Những Điểm nguy hiểm nơi sự vật có thể khởi lên như kẻ thù và những nhiễu loạn khác

SHARE:


ĐẠI ẤN THIỀN XÓA TAN BÓNG TỐI CỦA VÔ MINH
Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje với bình giảng khẩu thuyết của
Beru Khyentze Rinpoche – dịch từ tiếng Tây Tạng và biên tập bởi Alexander Berzin
Văn phòng Dịch thuật Thư Viện những Tác phẩm và Văn thư Lưu trữ của Đức Dalai Lama
Việt dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001 TTT-19-2545/09-01

1. MỞ ĐẦU 21. Chú tâm vào Hơi thở và Ba giai đoạn An định Tâm thức
2. PHẦN MỘT NHỮNG SƠ BỘ 22. Loại bỏ Siết chặt và Buông lỏng
3. Quy y, Lễ lạy và Bồ đề tâm 23. Trạng thái Định tâm thực sự và Ba Ân điển
4. Thiền định Vajrasattva 24. PHẦN BA THIỀN QUÁN (QUÁN CHIẾU)
5. Cúng dường Mạn đà la 25. Nhìn vào Tâm an định
6. Guru Yoga 26. Nhìn vào Tâm chuyễn động hay khởi tưởng
7. Cái Chết và Vô Thường 27. Nhìn vào Tâm phản chiếu những hình tướng và vào Tâm trong tương quan với Thân
8. Nghiệp và Luật Nhân Quả 28. Nhìn vào cùng lúc Tâm an định và Tâm chuyễn động
9. Những Tai Hại của Sanh Tử 29. Nhận ra Bản tánh của Tâm an định
10. Sự Quí Giá Được Tái Sanh Làm Người 30. Nhận ra Bản tánh của Tâm chuyễn động hay Tâm nghĩ tưởng
11. Điều Kiện Nguyên Nhân Cho Thành Công 31. Nhận ra Bản tánh của Tâm phản chiếu cảnh vật và của Tâm trong liên hệ với Thân
12. Điều Kiện Chính Yếu 32. Nhận ra cùng lúc Bản tánh của Tâm an định và Tâm chuyễn động
13. Điều Kiện Khách Quan 33. PHẦN BỐN NÂNG CẤP SỰ THỰC HÀNH CỦA CON
14. Điều Kiện Trực Tiếp 34. Phối hợp Đại Ấn với những Thực hành khác và Bốn hoạt động
15. PHẦN HAI THIỀN ĐỊNH 35. Năm tà kiến, Ba thiện xảo và Bốn thân Phật
16. Những tư thế căn bản của Thân và Tâm 36. Ba chỗ con có thể lạc và Bốn chỗ con có thể mất tánh Không
17. Chú tâm trên một Đối tượng Thấy 37. Những Điểm nguy hiểm nơi sự vật có thể khởi lên như kẻ thù và những nhiễu loạn khác
18. Những Đối tượng Giác quan khác 38. Những Lợi Lạc của những thực hành và những giai đoạn và những con đường theo Đại Ấn
19. Trừ bỏ Hôn trầm và Xao động 39. Những định nghĩa kết thúc
20. Chú tâm Không Đối tượng 40. LỜI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

NHỮNG ĐIỂM NGUY HIỂM NƠI SỰ VẬT 
CÓ THỂ KHỞI LÊN NHƯ KẺ THÙ 
VÀ NHỮNG NHIỄU LOẠN KHÁC

Hơn nữa, hãy giả thiết rằng con đang mãn nguyện và sung sướng vì những tư tưởng và những mê lầm không làm đứt đoạn tham thiền của con. Rồi thình lình nhiều tư tưởng thô làm đảo lộn con dữ dội và con không thể kiểm soát chúng trong tham thiền. Con có thể nhìn những tư tưởng này như những kẻ thù đã sanh ra. Hãy cố gắng nhận chân những tư tưởng này và bản tánh của chúng. Chớ nhìn chúng như những lỗi lầm. Mà nghĩ về chúng với tâm từ.

Chẳng hạn, nếu một tư tưởng sân hận khởi lên, hãy nhìn nó như một cơ hội để tu hành nhẫn nhục hay nếu là tham muốn, để tham thiền về tính vô thường của cái bạn muốn. Tuy nhiên, một cách rốt ráo, nếu bạn chỉ chú tâm vào chúng, chúng sẽ tự nhiên lặng mất.

