CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ NĂM LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI NHẬN TRAO TRUYỀN

SHARE:

CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ NĂM

LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI NHẬN TRAO TRUYỀN

Chủ đề thứ năm gồm năm phần nói về (1) người nhận; (2) vị thầy; (3) những lời dạy thiết yếu: (i) cái thấy, (ii) tùy thuận tính năng động của rigpa, (iii) những người nhận, giai cấp và màu da; (4) những bắt buộc của những người nhận; và (5) những lợi lạc của sự trao truyền.

 

  1. NHỮNG ỨNG VIÊN THƯỜNG BỊ TỪ CHỐI

 

Thuốc trường sinh của lối tiếp cận sâu xa nhất này

cần phải chỉ trao cho người sáng trí và đặc ân nhất,

không cho những người theo những lối tiếp cận thấp,

Những người bị nhốt trong sự điều kiện hóa của luân lý,

hay những người thiếu phước đức tâm trí hẹp hòi.

 

Hỡi đại nhân! Nếu ta phát lộ toàn thiện tự nhiên cho những người theo những lối tiếp cận thấp họ sẽ nói rằng theo niềm tin duy vật vào nhân quả, mọi sự đều có nguyên nhân và như vậy toàn thiện tự nhiên là phi lý.

(Nguồn tối thượng)

 

Chớ đem sự trao truyền của ta về nguồn tối thượng ở khắp cả cho những người tin vào nhân và quả hạn hẹp! Nếu người phát lộ sự trao truyền rốt ráo này cho họ, họ sẽ cố chấp rằng mỗi hành động tốt xấu đều có một nguyên nhân và một kết quả, và khi phê bình chỉ trích bản tánh vô nhiễm của ta, họ sẽ xa lìa khỏi nó hàng nhiều kiếp.

(Nguồn tối thượng)

 

  1. NHỮNG NGƯỜI NHẬN ĐẶC BIỆT KHÔNG THÍCH HỢP

 

Cần che giấu đối với những người chỉ trích vị thầy,

người xung đột với các anh chị tu hành của họ,

người vi phạm sự giữ bí mật trong nói chuyện tầm phào,

người không đức tin, tham lam và không trung thực,

và những người bận rộn với việc đời.

 

Không thể biểu lộ quý trọng,

hiểu sai và làm hư hỏng tantra-yoga,

thiếu sự nuôi dưỡng tâm linh và tính cách,

với nội quán nhỏ bé,

phản bội lòng tốt của những người khác,

huênh hoang về gia đình họ,

tự làm đẹp bằng những trang sức,

nghiện những lối sống vô nghĩa:

những người như vậy không thể gọi họ là học trò,

đúng hơn, họ là những kẻ thù của vị thầy,

và toàn thiện tự nhiên không thể trình bày

cho những người không muốn là hiện thân của nó.

(Tánh giác tự phát)

 

Ai là những tính cách không thích hợp?

Những người thích thú nổi bật trong xã hội,

người kiêu ngạo, không kính trọng cái gì thiêng liêng,

những người dễ ngã lòng và hư hỏng,

những người không chấp nhận những thử thách,

những người muốn thần lực qua ganh đua trong thực hành,

những người ngăn cản truyền bá lời dạy,

những người phân biệt đối xử với những người khác –

Đại Toàn Thiện được giữ, không cho những người ấy.

(Nguồn tối thượng)

 

  1. NHỮNG NGƯỜI CÓ THỂ CHẤP NHẬN

 

Chỉ người sáng trí và tốt nhất nhận Đại Toàn Thiện: 

những người kính trọng vị thầy và có nội quán sâu sắc,

người rộng lòng, tâm trí bình an, và hào phóng,

người có ít tư tưởng phê phán và ít quan tâm đến nó,

người không quan tâm đến đời này

và nhắm đến tánh giác tối thượng,

người có đức tin và kiên trì, và có thể giữ bí mật.

