SHARE:
TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
MAYA YOGA – LONGCHENPA – Keith Dowman kết tập và bình giảng
Nhà xuất bản Vajra, 2010
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017
Bản văn chia thành tám chương, mỗi chương xử lý một trong tám tương tự, kết luận toàn bộ với những câu kệ hồi hướng. Mỗi chương chia thành những phân đoạn của Cái Thấy và Thiền Định. Những phần trong những phân đoạn của Cái Thấy và Thiền Định được ấn định trong bản dịch bởi những hàng để trống.
Phần về cái thấy trong mỗi tám chương của sự tương tự bắt đầu với một nhắc nhở về thực tại bất nhị của tịnh quang của bản tánh của tâm (trạng thái tự nhiên của hiện thể, của cái đang là) trong đó hoàn cảnh mê lầm của kinh nghiệm sanh tử bình thường sanh khởi. Cái trước được gọi là ảo giác như huyễn thuật vô nhiễm và cái sau là ảo giác như huyễn thuật của những khái niệm sai lầm. Sự phân biệt được khảo sát ở đầu chương Giấc Mộng, nơi Longchenpa đưa nó vào như điểm bắt đầu của luận – chúng ta bắt đầu bằng nhận biết ngục tù của những cấu trúc nhị nguyên của chúng ta. Cũng ở đây, trong sự diễn tả của ngài về cái nhìn mê lầm của chúng ta, ngài phân biệt giữa sự mất tỉnh giác sanh ra một cách ngẫu nhiên, đồng thời với mỗi tri giác giác quan và sự mất tỉnh giác đi cùng với hoạt động trí năng khái niệm và ý tưởng hóa tìm cách chọn lựa, tinh lọc và phóng chiếu những khái niệm mà bấy giờ chúng ta xem là huyễn hóa quy ước. Mỗi chương so sánh kinh nghiệm như huyễn của những khái niệm sai lầm của chúng ta với một trong tám tương tự – mộng, huyễn thuật, ảo ảnh, tiếng vang…
Sự khác biệt giữa maya vô nhiễm vốn là trạng thái tự nhiên của hiện thể chúng ta và maya bị ô nhiễm bởi hoạt động trí năng được nhấn mạnh để sự nhận biết cái sau là không gì khác với cái trước có thể giải quyết cái có vẻ là nhị nguyên giữa trạng thái tự nhiên của hiện thể chúng ta và trạng thái vô minh hiện giờ của chúng ta. Sự khác biệt ấy được giới thiệu ở đây như căn cứ của cái hiểu về nhu cầu ‘làm lạnh đàng sau an vui’. Đây là phương tiện thiện xảo của atiyoga và cho phép biện chứng Dzogchen hoàn thành pháp thuật của nó, bắt đầu với khẳng định rằng bởi vì vô minh sanh khởi trong và như là bản tánh nguyên sơ của tâm, nó không bao giờ trở thành cái gì khác hơn là bản tánh của tâm. Ảo tưởng rằng nó trở nên một thực tại tách biệt được chỉ ra bằng sự mê lầm mong manh của tám tương tự. Phần còn lại của những đoạn về cái thấy trong Giấc Mộng cung cấp một cái hiểu mê lầm sanh khởi từ trạng thái tự nhiên vô nhiễm của hiện thể như thế nào giống như kinh nghiệm về sự tương tự tương ứng, tất cả nằm trong những lời dạy dùng mệnh lệnh cách của động từ – ‘hãy nhận biết’, ‘hãy chứng ngộ’, ‘hãy thấy’, v.v… Những dòng cuối của mỗi phân đoạn về cái thấy trở lại một khẳng định về bất nhị.
Phân đoạn về thiền định trong mỗi chương đề cập trước tiên đến yoga của trạng thái thức và rồi yoga giấc mộng. Giáo huấn về những thực hành nền tảng và guru yoga được quy định trong tất cả tám phương diện của phương diện lúc thức của maya yoga được ban cho ở bắt đầu của phần đoạn thiền định trong Giấc Mộng. Sau những sơ bộ này, trong mỗi thiền định của tám cái chúng ta được dạy cần phải khao khát tâm thức maya bằng cách gợi ra bản tánh thực tế của tương tự tương ứng. Sự khao khát này nằm trong hình thức cầu nguyện ra lời, ‘Nguyện con nhận biết mọi kinh nghiệm của con là giấc mộng’. Nó xác nhận hàm ý rằng nội quán của cái thấy thì không tách lìa khỏi thực tiễn của thiền định. Bởi vì cái thấy và thiền định là hai mặt của cùng một đồng xu, điều này là đương nhiên trong Dzogchen. Đó là sự khác nhau, chẳng hạn, giữa mệnh lệnh ‘hãy nhận biết hiện diện vốn sẵn tự hiện hữu’ và giáo huấn ‘hãy để cho tâm chúng ta an định, không biến động, không có hy vọng hay sợ hãi trong không gian như ảo ảnh của mọi kinh nghiệm (Tương tự thứ Tư) hay ‘hãy an trụ trong như nhau, cho phép tâm tri giác bất cứ cái gì sanh khởi giống như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước (Tương tự thứ Năm)’.
Hơn nữa, rõ ràng ở đây rằng thực tiễn chính yếu của maya yoga là đồng nhất trong cả tám phương diện. Sự khác biệt chỉ nằm ở cánh cửa chúng ta dùng để vào cùng một phòng. Tư tưởng tư biện lan man với nó chúng ta bắt đầu củng cố nội quán rằng mọi kinh nghiệm là giống như một giấc mộng hay rằng khoảnh khắc đặc biệt này của kinh nghiệm thì giống như một giấc mộng, là cửa vào cùng một sự nhận biết mọi maya là vô nhiễm. Sự thực hành yoga giấc mộng được diễn tả dài trong tương tự thứ nhất – Giấc Mộng – và trình bày ngắn hơn trong tương tự thứ hai – Màn Huyễn thuật. Nó chỉ được đề cập thoáng qua trong những chương tiếp bởi vì sự thực hành vẫn cốt yếu như vậy. Ý định của Longchenpa là mỗi tương tự cung cấp một nội quán mới mẻ vào bản tánh của thực tại (dharma), mọi biến cố và hoàn cảnh (dharma), là maya. Bản toát yếu sau gồm những đặc trưng nổi bật chọn lọc từ văn phong cô đọng và mãnh liệt của Longchenpa.
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS