toàn thể Samantabhadra biểu lộ sự tự do vô điều kiện của tất cả và mỗi một sự, bình đẳng trong không gian trống không trùm khắp của kinh nghiệm sinh tử và niết bàn. Mở trống không như nền tảng tuyệt đối bất định của tâm thanh tịnh là sự rộng mở vô biên; một viễn tượng toàn thể không trung tâm không biên giới; không phân biệt, không thời gian không gian, không phân mảnh, không khoảng hở trong biểu lộ toàn bích và khoảnh khắc của nó. “Mở trống không” lại không truyền đạt sự năng động của sự trải rộng siêu không gian này. Không bao giờ hiện hữu trong một cách thế sau cùng nào, mở trống không là một kinh nghiệm của tính tự phát không không gian và không thời gian và đó là sự trao truyền của Samantabhadra trong mỗi khoảnh khắc.

 

“Lời nói không liên kết” là những lời nói không lịch sử, không quy chiếu theo không gian thời gian, hay những lời bí mật không thể nghĩ hay nói – những lời không thể bám níu, sự biểu lộ tự phát của tâm thanh tịnh nguyên sơ, bao giờ cũng mới mẻ.

Mỗi khoảnh khắc của kinh nghiệm, không bắt đầu, ở giữa hay chấm dứt, là sự trao truyền của Samantabhadra:

 

  1. MỌI SỰ LUÔN LUÔN MỞ TRỐNG

 

Mọi kinh nghiệm trong và ngoài biểu lộ

và tâm thanh tịnh không biểu lộ,

không lìa khỏi thực tại chẳng tạo dựng,

không thể diễn tả, chiều kích số không,

luôn luôn mở trống, không cách hở.

 

Bởi vì mọi kinh nghiệm là sự phóng chiếu của rigpa, bản tánh của chúng không giới hạn và mở trống bỏ ngỏ, vô điều kiện và bất định, điểm khởi đầu là trống không. Bởi vì mọi kinh nghiệm là sự phóng chiếu của rigpa, do trí năng không thể quan niệm và không thể tri giác, con đường là mở trống không. Bởi vì mọi kinh nghiệm là sự phóng chiếu của rigpa, thoát khỏi hy vọng và lo sợ, không có tiềm năng cho biến đổi, quả là mở trống không. Bởi vì những hình tướng xuất hiện không thể lìa khỏi rigpa, trường không gian của thực tại cũng là mở trống không, và rigpa là bản tánh của tâm thanh tịnh, trường của giải thoát cũng là mở trống không, không mối nối, không thời gian: mở trống không là “thực tại không lay động”.

 

Ngự trị mọi đường lối của sanh tử và niết bàn

chỉ không hành động thống trị tất cả và mỗi sự;

không có giới hạn hay vật hóa ở bất cứ đâu;

không có gì ra khỏi tạng không hành động,

không hành động là tạng của Samantabhadra.

(Sự biến hình của sáu trường giác quan, Garab Dorje)

 

Mọi kinh nghiệm là sự phóng chiếu của rigpa, một tự phát của tâm thanh tịnh xuất hiện ngay tại đây và bây giờ không có tiền lệ hay hậu quả, chỉ là lưu xuất tự phát khoảnh khắc của cái toàn thể. Không có tiến trình tuyến tính trong cái không gian không có thời gian của tâm thanh tịnh. Không hề có bắt đầu, xảy ra hay chấm dứt. Hy vọng tới đích và lo sợ thất bại đều là ý niệm về chuỗi thời gian được thế chỗ. Hãy từ bỏ trí năng và ý tưởng tiến bộ đi theo và đây là Vô tâm – tâm mở trống.

Không có gì làm để nhận sự trao truyền của Samantabhadra ngoài thư giãn, buông xả trong trung tâm mở trống vô biên của mọi kinh nghiệm.

 

  1. SỰ MỞ TRỐNG KHÔNG NHƯ BẦU TRỜI CỦA TRI GIÁC KHÔNG PHÂN CHIA

 

Trong thời điểm này, mọi sự trong trường khách quan,

trong sự vắng mặt của mọi chất thể, là mở trống vô tận,

và rigpa nội tại, trong đó quá khứ và tương lai

không thể phân chia,

cũng thế, mở rộng đến vô tận như bầu trời;

quá khứ đã xong, tương lai không bắt đầu,

hiện tại là tâm thanh tịnh bất định,

và vô tướng, vô căn, không nền tảng hay chất thể, nó là một mở

trống vô ngại ở trung tâm vô biên.

 

Trường khách quan, tâm đang tri giác, và rigpa nền tảng chung cho đối tượng chủ thể đều mở trống không vô biên. Những hình tướng như là hình sắc của tánh Không và vô nhiễm trong tánh không của ba thời đều mở trống một cách căn bản.

 

Trường khách quan thì mở trống vô tận, do sự mênh mông của những hình tướng không kết đọng, không cố định (1); bất cứ cái gì xảy ra trong tâm đều mở trống không do tánh Không của những khoảnh khắc không phần hạn, do sự xuất hiện đa chiều của nó như sự phô diễn không kết đọng và cố định, và mở trống do tánh Không sáng rỡ của rigpa không có trương độ giới hạn (2); và không gian của trường thực tại là mở trống vô tận, bởi vì nó là nguồn toàn khắp không thể phân chia của cả chủ thể và đối tượng (3).

 

Trong Phật quả không có thời gian, trong bản tánh của tâm không hư hỏng bởi tri giác nhị nguyên, cả hai hợp thể chủ thể và đối tượng xuất hiện sáng tỏ và rực rỡ mọi kinh nghiệm trong trường khách quan là một hình thức của tánh Không và mỗi khoảnh khắc của tâm xảy ra một cách độc lập, không bao giờ ra khỏi tánh giác rigpa trống không.

