Phật Pháp Căn Bản : Một thuyết giảng ở Vương quốc Bhutan

SHARE:


ĐẠI TOÀN THIỆN TỰ NHIÊN Thiền Tây Tạng và những Bài Ca Kim Cương
Tác Giả: NYOSHUL KHENPO
Nguyễn An Cư dịch N.X.B Thiện Tri Thức, 1999

1. Lời nói đầu của Nhà Xuất Bản
2. Mở Đầu Tự Do và Thong Dong Một Bài Ca Kim Cương Tự Phát Thượng tọa Lama Gendun Rinpoche
3. Một kẻ lang thang chứng ngộ: Một phác họa tiểu sử
4. Phật Pháp Căn Bản: Một thuyết giảng ở Vương quốc Bhutan
5. Bạn là Đại Toàn Thiện: Một lời dạy về Bồ đề tâm Tương đối và Tuyệt đối vào dịp Ẩn cư hai tháng ở Hoa Kỳ
6. Nền Tảng, Con Đường và Quả: Những chỉ dạy Bản Tánh-Tâm về Tri Kiến, Thiền Định và Hành Động của Dzogchen, Đại Toàn Thiện Vốn Sẵn Đủ
7. Đại Toàn Thiện và Phật giáo Tây Tạng: Một giảng dạy ở Cambridge, Masschusetts Bài Ca và Bình Giải
8. Tấm Gương của những Điểm Thiết Yếu: Một bức thơ Tán Thán tánh Không, từ Khenpo Jamyang Dorje cho Mẹ ngài
9. Bình Giải của Khenpo về “Tấm Gương của những Điểm Thiết Yếu: Một bức thơ tán thán tánh Không”
10. Tấm Gương Kim Cương của Tỉnh Giác: Một bài ca tự phát
11. Bài ca Kim Cương của Chỗ Ẩn Tu Công Viên Nai
12. Bài ca Như Huyễn: Lá Thơ Giáo Huấn của Khenpo Jamyang Dorje gởi cho các đệ tử
13. Một Bài Ca Ngẫu Phát cho Damchư Zangmo: Tâm Yếu Thiêng Liêng của Những Giáo Huấn Cốt Lõi
14. Ý Nghĩa Thiết Yếu
15. Lịch Sử Dòng Đại Toàn Thiện của Nyoshul Khenpo
16. Thuật ngữ & chú thích

Phật Pháp Căn Bản
Một thuyết giảng ở Vương quốc Bhutan
Lama Matthieu Ricard dịch

Hiện giờ nhiều người nhận được một nền giáo dục hiện đại, làm sắc bén trí thông minh của họ, và thu hoạch một số kiến thức. Họ mở tâm trí ra với hiện trường bao la của kiến thức khoa học và những phương pháp rèn luyện khác. Đồng thời, nhiều người trong họ, sau khi hoàn tất học tập, đã hỏi, “Pháp là gì ?”

Dù họ sống trong một đất nước Phật giáo, nhiều thanh niên nam nữ ở đây không có dịp may tìm ra Phật pháp nói về cái gì và dùng nó để có lợi ích gì. Đối với nhiều người, Pháp là nhận những quán đảnh nhập môn và ban phước từ những lama, cúng dường đèn sáp, đi nhiễu tháp và chùa, mặc y và những hoạt động bên ngoài tương tự. Làm điều này thực ra là công đức và chỉ ra sự quan tâm chung của dân chúng với tôn giáo, nhưng đấy chỉ là những cành nhánh của Pháp ; chúng không phải là điểm chánh. Có một cái bình nghi lễ được đặt trên đầu quả thật là một ban phước, nhưng đó không phải là cái chúng ta gọi là thánh Pháp.

Bấy giờ, cái gì là nhu cầu hướng đến Pháp ? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải nhìn chung quanh và suy nghĩ về tình trạng của chúng ta trong thế giới này. Nếu chúng ta làm như vậy mà không che mù mình với sự thật, chúng ta tìm thấy một điểm chính yếu, chung cho tất cả chúng sanh : khổ đau và không toại nguyện.

Mọi người đều khổ đau trong cách này hoặc cách khác. Một người lãnh đạo có những vấn đề của người lãnh đạo, một công nhân có những vấn đề của công nhân. Khi các bạn thấy một người lãnh đạo đi qua đường phố, các bạn có thể nghĩ, “Ông ta đã đạt đến hàng cao cấp, ông ta có một ngôi nhà tiện nghi, một chiếc xe đẹp, và v.v… Ông ta phải là một người hạnh phúc.” Nhưng hoàn toàn không phải như thế. Người lãnh đạo ấy khổ đau. Ông ta lo âu mất địa vị, hay ông ta có quá nhiều việc, hay ông ta khổ sở bởi ham muốn trở thành một nhà lãnh đạo của thế giới, hay gia đình ông ta không hạnh phúc… Người công nhân phải chạy đây chạy đó, có công việc chán ngắt, và được trả ít tiền. Ngay cả tổng thống của một siêu cường quốc cũng lo âu vì sợ không được tán thành, vì không thành công khi đặt ảnh hưởng của mình lên thế giới… dầu ông ta có thể làm thế, ông ta cũng bị khổ sở vì cần thiết phải giữ mọi việc trong vòng kiểm soát.

Có một giải pháp tối hậu cho những vấn đề này không ? Trong thế giới bình thường không có. Các bạn có thể nghĩ rằng nếu các bạn cho một người ăn xin 1 triệu đô la sẽ làm cho người ấy hạnh phúc. Nhưng hoàn toàn không ! Nếu người ấy có 1 triệu đô la, anh ta ước lượng đã đủ cho ăn mặc, nhưng rồi anh ta còn muốn 2 triệu ! Không có ai thỏa mãn lâu dài với sự giàu có và quyền lực thế gian. Điều này bởi vì người bình thường bị mê lầm ; họ không biết cái gì là giàu có đích thật, quyền lực chân thật, sự mãn nguyện lâu dài thật sự. Như Nagarjuna nói, “Bằng lòng là sự giàu có thật sự.”

Một người giàu có thể không bao giờ hoàn toàn hạnh phúc. Trước hết người ấy bị ám ảnh có được giàu có, rồi bị ám ảnh bảo vệ và tăng thêm nó. Hơn nữa, có bao nhiêu người hiện nằm liệt giường trong các bệnh viện, chết vì đói hay chiến tranh ? Có biết bao nhiêu gia đình tan tác vì xích mích, và rốt cuộc là cái chết ? Điều ấy không xảy ra bây giờ cho các bạn, nhưng ai biết đâu ?