Đem chúng vào lĩnh vực tham thiền của con, hãy thấy rằng bản tánh của chúng là thoát khỏi mọi tạo tác của tâm thức (những cực biên) và chúng khởi lên như trò chơi của Pháp Thân. Hãy trau dồi (cái quán chiếu) rằng chúng là như thế.

Giả thiết rằng trước kia bất kỳ vọng tưởng nào khởi lên, con có thể xóa sạch nó bằng tánh Không.

Điều này ám chỉ có thể loại bỏ một vọng tưởng nhờ một phân tích lý luận, tạo ra một cách trí thức về tánh Không của vọng tưởng đó. Chẳng hạn, nếu bạn tham muốn một người hay một đồ vật. Sau khi phân tích nó là một hay khác về phần nó, bạn kết luận rằng nó là không cả hai và do vậy không có tự tánh, sự tham muốn của bạn sẽ rơi rụng khi bạn thấy không có đối tượng cứng đặc, cụ thể nào cho tham muốn đó.

Nhưng rồi bỗng nhiên một vọng tưởng khởi lên như một tham muốn. Con có thể nhìn vọng tưởng đó như một kẻ thù. Về việc này, bất cứ vọng tưởng nào khởi lên, hãy nhận ra bản tánh của nó. Đặt mình trong một trạng thái không ngăn cản cũng không thiết lập, chúng trở nên thanh tịnh và lặng tan vào chính nơi của chúng mà con không cần đoạn trừ chúng. Nói cách khác, hãy đi vào tánh thanh tịnh của chúng như đã được giải thích trong những phương pháp dùng những tư tưởng như là một con đường, tức là chú tâm vào bản tánh trống không của hình tướng tư tưởng. Bản tánh ấy là lạc, sáng tỏ và vô niệm trần trụi. Hãy tự tu hành theo cách này.

Khi con tìm kiếm tâm bằng cách phân tích và thấy rằng nó không thể tìm thấy và rằng mọi sự vật không thể được kiến lập như thực có, bây giờ con có thể bác bỏ sự hiện hữu quy ước của mọi sự, cái cần đoạn trừ và cái cần hỗ trợ, cái thiện và cái bất thiện. Xem ân điển kinh nghiệm được về sự trần trụi là cái chính, con có thể cảm thấy rằng bản thân con và tất cả những người khác đã tan biến vào một hư không và bởi thế con không nên làm cái gì cả. Sự bám chấp vào tánh Không như vậy gọi là tánh Không khởi lên như một kẻ thù hay như một sự đen tối lan tỏa rộng khắp.

Cả hai cực đoan có và không cần phải được bác bỏ. Nhưng nếu bạn phải chọn, thì tốt hơn rơi vào chấp có thay vì chấp không. Nagarjuna đã nói tánh Không bác bỏ mọi hiện hữu thật có, nhưng nếu bạn không hiểu nó, thì tốt hơn hãy hiểu thế giới hiện tượng. Hãy xem thí dụ một con rắn. Nếu bạn nói nó là không, không có gì cả, và không tôn trọng bản chất tương đối của nó, nó có thể cắn bạn và bạn sẽ chết. Cũng thế bạn có thể rơi vào một tái sanh thấp hơn ở địa ngục do bất chấp sự kiện những hành động bất thiện sẽ đem lại những kết quả tai hại.

Vì thế, con cần nhận ra bản tánh của sự chấp thủ vào bản thân tánh Không. Tự đặt mình vào một trạng thái không ngăn chặn hay kiến lập, con sẽ loại bỏ cái chấp này. Thế nên hãy tập trung nhất tâm như vậy.

Nói cách khác, trong cùng một cách như trước, hãy chú tâm vào bản tánh của tư tưởng bám nắm tánh Không hay chấp không, và nó sẽ tự nhiên lặng mất.

Cho dù con có một cái hiểu còn vấn vương trí thức rằng những hình tướng là những duyên sanh tương thuộc, con có thể còn bị ám ảnh hấp dẫn bởi những hình tướng trống không này, bám nắm chúng cho là vật có thật. Nếu như vậy, con sẽ trở nên bồn chồn và hoặc sợ hãi hoặc bị lôi cuốn bởi những hình tướng khác nhau mà con thấy. Đối với người bất hạnh và kích động như vậy, (chứng hoang tưởng của tâm) này gọi là những hình tướng khởi lên như một kẻ thù. Để chữa trị con cần nhận ra bản tánh của những hình tướng và của sự bám nắm chúng cho là thật có. Đặt mình vào một trạng thái không ngăn cản cũng không thiết lập chúng, con sẽ loại bỏ chúng.