 

Bây giờ ta sẽ nói về cái thấy rốt ráo không thể thăm dò,

cái thấy không có quy chiếu, không tiêu điểm:

nó là tánh giác nguyên sơ hiện diện khắp, không chất thể,

rigpa nội tại, toàn thiện tự phát.

Bởi vì, bất cứ cái gì cũng bao gồm trong đó,

mỗi khoảnh khắc của tánh giác nội tại ấy

xuất hiện như một biểu lộ của tánh giác bao trùm khắp,

rigpa không thời gian của Vajradhara Vinh Quang,

thức tỉnh toàn triệt trong nền tảng hiện hữu,

tri giác không đối tượng, vô nhiễm, không hai

và rigpa hiện tại an trụ trong chính sự biểu lộ của nó.

 

Không gian nguyên sơ thanh tịnh thấm khắp thực tại,

thế nên tánh giác nguyên sơ nội tại

như mặt trời trong bầu trời thực tại,

chiếu suốt qua không thiên vị phân biệt.

     (Cõi giới của toàn giác)

 

Xem xét những hiện tượng trong và ngoài như chúng mở ra đến vô tận đưa chúng ta đến trung đạo vô tận, nó là nguồn không chỗ trụ của tất cả mọi kinh nghiệm trong chiều kích số không (xem câu 13).

 

  1. NỖ LỰC HƯỚNG ĐÍCH LÀ MỞ TRỐNG BẤT NHỊ

 

Trong thực tại căn bản không thiên lệch,

cái thấy, quán đảnh, mạn đà la, và trì chú đều vắng mặt

và các cấp độ, các con đường, giới nguyện, tu tập

và tiến bộ không được hình dung;

tất cả là sự bao la vô biên, vô tướng, mở rộng

mọi sự được bao bọc trong tâm thanh tịnh.

 

Hỡi đại nhân, bản tánh của ta thì khó dò!

Bước vào, cái thấy và giới nguyện,

hạnh, những con đường và những địa được thực hành,

tánh giác nguyên sơ và thực tại tối hậu – tám cái này

là những phương tiện chuyên chở của ba chiều kích

và năm phương diện của ta.

Lý thuyết và thực hành của ta thì không khớp với

những hệ thống khác:

bước vào, với ta là không phải chú ý;

cái thấy thì không thể trau dồi;

giới nguyện thì không thể tuân thủ;

hạnh thì không thể đạt được;

con đường thì không thể dẫm lên;

những địa thì không thể tịnh hóa;

tánh giác thì vô niệm và bất biến;

và thực tại của ta, cái bây giờ và tại đây, thì không thể làm ra.

(Nguồn tối thượng)

 

Trong mở trống không của tri giác, mọi kinh nghiệm xuất hiện là những hình tướng ánh sáng không thể nắm bắt, đầy tràn sự thiêng liêng không có thời gian:

 

  1. SỰ MỞ TRỐNG KHÔNG TỰ PHÁT THANH TỊNH TỰ NHIÊN

 

Mọi kinh nghiệm, dù xuất hiện thế nào,

là thiêng liêng trong bản tánh không nguồn gốc của nó;

sanh khởi tự phát, không trụ định hay kết tinh,

vô nhiễm trong tính bất định nền tảng của nó,

nó mở trống một cách vô hạn vào thực tại toàn thiện tự nhiên. 

 

Rốt ráo vô sanh nhưng có thể thấy, như bóng trăng trong nước, bất cứ cái gì xuất hiện trong rigpa trống không đều thấm đẫm sự sáng rỡ không thời gian, như nước bởi tính ướt. Mặc dầu những hình ảnh biểu lộ không ngừng mà không hề kết tinh, bản tánh của tâm vẫn vô nhiễm, một mở trống vô tận như thực tại của toàn thiện tự nhiên.

Những hình tướng trống không sanh khởi tự phát thì toàn thiện khắp nơi trong tâm thanh tịnh:

 

Tất cả là một – tất cả là không gian trống không đồng nhất;

nhất thể không thể do tạo dựng –

không gian trống không là vô sanh

những huyễn ảnh được tạo ra trong không gian vô sanh này,

hoàn toàn không thực, không bị giới hạn chỗ nào cả.

(Tính đồng thời, Garab Dorje)

 

Trong mở trống được thể nghiệm, mọi sự xuất hiện thấm đẫm trọn vẹn năng lượng ánh sáng thanh tịnh. Mọi sự được làm bằng ánh sáng. Sự sáng tỏ nội tại của Samantabhadra, tính mở trống cho một viễn cảnh toàn thể của rigpa:

 

  1. SÁNG TỎ NỘI TẠI NHƯ SIÊU MỞ TRỐNG

 

Rigpa, thực tại nền tảng của hiện diện toàn thể,

với viễn tượng 360 độ, tự do với mọi thiên lệch

không thể chất với ngôn ngữ hay lý luận,

không dấu vết, không vĩnh cữu cũng chẳng tạm thời,

không chuyển động thẳng hay tần số,

vô nhiễm trong sự bao la của nhất như nội tại,

nó là mở trống không mối nối,

không giới hạn bởi thời gian không gian.

 

Rigpa là bản tánh của tâm thì không có chất thể hay thuộc tính, nên nó không có không gian hay thời gian. Vượt khỏi khái niệm và ngôn từ, nó không thể hiểu bởi chúng. Ngược lại, trong sự vắng mặt mọi nhị nguyên nó là một sự mở trống không vô tận. Sự biểu lộ của rigpa sanh khởi như trò phô diễn không giới hạn của Samantabhadra, cái gì xảy ra đều không lìa rigpa. Mọi kinh nghiệm sanh tử, niết bàn hội tụ trong bhaga của Samantabhadri, mở trống vô tận trong sự dị thường của hạt giống toàn đồ toàn thể.