Dù cho thế giới hiện đại đã phát triển khoa học và kỹ thuật đến một mức độ không thể tưởng tượng nổi, tuy nhiên không có máy móc nào, phương pháp đặc biệt nào, viên thuốc đặc biệt nào có thể cất đi khổ đau và phát sinh hạnh phúc lâu dài. Thế mà trừ tuyệt khổ đau là mục tiêu của  và không chỉ những triệu chứng của khổ đau,-thánh Pháp  mà là nguyên nhân sâu xa nhất của nó.

Những giáo lý thực hiện một mục đích cao cả như thế bằng cách nào ? Lý do thật sự khiến người ta khổ đau không tìm thấy ở bên ngoài, mà chính trong bên trong họ. Chúng ta khổ đau vì tham bám, ham muốn, giận dữ, ác cảm, kiêu mạn, ghen tỵ  mọi loại thuốc độc thuộc về tâm thức.-và mê lầm  Bởi thế, chánh pháp được làm trên tấm lòng và tâm thức.

Tâm thức thì rất quyền năng : nó có thể tạo ra cả khổ đau và hạnh phúc, thiên đường và địa ngục. Nếu với sự trợ giúp của những giáo lý và thực hành tâm linh, các bạn hàng phục chính những độc bên trong, những thức tình xung đột của các bạn và vượt khỏi vô minh hạn hẹp, bấy giờ không bao giờ có cái gì có thể làm hại hạnh phúc của các bạn. Nhưng chừng nào những độc này còn cắm neo trong tâm thức các bạn, thì không ở đâu trong thế giới này có thể tìm ra cái ước muốn vĩ đại nhất là hạnh phúc. Cho dù bạn đi bất cứ nơi đâu, những phóng chiếu và điên đảo của chính các bạn vẫn theo đến đó.

Làm việc trên tâm thức là một chủ đề rất rộng lớn ; thật vậy, nó là chủ đề của toàn bộ Phật pháp. Trong bản chất, lý do chính khiến tâm thức phát sinh những thức tình mê lầm và những xúc động mãnh liệt của nó là sự bám chấp mạnh mẽ vào Tôi và của tôi. Bởi vì sự bám chấp này, chúng ta khổ đau khi chúng ta không đạt được điều “cái tôi” muốn, và chúng ta khổ đau khi phải trải nghiệm điều “cái tôi” không muốn.

Chính qua việc thiền định trở đi trở lại về bản tánh như huyễn và không có tự tánh của tâm thức, của bản ngã, của tự ngã mà chúng ta dần dần có thể làm tan biến sự chấp ngã. Trong mọi phương pháp để đạt tới kết quả -này, cái sâu xa nhất là thiền định về Bồ đề tâm  tình thương và lòng bi vô ngã. Tràn đầy tình thương với tất cả chúng sanh và xem những người khác quan trọng hơn chính chúng ta là cội gốc đích thực của Pháp, kết hợp trí huệ và đại bi.

Chúng ta cũng phải có niềm tin, sùng mộ và tin cậy. Niềm tin không có nghĩa là tin mù quáng vào tôn giáo vì lama của chúng ta nói thế. Niềm tin là một sự cảm kích chân thật và vui sướng về những phẩm tính vô biên của giác ngộ, như Phật hay bậc giác ngộ nào khác, nam hay nữ. Đó là sự nhận ra cái khác biệt giữa một vị Phật thức tỉnh hoàn toàn, bi mẫn hoàn toàn với một người bình thường, xao động và rối rắm. Sự khác biệt này đơn giản là tâm của một vị Phật thì sáng tỏ và thoát khỏi mê vọng, trong khi tâm của người bình thường thì bị che tối. Có được sự xác quyết trọn vẹn trong sự khác biệt này, và mong mỏi sâu sắc có được trí huệ tỉnh giác của Phật, là cái chúng ta gọi là niềm tin.

Vô cùng chư Phật đời quá khứ, hiện tại và tương lai là những đối tượng thích hợp của lòng tin. Nếu trong thời hiện đại này, các bạn dâng hiến niềm tin của mình cho Guru Liên Hoa Sanh, Padmasambhava, các bạn sẽ nhận những ban phước của ngài. Ngài đã hứa rằng lòng bi của ngài cho chúng sanh của thời đại đen tối này sẽ nhanh chóng hơn bất kỳ vị Phật nào khác. Như ngài đã nói, “Ta luôn luôn ở bên cạnh, ngay nơi ngưỡng cửa của lòng sùng mộ của các con.”

Đặc biệt trong đất nước Bhutan này, người ta có thể thấy nhiều bằng chứng về những ban phước của Guru Rinpoche. Nếu Guru Rinpoche để lại những dấu chân, dấu tay của ngài ở Paro Taksang, ở Tango, ở Bumthang Kuje, đấy không phải vì Guru Rinpoche không tìm ra công việc nào khác để làm, hay chỉ tự giỡn chơi với mình bằng những phép lạ. Đó đơn giản chỉ là để lại những dấu hiệu thấy được của sự tinh thông vô biên của ngài về tâm linh để giúp đỡ chúng sanh bằng cách khơi cho họ đức tin và sùng mộ, và làm cho đáng tin sự thật của lời ngài nói. Nếu bất kỳ ai ở đây nam hay nữ xác nhận được cho chính mình chân lý của thông điệp đức Phật, người nam hay người nữ đó ngay trong khoảnh khắc này bình đẳng với Padmasambhava.

Hãy đánh giá giá trị và cơ hội của đời sống làm người này. Hãy cho đời sống đó có ý nghĩa chân thật, vì chính các bạn và vì những người khác, bằng cách khai mở tất cả cái gì trong chính các bạn. Hãy có niềm tin, lòng bi và sùng mộ. Hãy tìm ra hạnh phúc ở bên trong : hãy chuyển hóa tâm thức các bạn và thế giới bên ngoài tự chuyển hóa nó một cách tự nhiên thành phúc lạc bất biến và không có cái chết.

KHAI TRIỂN THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN

Để là một người nhận thích hợp những giáo lý thiêng liêng, đòi hỏi đầu tiên này là có thái độ đúng đắn, hầu có thể nhận nó trong một đường lối phù hợp. Chúng ta cần phải nhớ rằng điểm chính yếu của Pháp là xử sự với lòng và tâm, bấy giờ chúng ta nên tự chuẩn bị trong một cách thức tương xứng. Để chuẩn bị tâm thức chúng ta cần kiểm điểm thái độ của chúng ta : Tại sao chúng ta đến đây để nhận lãnh những giáo lý ? Chúng ta mong chờ gì ở chúng ? Đâu là động cơ của sự nhận lãnh những lời dạy ? Khi chúng ta nhận những lời dạy, suy nghĩ về ý nghĩa của điều chúng ta vừa mới nhận thì quan trọng hơn bản thân những lời nói. Những lời, chữ có thể rất đẹp đẽ, uyên bác, rất thơ, nhưng đó chỉ là mặt ngoài của giáo lý. Cái quan trọng là ý nghĩa của chúng, thật nghĩa của chúng.

