THỰC CHỨNG TÁNH KHÔNG

SHARE:

Việc thông hiểu giáo lý tánh không của Phật giáo là thiết yếu để sống và chết với thực tại và không sợ hãi. Tánh không không có nghĩa là không có gì tồn tại. Bạn có thể nghĩ rằng tánh không có nghĩa là không có gì cả, nhưng không phải như vậy. Hiện tượng trống rỗng gì? Không có sự thấu hiểu điều gì bị phủ định, thì ta không thể thấu hiểu sự vắng mặt của nó hay tánh không. Nhìn vào nó bằng cách này: Đức Phật thường nói rằng vì tất cả mọi hiện tượng là do nhân duyên sanh, cho nên chúng là tương đối, có nghĩa rằng sự tồn tại của nó tùy thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện và trên những bộ phận của chính nó. Thí dụ, thân thể của ta, không tồn tại một cách độc lập, đúng hơn, nó lệ thuộc vào vô số nguyên nhân chẳng hạn như noãn châu và tinh trùng cũng như thực phẩm và nước. Nó cũng lệ thuộc vào những bộ phận của chính nó – đôi chân, đôi tay, mình và đầu.

Hãy thẩm tra thân thể ta, hiện hữu giống như nó tồn tại trong bản chất của nó, là giống hay khác với đầu, mình và tay chân của ta. Nếu nó thật tồn tại như nó xuất hiện, hiện diện thật cụ thể, thì nó phải trở thành rõ ràng và rõ ràng hơn dưới ánh sáng của sự phân tích hoặc thân thể là bất cứ bộ phận cá thể nào của nó, hoặc nó là nội dung tổng quát, hoặc nó là điều gì đó hoàn toàn khác biệt. Càng nhìn gần hơn, thì ta không thể thấy nó trong bất cứ cách nào trên đây. Đây là trường hợp của tất cả mọi hiện tượng. Sự kiện rằng ta không thể tìm thấy chúng dưới sự phân tích như vậy có nghĩa rằng chúng không tồn tại dưới năng lực của chính chúng; chúng không tự thiết lập. Chúng không tồn tại cố hữu, mặc dù tất cả hiện tướng là mâu thuẩn.

Tuy thế, điều này không có nghĩa là chúng sanh và mọi vật hoàn toàn không tồn tại. Đúng hơn, chúng chỉ không tồn tại trong cách mà chúng hiện hữu như sự tồn tại rất cụ thể. Khi bạn phân tích và thiền quán thuần thục, thì bạn sẽ thấu hiểu sự hòa hiệp giữa hiện tướng thật sự của con người và mọi thứ cùng tánh không của sự tồn tại cố hữu của chúng. Không có sự thông hiểu như vậy, thì tánh không và hiện tướng dường như ngăn cấm nhau.

Tất cả mọi hiện tượng – các nguyên nhân và hệ quả, chủ động và tác động, tốt và xấu – chỉ đơn thuần tồn tại một cách quy ước [thế đế]; chúng lệ thuộc sinh khởi hay nhân duyên sanh. Vì các hiện tượng lệ thuộc vào những nhân tố khác cho sự tồn tại của chúng, cho nên chúng không độc lập. Việc vắng mặt sự độc lập này – hay tánh không của sự tồn tại cố hữu – là sự thật tối hậu [chân đế]. Việc lãnh hội điều này là tuệ trí.

Nguyên nhân căn bản của khổ đau là si mê – nhận thức sai lầm rằng chúng sanh hữu tình và các đối tượng tồn tại một cách cố hữu. Tất cả những trạng thái sai lầm của tâm có khuyết điểm này như gốc rể của chúng. Mục tiêu chính của con đường tâm linh là để làm mất tác dụng và tiêu trừ si mê qua tuệ trí. Một thức thông tuệ, đặt nền tảng trong thực tại, thông hiểu rằng chúng sanh hữu tình và các hiện tượng khác không tồn tại một cách cố hữu. Đây là tuệ trí của tánh không.

Một trong những điều ấn tượng và hữu dụng nhất trong tác phẩm đầu tiên của Đức Ban Thiền Lạt Ma là Tranh Luận với Si Mê, vốn tương tự như chương thứ 8 trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát của Shantideva, mà trong đó có một sự tranh luận giữa vị kỷ và yêu mến người khác. Tác phẩm Tranh Luận với Si Mê của Đức Ban Thiền Lạt Ma rằng chúng sanh hữu tình cùng các đối tượng là tồn tại cố hữu và tuệ trí duyên sanh cùng tánh không. Khi tôi đọc quyển sách ấy, tôi nhận ra rằng quan điểm Trung Đạo của tôi bị hụt hẩng trong sự tiếp cận cao nhất.