 

Đệ tử xứng đáng thì có

đức tin mạnh mẽ và kiên trì,

nội quán sâu xa và không bám luyến,

một tầm hoạt động rộng và hạnh mật thừa,

khả năng kiên trì trong bình thản vô niệm,

có thể giữ gìn những cam kết giới nguyện,

một bẩm sinh tình thương vững chắc,

thiền định trong sáng,

vâng theo lời thầy,

một cảm thức nghĩa vụ trong sáng và cương quyết

khả năng thích ứng với thái độ quy ước,

một tâm sáng suốt, thành thật và khiêm hạ,

khả năng theo chỉ một lời phát lộ, khai thị,

và tất cả hoạt động như vậy đem lại lợi lạc cho chính mình.

 

Duy trì sự giao phó và giữ bí mật

làm tròn mục tiêu kim cương;

giao du với người giáo dục cao

để làm lợi lạc cho chính mình;

lời nói êm dịu không tự cao

để giúp đỡ những tâm xung đột;

và xem vị thầy và Phật giống nhau:

đó là những phẩm tính của những học trò tốt

và người nào có những phẩm tính này

được nói là một pháp khí cho Đại Toàn Thiện.

(Tánh giác nội tại tự phát)

 

Những dấu hiệu của đức tin và giới nguyện

chuẩn bị cho chúng ta tiếp nhận tâm yếu

là đức tin, giới nguyện và kiên nhẫn,

sự buồn phiền bi mẫn, và một tâm trí yên tĩnh;

không bám luyến thân thể,

con cái, đối tác, người giúp việc, và giàu có,

khiến sống trong niềm vui và đức tin.

(Nguồn tối thượng)

  1. HẠNH CỦA HỌC TRÒ

 

Học trò làm vui lòng thầy bằng những cúng dường,

và đã có những cam kết giới nguyện

y thỉnh cầu lời dạy với sự tôn trọng;

được ban trao truyền, y hoàn thành nó một cách thích đáng,

và cuối cùng buông xuôi vào trạng thái tự nhiên của hiện thể.

 

Trước khi xin lời dạy tâm yếu, học trò làm vui lòng thầy bằng nhiều cách và cam kết hoàn thành. Một khi được thầy chấp nhận, anh hay chị ấy bỏ mọi quan tâm đến cuộc đời hiện tại, thực hành chu đáo và giải quyết nhị nguyên sanh tử và niết bàn trong chính đời này, đến chỗ tiêu dung trong trạng thái tự nhiên:

 

“Một khi tôi đã nhận giáo huấn tinh túy này,

điều gì đến với tôi đều là những phù phiếm thế gian!

tôi sẽ chịu bất kỳ khó khăn nào!”

Đó là thái độ cam kết cần có.

(Nguồn tối thượng)

 

Thái độ chung của học trò chưa có nội quán vào bản tánh của tâm là tôn thờ vị lama, ước nguyện không gì khác hơn sự chứng ngộ giáo lý và tiếp tục tư duy về những phẩm tính của vị thầy và giáo lý. Vị Thầy đón chào và chấp nhận chúng ta với lòng bi và yêu quý và làm mạnh chúng ta như những đứa trẻ, cho chúng ta những chỉ dẫn đúng lúc đến mức tương quan thương mến lẫn nhau được thiết lập không thể phá vỡ.

 

Tóm lại, chúng ta cúng dường thân thể và đời sống

những vật sở hữu, gia đình, vợ con,

dù nếu lama không cần các thứ ấy

ngài sẽ nhận chúng nhân danh Tam Bảo.

(Nguồn tối thượng)

 

Chớ bao giờ cắt đứt sợi dây lòng bi,

không phá vỡ dòng chảy hai chiều của thương mến,

thầy và trò luôn nối kết.

(Tánh giác nội tại tự phát)

 

  1. NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA VỊ THẦY

 

Vị thầy uyên bác với những phẩm tính cao cấp.

 

Nói chung, vị thầy kim cương chính quy, ở đỉnh của truyền thống kim cương, thì uyên bác và bi mẫn. Nếu ngài được quán đảnh và cam kết giới nguyện đầy đủ, và nếu ngài có căn bản mật giáo tổng quát hai giai đoạn phát sanh và thành tựu phát triển đầy đủ, bấy giờ ngài có khả năng giải thoát cho những người khác. Đặc biệt, thêm vào đó, một vị thầy của Đại Toàn Thiện đã nhận quán đảnh rốt về đại bí mật, giữ gìn toàn bộ cam kết với nó; ngoài quen thuộc với những tantra, những bình giảng và những lời dạy; và ngài quy thuận cái thấy và thiền định vô nhiễm như bầu trời. Với những phẩm tính này ngài có thể dẫn những người khác đến an vui. Tóm tắt, vị thầy kim cương đầy đủ thẩm quyền nắm trong tay một kho tàng không bao giờ giảm sút như một ngọn cờ chiến thắng bao giờ cũng tung bay.