Để có thể nắm lấy ý nghĩa, trước tiên chúng ta phải xoay tâm thức mình vào bên trong, kiểm điểm động lực của chúng ta, và trở nên mẫn cảm với những lời dạy, bằng cách mở lòng và tâm của chúng ta. Xoay tâm thức chúng ta vào trong thì rất quan trọng. Cho đến bấy giờ, vì vô minh, chúng ta đã lang thang lòng vòng từ vô thủy trong sanh tử, tâm thức chúng ta thường trực phóng ra những hiện tượng bên ngoài. Bởi thế, bước đầu tiên là xoay lại vào trong, kiểm điểm thái độ của chúng ta, và trở nên tỉnh giác ở đây và bây giờ điều tâm thức đang làm, những thái độ nó đang  nói chung, tỉnh giác với những công việc của tâm-có  thức của chính chúng ta.

Chúng ta có thể tự xem mình là Phật tử. Trong một cách nào, điều đó là tốt, vì những giáo lý Phật giáo thì cực kỳ rộng lớn và ân phước. Tuy nhiên, chúng ta không nên có một cái nhìn giới hạn và chật hẹp về điều đó. Nghĩ mình là Phật tử có nghĩa là gì ? Có phải nó chỉ là một cách khác cho sự ích kỷ của chúng ta để làm cho chúng ta cảm thấy cao hơn những người khác trong thế giới này ? Có phải chúng ta thực sự là những Phật tử, những bồ tát, những người  hay có lẽ chỉ theo tổ tiên chúng ta,-thực hành tâm linh  không có gì ngoài sự giống nhau bên ngoài với những tín đồ thực sự của đức Phật toàn giác ? Chúng ta nên có  hay hơn nữa,-một tâm thức rất rộng mở, và nhìn xem   tất cả những Pháp khác nhau, những tôn giáo-hiểu biết  và triết học khác nhau trong thế giới này. Ngay sự hiểu biết này cũng còn rất hạn hẹp, vì không chỉ có thế giới này mà còn có hàng tỷ vũ trụ khác. Để cho mỗi hệ thống thế giới ấy, từ lòng bi của Phật, có những giáo lý để giải thoát khác nhau.

Tương tự, vì số chúng sanh là vô cùng, thế nên những phương pháp để đưa chúng sanh đến mục đích tối hậu cũng vô cùng. Tất cả những giáo lý ấy tham dự vào việc chứng ngộ chân lý tuyệt đối, trạng thái tự nhiên của tất cả các hiện tượng, đó là cái hiểu biết tối hậu. Nhưng bởi vì những chúng sanh khác nhau có những khả năng, khuynh hướng và nguyện vọng khác nhau, thì cũng có những phương tiện khác nhau để dẫn họ đến sự thấu hiểu tối hậu. Bởi thế, chớ nên có một quan điểm chật hẹp chỉ nhìn thấy tôn giáo riêng của các bạn, hay ngay chỉ vũ trụ của các bạn, mà hãy cố gắng rất khoáng đạt và thấu hiểu có vô cùng chúng sanh, vô số đường lối tiếp cận khác nhau và giáo lý khác nhau dẫn đến mục tiêu tối hậu. Chúng ta cần có một thái độ rất rộng rãi và trống thoáng và cởi mở với mọi hình thức của chân lý, tất cả những con đường khác nhau có thể đưa dắt chúng sanh đến sự thấu hiểu rốt ráo.

Ý nghĩa của việc có một tâm cởi mở như vậy là để thấu hiểu rằng có rất nhiều biểu lộ khác nhau của chư Phật để gặp gỡ những nhu cầu của mỗi một chúng sanh. Những bậc giác ngộ có thể biểu lộ trong rất nhiều hình thức khác nhau, trong rất nhiều cảnh giới hiện hữu khác nhau, lưu xuất theo những chiều kích pháp thân, báo thân hay hóa thân của tâm Phật. Tất cả những cách thức để làm lợi lạc cho chúng sanh này là để giúp đỡ chúng ta chứng ngộ bản tánh tối hậu của tâm thức.

SỨC MẠNH CỦA MÊ LẦM

Trong mọi vũ trụ vô cùng này và trong tất cả chúng sanh, yếu tố chung là họ đều có một tâm thức, tỉnh giác, một hình thức ý thức nào đó phân biệt họ với vật chất vô tri. Và đối với mỗi chúng sinh, tâm thức bị rơi vào quyền lực của mê lầm. Cách tốt nhất để giúp đỡ chúng sanh là xóa sạch mê lầm nhờ những phương pháp thiện xảo khác nhau và những giáo lý đưa đến  sự chứng ngộ bản tánh tuyệt đối của tâm thức.

Một khi chúng ta trở nên rõ ràng tầm bao quát vô lượng của thời gian và không gian, những con số vô cùng của những vũ trụ, chúng sanh và chư Phật, bấy giờ cuộc đời của riêng chúng ta có vẻ ngắn ngủi như một tia chớp trong bầu trời. Không chỉ cuộc đời chúng ta, mà vũ trụ riêng biệt này cũng chỉ là một khoảnh khắc thoáng chốc, dù cho nó có hiện hữu hàng tỷ năm ; vì nó cũng giống như một giây ngắn ngủi so với sự vô cùng của toàn thể vũ trụ. Viễn cảnh rộng lớn này sẽ dẫn chúng ta đến sự tỉnh giác sống động và rất hiện tiền về tánh vô thường và thoáng chốc của cuộc đời chúng ta. Hơn nữa, trong ánh sáng của vô cùng, chúng ta sẽ thấu hiểu những khuyết điểm và giới hạn của cuộc đời sanh tử, bị điều kiện trói buộc này. Cởi mở mình ra với những cái vô cùng này, chúng ta tỏ biết rõ ràng những giới hạn của chúng ta, những thăng trầm của  ngắn ngủi-hiện hữu bị điều kiện hóa, tính vô thường  thay là một cuộc đời và thời gian của chúng ta. Chúng ta thấy chật hẹp, ngột ngạt và thiển cận làm sao những quan tâm quy ngã thường trực của chúng ta, trong ánh sáng của cái trống không vô cùng và lung linh.

Nếu chúng ta nhìn vào những tia sáng của mặt trời, đôi khi chúng ta có thể thấy một hạt bụi nhỏ. Theo cách nhìn Phật giáo về vật chất, nếu chúng ta lấy một phần bốn mươi của hạt bụi rất nhỏ này, chúng ta đến nguyên tử hay phân tử căn bản. Còn có nói rằng trong phần tử nhỏ ấy có vô số -vũ trụ, và trong mỗi vũ trụ này có đủ sáu cõi  có những địa ngục, cõi tương đương với người, cõi chư thiên… Cũng có ở đấy sự khổ đau.

