Vì sao khi nói, giảng chuyện Đạo, chuyện kiến tánh, chuyện sanh tử, luân hồi…thì người ta hay viện dẩn lời của bậc đạo sư này bậc đạo sư nọ…mà không nói ngay đến sự thật từ chỗ cá nhân mình chứng ngộ? Có phải con đường này không có người đến nơi? Cảm ơn thientrithuc

SHARE:

Vì sao khi nói, giảng chuyện Đạo, chuyện kiến tánh, chuyện sanh tử, luân hồi…thì người ta hay viện dẩn lời của bậc đạo sư này bậc đạo sư nọ…mà không nói ngay đến sự thật từ chỗ cá nhân mình chứng ngộ? Có phải con đường này không có người đến nơi? Cảm ơn thientrithuc

Bạn thân mến, kinh Hoa Nghiêm dạy, tâm Phật chúng sanh cả ba không sai khác. Vì vậy cho dù bạn có chứng ngộ như thế nào bản tánh tâm thức của bạn thì bạn cũng chứng ngộ như trong và bằng các vị chứng ngộ đã đi trước chúng ta và sau này.

Dùng trích dẫn của các bậc đạo sư mục đích là làm tăng sự tin tưởng với người đọc, người trích dẫn thấy mình có kinh nghiệm hay đã chứng ngộ thì cũng không ngoài tâm lượng của các vị đã đi trước; tức là, “Một vị” của Phật giáo là bình đẳng cho mọi chúng ta, vì vậy chứng ngộ là chứng ngộ cái đã có sẵn, nhưng cái đó phải chung một vị với các bậc giác ngộ.

Cho nên, trích lời các bậc đi trước là làm tăng thêm niềm tin cho người đọc, chứ không phải hiện thời không có ai chứng ngộ.

Phương diện khác mà bạn không thấy, là một người thật sự có sự chứng ngộ mới có thể trích ra những lời dạy của các bậc giải thoát môt cách linh hoạt và tài tình. Người học để hiểu cũng có thể làm được chuyện đó nhưng mà không dấu được sự nghèo nàn thiếu sức sống của mình khi trình bày.

Cái gì thật thì có sức sống, chúng ta phải thấy ra điều đó trong mỗi bài viết của mỗi người; còn chúng ta chưa thấy được điều này bởi vì chúng ta chưa thật sự sáng mắt; chưa sáng, chúng ta sinh nghi đời này chẳng ai giác ngộ nữa, lại làm cho mình có tâm thối thoát, ngán ngẫm; để tinh tấn nhằm giải thoát cho mình.

Chứng ngộ cái có sẵn là sao? Là mỗi niệm mỗi niệm bạn đang hiện diện với thực tại giải thoát chưa từng che dấu, nhưng chúng ta cứ lầm qua mà dính vào thời gian qui ước ba thời quá khứ hiện tại vị lai, và chúng ta thấy mình đứng riêng ra khỏi pháp giới thành có ta và có thế giới.

Khi bạn dùng từ “con đường” là chúng ta đã mặc định rằng tu hành là một chương trình lâu xa. Thật ra, lâu xa là việc của thực hành tương đối để thay đổi tâm thức dính mắc của mình. Còn thực ra, nó ở ngay trước mắt chúng ta; từng khắc, từng khắc; chúng ta khám phá ra ngay đó đủ hết, thì chúng ta không còn thấy “con đường này” nữa; và, chỉ có một bước chân, khi vừa bước là đã đến đích rồi. Chúng ta phải tự khám phá ra điều này. Bởi vậy mà mỗi một bài kinh luôn luôn có câu: “Nhất thời Phật tại”; ý là, chỉ cho chúng ta thấy ngay đây là giải thoát.

Chúng ta phải tự mình khám phá ra điều này thôi, còn chúng ta có phân tích này kia chỉ là hý luận, so với “Nhất thời Phật tại” này.

Mong bạn hiểu ý thientrithuc trình bày, chào bạn.

Bạn nói đúng không chỉ là một bước chân, mà chỉ cần quày đầu lại. Thậm chí cũng chẳng cần vì toàn bộ sóng đã là nước rồii phải không bạn?

Rất đúng, nhưng bạn phải thật sự cảm nghiệm điều này, và phải thường xuyên sống được với từng cảm nghiệm đó trong mọi lúc mọi nơi. Từng ngày, từng giờ là sự thay đổi nhờ sống bằng cái thấy giải thoát, cho đến lúc không thể thay đổi nữa mới thật trọn vẹn.

SHARE:

Trả lời