Qua sự giải thích của ngài, tôi cuối cùng nhận ra rằng thật cực kỳ khó khăn, sau khi phủ nhận sự tồn tại cố hữu, để thừa nhận sự tồn tại đơn thuần mệnh danh và quy ước của con người và hiện tượng. Điều này được củng cố bởi một thi kệ trong giải thích về tuệ giác đặc biệt của Tông Khách Ba trong Đại Luận Những Giai Tầng Của Con Đường Đến Giác Ngộ.

Mặc dù tâm ta khó thừa nhận duyên sanh

Của nhân và quả trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu

Nhưng thật tuyệt vời nếu ta nương trên sự tiếp cận

Nói rằng như vậy là hệ thống Trung Đạo.

Trước đây, tôi không bàn luận vấn đề chúng sanh hữu tình và các đối tượng xuất hiện tới chúng ta như thế nào, tôi không đụng tới hiện tướng, và quan tâm đến việc phủ nhận sự tồn tại cố hữu như điều gì đó vượt khỏi căn bản, hiện tướng quy ước. Tuy nhiên, qua sự phản chiếu về ý nghĩa luận đề của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ nhất, tôi đã phát sinh một sự thấu hiểu mới. Điều này có thể được giải thích hoàn hảo nhất bằng vấn đề tôi đi đến nghĩ về một tuyên bố của một học giả du già vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Gungtang Konchok Tenpay Dronmay như thế nào:

Qua việc sự tồn tại cố hữu đang bị tìm kiếm dưới sự phân tích,

Không thấy nó bác bỏ sự tồn tại cố hữu,

Vẫn không thấy nó không phủ nhận căn bản của điều gì đang bị tìm kiếm

Và vì vậy sau đó chỉ còn lại danh nghĩa được tìm thấy.

Ngài dường như đang cho thấy rằng, ngoài ra việc phủ nhận sự tồn tại cố hữu bên cạnh hiện tượng, tự hiện tướng của hiện tượng không bị phủ nhận, tự hiện tượng không phủ nhận. Quả nhiên tự hiện tượng không bị phủ nhận, nhưng dường như rằng trong tuyên bố của  ngài những nghiệp tướng của của các hiện tượng không được đụng tới trong cách rằng chúng xuất hiện tới chúng ta được thiết lập bằng đặc tính riêng của chúng và một sự tồn tại cố hữu nào đó đang bị phủ nhận. Tuy nhiên, đây là nhận thức của hai trường phái Hạ Trung Quán, Tự Quản Tông.

Đối với họ, nếu hiện tượng được thiết lập một cách tối hậu, chúng sẽ được thiết lập như kiểu mẫu tồn tại của chính chúng, trong trường hợp chúng sẽ phải xuất hiện với tuệ trí rốt ráo, nhưng vì hiện tượng chẳng hạn như bốn yếu tố (đất, nước, gió, lửa) không xuất hiện với tuệ trí rốt ráo, cho nên chúng không tồn tại một cách rốt ráo. Đó là nhận thức của Tự Quản Tông Trung Quán. Dường như đối với tôi, theo một nhận thức như vậy, mâu thuẩn với tuyên bố của Tông Khách Ba về quan điểm của hai trường phái Thượng Trung Quán – Cụ Duyên Tông được trích ở trên, sẽ không khó thừa nhận sự lệ thuộc sinh khởi nhân quả trong sự kiện như vậy được phân tích.

Tác phẩm Tranh Luận với Si Mê của Đức Đệ Nhất Ban Thiền Lạt Ma chỉ rõ rằng khi các sắc và v.v… xuất hiện tới chúng ta, ngay lúc bắt đầu sự xuất hiện của chúng được thiết lập bằng đặc tính riêng của chúng, và vì vậy khi hiện tướng này bị bác bỏ, dường giống như tự hiện tượng không còn đứng vững được nữa. Đây là tại sao Tông Khách Ba nói rằng thật khó khăn để thừa nhận duyên khởi nhân quả trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu. Được hổ trợ bởi Tranh Luận với Si Mê của Đức Đệ Nhất Ban Thiền Lạt Ma, tôi đã hiểu rằng những gì Tông Khách Ba nói là thật sự như vậy. Quyển sách thật sự hữu ích.