Nếu chúng ta nhìn gốc rễ của khổ đau này, chúng ta sẽ thấy rằng nó có từ sự khác biệt giữa tâm mê lầm và tâm không mê lầm. Tất cả những vũ trụ này, và tất cả những tri giác khác nhau về những cõi khác nhau trong những vũ trụ này, khởi ra từ tâm thức mê lầm. Mục đích của Pháp là tìm ra chính xác cái gì là tâm không mê lầm ; cái là chân tánh của chúng ta. Cái này chúng ta gọi là Phật tánh, hay Phật bên trong.

Tất cả tóm lại trong sự khác biệt giữa mê lầm và không mê  giữa khổ đau và-lầm, giữa bám nắm và không bám nắm  bình an, tự do, giác ngộ tuyệt đối. Đấy là vì sao khi chúng ta bắt đầu nhận những lời dạy, chúng ta cần kiểm điểm lại thái độ của chúng ta, kiểm tra trạng thái tâm thức hiện giờ của chúng ta. Nó đang làm gì ? Nó đang cảm thấy gì ? Nó có phóng dật, hôn trầm, phân tán hay hiện diện và cảnh giác sống động ? Nó có sửa soạn để nhận lãnh những giáo lý sâu xa ? Mọi sự đều xoay quanh, hay hội tụ nơi cái hiểu biết bên trong của tâm thức.

Theo cùng cách có vô số vũ trụ và chúng sanh, chính chúng ta cũng đi qua vô số tái sanh, những hình thức sống, vô số thân thể, vô số đời… Chúng ta sanh ra lập đi lập lại. Vì sao thế ? Bởi vì dòng tâm thức của chúng ta hoàn toàn bị điều kiện hóa, bị quy định và phó mặc cho những cơn gió nghiệp và phiền não. Tất cả mọi thứ này phát sanh từ tâm thức mê lầm.

Có nói rằng sanh tử thì không bắt đầu (vô thủy), nhưng có một chấm dứt trong niết bàn, giác ngộ ; và rằng niết bàn  nhưng không có chấm dứt.- giác ngộ -có một bắt đầu  Như người ta không thể xác định điểm bắt đầu cho sanh tử, người ta cũng không thể xác định điểm bắt đầu của tâm thức. Tâm thức mãi mãi làm công việc tự bổ nhiệm của nó là phát sanh những tư tưởng không cùng, cái này đi sau cái trước, những chuỗi xích tư tưởng trói giam chúng ta. Ngay chỉ trong một ngày chúng ta cũng không thể đếm được số tư tưởng mà chúng ta có, vì chúng thì vô số. Khi chúng ta thử thiền định một lúc, chúng ta thường ngạc nhiên bởi con số tư tưởng tấn công chúng ta, như thể khi chúng ta ngồi thiền thì tư tưởng còn nhiều hơn trong những hoàn cảnh bình thường. Nhưng điều này là lầm ; chỉ bởi vì khi thiền định chúng ta lần đầu ý thức được rất nhiều tư tưởng mà bình thường chúng ta luôn luôn có, tâm thức chúng ta ngoài sự kiểm soát biết bao nhiêu và tư tưởng bắt chúng ta làm nô lệ như thế nào.

Chắc hẳn vì công việc của những tư tưởng này, vì những tư tưởng tiếp nối nhau này mà chúng ta dấn thân vào những lời nói và hành động, và làm chín nghiệp bằng cách liên tục làm như thế. Sức mạnh của nghiệp ấy kéo dài dòng sanh tử và thường trực giữ chúng ta lòng vòng, tái sanh trở đi trở lại trên bánh xe sanh tử. Tất cả mọi thứ này căn bản xảy ra là do sự mê lầm của tâm thức. Đó là tại sao mục tiêu chính của những giáo pháp này là tìm ra cái gì là bản tánh của tâm thức không mê lầm, cũng như tâm thức mê lầm làm việc như thế nào.

Không chỉ chúng ta, mà vô số chúng sanh đang xoay vòng một cách vô vọng trong vòng lẫn quẩn của sanh tử. Họ đang chịu đựng rất nhiều loại khổ đau, vì cùng lý do ấy. Tất cả những khổ đau của họ đều đến từ sự mê lầm của tâm thức. Nếu chúng ta muốn tìm một phương thức cho sự ấy, không có phương thuốc nào khác ngoài chân lý. Nó hiện thân  bất kỳ phương pháp nào khác sẽ thất bại.-trong Pháp  Đây cũng là tại sao tất cả các tôn giáo đều nhắm vào sự thấu hiểu công việc của tâm thức, giải thoát tâm thức khỏi mê lầm của nó, ấy là điều các tôn giáo làm dù trực tiếp hay gián tiếp. Dĩ nhiên có vài phương diện mà tôn giáo không rõ ràng nêu ra, “Đây đặc biệt làm việc về tâm thức của bạn, làm lợi lạc cho tâm thức bạn.” Nhưng thật ra, dầu nó nói điều ấy trực tiếp hay gián tiếp, mục tiêu của tất cả tôn giáo là giải thoát tâm thức khỏi sự mê lầm của nó và tìm ra
an lạc.

Cũng  dù-như mọi dòng sông trên trái đất đều đổ ra biển  có một số đi thẳng ra biển, trong khi số khác đi uốn khúc,  cũng thế, dù-hay dọc đường hợp với những sông khác  có nêu ra hay không, chủ đích căn bản thật sự của bất kỳ giáo pháp nào, Phật giáo hay không Phật giáo, đều là chuyển hóa lòng và tâm và rốt ráo đạt đến giải thoát khỏi mê lầm, sự siêu thoát đích thực. Không phải tất cả tôn giáo đều y như nhau, nhưng điều này là điểm thiết yếu của Pháp giải thoát. Đôi khi người ta tìm ra những trái ngược rõ ràng trong những diễn tả và những biểu lộ bên ngoài của những tôn giáo khác nhau của thế giới. Chẳng hạn trong Phật giáo chúng ta nói rằng là một tội nặng khi giết, lấy đi mạng sống, trong khi trong vài mặt của Hồi giáo và cũng cả trong Ấn Độ giáo, những con dê bị hy sinh. Nhưng thực sự có nhiều tương đồng hơn là khác biệt. Nếu chúng ta khảo sát tất cả tôn giáo thế giới chúng ta thấy điều đó và chúng ta có thể hòa hợp với những nguyên lý thật sự chính yếu của chúng.

