CÁI TA TRỞ THÀNH THU HÚT MỌI THÀNH CÔNG

SHARE:

Thử thách chính của cuộc sống là thấy được người chúng ta có thể trở thành – chứ không phải thấy được những gì chúng ta có thể đạt được. Những gì chúng ta có thể trở thành là điều quan trọng.

Câu hỏi quan trọng về công việc của tôi là, “Ở đây tôi có thể trở thành ai?” Đây là điều có giá trị – không phải những gì tôi có thể đạt được trong công việc, mà những thứ tôi có thể trở thành thông qua công việc. Ông Shoaff đã nói với tôi rằng, “Nếu tôi hết mình vi công vic, tôi có th to ra mt thu nhp. Nhưng nếu tôi hết mình vi bn thân, tôi có th to ra mt gia tài”. Chìa khóa cho mọi điều tốt đẹp là phát triển bản thân.

Chúng ta đang xem xét thành công về kinh tế. Kinh tế học là giá trị tôi mang đến cho thị trường. Đó là những gì chúng ta được trả tiền. Chắc chắn, thị trường lấy đi thời gian của chúng ta nhưng chúng ta không được trả cho điều đó. Chúng ta được trả cho giá trị chúng ta mang đến. Ở đây tôi không nói về giá trị của tôi như một thành viên trong gia đình hay một người cha, người mẹ, hoặc giá trị của tôi trong mắt Chúa, mà giá trị của tôi trong giá trị thị trường. Thị trường định giá một số người ở mức 5 đô la mỗi giờ, một số người khác ở mức 500 đô la mỗi giờ. Có một chiếc thang giá trị và tôi phải tự hỏi bản thân, “Làm cách nào để leo lên được?”, Làm cách nào để leo lên được chiếc thang đó? Làm cách nào để thay đổi giá trị thị trường của mình? Chờ đợi tăng lương hay đình công?

Để tôi nói cho bạn biết, tôi không thể giàu lên bằng cách đòi hỏi. Mà tôi giàu lên bằng cách thể hiện. Theo cách này, tôi có thể làm tăng giá trị của mình lên gấp hai, gấp năm, gấp mười lần. Ở Hoa Kì, có một cuộc tranh luận trong Quốc hội về việc tăng mức lương cơ bản từ 5 lên 6 đô la mỗi giờ. Tôi cho rằng tôi không cần đến luật pháp để làm điều đó. Đó chỉ là một bước nhỏ trên thang. Bất cứ ai cũng có thể tự bước đi. Hãy ngước lên. Nhìn xem chiếc thang đó cao tới đâu. Tôi phải leo lên đó! Trên đỉnh còn vắng bóng người: dưới đáy thì mới đông đúc! Nếu tôi muốn tăng mức lương theo giờ của mình, hãy thử huýt sáo hoặc mỉm cười nhiều hơn khi làm việc. Hãy thử cải thiện thái độ của tôi, hãy khiến bản thân nổi bật. Nó có thể đưa đến mức lương cao hơn. Khi một người trở nên có giá trị với thị trường, thị trường sẽ trả cho họ nhiều hơn. Đây là điều hiển nhiên. Rõ ràng là người được trả một triệu đô la một năm có giá trị với thị trường hơn người chỉ nhận được vài ngàn. Tôi có thể lên cao được bao nhiêu trên chiếc thang giá trị này? Chiếc thang sẽ cao được đến đâu? Tôi có thể lên cao tùy thích, cao như tôi muốn. Và đây là triết lí sẽ giúp tôi leo lên chiếc thang đó: “Hãy làm vic hết mình vì bn thân hơn là vì công vic”.

Tôi có thể thực hiện điều này từng bước một. Hãy bắt đầu cố gắng để có giá trị gấp đôi với công ty của tôi: sẽ thật xấu hổ cho họ nếu họ không trả tôi thêm! Hãy làm thêm ngoài những gì được yêu cầu và tôi sẽ tạo ra một sự đầu tư vào tương lai, thứ sẽ mang lại những kết quả đáng kinh ngạc. Thậm chí nếu tôi có một công việc tệ hại tôi vẫn có thể nâng giá trị của mình lên. Nếu tôi không làm được, thì tôi sẽ luôn có công việc tệ hại: tôi phải tiếp tục làm việc trước khi tôi có thể có được một công việc tốt hơn. Sáu năm đầu trong sự nghiệp , tôi đã làm hết sức mình và tạo ra một khối tài sản.