Bạn có thể có một cái hiểu trí thức, giả định rằng, chẳng hạn một người cha và người con là tương thuộc : không thể có con nếu không có cha… Tuy nhiên bạn còn có thể bám níu chúng là hiện hữu tự thân như những duyên sanh tương thuộc. Từ sự chấp thủ này, những đối tượng bắt đầu xuất hiện như những kẻ thù. Đối với chúng sanh địa ngục bị khổ đau do bệnh hoang tưởng tột độ, họ thấy mọi người là kẻ thù của họ và mọi vật là vũ khí.

Một thí dụ cổ điển là một người thợ may mất cây kim, và cảm thấy rằng anh đã nuốt nó, phát sanh đau bao tử dữ dội. Bạn anh thấy anh chỉ đánh rơi cây kim trên mặt đất, nhưng không làm anh tin đó là cây kim đã mất. Bởi thế người bạn bảo người thợ may chuyển bụng, và kín đáo bỏ cây kim trong phân. Vừa thấy cây kim, bao tử anh hết đau. Cũng thế, khi bạn thấy thật tánh của sự bám chấp của bạn vào những hình tướng, chúng và sự khổ đau của bạn biến mất.

Khi con tham thiền như thế, dù con có phát triển niềm tin, lòng bi ái kiến nhiều hơn các cái khác, thì chúng cũng tan biến vào chính chỗ của chúng, nếu chúng chưa được tịnh hóa bởi Đại Ấn (sự thấu hiểu tính không thể phân của lòng bi và tánh Không). Hãy giả thiết con phát triển lòng bi (xúc tình phiền não) với người nào đó không có những tính tốt của Pháp và trong trạng thái (xúc tình) đó con nghĩ rất cần giúp y. Dù điều này không đem lại lợi lạc tối hậu nào, nếu con buông bỏ những phẩm tính tốt của Pháp của chính con và cố gắng giúp đỡ nó, bấy giờ lòng bi khởi lên như một kẻ thù.

Một thí dụ được giả thiết là khi bạn thấy một thợ săn đang khó khăn khi giết một con hươu và cảm thấy lòng bi với người độc ác này, bạn quyết định giúp y. Nếu bạn từ bỏ lòng bi của bạn cho thú vật và lời nguyện không giết hại của bạn và giúp đỡ anh ta bắn con vật, bấy giờ lòng bi xúc tình khởi lên như một kẻ thù.

Với điều này cũng như vậy, con cần nhận ra bản tánh của thái độ lòng bi ái kiến này. Đặt mình vào một trạng thái không ngăn cản cũng không thiết lập, hãy rõ ràng về bản tánh của lòng bi theo Đại Ấn. Rồi bằng cách dâng những lời cầu nguyện lớn rộng vì tất cả những chúng sanh khác trong khi ở trong trạng thái ấy, con sẽ loại bỏ lòng bi khởi lên như một kẻ thù và đem đến lợi lạc cho những người khác phù hợp với lý duyên sanh (tương thuộc).

Có thể giúp đỡ một cách không cố gắng những người khác có duyên gặp gỡ theo nhân quả bằng kết quả của sự cầu nguyện, cũng như từ sự chứng ngộ lòng bi nối kết với tánh Không. Khi bạn đang tu hành hướng tới Giác Ngộ, thiết yếu phải có lòng bi và giúp đỡ những người khác, nhưng bạn phải dùng trí huệ.

Có một sự khác biệt lớn lao giữa một Bồ tát dùng cách cư xử khác quy ước để giúp đỡ ai đó vì ngài thấy cái gì là lợi lạc tối hậu và một người mới học không có chứng ngộ, người này rất bị ảnh hưởng bởi xúc tình, giúp đỡ những người khác theo một cách vụng về và chỉ làm hại cho sự thực hành riêng của mình. Chớ giả tưởng là một Bồ tát khi bạn không phải và dùng sự bi mẫn như một lý do để hành động một cách nông nổi theo những xúc tình phiền não của bạn. Nhưng dĩ nhiên nếu có ai sắp ngã, bạn phải giúp đỡ nó. Bạn phải dùng lương tri thông thường.

Hơn nữa, giả sử con không xác quyết cái thấy đúng về tánh Không, mà cảm thấy nhờ học văn phạm, luận lý học… một cách chi tiết, nhờ đó con có được quán chiếu vào cái thấy đúng đắn, ban sơ. Lúc đó nếu con bỏ tham thiền, điều này gọi là nhân và quả khởi lên như một kẻ thù.