 

Vị thầy của thực tại kim cương

là một người trung thực với sự khéo léo cao trong việc dạy.

Qua quán đảnh ngài đã thu nhận đạo đức mật thừa

và biết những thực hành tantra bên trong và bên ngoài;

hợp nhất không tách lìa với bổn tôn Phật,

ngài luôn luôn ở trong Samadhi không xao lãng.

Ngài thông thái trong những tantra bí mật

chứa giữ những lời dạy của Đại Toàn Thiện,

và  ngài biết những nghi lễ thiền định bên ngoài và bên trong;

không hề rút khỏi cái nhìn thấy về toàn diện về thực tại,

ngài đã bỏ mọi hành động bên ngoài, bên trong và bí mật

và kho tàng không cạn ngài cầm nơi tay

giống như một viên ngọc đặc biệt quý.

(Tánh giác nội tại tự phát)

 

Vị thầy thẩm quyền đầy đủ

là một nguồn mọi phẩm tính của rigpa,

đặt nền vững chắc trong hiện diện toàn thể toàn thiện.

(Vượt khỏi âm thanh)

 

  1. PHƯƠNG PHÁP DẠY

 

Vị thầy, biết học trò của mình,

ban cho những tâm yếu thích hợp;

giấu kín chúng với những người không thích hợp,

ngài cần đóng dấu cấm đoán và giao phó.

 

Một lạt ma trước tiên khảo sát sự thích hợp của những đệ tử và rồi dần dần cho họ những giáo huấn tinh tuý, sắp xếp sự thực hành của họ trong vài tháng hoặc năm. Ngài không nói cho họ mọi sự một lần, bởi vì một số học trò non nớt có thể lầm lẫn những điểm chính và mất cảm hứng. Nhưng thậm chí những tính cách thích hợp, nếu chưa trưởng thành vững chắc, có thể trở nên vỡ mộng với tiến trình do kinh nghiệm có trước:

 

Hãy biết những học trò của bạn và ban cho họ những giáo huấn trải qua thời gian thay vì tất cả một lần, ẩn giấu chúng với những người chú tâm vào những quan tâm thế gian.

(Thời gian đúng, Padmasambhava)

 

Niềm tin của ứng viên cần được thử thách:

 

Những học trò biết kính trọng đến với vị thầy

với đồ cúng dường quý báu,

trong khi những người khác thì kiêu ngạo và tham lam.

chớ dạy nguồn tối thượng cho những kẻ sau!

(Nguồn tối thượng)

 

Chớ đổ cam lồ của toàn thiện tự nhiên

vào pháp khí tầm thường, thấp kém!

Nó chỉ có ý nghĩa với ít người có đức tin.

Nếu chúng ta cũng dạy nó cho người không xứng đáng,

người xứng đáng có thể bị nhiễm độc như họ.

Thế nên hãy giấu kín nó với người tâm trí hẹp hòi!

(Tánh giác nội tại tự phát)

 

Giấu kín nó với người tâm trí hẹp hòi, chúng ta thậm chí không nghĩ đến việc chia xẻ sự sâu xa như vậy với họ, không nói ra, không đưa họ sách đọc. Khi đưa nó cho người xứng đáng, chúng ta bảo họ giữ kín bí mật. Đóng dấu cấm đoán là giấu kín nó đối với người không xứng đáng và dấu giao phó là phát lộ nó cho người xứng đáng.

 

  1. GIÁO HUẤN TINH TUÝ

 

Giao phó giáo lý tinh tuý của nghĩa rốt ráo

cho những đứa con tài giỏi và có đặc ân.

 

Sự phát lộ chủ yếu là tâm thanh tịnh rigpa, nó thay thế sự quy định của nhân quả và nỗ lực có chủ ý. Có hai chủ đề: cái thấy dẫn nhập và buông thả vào tính năng động Phật.

