DIỄN TẢ NHỮNG LỖI LẦM VÀ THIỀN ĐỊNH LẦM

SHARE:

DIỄN TẢ NHỮNG LỖI LẦM  VÀ THIỀN ĐỊNH LẦM

Đã nổi tiếng từ lâu như mặt trời và mặt trăng rằng trong truyền thống Dakpo Kagyu sự thực hành thiền định là Đại Ấn. Bề ngoài, có một đa dạng những quan điểm về Đại Ấn do những cách hiểu cá nhân. Tôi không bác bỏ những người khác. Tuy nhiên tôi sẽ giải thích một chút để khuyến khích cái hiểu nơi những người nương dựa vào tôi.

Đặc biệt, khi người ta quá nhấn mạnh vào sự bình lặng tâm thức, tâm thức bình lặng của họ trở nên giống như một cái hồ đóng băng trên mặt, đến độ tất cả những tri giác thô và tế của sáu giác quan dừng lại. Hay dù nếu không dừng, chúng cũng trở nên không trong sáng và mơ hồ. Tin cái này là trạng thái thiền định, điều trước là một lỗi nặng, trong khi điều sau là khuyết điểm được biết như trạng thái trì trệ.

Cũng có một số người xem trạng thái thiền định là ở yên trong một cách không có tâm, không ghi nhận cái gì có hay không. Cái này là mất mình trong sự quên, không biết cái gì đang xảy ra.

Một số người cho thiền định là một trạng thái trống rỗng của tâm trong đó tư tưởng trước đã dứt và tư tưởng sau chưa sanh.

Những cách ấy không được vipashyana bao bọc và như vậy là những lỗi lầm trầm trọng. Dù khi bao bọc những trạng thái ấy với vipashyana, những người ấy cảm thấy họ phải giữ gìn không chuyển động khỏi sự duy trì Đại Ấn. Như vậy, nó trở thành một đói kém thiền định.

 

Hơn nữa, một số định dạng trạng thái thiền định như chỉ ở trong một trạng thái đầy lạc phúc. Nếu thế, họ đã không bao bọc nó với vipashyana. Hay dù có vipashyana, họ cảm thấy họ phải ngăn đóng mọi kinh nghiệm tri giác. Dù khi không ngăn đóng, xem những tri giác là đối địch thì vẫn chưa đúng.

Nếu một trạng thái hoàn toàn trống không, thoát khỏi giữ gìn tư tưởng nào của ba thời trong tâm, được xem là trạng thái thiền định, điều đó cũng không có vipashyana bao bọc và có lỗi trầm trọng là ngăn đóng kinh nghiệm tri giác. Dù khi được bao bọc, vẫn còn chưa đúng bởi vì có một không thích đối với kinh nghiệm và tri giác.

Hay, nếu thiền định được xem như thường trực giữ gìn quan điểm khái niệm rằng mọi tri giác – bất cứ cái gì xuất hiện và được kinh nghiệm – là không có bản chất, sự bám vào tính không cụ thể này là một lỗi trầm trọng.

Hơn nữa, nếu thiền định được xem như cố ngăn cấm một cách không chánh niệm đối với chấp nhận hay chối bỏ toàn bộ kinh nghiệm giác quan, đó là bình lặng thản nhiên và chỉ là một trạng thái bình thường.

 

Tôi không thấy cái nào trong những điều ấy là tu tập Đại Ấn, nhưng chúng hiện hữu như những cách khác nhau cho những cá nhân tạo nghiệp.

Lại nữa, một trạng thái của tâm sáng tỏ và vô niệm có thể đặc biệt xem là thiền định. Tánh giác sáng tỏ và không thể diễn tả, sau một tư tưởng đã lặng xuống, quả là tu tập thiền định. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bạn phải vô niệm, đó vẫn còn chưa hoàn hảo.

Tương tự, khi một tư tưởng khởi sanh thì cũng không hoàn hảo nếu cảm thấy rằng bạn phải cắt đứt nó và rồi ở trong sáng tỏ và vô niệm.

Cả hai cái ấy là những trường hợp chưa xác minh được tư tưởng chuyển động và tri giác.

Hơn nữa, một trạng thái tỉnh thức rộng rãi của tâm tỏ biết và trống không sau khi bạn chánh niệm mạnh mẽ, có thể xem là thiền định. Dù cái này thật ra là thực hành thiền định, nó vẫn chưa hoàn hảo theo nghĩa không thích một sự hiện diện mở rộng, tự do và tự nhiên của tâm, và thay vì thế, thích hơn sự tập chú kịch liệt một cách không thư giãn.

Thế nên, cực kỳ quan trọng là không lầm về những con đường thiếu sót của thực hành thiền định.

Những cách tu tập không hoàn hảo vẫn có khả năng để tiến bộ, nhưng chúng bất tiện để duy trì và như vậy có nguy cơ làm mệt mỏi việc thực hành. Qua nhiều cách khác nhau của tập chú và thư giãn trong mọi trường hợp – tri giác hay trống không, suy nghĩ hay bình lặng – bạn phải nghiên tầm thấu đáo và nhận biết, để tìm thấy một cách tiện dụng và thoải mái để duy trì nó.

 

Đại Ấn
Soi Rõ Trạng Thái Tự Nhiên

Dakpo Tashi Namgyal

Dịch: Ban Dịch Thuật Thiện Tri Thức
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức – 2020
[email protected]

SHARE:

Trả lời