Tất cả những cách thức diễn tả và biểu lộ khác nhau trong khi người ta tìm kiếm cái tốt đẹp tối thượng của họ đều khởi ra từ tâm thức. Sự mê lầm của tâm thức là cực kỳ mạnh mẽ và nắm chặt chúng ta một cách rất chặt chẽ. Không dễ dàng giải tan sự mê lầm này của tâm thức, nhưng đó là mục đích chính của sự thực hành Pháp. Toàn thể sự khác biệt giữa vô minh và giác ngộ, giữa tự do và nô lệ nằm trong việc tâm thức có bị mê lầm hay không.

Cuộc đời bình thường thì giống như một giấc mộng, một ảo ảnh, một tiếng vang. Cái chúng ta thường gán cho nhiều quan trọng, và bởi thế sẵn sàng tin vào nó, thì hoàn toàn mê lầm, không bản chất, không thực. Nó dễ dàng được bịa đặt ra như những giấc mộng ban đêm của chúng ta. Bởi thế, một người đã thức dậy, đã chứng ngộ, đã vượt khỏi sự mê lầm của tâm thức, thấy trạng thái mê lầm bình thường của chúng ta giống như một giấc mộng, và không bị nhiếp vào đó. Đây là một lý do quan trọng tạo sao người ấy có thể thực sự giúp đỡ và giải phóng cho chúng ta.

Cái chúng ta đang sống thì giống như một giấc mộng dài, một giấc mộng dài hơn những giấc mộng bình thường trong giấc ngủ ban đêm, nhưng dầu chỉ mười phút hay kéo dài suốt cả đời, bản chất như huyễn của những giấc mộng chỉ là một thứ như nhau. Khi chúng ta thấy biết, trải nghiệm giấc mộng dài của đời này, rồi sau đó khi chết chúng  sinh trong trạng thái-ta sẽ có một giấc mộng dài khác  khác của một đời sanh tử. Như thế, một giấc mộng dài sẽ theo sau một cái khác, bao giờ mê lầm còn tồn tại.

Phẩm tính phi thường của Phật pháp là nó cho chúng ta những phương tiện để nhận biết rằng cuộc đời này giống như một giấc mộng, nó không có sự hiện hữu chân thật, và tất cả những mục tiêu quy ngã sanh tử của chúng ta là vô nghĩa  rằng chúng ta không-và chẳng tạo ra điều gì hữu ích  có bản chất và không có thật tánh. Chúng ta không chỉ chứng nghiệm được điều này mà Pháp còn cho chúng ta cơ hội để thấy rằng có một cách thức để xua tan mê lầm của chúng ta và qua những phương tiện thiện xảo, đạt đến sự chứng ngộ tối hậu về Phật tánh, đó là sự giải thoát hoàn toàn khỏi mê lầm, tự do toàn hảo và bình an siêu việt. Đây là điều làm cho Pháp thành ra viên ngọc quý báu nhất, viên ngọc của lòng chúng ta, bởi vì nó là phương pháp duy nhất cho chúng ta dịp may nhận biết bản chất mê vọng của thế giới và đồng thời đưa chúng ta vượt khỏi sự mê lầm đó đến chứng ngộ chân thật.

Chúng ta hãy lấy ví dụ thân thể chúng ta để hiểu sức mạnh và quyền lực của mê lầm. Vào lúc này, thật tự nhiên với chúng ta là mình có thân thể này ; chúng ta yêu quý và bám chấp vào nó một cách lớn lao. Sự an toàn tiện nghi và những cảm giác thích thú của thân thể chúng ta là một mối bận tâm chính của chúng ta, một trong những đối tượng chính cho sự bám chấp và gắn bó. Nhưng nếu chúng ta dần dần cố gắng khám phá thân này có ra như thế nào, trở về tuổi thơ của chúng ta, rồi khi chúng ta còn là một em bé, và cuối cùng những hạt giống của cha và mẹ, chúng ta thấy rằng toàn thể thân của chúng ta bắt đầu từ sự gặp gỡ của hai hạt giống. Và sự gặp gỡ ấy xảy ra như thế nào ? Chính là bởi sức mạnh của ham muốn, nó đến từ mê lầm của nghiệp quá khứ. Bởi vì sự bị quy định thuộc nghiệp hay khuynh hướng này, mà ham muốn có mặt. Nó tạo ra một thúc đẩy để nắm lấy đời sống trở lại trong một hiện hữu bị quy định. Năng lực tâm thức làm gắn bó hạt trắng và hạt đỏ của cha và mẹ ; như thế một chúng sanh ra đời trong một thân thể. Rồi thân thể lớn lên ; ý thức làm thêm sự cá biệt, tiến hóa và bám chặt vào nó.

Sẽ lại đến lúc chúng ta gặp cái chết. Điều gì sẽ xảy ra cho thân thể ? Nó sẽ lại tan biến vào khoảng không, như khi một cầu vồng tan biến trong bầu trời : khi nó có đó chúng ta có thể thấy năm màu của nó một cách sinh động, nhưng khi nó tan đi, nó không đi xuống thung lũng, nó không  nó chỉ biến mất. Thân thể mà chúng-đi lên đỉnh núi  ta bám vào quá nhiều sẽ thành ra hư không. Chỉ có thức là sẽ tiếp tục, và nó sẽ bị thúc đẩy trở đi trở lại bằng sức mạnh của nghiệp và những khuynh hướng thói quen và những bám níu để tìm kiếm những hạt giống của cha và mẹ và tiếp tục vòng sanh tử này. Tuy nhiên mỗi thân thể chúng ta dùng lấy, như những cái bình đất sét, chỉ được tạo thành từ năm đại và lại hoàn toàn biến mất không để lại dấu vết nhỏ nhất nào.

Mọi sự thì vô thường. Tất cả mọi cái gì có sanh ra đều chết. Do sức mạnh của mê lầm, những thân thể của chúng ta liên tục hình thành và biến mất, tiếp diễn vòng sanh tử không ngừng. Cái chúng ta thực sự cần là một chỉ dạy sẽ có thể đem chúng ta đến một trạng thái không mê lầm và giải phóng chúng ta khỏi vòng sanh tử lẩn quẩn này. Đây là tại sao chúng ta cần xoay tâm thức chúng ta vào trong, chú tâm xem xét và và làm việc trên chính tâm thức khi nào chúng ta bắt đầu được nghe hay thực hành Pháp, bởi vì tâm thức là chủ đề chính của những giáo lý Phật giáo.