Sai lầm khi cảm thấy rằng kết quả của sự học những khoa học thế gian sẽ là cái hiểu của bạn về tánh Không. Đó là một cách lòng vòng khác. Khi bạn đã có được quán chiếu vào tánh Không, mọi cái hiểu biết khác sẽ theo sau. Điều này không có nghĩa là bạn không nên nghiên cứu cái gì cả cho đến khi nào bạn có được sự thấu hiểu trọn vẹn tánh Không, mà bạn cần giữ những cái ưu tiên cho cái quan trọng.

Về điều này con cần nỗ lực xác quyết cho được cái thấy đúng và tham thiền về cái thấy đó. Tu hành như vậy mà không có bất kỳ hy vọng hay lo toan nào, con sẽ loại bỏ chướng ngại này. Thế nên con cần thực hành như vậy.

Thêm nữa, bất kỳ khi nào bệnh tật, ma quỷ và những nhiễu loạn như vậy cản trở sự tập trung nhất tâm cũng như hôn trầm, loạn động, mù mờ khởi lên – dù đó là cái gì, hãy khảo sát bản tánh cá thể của nó để xem nó có màu sắc gì, hình dạng gì hay có sanh, trụ, diệt chăng. Không ngăn cản hay thiết lập chúng, hãy kết luận rằng chúng không thể được kiến lập như có thật, nội tại.

Cũng hãy thực hành cho đi (hạnh phúc của con) và nhận lấy (sự khổ đau của những người khác). Không hy vọng hay lo toan, không sợ con sẽ bệnh hoạn hay hy vọng con sẽ làm lợi lạc cho người khác, hãy thực hành bằng cách đem bệnh tật và sự tác hại của ma quỷ thành một con đường để chứng ngộ bốn thân của Phật.

Tánh Không của bệnh tật là Tự Tánh thân, sự sáng tỏ và tỉnh giác của nó là Báo thân, hình thể của nó là Hóa thân và sự không thể tách lìa của ba cái ấy là Pháp thân.

Đối với hôn trầm và xao động, nếu con trở nên hôn trầm về những đối tượng… trong hoạt động hàng ngày của con, hãy dùng xao động như là một phương tiện để làm sinh động con trở lại và đối với xao động hãy dùng hôn trầm như một phương tiện để an định.

Đây là những phương thuốc tạm thời và giống như Santideva trong Bồ tát hạnh dùng ghen tỵ như một đối thủ cho kiêu mạn và v.v… Nếu bạn cảm thấy kiêu mạn, hãy đặt mình vào vị thế người nào khác và ghen tỵ với chính bạn. Theo cách này bạn sẽ hàng phục sự kiêu mạn của bạn. Cũng thế nếu bạn có hôn trầm, hãy kích thích một số xao động để đem bạn lại sự quân bình.

Hơn nữa, nếu con nhìn vào bản tánh của hôn trầm hay xao động và chú tâm vào nó, chúng sẽ bị loại bỏ.

Dù có nhiều cách loại bỏ những nhiễu loạn như vậy, ta không viết hết chúng ra vì sẽ lắm lời. Những cái ấy nên học từ miệng của Thầy con. Cũng như đối với những người bén nhạy không cần loại bỏ những nhiễu loạn vì họ có quán chiếu rằng mọi sự vốn thoát khỏi mọi tạo tác của tâm thức. 

Những điểm nguy hiểm này xảy ra vào lúc con đang ở trong giai đoạn gọi là “Độc vị”.

Giai đoạn này sau khi bạn đã vào dòng Thánh với tri giác trần trụi vô niệm về tánh Không và khi bạn đang ở trong bảy giai đoạn đầu của Bồ tát trên con đường thiền định. Nói cách khác, những điểm nguy hiểm này xảy ra khi bạn đã thấy tánh Không, nhưng bởi vì những bản năng của mê lầm và vô minh, những tư tưởng quấy nhiễu và sự chấp thủ tiếp tục sanh khởi, đặc biệt là trong thời kỳ sau thiền định (xuất định).

Đại Ấn nói rằng những mê lầm v.v… tiếp tục khởi lên do bản năng của vô minh trong dòng tâm thức và khi chúng khởi, chúng phải được xem như là những dấu hiệu (của Hóa thân) cần tẩy sạch bởi tánh Không.