 

  1. Cái thấy dẫn nhập

Bất cứ  cái gì xuất hiện trong rigpa thì không chuyển lìa khỏi khuôn mặt bổn nguyên của rigpa và không gây ảnh hưởng, không tạo ra hiệu quả tích cực hay tiêu cực. Do đó nhân quả và quy định luân lý được thay thế trong sự toàn thiện tự nhiên của một khoảnh khắc đơn nhất trùm khắp của cái bây giờ và tại đây trong suốt:

 

Ta là bầu trời vô niệm vốn là hiện thể thanh tịnh,

và không suy nghĩ, ta không lấy và không bỏ cái gì;

tâm không phê phán thì giống như không gian,

và giống như không gian không phân biệt

Samantabhadra không nhận lấy và từ bỏ cái gì:

Ta là không phân biệt.

(Nguồn tối thượng)

 

Trong tinh tuý không có nguyên nhân hay hậu quả:

Hiện diện toàn thể giống như không gian nguyên sơ

và không gian không có nguyên nhân hay hậu quả

(Nguồn tối thượng)

 

Phật quả không thể được chứng ngộ qua tính tốt –

nếu nó có thể chứng ngộ bằng tính tốt,

toàn thiện tự nhiên vô điều kiện sẽ là một lời nói dối.

 

Sanh tử không thể kết tinh bởi tính xấu –

nếu cái xấu có thể kết tinh thành sanh tử,

tánh giác tự phát sẽ là một lời nói dối.

(Sư tử chồm)

 

Không nhận biết tinh trạng toàn thiện tự nhiên của họ và mong cầu kinh nghiệm tích cực bên ngoài, trong sự bối rối của họ những hình tướng tốt và xấu được phóng chiếu và cảm nhận. Không có tốt hay xấu trong tâm thanh tịnh, nhưng những hình tướng nhị nguyên về luân lý như vậy sanh khởi theo cách như mê sảng khi sốt cao. Cũng như những nguyên lý của sanh và chết không áp dụng cho cái không được sanh – không gian nguyên sơ – nhân lý nhân quả như huyễn không được áp dụng cho bản tánh của tâm.

 

Bởi vì toàn thiện tự nhiên vượt khỏi nhân quả từ ban đầu,

nó được đạt đến bằng không hành động, không nỗ lực có chủ ý.

Sự trao truyền của một vị thầy với một quan điểm nhân quả

xác định một hệ thống cấp bậc của

những phẩm tính thế gian tạm thời,

và làm việc từ một nguyên nhân ảnh hưởng

của một kết quả mong muốn –

tâm thanh tịnh không có nguyên nhân và không có ảnh hưởng.

Bởi vì không có gì sanh ra trong tâm thanh tịnh,

chẳng hạn lấy cuộc đời của một người bình thường làm thí dụ,

bất kỳ giả định nào về sanh và tử đều đặt sai ;

trừ phi và đến khi ngộ ra tính tự phát không phụ thuộc,

một hệ thống những phẩm tính tạm thời được lập ra

mà liên hệ giữa chúng là nguyên lý nhân quả

lối tiếp cận ấy là hữu hạn, đó là tất cả cái chúng ta được.

 

Hỡi đại nhân, hãy nghe!

Khi ta nói về “tánh giác tự phát sanh”,

có nghĩa là tánh giác không dứt bao trùm mọi sự,

tánh giác độc nhất không có nguyên nhân

nhưng sanh ra mọi sự_không có nguồn nào khác.

Định ra một hệ thống thứ bậc tương quan nhân quả

và tìm kiếm tâm thanh tịnh, sẽ không có gì xảy ra;

bởi vì tâm thanh tịnh không thể sanh ra từ nguyên nhân nào,

chớ đặt nó trong một bảng chỉ dẫn của thời gian;

bởi vì tâm thanh tịnh không phải là sản phẩm

của điều kiện nhân duyên nào,

chớ đối xử với nó như một hỗn hợp của thế giới tương đối.

 

Hỡi đại nhân, hãy nghe!

chúng ta nỗ lực thiền định bởi vì chúng ta muốn cái tuyệt hảo

nhưng cố gắng nào cũng ngăn chặn chứng đắc;

cái tuyệt hảo chỉ ở trong tánh giác tự phát sanh không thời gian.

