Giới thiệu bởi Wes Nisker

SHARE:


EINSTEIN và ĐỨC PHẬT – NHỮNG LỜI NÓI TƯƠNG TỰ
Biên tập: Thomas J. Mc Farlane
Giới thiệu: Wes Nisker
Thiện Tri Thức

1. Mục lục
2. Giới thiệu bởi Wes Nisker
3. Những Lời Nói Đầu Của Người Biên Tập
4. Những Lời Nói Tương Tự, Những Thế Giới Tương Tự
5. Những Nhà Vật Lý Học
6. Những Nhà Đạo Học
7. Kinh nghiệm Con người
8. Hòn Đá Thử của Chân lý
9. Nghịch lý và Mâu thuẫn
10. Nói được và Không thể nói được
11. Chủ thể và Đối tượng
12. Tên gọi và hình tướng
13. Những Ảo tưởng và những Mê lầm
14. Những Sóng, những Trường và Năng lượng
15. Những Hạt và Vật chất
16. Toàn Thể và Tương Thuộc
17. Thời gian và Không gian
18. Biểu lộ và nhân quả
19. Nhất thể và Đa thù
20. Vật lý học và Đạo học

Giới thiệu bởi Wes Nisker

Einstein và đức Phật: Những lời nói tương tự là một tài liệu gây phấn chấn- nó làm vững chắc minh triết của thể loại chúng ta, thống nhất những văn hóa và những đường lối của hiểu biết, và gợi ý rằng con người có thể thực sự hiểu biết một chút gì về bản tánh của thực tại. Cái chúng ta cũng có ở đây, trong những lời của những nhà khoa học và những vị thầy tâm linh là những biên giới bên ngoài của cái hiểu của chúng ta.

Einstein và đức Phật trình bày một liên kết của hai đường lối hiểu biết khác biệt rõ ràng với nhau. Nói tổng quát, từ một cái nhìn khái quát của văn hóa thế giới, có vẻ Trái Đất được chia theo hai nửa bán cầu não. Châu Á được xem là bán cầu phải, và những đại hiền triết của nó xoay sự chú ý vào bên trong, tìm kiếm chân lý bằng trực giác và sự yên tĩnh đón nhận. Ở Châu Âu và Địa Trung Hải- bán cầu trái- sự nghiên cứu chân lý hướng ra bên ngoài, và trở thành một tiến trình phá dỡ và phân tích thế giới, dựa trên những sức mạnh của lý trí nhiều tính tấn công hơn. Những truyền thống minh triết Châu Á nhằm thấy toàn bộ hơn, trong khi phương Tây quan tâm vào phân biệt. Trong thời đại chúng ta, những liên lạc và du lịch có tác dụng như thể chai(corpus callosum)nối kết hai bán cầu và phát lộ một sự đồng ý đáng ngạc nhiên về những định luật của thiên nhiên và cơ cấu của thực tại sâu xa. Phối hợp cả hai, bây giờ chúng ta có cái có thể gọi là “lối tiếp cận toàn bộ não”.

Đọc qua cuốn sách sưu tập này, tôi thấy mình đặc biệt rung động khi hiểu rằng vật lý học hiện đại đã củng cố những cái nhìn thấu suốt của những nhà đạo học và thiền giả. Dù sự đối nghịch cũng là có thật, văn hóa chúng ta có khuynh hướng hoài nghi sự phát hiện cá nhân, xem khoa học như là thẩm quyền cao nhất, đặc biệt khi nó diễn tả vũ trụ vận hành như thế nào. Tuy nhiên, nếu vật lý hiện đại được cho là nghiêm túc, thì có vẻ những vị thầy tâm linh vĩ đại châu Á hoàn toàn lão luyện trong việc nhìn thấy vào vật chất, thời gian-không gian, và câu đố tâm thức.

Những cái nhìn thấy suốt của những vị thầy tâm linh hoàn toàn gây ngạc nhiên khi bạn biết rằng họ thấy chỉ với cái tâm trần trụi, không có viễn vọng kính vô tuyến, máy phá vỡ nguyên tử hay chụp ảnh bằng laser. Ngược lại

chúng ta cũng cần nhớ rằng chính cái tâm trần trụi đó ở phương Tây đã sáng chế ra những máy móc đầy quyền lực này. Trong khi đó, ở phương Tây chúng ta từ lâu xem cái biết của tâm linh là một cái gì xảy ra ngẫu nhiên, thường như một tia sét chớp, một cái nhìn thấy một bụi cây cháy rực, hay một biến cố lạ lùng nào đó. Tuy nhiên, trong những thập kỷ mới đây, nhiều học giả và nhà tìm kiếm chân lý ở phương Tây đã nghiên cứu nhiều về những trường phái minh triết châu Á và đã khám phá rằng, như khoa học, cách hiểu biết khác này bao gồm một kỷ luật, phương pháp được chỉ định và nghiêm ngặt rõ ràng. Dù nó có vẻ mâu thuẫn, chúng ta đang hiểu ra rằng cái nhìn thấy huyền bí kia có thể học được.

Một số những vị thầy Phật giáo phương Tây thậm chí đã diễn tả con đường thiền định như một hình thức nghiên cứu khám phá “khoa học”, dùng những thể thức rất đặc biệt dẫn đến những kết quả có thể nhận biết được, có thể tiên liệu được. Trong nhiều trường phái Phật giáo, thiền giả bắt đầu bằng cách khai triển phẩm tính “chánh niệm”, được diễn tả như “một tỉnh giác không can thiệp, không phê phán”, nó đích xác là thái độ một nhà khoa học cần có để tiến hành một thí nghiệm. Thiền giả, như một nhà khoa học, cố gắng trở nên khách quan đến mức có thể về cái đang được quan sát, dù trong trường hợp thiền giả thì chủ đề chánh niệm thường là tự ngã của ông ta. Hơn nữa, thí nghiệm theo thiền định là có thể lặp lại với mỗi thiền giả mới, theo những thể thức đã có sẵn. Là một người dạy thiền định,tôi chứng nhận những kết quả: hầu hết những thiền giả đều sẽ đến những cái nhìn thấy thấu suốt tương tự vào bản chất của thực tại.

Dù người ta sẽ có những khuôn khổ ý niệm khác nhau và do đó những cách diễn tả khác nhau điều mà họ thấy trong thiền định, những cái nhìn thấy thấu suốt (their insights) thường bao hàm những mô tả thực tại hay những định luật của thiên nhiên. Qua thiền định, người ta có thể thấu hiểu rằng “tâm” là một vị đồng sáng tạo của thế giới; rằng hơn là chỉ một nguyên nhân đơn nhất cho một biến cố, tất cả những hiện tượng đều nối kết nhau trong một mạng tương quan tương tự với cái được diễn tả trong “lý thuyết phức tạp”; rằng mọi sự là tiến trình và không có sự cứng đặc ở đâu cả. Như bạn sẽ thấy trong Einstein và đức Phật, những cái thấy thấu suốt này đồng ý mật thiết với những lý thuyết khoa học.

Có lẽ có một khác biệt quan trọng giữa những chân lý của nhà khoa học và những chân lý của thiền giả. Trong  khi nhà khoa học đã khám phá rằng mọi sự đang trong một dòng chảy liên miên bằng cách khảo sát thế giới bên ngoài, thiền giả sẽ khám phá cũng cùng chân lý này bên trong thân tâm của chính mình, điều khiến cái thấy thấu suốt là rất cá nhân. Chân lý vô thường trở thành liên quan với cuộc đời riêng của thiền giả; hiểu biết về những công việc của vũ trụ chuyển thành trí huệ. Dĩ nhiên, chân lý của nhà khoa học cũng có thể là chuyển hóa cá nhân, và không ai đã chứng tỏ điều này tốt hơn chính Einstein, nhưng có lẽ nó xảy ra thường hơn trong những trường pháiminh triết châu Á, nơi sự chuyển hóa cá nhân là toàn bộ chủ đề hàng đầu của sự nghiên cứu khám phá.

Những nhà khoa học và những vị thầy tâm linh chỉ bắt đầu đàm thoại và so sánh những nhận xét, thế nên hệ quả hay kết luận nào cũng là còn sớm. Einstein và đức Phật là một cuốn sách vỡ lòng tuyệt vời cho sự đối thoại của họ, và cho tất cả chúng ta một cái nhìn xuyên thấu vào căn cứ cho sự gặp gỡ của những tâm trí. Một trong những thách thức lớn của thời đại chúng ta là hợp nhất lý trí với tấm lòng, trí huệ với lòng từ bi, khoa học và tâm linh, và ở đây chúng ta có công việc chuẩn bị cơ bản, cách nào tốt hơn để đem hai cái lại với nhau hơn là qua những lời nói của chính những nhà khoa học và những vị thầy tâm linh?Mong rằng những câu nói này đưa đến lợi lạc cho tất cả mọi người.

SHARE:

Trả lời