Việc nhận thức rằng ta không tồn tại một cách cố  hữu qua việc sử dụng lý trí ta không phải là một cũng không phải nhiều, không phải số ít cũng không phải số nhiều, và việc duy trì quan điểm ấy làm sói mòn – một ít – tính si mê nhận thức sự tồn tại cố hữu. Tuy nhiên, nhận thức này không hoàn toàn chiến thắng nhận thức tồn tại cố hữu vốn duy trì với sự lưu tâm đến chính ta. Tại sao? Vì một “cái tôi” tồn tại cố hữu quy ước vẫn duy trì cho ý thức ấy. Ngay khi “cái tôi” xuất hiện, cùng với nó là sự tồn tại cố hữu vốn bị phủ nhận các hiện tướng, cho nên những gì chúng ta cần là cái nhận thức rằng “cái tôi” xuất hiện trên sự quán sát và thân không tồn tại. “Cái tôi” này không tồn tại. Như Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ nhất nói:

Chỉ đơn thuần bác bỏ sự tồn tại thật sự

Của “cái tôi” xuất hiện trên việc quán sát tâm và thân,

Hãy lấy chính sự vắng mặt này như đối tượng của sự chú ý của chúng ta,

Với sự xuất hiện rõ ràng mà không để năng lực của nó làm giảm giá trị.

Ngài đang nói rằng nếu ta hành thiền cách này, nó sẽ làm giá thiểu nhận thức về sự tồn tại cố hữu. Việc này giúp đở tôi rất nhiều.

Ở đây trong những giai đoạn của lâm chung ta tìm kiếm để tiếp nhận bản chất tối hậu của hiện tượng, tánh không của sự tồn tại cố hữu, như một đối tượng những tâm vi tế, năng lực hơn và tập trung nhất tâm vào nó. Qua sự quán chiếu này ta sẽ biết bản chất tối hậu của chính ta. Về hai bản chất, quy ước và tối hậu (thế đế và chân đế), ta đang tiếp nhận tính tối hậu – sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu.

TOÁT YẾU QUÁN CHIẾU

1-    Hãy chú ý vấn đề thái độ và nhận thức đa dạng của chúng ta có những sức mạnh khác nhau trong dạng thức chuyển động của gió [năng lượng] đến những đối tượng tương ứng của chúng.

2-    Hãy biết rằng sau bốn dấu hiệu của ảo giác, khói, đom đóm, và ngọn lửa (của đèn bơ hay đèn sáp, lúc đầu nhấp nháy và rồi đứng lại), ba tâm vi tế: trắng năng động xuất hiện, đỏ cam gia tăng xuất hiện, và đen gần bình minh.

3-    Hãy nhớ rằng ta đang cố tìm để sử dụng những tâm vi tế hơn để thực chứng tánh không chân thật.

4-    Tánh không không có  nghĩa là không tồn tại; đúng hơn nó là sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu của các hiện tượng, cả chúng sanh hữu tình và vô tình (nhân vô ngã và pháp vô ngã).

5-    Hãy nghiên cứu để phân tích các hiện tượng: Hãy tập trung trên vấn đề chúng là bất cứ phần tử nào của chúng một cách riêng lẻ, hoặc trên tập họp của tất cả các phần tử của chúng, hay điều gì khác một cách toàn diện. Điều này sẽ cho thấy rằng các hiện tượng không tồn tại theo cách cụ thể mà chúng dường như vậy.

6-    ất cả các nguyên nhân và hệ quả, tác nhân và hành động, tốt và xấu chỉ đơn thuần tồn tại một cách quy ước  (thế đế); chúng là duyên sanh.

7-    Sự vắng mặt của tính độc lập, hay tánh không của sự tồn tại cố hữu, là lẽ thật tuyệt đối (chân đế). Đây là những gì tuệ trí thấu hiểu, làm tiêu mòn si mê phía sau tham dục và thù hận cùng khổ đau mà chúng gây ra.

8-    Qua sự quán chiếu du già này biết bản chất rốt ráo của ta cũng như của tất cả mọi hiện tượng.

CẤU TRÚC THÂN TÂM

Nguyên bản: The Inner Structure

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, September 15, 2018

SHARE:

Để lại một bình luận