(Nguồn tối thượng)

 

Chỉ đơn giản nghỉ ngơi không thi thiết giả tạo trong rigpa tự nhiên, chúng ta đang tham dự vào tính năng động của tất cả Phật quá khứ, hiện tại, tương lai:

 

Đang hiện diện tự nhiên không cần tìm kiếm nó,

Phật quả không thể đạt đến bằng cố gắng;

nó là toàn thiện tự phát, không nỗ lực –

hãy nghỉ ngơi trong trạng thái vô niệm của rigpa tự nhiên!

(Nguồn tối thượng)

 

Chư Phật quá khứ, hiện tại, và tương lai

tất cả Phật, không gì khác hơn là tâm thanh tịnh:

chư Phật quá khứ đã chứng ngộ

bằng cách thấy bản tánh không thi thiết của tâm;

chư Phật hiện tại hoạt động cho lợi lạc của tất cả chúng sanh

nhờ trí huệ của tâm không thi thiết

“không thi thiết”, chỉ như nó là;

chư Phật tương lai sẽ không dạy

sửa sang bản tánh tự phát sanh của tâm

và bây giờ không tìm cách sửa chữa tâm quý báu

chư Phật xuất hiện đi qua một con đường không thi thiết.

 

Chúng ta có thể không chứng ngộ rằng mọi biến cố

là tâm thanh tịnh,

nhưng không sửa sang nào có ích.

Không biết, nhưng mong mỏi chứng ngộ với

một chương trình giả lập,

chúng ta có thể đầu tư nhiều, nhiều kiếp thực hành

nhưng chúng ta sẽ không bao giờ khám phá an vui ở đó.

 

Ba chiều kích của rigpa không phải là sự xây dựng của tâm,

thế nên khi trong kinh Vị Thầy của Ba Chiều Kích,

ý niệm xây dựng ba chiều kích xảy ra,

thì rõ ràng rằng vị thầy, dù sở hữu ba thân,

không phải là vị thầy là bản tánh của tâm.

Khi vị thầy nói đến “phát triển ba chiều kích”,

bởi vì vị thầy luôn luôn nói chân lý,

thì đó là giáo lý tạm thời, chứ không phải là

chân lý rốt ráo ngài phát lộ.

(Nguồn tối thượng)

 

  1. Buông thả vào tính năng động Phật

Ở tự do và thong dong trong bản tánh của tâm, không trù tính cái gì, không phân tích cái gì, không nhớ giữ kiến thức, buông thả vào thực tại nguyên sơ, hiện thể thanh tịnh giản phác thay thế nhân quả và phân biệt luân lý, đây là sự sáng tỏ tự nhiên, tánh Không chiếu sáng rực rỡ, quang minh đồng nhất không thời gian. Không gian đồng nhất này, vô nhiễm trong sự trong suốt tự nhiên của nó, thong dong trong tự nhiên tự do của nó, và những cánh cửa giác quan được giữ rộng mở trong một trạng thái kính cẩn thơ ngây. Trong tạng bao la của không gian mở trống này, thời gian tuyến tính bị cắt đứt và trong cân bằng thường định chúng ta ở yên trong sự sáng tỏ bất định, vô niệm trần trụi.

 

Qua những chiều sâu không thể dò của sáng tỏ,

tánh Không sáng ngời tràn ngập khắp,

nhảy múa trong những trường của lạc thú thanh tịnh,

nhất tâm, đây là không gian trống không tối hậu.

(Gương tâm của Samantabhadra)

 

Tánh Không sáng rỡ, trường ánh sáng trùm khắp,

không ô nhiễm bởi ý tưởng, trí nhớ được tịnh hoá,

thoát khỏi mọi cấu trúc hay phân tích,

trùm khắp và trống không như bầu trời,

thanh tịnh tự nhiên, hoàn toàn vượt khỏi mọi chỉ bày.

(Vòng ngọc trai)

 

Rigpa nội tại thì đồng nhất với tánh Không,

và qua sự làm quen với nó

chiều kích vô niệm được thấu hiểu,

cùng với ánh sáng của lòng bi của ta,

và ngươi là một với ta và chia xẻ với đời sống của ta.