 

Trong rigpa nội tại, không chất thể, trùm khắp,

những thuộc tính có vẻ cụ thể thì vô nhiễm một cách bổn nguyên:

Samantabhadra hướng mặt mười phương,

cái nhìn hội tụ trong tạng nhất thể lạc phúc của bhaga phối ngẫu,

nơi ba cõi tan vào hạt giống toàn đồ toàn thể độc nhất.

(Cõi giới của toàn giác)

 

Con mắt toàn giác của tánh giác nguyên sơ nhìn khắp mọi phương đồng lúc, trong cái nhìn 360 độ của hạt giống toàn đồ toàn thể, là nguồn thời gian không gian, trong chiều kích số không. Trong rigpa không có những tiến trình xảy ra, không có chuyển động. Ánh sáng không có tốc độ. Không trụ ở đâu, chiều kích số không là hiện diện khắp, một hậu cảnh thường trực  của mọi kinh nghiệm. Nó là Samantabhadra, người chứng kiến im lặng của tất cả. Trong viễn cảnh toàn khắp của ngài, không có phê phán lịch sử, không thiên lệch.

 

Trong ngôn ngữ của anuyoga sự sáng tỏ của hình ảnh sanh tử hay niết bàn xuất hiện được tượng trưng bởi Vajra (dorje, sấm chớp, tượng dương vật) của Samantabhadra, nó vĩnh viễn ở trong bhaga (padma, hoa sen, âm đạo) của Samantabhadri, chứa tất cả thần lực của tưởng tượng thành hình ảnh. Sự hợp nhất của Adibuddha (Phật nguyên thủy) Samantabhadra và phối ngẫu diễn tả sự hợp nhất của ánh sáng và tánh Không trong trường của không gian trống không (pháp giới), của trường sáng rỡ, một nhất thể lạc phúc trong hạt giống toàn đồ toàn thể duy nhất trong đó mọi sự được hợp nhất (xem câu 15 và 111). Đây là chiều kích số không được diễn tả ở trên.

Mở trống không là tương tục tự nhiên không thời gian không gian của atiyoga giải thoát ngay khi sanh khởi:

 

  1. MỞ TRỐNG TOÀN BỘ

 

Tính năng động của rigpa không có hy vọng và lo sợ xâm nhập

thế nên không có gì có thể xảy ra làm

gãy đổ tính mở trống không mối nối;

trong tự do đích thực vô ngại độc lập ấy,

chúng ta không bao giờ bị bắt vào chuồng củi của một niềm tin.

 

Bất cứ gì xảy ra trong rigpa đều là một phô diễn của tiềm năng rigpa, như những làn sóng là phô diễn của nước, hay như một con cá bơi trong nước trong vắt của riêng nó. Sự đột khởi không có tập chú vào cái gì riêng biệt là “tính mở trống không mối nối của sanh khởi và giải thoát đồng thời”.

 

Trong đại dương của tánh giác tự phát sanh,

mỗi ý tưởng chớp nháy

là một con cá bằng vàng phóng vào hồ nước!

(Cõi giới của toàn giác)

 

Mỗi tư tưởng và ý định được tiếp đãi chỉ như

không gian trống không của chính nó,

và mỗi trực giác được chứng ngộ chỉ như

không gian trống không của chính nó:

không có chút gì được nghĩ hay trực giác trong tâm thanh tịnh,

trong tâm của chư Phật ba thời.

(Sự nối kết ba chiều kích của tánh giác nội tại, Garab Dorje)

 

Xác tín tính đồng thời của sanh khởi và giải thoát của tư tưởng, hay “giải thoát ngay khi sanh khởi” (xem câu 26 và trích của Garab Dorje trong câu 10), khiến xảy ra một sự mở ra thường trực vào trong tính mở trống thoát khỏi tư tưởng.

 

  1. MỞ TRỐNG TIÊU DUNG TẤT CẢ

 

Mọi sự và mỗi sự trở về mở trống

bản tánh của chúng vượt khỏi chấp nhận hay phủ nhận;

như mọi thế giới và hình thức sống mở vào không gian bên trong,

cảm xúc và tư tưởng đánh giá

tan vào không gian trống không.

 

Bây giờ ở đây, bây giờ đi, những tư tưởng không để lại dấu vết

và mở rộng đến rigpa không mối nối

những hy vọng và lo sợ không đáng tin nữa,

cây cọc cột tâm trong trường của nó được nhổ đi,

và sanh tử, thành phố của mê lầm, thì trống trơn.

 

Giống như những đám mây sanh ra và tan biến trong bầu trời, mọi biến cố phát sanh từ trong không gian trống rỗng và cuối cùng giải thoát vào trong đó. Bác bỏ và chấp nhận, mọi cảm xúc, mọi trạng thái và hoạt động của tâm thức, trở lại hạt giống toàn đồ toàn thể trống không, không gian trống không bổn nguyên và như vậy toàn bộ tâm thức của mê lầm sanh tử tan biến vào thanh tịnh không thời gian. Sự trao truyền bí mật này ngụ ý sống trong sự mở trống không phân chia của tánh Không vốn sẳn.

 

Chuỗi nhân quả xoay ngược và hạt giống duy nhất toàn thể,

mong mỏi và lo lắng tan trong bầu trời,

bầu trời của tâm Phật, bao la và tôn quý bao nhiêu!

tạng của một hạt giống toàn đồ toàn thể, không hề mất hay được,

không chứng ngộ không chẳng chứng ngộ,

mà giải thoát tại đây và bây giờ!

(Kim xí điểu vĩ đại)

 

Những tư tưởng, xúc cảm được giải thoát vào không gian mở trống vô tận. Sự phân tán rãi rác của suy nghĩ tự đảo ngược về tâm Phật tiêu dung tất cả.