Nếu chúng ta xoay chính tâm thức chúng ta vào để thấy nó làm cái gì, bấy giờ chỉ có ba cách thức của tư tưởng mà tâm thức có thể có. Thứ nhất là những tư tưởng tiêu cực : tham, sân, si v.v… Cách thức tiếp theo là những tư tưởng tích cực : bi mẫn, vị tha, lòng tốt, tình thương, ước mong làm chúng sanh được lợi lạc, sùng mộ v.v… Rồi có những trạng thái trung tính, thản nhiên của tư tưởng, như khi chúng ta ngủ say, tự mãn và vô tâm, chúng là những phương diện không tiêu cực cũng không tích cực. Không có phạm trù nào khác ngoài ba xếp loại này.

Trước tiên chúng ta cần trừ bỏ những tư tưởng tiêu cực, gồm tham, sân, si. Chúng ta không cần từ bỏ những tư tưởng trung tính : chúng ta cần chuyển hóa chúng và đưa chúng vào Pháp. Và chúng ta phải trau dồi và phát triển những tư tưởng  sùng mộ, từ bỏ hay xa lìa, và Bồ đề tâm,-tích cực  thái độ giác ngộ. Sự thực hành là từ bỏ những tư tưởng, lời nói và hành vi xấu, tiêu cực, chuyển hóa những cái trung tính và tăng trưởng cái tốt, tích cực.

Khi chúng ta khảo sát những tư tưởng xấu, chúng ta thấy có ba thứ : sự thúc đẩy bám nắm, sự thúc đẩy chối bỏ, và vô minh hay sự tối tăm hẹp hòi của tâm thức. Nếu chúng ta khảo sát những cái này, chúng ta thấy rằng tham và sân căn bản được gây ra bởi sự tối tăm của tâm thức hay vô minh. Nghĩa là không thấy, không hiểu hay không chứng ngộ thật tánh của sự vật. Tham bám, giận ghét, bám nắm, đánh giá, chối bỏ… khởi ra là do thiếu tỉnh giác về bản tánh chân thật của tâm và những hiện tượng. Biết rằng đây là nguyên nhân chính, chúng ta phải tìm ra phương thuốc cho nó, cái đối trị. Cái đối trị chắc chắn đến từ sự trau dồi những tư tưởng tích cực như sùng mộ, từ bỏ  Bồ đề tâm lợi lạc, nó mong muốn giải thoát-và vị tha  tất cả chúng sanh đến Phật tánh một cách vô ngã.

TRƯỞNG DƯỠNG BỒ ĐỀ TÂM

Chúng ta cần trưởng dưỡng Bồ đề tâm như là một phương cách để trừ khử vô minh căn bản nó tạo ra những tư tưởng tiêu cực. Có nhiều giáo lý đề cập đến việc làm sao từ bỏ những tư tưởng tiêu cực và chuyển hóa những tư tưởng trung tính. Nhưng bởi vì đây là một chủ đề rộng lớn, chúng ta sẽ chỉ có một ít lời về Bồ đề tâm quý báu, cội gốc của mọi tư tưởng tích cực.

Để thiền định về Bồ đề tâm, trước tiên chúng ta phải có một cái hiểu rất đầy đủ, bởi vì đây là một chủ đề rộng lớn vô cùng. Vì nó liên hệ với sự hiểu biết cái mê lầm phổ khắp của tất cả chúng sanh trong những vũ trụ vô số. Không chỉ chúng ta, mà cha mẹ chúng ta và tất cả chúng sanh đã mê lầm từ vô số đời, và vì sự mê lầm ấy, họ đã khổ đau to tát không trừ một ai. Bởi thế, sự trưởng dưỡng căn bản Bồ đề tâm đòi hỏi một hiểu biết về tính cách rộng lớn của mê lầm và những khổ đau của chúng sanh. Khi người ta ý thức được độ dài rộng vô biên của những đời và những vũ trụ trong đó chúng sanh rơi vào mê lầm và khổ đau, chỉ lúc ấy những cảm nhận đích thực về lòng bi và những mong muốn giải thoát cho những chúng sanh ấy mới có thể phát triển trong tâm thức chúng ta. Như thế, chúng ta cần ý thức độ dài rộng của mê lầm và khổ đau, không phải để trở nên chán chường hay yếm thế, mà để thấy mọi sự như chúng là và để đem lại cái tốt nhất cho chính chúng ta và tất cả chúng sanh ở khắp nơi.

Với chúng ta Bồ đề tâm có nghĩa là gì ? Bồ đề tâm tiếng Tây Tạng là changchub. Từ này có hai nghĩa căn bản. Trước hết, chang nghĩa là “làm sạch.” Trong ngôn ngữ giáo pháp chúng ta thưòng nói “làm sạch hai cái che chướng.” Trong ngôn ngữ bình thường nó có nghĩa là trừ sạch mọi lỗi lầm, vết bẩn, bất toàn và khuyết điểm của tâm thức chúng ta. Khi chúng ta nói đến chub, nó có nghĩa là khai triển đến mức rốt ráo mọi phẩm tính bẩm sinh vốn có, hay mọi tiềm năng, trong lòng và tâm. Bởi thế, Bồ đề tâm, chang-chub, nghĩa là trừ sạch bất cứ lỗi lầm nào có thể có và khai triển mọi phẩm tính giác ngộ đã vốn có. Tạo sao chúng ta nói Bồ đề tâm hay tâm giác ngộ ? Bởi vì điểm bắt đầu là cái tâm tối tăm, mê lầm, và điểm kết thúc là tâm giác ngộ. Thế nên Bồ đề tâm liên hệ với sự tịnh hóa và sự khai triển rốt ráo của tâm thức.

Khi sự tịnh hóa của tâm thức và sự khai triển tất cả những  sự-phẩm tính giác ngộ ấy đạt đến điểm rốt ráo  hiện thực hóa tất cả những phẩm tính của tâm và sự  trạng thái này được-gỡ bỏ mọi tấm màn che chướng  gọi là Phật, hay Guru Rinpoche, hay Chenrezig hay Quán Thế Âm. Không có gì ngoài trạng thái giác ngộ trong đó mọi phẩm tính đã được khai triển, không có chút mê mờ nào do vô vàn hình tướng, bởi vì tất cả là một bản tánh tinh túy đơn nhất.

Tạo sao chúng ta cần thiền định về Bồ đề tâm, tâm giác ngộ ? Bởi vì điều kiện giới hạn của chúng ta, sự khổ đau và mê lầm của chúng ta. Khi mọi mê lầm đã được trừ sạch, đây là trạng thái được gọi là “Phật tánh” : trạng thái của người đã hiện thực hóa những phẩm tính rốt ráo và đã trừ sạch mọi lỗi lầm. Người ta có thể tiến hành từ trạng thái mê lầm bình thường đến trạng thái giác ngộ ; đây được gọi là “con đường.” Nhưng bản tánh giác ngộ này hiện ở trong mỗi chúng ta, vì nó là bản tánh chân thật của chúng ta.