(Sáu tạng)

 

Trong bản tánh bất định của những hình tướng,

những tư tưởng của một tâm nặng đục bốc hơi,

và trong không gian vốn thanh tịnh ấy của những hình tướng,

trong rigpa vô niệm,

biết nhất như không chuyển động

trong trường nhất như

suy nghĩ của chúng ta cạn kiệt

chúng ta an trụ trong không gian trống không thanh tịnh tự nhiên.

 

Khi hình tướng và diễn đạt ngôn ngữ là một,

trong không gian trống không không phân chia

chúng ta ở trong siêu thư giãn.

 

Qua sự trong suốt toàn thể

trần trụi, không vết dơ,

chúng ta ở trong thanh tịnh bổn nguyên không thời gian

và không gian trống không vô nhiễm ấy,

mãi mãi, là bản sắc chúng ta.

(Ngọn đèn cháy sáng)

 

Tự làm quen

với toàn thiện tự nhiên,

chỉ chờ đợi, chúng ta nghe những nghĩa;

không thiền định, lạc thú thanh tịnh trải rộng,

và chúng ta được nội quán trực tiếp vào bản tánh

 của những sự vật.

 

Dù phạm các tội lỗi ghê gớm

người khám phá bản tánh của tâm,

và tự làm quen với nó, thì được xoá tội,

và không nghi ngờ gì, thoát khỏi địa ngục.

(Sự hợp nhất của mặt trời mặt trăng)

 

Trong thực tại bất định không thể bám chấp

là sự năng động tối thượng bất nhị của những vidhyadhara;

thực tại không có nỗ lực, thanh tịnh như nó là,

đây là trường thực tại của samadhi tiêu dung.

(Sư tử chồm)

 

Bởi vì bản thể giống như bầu trời là thanh tịnh

bổn nguyên không thời gian,

hiện thể thanh tịnh là bất định, không động cơ nào;

một mở rộng bao la không ngoài và trong,

cõi giới của thực tại là vô biên, không có chất thể.

(Dãy bao la những hạt ngọc)

 

Những tham thiền quán chiếu này, sự năng động của rigpa, sự sáng tỏ vốn sẵn của bản tánh của tâm, không bị che ám bởi hôn trầm hay xáo động hay những đối nghịch của chúng, những lầm lỗi màn che.

 

Không thiền định không cần trau dồi bao giờ cũng mới mẽ

soi sáng những cửa tri giác;

với tâm khái niệm hoá không còn hiệu lực

nó chỉ chánh niệm vào bản thân cái biết,

không quan tâm những cái bên ngoài,

không động cơ để kéo lại xao lãng,

không chuyển động bởi bất kỳ suy giảm hay lầm lỗi,

thản nhiên với những biên độ của thoả thích,

thoát khỏi bình thản hôn trầm,

soi sáng trí nhớ luôn luôn phục hồi

nghịch với tiến trình tu hành sửa chữa nào,

người tri giác uyển chuyển và thong dong bên trong,

sắc tướng được tri giác là sáng rỡ,

những biểu tượng màu sắc rung chuông biến đổi_

khi không có nghiêng lệch,

thiền định thì không có sai lạc.

 

Phẩm tính nhìn thấy của thiền định này

là tánh Không sáng rỡ của rigpa

vô ngại với bất kỳ phẩm tính đặc biệt nào,

trong đó tri giác nhị nguyên đã dừng lại

chỉ còn khuôn mặt thanh tịnh của thực tại.

Cái nhìn thấy này không mê lầm,

trong bản tánh thanh tịnh của mọi nguyên nhân

 và điều kiện (nhân duyên)

cái hữu hình và vô hình tan biến tự nhiên,

bám luyến vào những đối tượng của năm giác quan tiêu tan,

và những nguyên tố thô của vật chất tiêu tan

và tánh giác thanh tịnh trải rộng

chúng ta buông thả vào thực tại.