Cuối cùng, mọi hiện tượng trong ngoài được phát lộ là một điểm hội tụ của mở trống:

 

  1. TÍNH MỞ TRỐNG ĐƯỢC TIẾT LỘ

 

Người nào nhận biết những biến cố

xuất hiện trong trường bên ngoài

và bên trong, tất cả trò phô diễn của năng lượng này,

tất cả là sự mở trống không rốt ráo,

mọi sự được tiết lộ cho y chìa khóa này –

sự mở trống không cốt lõi.

 

Mọi kinh nghiệm là rigpa hoặc tiềm năng của rigpa. Bản thân rigpa là bản tánh của tâm, nguồn của mọi kinh nghiệm, thì mở, không có không gian thời gian. Về tiềm năng của rigpa, ở bên ngoài, mọi hình tướng khách quan sanh khởi bởi niềm tin rằng ánh sáng của sự tự biểu lộ của rigpa thì có bản sắc riêng biệt, như một người đàn bà trong một giấc mộng được đồng hóa một cách sai lầm là một người yêu thuở trước, trong khi ở bên trong, tám trường của thức, tâm thức và những biến cố của nó, sanh khởi do tin rằng trường trung gian bất định của lòng bi thì có bản sắc riêng biệt. Như vậy mọi kinh nghiệm nhị nguyên chủ thể và đối tượng, sanh khởi trong tiềm năng của rigpa như là trò phô diễn và trang hoàng tự nhiên. Hơn nữa, tất cả tri giác nhị nguyên này chỉ là sắc tướng trống không, xuất hiện sống động nhưng thật sự vắng mặt, không thể xác định là trong hay ngoài, và như vậy kinh nghiệm sự vắng mặt của chúng mở trống vào vô tận. Trực tiếp chứng ngộ như thế, không cái gì được chấp nhận hay bác bỏ, mọi kinh nghiệm được giải thoát như giấc mộng hay như huyễn.

 

Tâm không bao giờ có thể được cụ thể hóa

thế nên bất kể cảnh đáng thương nào của sanh tử xuất hiện,

như huyễn như mộng, làm say mê,

hay thành phố trên không trung,

chúng đều là tưởng tượng, giả dối.

(Kim xí điểu vĩ đại)

 

Tiềm năng của rigpa là sự biểu lộ của quang phổ năm màu trong không gian tâm thanh tịnh (xem câu 69). Sự biểu lộ của rigpa như là quang phổ được phóng chiếu ra bên ngoài và cứng đặc thành năm nguyên tố (câu 77). Thức nhị nguyên và những chức năng của nó cũng sanh khởi để cụ thể hóa sự biểu lộ  quang phổ của rigpa như một tác nhân bên trong của tư tưởng và cảm xúc – “tôi suy nghĩ (hay tôi cảm thấy), vậy tôi hiện hữu”. Như vậy cả những hiện tượng bên ngoài và bên trong là sự việc xảy ra của “cụ thể hóa sai lầm”, “vật hóa tiềm năng của rigpa” (câu 8). Nhận biết những xuất hiện cả trong lẫn ngoài đều trống không, mọi kinh nghiệm được giải thoát vào mở trống không vô tận.

Trong phần tiếp theo, sau khi chính sự mở trống được tự nhiên đồng hóa với Samantabhadra năng động, kinh nghiệm giác quan được phát lộ là đồng nhất với mở trống:

 

II.2 Đồng hóa, thấu hiểu Mở trống

  1. THỨ NHẤT, MỞ TRỐNG LÀ TRI GIÁC BẤT NHỊ CỦA SAMANTABHADRA

 

Những mặt nhỏ vô số của thực tại bây giờ được đồng hóa

với tánh Không rực rỡ của rigpa,

nó là tánh giác nguyên sơ của mở trống;

người tri giác được tháo bỏ, trường tri giác tiêu tan,

không có gì để bám nắm, ngoài tánh giác tròn đầy,

đây là thiền của chánh niệm tiêu dung không xao lãng:

là siêu tạng của thiền Samantabhadra.

 

Bất cứ gì đến với tâm khi nhận thức những hình tướng, không theo hay kéo dài sự liên kết, chỉ để cho tự nó, trong một trạng thái tâm thong dong, tự do nhẫn chịu. Tính năng động của Samantabhadra được đồng hóa, thấu hiểu là mở trống toàn diện.

 

Trực tiếp giải thoát, thanh tịnh trong bản tánh,

không ngăn ngại, trọn vẹn hoàn toàn,

các cực đoan sụp đổ vào sự rạng rỡ của chính chúng,

siêu tạng vô tận của không hành động được khám phá

ở sự đồng hiện của hình tướng và tánh không,

không có dấu vết dấn thân của thân và ngữ.

(Kim xí điểu vĩ đại)

 

Về mặt chủ thể của kinh nghiệm, sự trụ định tan trong không bám chấp vào tư tưởng và trường bên ngoài khi mất đi sự xác định thống trị tư tưởng thì tan vào tính mở trống không mối nối. Việc này tự xảy ra trong chánh niệm rộng mở không xao lãng làm tiêu dung những dấu vết của trí nhớ (mọi tư tưởng có thể định nghĩa là “trí nhớ”) mà không nhờ đến bất kỳ những kỹ thuật thiền định giả tạo nào (xem câu 11, 24 …) mọi quy chiếu được loại trừ, tính năng động Phật mở vào vô tận tiêu dung một cách tự nhiên mọi thời gian và không gian.

Mở trống được phối hợp với chìa khóa không tập chú. Hãy buông xả, thư giãn trong một trạng thái không thiền định không tập chú và tư tưởng, trí nhớ chảy tan như tuyết dưới ánh sáng mặt trời. Tri giác về trường đối tượng phân biệt chuyển về trường thức, và trong đó sự năng động của không hành động hiện diện.

