Thành Càn Thát Bà: Tương Tự Thứ Bảy

SHARE:

TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
MAYA YOGA – LONGCHENPA – Keith Dowman kết tập và bình giảng
Nhà xuất bản Vajra, 2010
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017

1. MỤC LỤC
2. DẪN NHẬP
3. Maya và những Phương diện của nó
4. Cái Thật và cái Đúng
5. Maya Yoga như là Atiyoga
6. Tám Tương Tự
7. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
8. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai.
9. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
10. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
11. Sự Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
12. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
13. Thành Phố Của Các Càn Thát Bà: Tương Tự Thứ Bảy
14. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
15. TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
16. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
17. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai
18. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
19. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
20. Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
21. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
22. Thành Càn Thát Bà:,Tương Tự Thứ Bảy
23. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
24. Những Đoạn Kết Luận
25. PHỤ LỤC I: NHỮNG TƯƠNG TỰ CỦA THỰC TẠI CHO THẾ KỶ 21
26. Chiếu bóng: Tương tự thứ Chín
27. Toàn ảnh: Tương tự thứ Mười
28. PHỤ LỤC II: VĂN HÓA HANG ĐỘNG
29. TỰA CÁC ĐẦU SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN THIỆN TRI THỨC

Thành Càn Thát Bà: Tương Tự Thứ Bảy

Chư Phật trong trí huệ của các ngài đã nói

rằng mọi kinh nghiệm giống như một thành phố của càn thát bà.

Hãy nghe tôi làm sáng tỏ nghĩa cho bạn

để bạn tự quen thuộc với nó.

 

Trong bầu trời của tịnh quang bổn nguyên, một cái nhìn thấy,

một thành phố tưởng tượng của tự phát đáp ứng hoàn hảo,

trụ không bắt đầu hay chấm dứt, không trung tâm hay biên bờ.

 

Từ tịnh quang đầy khắp, trong tâm như bầu trời vô minh của chúng ta,

được tạo ra bởi nhị nguyên của tri giác, có một thành càn thát bà,

loài càn thát bà – một trong sáu loài chúng sanh – ở đó,

với màu sắc và hình tướng mà không có cái nương dựa hay nền tảng,

sanh từ những khuynh hướng nghiệp của tâm mê lầm.

 

Biết như vậy, chúng ta an trụ trong bản tánh bổn nguyên của tâm;

không biết nó, chúng ta bị giam nhốt trong mê lầm như huyễn hiện tại.

Bởi vì không có gì cụ thể để bám vào,

vâng, tương tự nào tốt hơn là thành càn thát bà.

 

Mọi sự, tất cả, không có bản tánh nội tại,

giống như một thành càn thát bà trên một cánh đồng mờ sáng,

vì cả hai, cấu trúc và chỗ nương dựa, đều như huyễn.

Được hiểu là khuynh hướng do nghiệp,

tâm mê lầm, bây giờ được thấy là không chất thể,

chỉ để mặc nó, vỡ ra và tan biến như nó là thế.

Thế nên, với một trái tim mạnh mẽ, chớ có sợ hãi,

vì chúng ta nhận biết sanh tử, thanh tịnh trong chính nó, vốn là trống không.

Thế giới khách quan, không thật, là một thành càn thát bà;

những tạo dựng của trí năng, trống không tự nhiên, là một thành càn thát bà;

cả tâm và trường lượng tử của nó là trống không,

giống như một thành càn thát bà –

hãy để thậm chí những niềm tin tiềm thức tan biến khi chúng sanh khởi.

 

Không bị tâm quấy nhiễu, không có những phóng chiếu,

bất cứ tình huống nào – vắng mặt nhưng tri giác được – sanh khởi

dù sự mê lầm khởi nguyên của nó sanh khởi từ bám nắm ám ảnh,

bây giờ trong lúc này nó có thể được biết trong hoàn toàn không bám chấp

 

Cũng như sự bình an hoàn hảo, vô nhiễm, vô thượng,

của niết bàn của chư Phật là hoàn toàn không chất thể,

mớ vật chất và không vật chất của chính chúng ta

chắc chắn giống thành phố không thật của càn thát bà.

Giống như khoảng bao la của không gian cõi trời,

chúng ta nhận biết sự bình an hoàn hảo vô sanh.

 

Không tham muốn có thể cảm thấy ở đó, không tức giận,

không hoang mang, không kiêu căng hay đố kỵ,

thấu hiểu tâm lý trí là như thành càn thát bà,

những xúc cảm thoáng qua, tốt và xấu,

và bản tánh của tâm – tâm thanh tịnh – là một,

cái ấy chúng ta nhận biết là sự như nhau không nhiễm ô như bầu trời.

 

Sanh tử bao giờ cũng là niết bàn:

những ý tưởng mê lầm của chúng ta bay hơi như mây,

chúng ta biết sự thanh thản của quê nhà vốn có của chúng ta,

và chúng ta yêu quý cái sáng tỏ trống không này

và sự bình an hoàn hảo của tánh giác nguyên sơ.

 

Dù không gian vô sanh ấy thoát khỏi tri giác quy ước,

cho đến khi trò phô diễn huyễn thuật của sự sanh được giác ngộ trong không gian trống không,

chúng ta phải làm việc để nhổ gốc mê lầm phổ quát thuộc khái niệm.

‘Làm’ và ‘không làm’, ‘trau dồi’ và ‘bỏ mặc’ là một;

nhưng chừng nào tâm còn bám vào tính có chất thể và cái tôi tự ngã,

xin hãy tuân theo lời dạy sâu xa nghịch lại với cảm xúc này.

Chúng ta chỉ thông tuệ khi chúng ta chứng ngộ trong và ngoài là một

khi vỡ tung vào bản tánh của tâm

 

Thiền định

Bây giờ để tự làm quen với sự thực này,

chúng ta chuẩn bị theo cùng cách như trước,

mong mỏi nhận biết mỗi hoàn cảnh như thành càn thát bà.

Cái chính yếu là nhận thấy rõ ràng mọi màu sắc và hình tướng,

trống không trong khi xuất hiện, như những thành càn thát bà,

mọi thanh, hương, vị, xúc và ý tưởng đều là những thành càn thát bà,

mọi nhận định phê phán xảy ra là những thành càn thát bà.

Như trước, ngày và đêm, chúng ta tự làm quen

với mọi sự – bất cứ cái gì xuất hiện – như những thành càn thát bà.

 

Một khi chúng ta thấy mọi sự là thành càn thát bà,

để cho chúng trong không gian không thật ấy, mọi tạo dựng tâm thức lắng xuống

tịnh quang tự hiện hữu, rạng rỡ trống không, hiện ra từ bên trong.

 

Cũng thế, trong giấc mộng, hãy thấy nó là thành càn thát bà

và như trước, khi tự làm quen với chuyển hóa những giả dạng

sự khao khát một bản sắc thường còn được xoa dịu,

những xiềng xích của nhị nguyên tri giác bị phá vỡ,

và những khuynh hướng trói buộc chúng ta hoàn toàn tan biến

chúng ta nghỉ ngơi trong nhàn nhã và thong dong và đạt đến giải thoát.

Hãy tự làm quen với thành càn thát bà!

SHARE:

Trả lời