(Vượt khỏi âm thanh)

 

Tự tịnh hoá trong tánh Không, ban đầu chúng ta không nhận thức những yếu tố tố thô và tế như vậy nữa. Kinh nghiệm nhìn thấy tánh Không sáng rỡ của rigpa nguyên sơ dần dần tăng thêm, và cuối cùng mọi phân tử vật chất, thô và tế, tiêu tan như sương. Ảo tưởng về thực tại vật chất tan biến. Đến điểm buông xả vào sự thanh tịnh bổn nguyên của rigpa, điều này được nói là chúng ta “tiêu dung chính mình” trong trạng thái tự nhiên của chúng ta:

 

Bây giờ, không hướng đích, ở trong trạng thái tự nhiên,

mọi phát âm của tâm thanh tịnh

xuất hiện như cái hiểu biểu lộ trong mỗi trí thức

dù không có người học nó.

Qua sự làm quen với cái hiểu này

bây giờ không biểu lộ và không khái niệm,

mọi xuất hiện tự tan biến

và , như sự trong suốt toàn đồ toàn thể,

là những khuôn khổ của sáng rỡ trống không.

Bốn nguyên tố – đất, nước, lửa, và gió,

những tiềm năng của mỗi cái không biểu lộ,

tan biến như sương bốc hơi trong bầu trời buổi sáng.

Những bám chấp khác nhau như huyễn của chúng ta,

những ý tưởng về sự vật của chúng ta, dừng lại, không sanh,

sự phân hai, như chủ thể và đối tượng, tự vắng bặt,

và không có gì xuất hiện – tự tiêu dung.

Sáng suốt là kinh nghiệm của chúng ta

mọi chúng sanh là như nhau, nhất thể.

(Đống ngọc)

 

Trong giai đoạn cuối của toàn thiện tự nhiên,

mọi hiện tượng rơi vào trạng thái tự nhiên của chúng,

và thức bình thường và thực tại đồng nhất,

chúng ta đến sự vô chấp vô tư của giải thoát không thời gian.

 

Tính năng động của rigpa thế chỗ cho lý tính,

mọi sự việc riêng rẽ tan vào bản tánh thanh tịnh của chúng,

đối cực tánh Không và chất thể được giải quyết,

chuyển động tiêu dung trong vô niệm,

và với vô tâm, trí thức được thay thế.

(Vượt khỏi âm thanh)

 

Cực điểm của Cắt Đứt đến thanh tịnh bổn nguyên là một tiêu tan của những nguyên tố, trong khi cực điểm của Nhảy Qua đến tính tự phát là sự tịnh hoá những nguyên tố. Hai pha chứng ngộ này là giống nhau vì lý do tính thân thể cả ở trong và ở ngoài tan biến. Tuy nhiên, hai cái khác nhau, theo thân ánh sáng biểu lộ biểu lộ hay không. Khi những phân tử của thân thể tan biến, có giải thoát tức thời vào nền tảng của thanh tịnh bổn nguyên; nhưng trong khi Cắt Đứt không có thân ánh sáng xuất hiện, thì trong pha Nhảy Qua, một thân ánh sáng cho phép sự biến hình không dứt. Tuy nhiên không có phân biệt sai khác trong cách giải thoát vào trạng thái tự nhiên của thanh tịnh bổn nguyên.

 

Lối tiếp cận tối cao này cho phép thiền giả vượt qua mọi sự bởi ánh sáng rạng rỡ tràn ngập khắp và giải quyết sự điều kiện hoá của nguyên nhân ngay trong đời này. Tìm thấy sự xác quyết vào chứng ngộ tương ưng với tánh Không của thực tại, sự mê lầm về nhân quả bị phá huỷ. Điều này được thành tựu bởi chứng ngộ tánh giác tự phát sanh độc nhất – những người theo tám lối tiếp cận thấp hơn không thể nói về nó.

 

Hô! – sự rạng rỡ bao la này của tánh giác nguyên sơ biểu lộ,

không không gian, tánh giác đồng thời,

tánh giác bí mật của toàn thiện tự nhiên

đây là cực điểm vũ trụ.

 

Dùng một minh họa cho cái thấy của toàn thiện tự nhiên,

nó giống như kim xí điểu vĩ đại xoải cánh

trong bầu trời trống không.

Ngôn ngữ của những lối tiếp cận thấp thì nhiều và khác nhau

nhưng sư tử không thể sủa như một con chó – bụng nó quá lớn –

và con cáo không thể rống như một con sư tử – cổ nó quá hẹp;

Đại Toàn Thiện phát lộ tánh giác nội tại rigpa

trong khi những lối tiếp cận

tiệm tiến thấp hơn hạ thấp cái thấy ấy.