 

  1. SÁU TRƯỜNG KHÔNG GIỚI HẠN CỦA GIÁC QUAN ĐƯỢC BUÔNG LỎNG

 

Trong tạng bao la của rigpa, đó là tánh Không rạng rỡ,

cái gì thoáng qua cũng tự bày lộ,

tri giác giác quan trực tiếp của rigpa chiếu sáng thực tại của nó

và hình ảnh không bị giới hạn, cái biết là lạc thú thanh tịnh,

sáu trường giác quan thư giản trong tạng tánh giác nguyên sơ,

tịnh quang, không bị ngăn che, không trong không ngoài,

trong siêu thư giản hồn nhiên – tự phát!

 

Trong tánh Không rạng rỡ của rigpa, khi chúng ta nghỉ ngơi mở trống trong sự sáng tỏ tự nhiên, sự rạng rỡ vốn sẳn của những hình tướng bên ngoài  không bị giới hạn và những giác quan buông lỏng và tự do, bởi vì không có gì để bám, những đối tượng trong trường những hình tướng không bị trụ chấp. Trong im lặng bao la của tịnh quang, sự chiếu sáng không dứt trong tạng khiến không có những bắt đầu, những hình tướng giống như những phản chiếu trên một mặt hồ trong suốt.

 

hiền như đại dương an nghĩ tự do

không có hình tướng không có phóng chiếu;

nó không phải là trống không cũng không phải cái gì trống không;

nó không phải là chiếu sáng, mà là

một trường ánh sáng siêu phàm; 

 

Nó không hôn mê cũng không kích động;

nó là không động, không bị động, không thể động;

không chuyển, không bị chuyển, không thể chuyển:

hãy nhìn không hành động, phương pháp tối hậu!

 

Không phức tạp hay đơn giản

thiền vô tư lự này

không nội tại không siêu việt;

hãy an trụ trong đại dương bí mật của tánh giác nguyên sơ

trong không gian trống không vô sanh, cùng khắp!

Trong chiều sâu không đáy của đại dương bao la này,

hãy nhìn cột trụ ngọn cờ chiến thắng tung bay mãi mãi!

trong chiều kích số không của vô tâm.

không làm gì cả, hãy đạt chiến thắng với tất cả!

Thiền an trụ tự do vốn sẵn này,

không đổi thay bởi kinh nghiệm, không chạm được bởi trí năng

an trụ trong bầu trời của thực tại, phát lộ tính năng động Phật.

(Tantra không được viết ra)

 

Sáu trường giác quan hoàn toàn buông lỏng, những hình tướng bên ngoài là sự trải rộng vô biên của tịnh quang vô tận (xem câu 48). Sự rạng rỡ bất định không trong không ngoài và mọi hình tướng chiếu sáng như mặt trăng trên hồ nước (xem câu 36).

“Thiền như đại dương an nghĩ tự do” này, một trong bốn trạng thái thiền “an nghĩ tự do” trong giáo huấn Cắt Đứt, là trạng thái tự nhiên của tâm. Nó là một không phương pháp bởi vì không có gì để làm để đạt đến nó (xem câu 23). Sáu trường giác quan, để cho một mình, được hiểu là mở trống bao la. Mọi bám luyến không còn trong sự mở trống ấy (xem câu 16). Tánh giác nguyên sơ giống như một đại dương không bờ bến.

 

  1. KINH NGHIỆM GIÁC QUAN NGẪU NHIÊN ĐƯỢC ĐỒNG HÓA VỚI SIÊU MỞ TRỐNG

 

Với tâm vô tư lự của một người nhàn rỗi,

không chặt cũng không lỏng, chúng ta an nghỉ thong dong;

ở đây rigpa mở ra vô tận, như một bầu trời pha lê,

và chúng ta thong thả trân trọng trong

không gian trống không mà không tham dự.

 

Mãn nguyện sâu xa như một người già công việc đã xong, chúng ta để cho sự vật như chúng là. Trong cách đó nhị nguyên người biết và cái được biết được giải quyết và chúng ta an trụ tự nhiên trong tánh Không sáng rỡ của rigpa, sự mở trống của hiện thể thanh tịnh.

 

Trong tâm thanh tịnh, nền tảng của tất cả và mỗi một sự,

bất kể những vô thường xáo động,

với tri giác trực tiếp thì tất cả chiếu sáng là thực tại

và hình ảnh không giới hạn, bản thân rigpa là lạc thú.

 

Sáu trường giác quan bất định, không kết tinh

bây giờ là tạng của tánh giác nguyên sơ,

và tịnh quang không bao giờ che đậy hợp nhất trong và ngoài

những hình bóng tự hiện trong gương rigpa

không có tập chú hay không tập chú trong không gian của chúng.

 

Trong một trạng thái đơn giản đích thực, cơ thể thư giản,

với tâm vô tư lự của một người nhàn rổi

không chặt không lỏng, chúng ta chỉ an nghĩ thong dong.

(Sự kết nối ba chiều kích của tánh giác nội tại)

 

  1. CHỨNG NGỘ SỰ XÁC TÍN TRỌN VẸN TÍNH NĂNG ĐỘNG TỰ NHIÊN

 

Với sự biết trực tiếp tánh Không sáng rỡ của thực tại,

rigpa không giới hạn là một mở trống vô tận không cách hở,

và thoát khỏi niềm tin, mọi tưởng tan biến,

mọi sự đều quy về trong tạng năng động của  rigpa.

Nền tảng lạc phúc  và một tâm hoan hỷ trộn lẫn,

trong và ngoài là một vị của tâm thanh tịnh:

đây là cái nhìn thấy thực tại như sự tiêu dung trọn vẹn.

 

Những hình tướng bên ngoài vì ở trong rigpa nên được tri giác là thanh tịnh, và dù những xuất hiện có thể sanh khởi bên trong, nhưng tâm thì không thể đo lường nên người tri giác là thanh tịnh. Không có chủ thể đối tượng, chỉ sự mở trống sáng tỏ vô biên. Lạc thú thanh tịnh của nền tảng và lạc thú thanh tịnh của tâm là rigpa hợp nhất, đây là thực tại tiêu dung tất cả của toàn thiện tự nhiên ở đây và bây giờ. Đến vùng đất của lạc bất tận và đạt đến xác tín tính năng động của rigpa, trực giác trực tiếp về thực tại sanh ra bên trong.

 

Trong lạc thú thanh tịnh tự phát sanh,

tự do với tư tưởng bám chấp,

bồ tát thấy chân lý của tâm thanh tịnh;

tràn ngập bởi chứng ngộ này – lạc vĩnh cửu!

những nguyên tố hài hòa – cái thấy thanh tịnh!

    (Sư tử chồm)

 

Lạc là vị ở khắp trong tri giác trực tiếp thực tại với ánh sáng và mọi sự quấn quít nhau (xem câu 25 và 49 và trích từ Sáu tạng trong câu 29).

 

  1. TÓM TẮT ĐỒNG HÓA VỚI MỞ TRỐNG

 

Vào lúc tiếp xúc với một đối tượng giác quan,

tâm mở đến cái thấy lạc phúc, vô tận,

và tự do khỏi niềm tin, như sự biểu lộ sáng ngời của nó,

sự sáng tỏ của nó,

nó được đồng hóa với siêu mở trống không mối nối.

 

Tóm tắt, khi xuất hiện một đối tượng giác quan, khuynh hướng bám trụ vào nó được thay thế bằng cảm nhận nó như là sự rạng rỡ lạc phúc và tự biểu hiện sáng ngời. Điều này được gọi là “đồng hóa tri giác giác quan mở trống”; nó ngụ ý giải thoát khỏi những chu vi giới hạn của trụ định.

 

Sự phô diễn trong trường của kết nối ba thể

được thấu hiểu ngay lúc đồng thời của tâm và vật,

không có gì đè nén, không có gì bị loại trừ.

     (Kim xí điểu vĩ đại)

 

Với sự đồng hóa mọi kinh nghiệm với mở trống, thay vì trụ chấp vào hình tướng thì người ta thấy biết bản tánh nội tại của nó là ánh sáng.

 

II.3 Sự kết buộc của Mở trống

  1. ẤN KHÔNG THỜI GIAN CỦA KHÔNG GIAN KIM CƯƠNG CỦA MỞ TRỐNG

 

Trong bầu trời trong sáng, chấp trụ nhị nguyên đã tan

thoát khỏi sự ồn ào của tư tưởng ám ảnh,

rigpa được kết buộc vào mở trống sáng tỏ tự nhiên:

sự khiêu vũ kim cương của thực tại không giới hạn,

tánh giác nguyên sơ của nhất như tại đây và bây giờ,

hưởng thụ ấn tự nhiên của tính năng động không thời gian

của Samantabhadra.

 

Trong không gian của rigpa, mỗi cái nhìn thấy hòa nhập của những hình tướng nhị nguyên được đóng ấn với sự kết buộc kim cương không thời gian. Mỗi tri giác, được nhận biết như là tiềm năng và sự phô diễn của rigpa, được kết buộc vào không gian vô phân biệt bằng cách chỉ để cho nó là. Với sự kết buộc kim cương của rigpa này, bất cứ cái gì xảy ra thì không gì khác hơn là rigpa sanh khởi trong không gian của chính nó. Thế nên rigpa được gọi là “Mặt trời của tánh giác bất động, cột trụ ngọn cờ chiến thắng luôn tung bay”.

 

Hô! Kim cương của tánh giác nội tại của vũ trụ khốn khổ,

kim cương của cái nhìn thấy vô tướng của đám cháy vũ trụ,

kim cương của tánh Không mà sự sợ lửa không thể chạm đến,

ấn kim cương không vết dơ cháy tiêu không thương xót,

vương miện kim cương của tánh Không toàn khắp –

đây là kim cương vô tận của toàn thiện tự nhiên của chúng ta!

đây là kim cương vô tận của giới nguyện

không thể tuân thủ của chúng ta!

(Sư Tử Chồm).

 

Quang minh của rigpa là cái ấn của không gian kim cương bất động và đó là tính năng động Phật (xem câu 53 và 63), thiền của Samanbhadra. Tạng toàn khắp của tâm thanh tịnh là sự kết buộc kim cương của rigpa (xem câu 7).

 

  1. SỰ KẾT BUỘC BAO GỒM TẤT CẢ CỦA TÂM THANH TỊNH

 

Giấc ngủ bắt giữ những giấc mơ của chúng ta

như không thật và những hình ảnh trống rỗng;

kinh nghiệm sanh tử và niết bàn bị bắt giữ trong tâm,

tan biến trong tạng tâm thanh tịnh.

 

Mọi kinh nghiệm là cái nhìn thấy hoà nhập,

các hình tướng không chất thể sáng ngời được biết là

sự phô diễn của rigpa.

Giáo lý căn bản sâu xa chỉ ra

rằng mọi sự là tâm thanh tịnh;

rằng bây giờ không có cái gì khác tâm thanh tịnh

và không bao giờ có cái gì khác;

mọi thế giới, có sự sống hay không, vật chất và năng lượng,

mọi kinh nghiệm của Phật và chúng sanh, 

tất cả đều làm ra bởi ta, tâm thanh tịnh, nguồn tối thượng

(Nguồn Tối Thượng)

 

  1. SỰ KẾT BUỘC VỐN CÓ CỦA MỞ TRỐNG

 

Như mọi thế giới và hình thức sống trong

tạng không gian nguyên thủy

là sự mở trống không có trung tâm hay chu vi,

thì mọi hình tướng nhị nguyên trong tạng rigpa

được kết buộc như những hình ảnh trống không mở trống

bên trong và bên ngoài.

Đây là sự kết buộc của tâm thanh tịnh ôm trùm mọi sự

được phát hiện như sự mở trống vô phân biệt

thoát khỏi mọi tri giác nhị nguyên.