Bản  tâm giác ngộ nền tảng trong-tánh Phật vốn sẵn có này   thì giống như bầu trời, như hư không, nó-mỗi chúng ta  bao la, thanh tịnh và bất biến một cách không khuyết hụt. Trong bản tánh tự nhiên và sâu xa này, những phẩm tính của Phật tánh giống như những tia sáng tỏa ra từ mặt trời. Sự diễn đạt không thể quan niệm và phong phú những phẩm tính giác ngộ thì giống như đại dương, trong đó mọi ngôi sao và hành tinh đồng phản chiếu. Trong cùng một cách, những phẩm tính giác ngộ của Phật đều tự nhiên hiện diện trong mỗi chúng ta. Chúng ta chỉ thể hiện chúng, khai mở và khám phá chúng, giải thoát tâm thức chúng ta khỏi mê lầm bằng phương cách thực hành Bồ đề tâm trên con đường.

Sự khác biệt giữa tâm không trong sạch và tâm trong sạch, tâm mê lầm và tâm giác ngộ, chủ yếu là sự khác biệt của chật hẹp và rộng mở. Trong trạng thái mê lầm hiện thời của chúng ta, tâm thức chúng ta thì cực kỳ chật hẹp. Chẳng hạn, chúng ta sống cô độc và hiếm khi, nếu không nói là chưa bao giờ, nhìn xem sự vô biên của chúng sanh. Tâm thức càng co rút và chật hẹp, càng chỉ nghĩ đến chính nó, hoàn toàn chẳng để ý gì đến sự an vui, hạnh phúc và những đau khổ của những người khác. Ngược lại, Phật giác ngộ là người xem thấy sự vô biên của chúng sanh hơn là lưu tâm tới bản ngã và cá thể của ngài. Như thế, toàn bộ  từ một chúng sanh bình thường tới Phật tánh-con đường   là sự mở rộng dần dần của tâm thức ! Và đó chính- là cái chúng ta gọi là chang-chub hay sem-kye : nghĩa đen là làm lớn và khai triển thái độ giác ngộ này. Khái niệm “làm lớn lên” được dùng ở đây để chỉ sự đi từ một thái độ hoàn toàn chật hẹp, chỉ chủ yếu nhắm vào chính mình, đến một tấm lòng thương yêu rộng mở mà khung cảnh của nó tự động bao trùm vô biên chúng sanh.

Khởi từ một thái độ hoàn toàn ích kỷ, chúng ta cần tìm ra một cách thức để rộng mở và phá thủng qua sự chật hẹp bó chặt này. Làm sao để chúng ta thực sự bắt đầu quan tâm một cách thành thật đến sự an vui, của những người khác, nhận ra họ không quá khác với chúng ta ? Căn bản, chúng ta có thể tiến hành như thế này : Như một kết quả của sự ích kỷ của chúng ta, chúng ta có một thương mến tự nhiên đối với cha mẹ chúng ta, họ đã cho chúng ta cuộc sống và nuôi nấng chúng ta trong đời này. Nếu chúng ta sử dụng cảm giác tự phát đã sẵn có này, chúng ta có thể trải dài nó một cách chầm chậm và tiệm tiến đến những chúng sanh khác. Với những phương tiện thiện xảo, trước tiên chúng ta nghĩ đến lòng tốt của mẹ chúng ta sanh ra chúng ta, chăm sóc chúng ta, giáo dục chúng ta v.v… Từ sự cảm kích này đối với lòng tốt của mẹ chúng ta sẽ khởi lên ước muốn đền đáp lòng tốt của mẹ, và tâm thức sẽ bắt đầu mở ra với thái độ vị tha. Lấy nó như là căn cứ, chúng ta có thể chủ động trải rộng sự nồng ấm căn bản này đến thân thuộc và những chúng sanh khác. Đây là căn cứ của tiến trình thiền định làm tăng trưởng tình thương cho tất cả chúng sanh.

Một trong những bước đầu tiên trong thiền định về Bồ đề tâm là trở nên ý thức đến lòng tốt của những người khác. Như Phật đã dạy, điều này bắt đầu bằng sự cảm kích lòng tốt của chính bà mẹ của chúng ta. Chẳng hạn, nếu người nào cho chúng ta một trăm đô la hay chở chúng ta đi đến chỗ mình, chúng ta nghĩ người ấy là một người rất tốt. Nhưng thật ra điều ấy quá nhỏ so với lòng tốt của mẹ chúng ta, người đã cho chúng ta thân thể từ chính thịt xương của bà và chăm sóc chúng ta ngày đêm khi chúng ta không thể làm gì được. Một khi chúng ta đã được sanh ra, chúng ta không thể tồn tại chỉ mười phút nếu không có mẹ chúng ta thường trực chăm nom chúng ta. Như chính đức Phật đã nói rằng trao một quà tặng là một thân thể là một trong những lòng tốt vĩ đại nhất chúng ta có thể tìm thấy trong thế giới. Chúng ta cần ý thức và cảm kích lòng tốt này. Nếu chúng ta chỉ nghĩ, “Rốt cuộc, điều đó chẳng có nghĩa gì cả. Bà làm điều đó cho ích lợi riêng của bà, chỉ sự tốt đẹp riêng của bà,” đó là một sai lầm rất nghiêm trọng. Để khai triển Bồ đề tâm, trước tiên chúng ta phải ý thức và biết ơn, và cảm kích lòng tốt bao la của người đã cho chúng ta đời sống này, cũng như người nào khác làm lợi lạc cho chúng ta.

Ngay trong thế giới bình thường, một cảm thức chung khi một ai đó làm một điều gì cho chúng ta từ lòng tốt lớn lao của họ, và chúng ta biết ơn và cư xử theo một cách đền đáp lòng tốt của họ, ai cũng nghĩ điều chúng ta làm là đúng. Nhưng nếu người nào làm điều gì rất tốt cho chúng ta, và đáp lại chúng ta đối xử với họ theo một cách rất xấu, bấy giờ ai cũng nghĩ chúng ta là một người xấu.

Chúng ta cần bắt đầu cảm kích lòng tốt của những người khác, đặc biệt là của mẹ chúng ta. Rồi chúng ta nên nhận thấy rằng qua khắp các đời của mình, không có một chúng sanh nào không từng là mẹ hay cha chúng ta vào một lúc này hay lúc khác. Bởi thế, không có lý do gì chúng ta không nên cảm thấy cùng một tình thương và biết ơn tự nhiên mà chúng ta có cho cha mẹ trong đời này, đối với tất cả chúng sanh. -Điều này dẫn đến một thái độ bao la, Bồ đề tâm  có cùng một lòng biết ơn đối với mỗi một chúng sanh không phân biệt, và mong muốn cho họ mọi điều tốt đẹp như chúng ta mong muốn mọi điều tốt đẹp cho cha mẹ chúng ta trong đời này.