(Sư tử chồm)

 

Chúng sanh, người và trời, có những khả năng khác nhau:

một số tranh đấu để thanh lọc

trong khi những người khác có nội quán tức thời không thời gian,

và ta dạy theo nhu cầu.

(Nguồn tối thượng)

 

Bốn cam kết Samaya của toàn thiện tự nhiên thì giống như bốn nhà kho chứa ngọc và bốn chủ đề giống như chìa khoá cho bốn nhà kho ấy, trong khi câu 122 tóm tắt tổng quát này như một chìa khoá chính mở kho tàng nơi những chìa khoá kia được cất giữ.

 

iii. Những người nhận: giai cấp và màu da

 

Dành cho người không rắc rối với tâm khoáng đạt, nhàn nhã và ngây thơ, vô tư và thong dong.

(Kim xí điểu vĩ đại)

 

Bấy giờ Thế Tôn Vajradhara xuất định và trả lời những người đi theo: “hãy nghe lời ta, những người tốt lành! Hãy nghe lời dạy của ta! Ta phát lộ thực tại rốt ráo của tantra cho giai cấp chiến sĩ và tu sĩ, cho giai cấp thương gia và cũng cho giai cấp vô sản. Những người không giai cấp, bất kể màu da, đàn ông và đàn bà, là người nhận thích hợp của Đại Toàn Thiện. Đặc biệt, những người tay chân mạnh mẽ và màu da sậm, với răng trắng không hư, với mắt nhìn mạnh mẽ, tóc dày, nâu sậm, xoắn theo chiều kim đồng hồ, người ít lo cho thân thể, với những ứng xử bên ngoài bình dân và với lời nói thẳng thắn mạnh mẽ, và với người có thể lập lại từng lời được người khác nói, với tất cả những người như vậy ta phát lộ những lời dạy của Đại Toàn Thiện. Nếu người nào có đủ những đặc tính ấy_dù anh hay chị ấy là một người hàng thịt, một cô gái điếm, một người lượm rác, hoặc bất kỳ người thua thiệt nào, người ấy cần được ban cho giáo lý không phải dè dặt.

(Dãy lớn những viên ngọc)

  1. NHỮNG BẮT BUỘC CỦA NGƯỜI NHẬN

 

Phần mình, họ phải giữ gìn chân lý vĩnh cửu này

trong trái tim họ, không gieo rắc rộng rãi;

nếu sự bí mật bị xâm phạm, quả báo sẽ theo sau,

và tiếp theo là sự phê phán sẽ làm giảm giáo lý tâm yếu;

thế nên hãy yêu quý sự bí mật với một tâm yên tĩnh và thong dong

và đạt vào vương quốc của hiện thể thanh tịnh trong chính đời này.

 

Nếu kỷ luật tâm yếu này bị lạm dụng

một số ma quỷ và hồn linh gây chướng ngại

và những dakini thế gian tài giỏi có thể đem thầy và trò

vào dưới một đám mây sợ hãi và cái chết bất ngờ,

và qua sự phê bình công kích con đường tâm yếu sẽ suy thoái;

vì lý do này hãy từ bỏ những người không đáp ứng nhiệt tình.

(Nguồn tối thượng)

 

Để kéo họ ra khỏi bám luyến thế gian và như một cách thử,

vị thầy chấp nhận thân thể và tài sản của họ

và đã khảo sát khả năng và thấy họ xứng đáng

ngài phát lộ cho họ yếu nghĩa của nguồn tối thượng.

(Nguồn tối thượng)

 

Sau khi nhận sự trao truyền Đại Toàn Thiện Tự Nhiên, những lợi lạc của giáo huấn cần được ca tụng. Những học trò cao cấp nhất cần làm vui lòng thầy bởi tôn vinh và kính trọng. Sau khi nhận nghĩa của toàn thiện tự nhiên họ cần hiện thực hóa nó để cho hiện tại và tương lai được bảo đảm.

Bình giảng về chủ đề kim cương thứ năm của Kho tàng Toàn thiện Tự nhiên, diễn tả lời dạy được giao phó cho loại người nào, hoàn tất ở đây.

SHARE:

Trả lời