 

Mọi kinh nghiệm của sanh tử và niết bàn được ôm trùm trong sự thanh tịnh bổn nguyên bao la của rigpa. Thế nên chúng ta chứng ngộ là những hình tướng là tất cả cái chúng ta có, đều là những hình ảnh trống không của vắng mặt trong bản tánh của tâm.

 

Mọi kinh nghiệm, dù hình dáng thế nào

và bản tánh của tâm bao giờ cũng là một,

thế nên, từ bỏ những dựng lập của những trường phái hướng đích,

chỉ tập chú vào tâm y như nó là;

sự hiện diện toàn bộ của chúng ta được phát hiện

là bản tánh của những hình tướng.

 

Không có một sự vật nào không được chứa đựng

trong tạng này, trường bao la của tâm.

    (Nguồn tối thượng)

 

Tánh Không nền tảng của mọi kinh nghiệm hình tướng và tánh Không của bản thân tâm là một và như nhau, thế nên, trong một cách nói, chúng được “kết buộc” hay “ép buộc” trong cùng không gian bởi một trường tánh Không lớn hơn.

Những hình ảnh trống không trong tạng không gian là sự tạo hình nội tại của rigpa, sự phản chiếu của rigpa trong tâm thanh tịnh. Không chất thể nhưng xuất hiện sống động, như bóng trăng trong mặt hồ, mọi kinh nghiệm trong ngoài được kết buộc bởi sự mở trống không của chúng, như một nút thắt cột trong hư không (xem câu 5, 6, 44 và 46).

 

  1. RIGPA ĐƯỢC KẾT BUỘC NHƯ THẾ NÀO BỞI MỞ TRỐNG KHÔNG THỂ DIỄN TẢ

 

Tâm thanh tịnh kết buộc mọi sự cũng được kết buộc

bởi siêu mở trống, không thời gian không gian;

giống như không gian bao la kết buộc mọi vật chất và năng lượng,

nó không có trương độ, hoàn toàn không thể diễn tả.

 

Mọi sự có phẩm tính của không gian

và phẩm tính của không gian là zing (tánh Như) của nó;

zing này cũng là phẩm tính của ba chiều kích rigpa;

tất cả và mỗi một sự có zing riêng của nó;

dù những sự vật xuất hiện như thế nào,

chúng không thể bị thay đổi khỏi trạng thái tự nhiên của chúng

(Nguồn tối thượng)

 

Zing là “tánh như vậy” của mỗi kinh nghiệm, tánh Không của nó, “y như nó là”.

 

  1. SỰ KẾT BUỘC CỦA RIGPA NHƯ LÀ NGUỒN GỐC

 

Trong rigpa, nhất như bao gồm khắp

kinh nghiệm sanh tử và niết bàn không hề cụ thể hóa;

trong mỗi khoảnh khắc không có tâm hay biến cố được định rõ:

mọi sự được kết buộc bởi thực tại mở trống

 

Bởi vì mọi kinh nghiệm sanh tử niết bàn sanh khởi trong rigpa, xuất hiện trong rigpa và giải thoát trong rigpa. Đến lượt kinh nghiệm và rigpa được kết buộc bởi tính mở trống, nên không thể định nghĩa, xác minh, và trong cách này mọi sự vốn là không ô nhiễm.

 

Như mọi thế giới, trong và ngoài

mọi hình thức của vật chất và năng lượng

cái có sự sống và không có sự sống

tất cả đều chứa trong không gian, thì đều vắng mặt,

đó là trường bao la, siêu tạng của tâm thanh tịnh,

với chư Phật và chúng sanh của nó

cái chứa và những cái được chứa, môi trường

và những hình thức đời sống

trong thực tại vô nhiễm, mọi sự là bất nhị,

thoát khỏi tăng giảm của phóng chiếu ý niệm.

(Nguồn tối thượng)

 

  1. TÓM TẮT SỰ KẾT BUỘC KIM CƯƠNG CỦA SAMANTABHADRA

 

Ngoài thời gian, ấn tâm thanh tịnh không thể vỡ  

được đóng cho tất cả trong pháp giới Samantabhadra;

được làm mạnh trở lại bởi năng lực của lama,

vị thầy của chúng sanh và chân lý,

nó được khẳng định tự nhiên trong tâm kim cương.

Chỉ người phước đức nhất mới vào được – không cho tất cả,

bí mật cao siêu của chân lý rốt ráo,

sự kết buộc của yếu nghĩa kim cương vượt khỏi biến dịch,

tạng năng động của tịnh quang rigpa,

dù bẩm sinh, vẫn khó giữ trong tâm:

nhờ ân phước của lama mà nhận biết,

nó được xem là “sự kết buộc bao trùm khắp

của mở trống không mối nối”.

 

Không có kinh nghiệm nào lìa ngoài tâm thanh tịnh.

(Nguồn tối thượng)

 

Trong không gian không hành động của Samantabhadra

sanh tử thì toàn thiện và niết bàn cũng toàn thiện.

(Sự biến hình của sáu trường giác quan)

 

Sự hiện thực hóa của Đại Toàn Thiện được đóng ấn bởi lama và ân phước của ngài:

 

Mở ra nghĩa giấu kín từ bên trong

vị thầy sống trong tâm kim cương.

(Tạng bí mật)

 

Vô số kiếp trước

một số thiền giả atiyoga với phước và duyên nghiệp tốt,

với đức tin vào ta, nguồn tối thượng,

và trong sự hiện diện toàn bộ của ta,

biết được rằng không có cái thấy để trau dồi,

không có cam kết để giữ, hạnh lý tưởng để nỗ lực,

con đường để bước, các cấp độ để leo

không nhân quả nghiệp, không chân đế tục đế,

và không có gì để trau dồi trong thiền định,

thấy rằng không có tâm để khai triển và không phương thuốc,

họ thấy bản tánh của tâm:

sự phát hiện này là cần thiết cho những người giống như họ!