Một xâu chuỗi làm bằng những hạt, tuy nhiên không có hạt nào là xâu chuỗi, cũng không phải tất cả hạt gom đống thành xâu chuỗi. Một xâu chuỗi là một đặt tên hay gán nhãn của tâm thức cho một tập hợp các hạt xâu lại với nhau. Cũng thế cái gì là một tập khí thói quen hay những bản năng không ngừng làm khởi sanh một khuôn mẫu tính khí quen thuộc ? Một tập khí chỉ là một đặt tên, một dán nhãn của tâm thức trên một lô biến cố tương tự mà nếu bạn bám nắm vào như là thật, sẽ làm cho sự tiếp diễn của nó trở thành kinh niên.

Bởi thế hãy thấy tánh Không của những tập khí thói quen và những bản năng của sự mê vọng. Khi một vọng tưởng khởi lên, hãy hiểu rằng hình thể của nó là Hóa thân, phương diện giác của nó là Báo thân, tánh Không của nó là Tự Tánh thân và sự không thể phân chia của nó là Pháp thân. Theo cách này chúng có thể được “tẩy sạch” bởi tánh Không.

Về những giáo lý tổng quát của những con đường và những kết quả của chúng v.v… chung cho mọi truyền thống Phật giáo, có nói rằng vào lúc con đang thực hành giai đoạn thành tựu anuttarayoga tantra với những dấu hiệu, mọi phẩm tánh tốt đẹp sẽ khởi lên từ sức mạnh của những mê lầm và những tư tưởng được hòa lẫn với chúng trong phạm trù của chúng và những phẩm tính ấy sẽ xảy đến như một duyên khởi tương thuộc từ sự hỗn hợp đó bằng những thực hành kinh mạch-năng lực, khí-năng lực, những năng lực sáng tạo và tâm.

Điều này ám chỉ đến những phương pháp khác được sử dụng để chiến thắng những tư tưởng và mê lầm quấy nhiễu. Ở giai đoạn thành tựu của anuttarayoga tantra với những dấu hiệu, bạn tiếp xúc và điều phục hệ thống năng lực của thân vi tế. Hệ thống này bao gồm những kinh mạch-năng lực (nadi) tương đương với thân, những khí-năng lực (prana) tương đương với ngữ, và những năng lực sáng tạo (bindu) tương đương với tâm.

Thức cỡi trên những khí-năng lực của hệ thống này và khi khí chạy vô trật tự tạo ra những tư tưởng mê lầm của bạn. Khi những khí này được dẫn vào kinh mạch trung ương ở trung tâm trái tim, những tư tưởng ấy sẽ tự động lặng mất.

Hơn nữa, mỗi sự mê lầm tương đồng với một phẩm tính tốt tương ứng. Như thế có một số thực hành như “Sáu Yoga của Naropa” trong đó một mê lầm và phẩm tính tốt trong phạm trù của nó trở nên hòa lẫn và như thế trở nên năng lực của sự mê lầm thật sự được chuyển hóa thành cái gì hữu ích. Điều này xảy ra theo duyên khởi tương thuộc, nói cách khác như một kết quả của sự thực hành đặc biệt được sử dụng. Như thế tham được hòa lẫn với lạc nhờ những thực hành nhiệt tâm linh (tummo), sân với sự chứng ngộ vô tự tánh nhờ những kỹ thuật thân huyễn, si với Tịnh Quang nhờ yoga giấc mộng v.v… Những thực hành như vậy dùng hệ thống năng lực như phác họa ở trên.

Dầu có nhiều thứ như vậy – những chỗ con có thể lạc mất tánh Không, những điểm nguy hiểm (nơi sự vật có thể khởi lên như kẻ thù), bệnh tật, ma quỷ gây hại, những nhiễu loạn xảy đến với tập trung nhất tâm… – ở đây chỉ tổng lược. Con cần biết những cách thức này, những phương tiện để loại bỏ những lỗi lầm như vậy khỏi sự tham thiền của con.

Chúng là những giai đoạn để loại bỏ ba chỗ con có thể lạc hướng, bốn chỗ con có thể lạc mất tánh Không, năm điểm nguy hiểm và ba nhiễu loạn. Thấu hiểu những lỗi lầm của các thứ ấy và những lợi lạc khi loại bỏ chúng như được giải thích ở trên, con cần nỗ lực và không lầm lẫn giữa cái cần nhận lấy và cái cần trừ bỏ. Đây là điểm thứ năm trong nâng cấp sự thực hành

SHARE:

Trả lời