Cũng hãy trở nên có giá trị với gia đình. Những kĩ năng có thể chuyển hóa được: khi tôi trở nên hiệu quả và khéo léo hơn trên thị trường, tôi cũng nên trở nên hiệu quả và khéo léo hơn ở nhà. Nếu tôi tốt hơn ở thị trường nhưng ở nhà lại không được như vậy thì thật đáng buồn. Sao tôi có thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình mà không truyền cảm hứng cho con mình? Cũng thật đáng buồn nếu tôi đặt ra được mục tiêu cho nhân viên bán hàng mà không làm được điều đó với gia đình mình. Sao tôi có thể lưu tâm đến khách hàng nhưng lại thờ ơ với gia đình mình? Đó thật sự là một cuộc sống vô vị. Một nhà tiên tri xa xưa nói về Chúa rằng, “Cánh tay của ông ấy không ngắn”. Điều  này có thể đúng với mọi bậc cha mẹ. Tôi sẽ có thể dùng sức mạnh của mình để chạm đến tất cả mọi người trong cuộc đời tôi. Thách thức lớn nhất trong lãnh đạo là làm cha mẹ. Nếu tôi là một lãnh đạo giỏi, thì hãy làm một người cha tốt.

Hơn thế nữa, Tổng thống John Kennedy đã nói rằng, “Đừng hỏi Tổ quốc có thể làm gì cho tôi, mà hãy hỏi rằng tôi có thể làm gì cho Tổ quốc”. Hãy hỏi bản thân tôi có thể làm gì cho cộng đồng, cho Tổ quốc. Tôi có thể mang lại giá trị nào? Tôi có thể giúp giải quyết vấn đề của mọi người bằng cách nào? Hãy nhớ rằng: Danh d, lòng t trng và vn mnh được to ra đ gii quyết vn đ ca mi người.

Nếu tôi nghĩ mình quá bận rộn để quan tâm đến bất cứ ai khác, thì tôi sẽ luôn nghèo khổ và đáng thương. Chỉ chăm sóc bản thân dẫn đến nghèo đói, đầu tư vào bản thân dẫn đến giàu có. Những người đến muộn thường có một ngày lười biếng, nghỉ trưa lâu, về sớm và họ đang gieo những hạt giống thảm họa của chính mình. Họ trở nên tuột dốc. Hãy làm thêm ngoài những gì được yêu cầu vì đây là một sự đầu tư mang lại những kết quả khó tin. Đừng trông đợi một công việc tốt hơn. Công việc tốt hơn chỉ đến khi tôi giỏi giang hơn. Hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ để tạo ra một bản thân tốt hơn. Hãy trau dồi những kĩ năng, cách ăn nói và vốn từ của tôi. Hãy tham gia những lớp học, đọc sách.

Ông Shoaff đã hỏi tôi đã làm được bao nhiêu trong số những điều này. Tôi đã trả lời, “Không việc nào cả”. Ông ấy lắc đầu. Ông nói, “Vậy thì, chúc may mắn nhé”. Ông biết rằng tôi sẽ cần đến nó. Ông hỏi tôi đã đọc được bao nhiêu cuốn sách trong 90 ngày gần đây nhất và tôi đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong 6 năm gần đây. Khi tôi nói với ông rằng tôi chẳng làm được gì cả, ông nói, “Có lẽ tôi nên nhận nuôi các con của cậu, không thì chúng nguy to!”

Tôi đang chia sẻ với bạn những gì ông Shoaff đã chia sẻ với tôi vì điều đó đã thay đổi cuộc đời tôi.

 

Tác Giả: Jim Rohn

Trích: Chìa Khóa Thành Công

NXB: Lao Động Xã Hội

Dịch giả: Vũ Thanh Nhàn

Sách gồm 184 trang

SHARE:

Trả lời