(Nguồn tối thượng)

 

Tịnh quang đích thực được nhận biết bởi ân huệ của lama là cách vượt khỏi ý thức thông minh, bị điều kiện hóa khô cứng – nó là chính sự mở trống:

 

Tánh giác với tốc độ ánh sáng, thoát khỏi mọi ý định,

đó là suối ngọc của vị thầy.

(Nguồn tối thượng)

 

Cái ấn của mở trống, được Samantabhadra đóng từ sơ thủy, được đưa vào tỉnh giác bởi thiền của lama – nó không được trao truyền từ lama qua đệ tử. Sự giới thiệu trực tiếp vào bản tánh của tâm chỉ có thể xảy ra trong không gian kim cương của thực tại nơi tất cả chúng ta chia sẻ một tư thế hay ấn hiện sinh nội tại (câu 60 và 61).

Trong khoảnh khắc tự nhận biết rigpa, mọi đối lập nghịch lý tự giải quyết chính chúng như một con rắn  mở nút thắt của chính nó, và chúng ta được đánh thức với nhân dạng thật của chúng ta:

 

II.4 Giải quyết trong Mở trống

  1. GIẢI QUYẾT TRONG MỞ TRỐNG VÔ TƯỚNG

 

Đây là nghĩa thiết yếu của giải quyết mở trống:

không đến từ đâu, không trụ ở đâu, và không đi đâu,

những biến cố bên ngoài, những cái thấy không nguồn gốc

trong không gian trống không, thì không thể diễn tả,

những biến cố bên trong, sanh tử và giải thoát đồng thời,

giống như đường bay của một con chim trong bầu trời,

không thể dò dấu vết.

 

Mọi biến cố bên ngoài, những hình tướng trong khuôn mặt của rigpa, là trống không như những xuất hiện vốn là những hình ảnh sống động của vắng mặt. Những biến cố bên trong, như đường chim bay ngay khi hành động vẫn không có dấu vết.

 

Được tượng hình trong nền tảng rigpa, không chất thể,

kinh nghiệm của chúng ta thì không thể nói;

tất cả xảy ra tự chúng, không có thời gian,

không có chuỗi tiếp nối.

(Xá lợi quý chói sáng)

 

Mọi hiện tượng, bên ngoài và bên trong, là sự tạo hình ảnh vốn bất nhị từ ban đầu, không thể diễn đạt trong tư tưởng và ngôn ngữ nhị nguyên. Hình ảnh một dấu vết chim bay trong không, chỉ ra vệt của tư tưởng và xúc cảm trống không.

Mỗi biến cố khoảnh khắc giống như sự lưu xuất không thể diễn tả của nguyên mẫu Phật (yidam). Bất cứ cái gì được tượng hình trong nền tảng rigpa là kinh nghiệm nguyên mẫu thiêng liêng.

Cuối cùng, mọi kinh nghiệm được giải quyết trong mở trống vô điều kiện của rigpa bất nhị trong tại đây và bây giờ:

 

  1. GIẢI QUYẾT TRONG RIGPA TRỐNG KHÔNG VÔ ĐIỀU KIỆN

 

Tâm trong trường của nó, là rigpa tự phát,

trong tính đơn giản của nó không có bản sắc gì;

như bầu trời không có động năng, trống trơn;

trong sự vắng mặt của hành động cố ý,

nó vượt khỏi phân biệt đạo đức;

và trong sự vắng mặt của nhân quả, nó không thể đạt đến

bằng mười phương pháp.

 

Tạng của mở trống vô ngại bao la này,

không phải cái gì cũng không phải không có gì,

một thực tại hoàn toàn trống trơn, không thể quan niệm,

điều này được giải quyết trong toàn thiện tự nhiên vô tâm.

 

Trong sự vắng mặt của tâm, sắc tướng ánh sáng là khuôn mặt của rigpa; và trong sự vắng mặt của nhân quả đạo đức, mười phương pháp được thế chỗ, mọi kinh nghiệm được giải quyết trong nhất như không phân biệt của mở trống không thể nghĩ bàn.

 

Bởi vì ta là trái tim của hiện diện toàn thể và thanh tịnh,

không có nguồn những giáo huấn nào khác;

bởi vì ta thế chỗ mọi phán đoán giá trị,

ta giải quyết mọi biến cố bất kỳ;

bởi vì ta là trường độc nhất của vắng mặt

cái thấy được giải quyết trong không thiền định;

bởi vì không có gì được yêu quý ngoài ta,

giới nguyện samaya được giải quyết trong không tuân thủ;

bởi vì không có gì được tìm kiếm ngoài ta,

hạnh lý tưởng được giải quyết trong không hành động;

bởi vì không ở đâu có cái gì khác ta,

những cấp độ tâm kinh được giải quyết trong không tịnh hóa;

bởi vì ta không từng, không bao giờ bị che chướng,

tánh giác tự phát được giải quyết trong ta;

bởi vì ta là thực tại vô sanh,

kinh nghiệm huyền bí được giải quyết trong ta;

bởi vì ta là chỗ đến độc nhất,

con đường được giải quyết trong sự ở yên;

bởi vì chư Phật và chúng sanh,

môi trường và vật chất và năng lượng,

tất cả lưu xuất từ hiện diện toàn thể nền tảng,

tất cả được giải quyết trong tánh bất nhị không thời gian;

để thấy được tánh giác tự phát,

nó được giải quyết đồng thời ngay sự trao truyền siêu việt này;

bởi vì không có kinh nghiệm nào khác hơn ta,

ta, nguồn tối thượng, giải quyết tất cả.

(Nguồn tối thượng)

 

Chủ đề thứ hai của Kho tàng của Toàn thiện tự nhiên, kết luận rằng mọi kinh nghiệm là mở trống không mối nối, kết thúc ở đây.

 

SHARE:

Trả lời