Bởi vì tâm thức có tiềm năng này để trở thành giác ngộ, qua thực hành, tiềm năng lớn lên dần dần. Đấy là lý do tại sao Bồ đề tâm có thể bừng nở và trải rộng không bờ. Và một khi nó trở nên bao la, nó có năng lực vô biên.

Có nhiều điển hình về sức mạnh của lòng bi trong đời những bậc thánh. Chẳng hạn có một vị thánh nổi tiếng tên là Libpon Pawo, ngài thiền định về lòng bi trong mọi lúc. Một lần nọ, ngài gặp một con cọp cái gần chết đói không thể nuôi sống những con của nó. Ngài nghĩ đến việc cho cọp thân ngài. Nhưng dù ngài là một bồ tát hoàn hảo, khi đến lúc cho thân thể, ngài cảm thấy một ngại ngần và nghi ngờ tự nhiên. Ngài chuyển hóa sự nghi ngờ này thành một sự mở rộng đầy đủ cho khả năng biếu tặng thân thể. Để diễn tả sự nở hoa trọn vẹn này của Bồ đề tâm, lòng bi của ngài, trước khi cho con cọp máu của ngài, ngài dùng chính máu mình viết những câu kệ về cách làm thế nào khai triển Bồ đề tâm trên đá. Những câu kệ này còn được tìm thấy trong tạng Tengyur. Rồi ngài cho những con cọp thân thể mình.

Một bồ tát Tây Tạng thế kỷ thứ mười một, một hóa thân  ngài đã tạo-của Shantideva có tên là Gyalse Ngulchu Thomay  -ra Ba Mươi Bảy Thực Hành Của Bồ Tát rất nổi tiếng  nơi ẩn tu của ngài, tất cả thú vật đều sống trong hòa bình với nhau. Ngay cả chó sói và cừu cũng chơi đùa với nhau, cho dù chúng thường là những kẻ thù hung tợn của nhau. Đây bởi vì sự thiền định liên tục về Bồ đề tâm và lòng từ của ngài quá mạnh đến nỗi nó có thể biến đổi tâm thức của những thú vật hoang dã và dữ tợn.

Thực sự có thể khai triển Bồ đề tâm qua sự thực hành của chúng ta. Có đại sư tên là Nyoshul Lungtok là một đại đệ tử của Paltrul Rinpoche. Ngài bắt đầu thiền định mười năm trong một cái hang, chỉ tham thiền về Bồ đề tâm. Một hôm Nyoshul Lungtok ở trong rừng trên một ngọn đồi nhỏ, ngài nghe dưới đồng bằng một âm thanh, như có người đang cỡi ngựa và hát những bài ca vui vẻ. Dù Nyoshul Lungtok không thấy anh ta, nhưng có thể nghe. Bởi vì ngài là một thiền giả cao cấp, Lungtok nhìn thấy qua thiên nhãn của mình rằng người cỡi ngựa chỉ còn sống thêm một ngày nữa. Khi nghĩ đến con ngựa, ngài thấy con ngựa chỉ sống được một tuần nữa. Thình lình ngài nhận ra rằng người đàn ông kia, không nghĩ đến và không lo âu gì về chuyện đó, không thấu hiểu sự ngắn ngủi và mong manh của cuộc đời, sự bất toàn của sanh tử, và nghiệp của người ấy đang kéo anh ta ra khỏi cuộc đời này sang một đời khác trong khổ đau như thế nào. Điều này chạm đến Nyoshul Lungtok một cách  vui-sâu xa đến độ từ lòng bi hoàn toàn cho người đó  -vẻ một cách vô ý thức trong đại dương khổ đau này  ngài không thể ngừng khóc trong bảy ngày. Ngài trở nên được biết đến do lòng bi bất khả tư nghì tự phát và lòng tốt đối với mọi chúng sanh.

Chính bản tánh đích thực của tâm thức khiến nó có thể phát triển và tiến bộ vượt qua những giới hạn hiện thời của nó. Tuy nhiên nó có thể phát triển theo cả hai cách tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta thường xuyên nhắm vào sự tiêu cực, tâm thức lớn lên rất mạnh trong sự tiêu cực. Ban đầu có vẻ rất khó giết một người nào ; nhưng dần dần, trở nên hung bạo và quen với chuyện đó, không chỉ nghĩ mà thôi, chúng ta còn có thể lấy đi hàng trăm hàng ngàn mạng sống mà không có dằn vặt xung đột nào trong chúng ta. Cũng như thế, chúng ta có thể phát triển tâm thức trong đức hạnh.

Bởi thế, điều chính yếu là tịnh hóa và tu hành tâm thức chúng ta, để chuyển hóa thái độ và động lực của chúng ta thành tích cực. Điều này được gọi là lojong trong tiếng Tây Tạng – tu hành tâm thức.

Chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta chỉ là một công chức hay một nông gia, và do đó không thể là những hành giả thật sự. Một mặt, quả thật nếu chúng ta có những trách nhiệm và bó buộc thì chắc chắn chúng ta sẽ không dùng nhiều thì giờ của đời mình để dấn mình trong định hay trong chốn ẩn cư. Nhưng mặt khác, điều đó không đúng, bởi vì tinh túy của Pháp là Bồ đề tâm quý báu, nó có thể được trau dồi trong bất cứ hoàn cảnh nào và qua bất cứ hoạt động nào. Đó là cái mà ai cũng có thể khai triển trong bất cứ công việc gì họ dấn thân. Đó chính là Pháp chân thật. Như thế chúng ta có thể hoàn toàn thực hành Pháp trong tâm thức, trong khi vẫn dấn thân vào bất cứ loại hoạt động nào với thân và lời.

Như có nói, “Nếu ý định là tốt, bấy giờ mọi cấp độ của con đường sẽ tốt. Nếu không, mọi cấp độ sẽ xấu.” Nếu chúng ta có một tấm lòng rất trong sạch và một tâm thức trong sáng vị tha, thì dù chúng ta có thể gặp những khó khăn hay đau khổ, nhưng cuối cùng chúng ta chắc chắn đạt đến an lạc : nó là kết quả không thể tránh được của việc có ý định tốt, thái độ tích cực, và sự trong sạch của lòng. Nếu chúng ta có một tâm thức rất xấu, bất hòa và tiêu cực, chúng ta có thể gặp những thành công tạm thời, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ nếm trái cây của khổ đau, cả cho chính chúng ta và cho những người khác.

Bồ đề tâm chắc chắn có thể được khai triển qua sự trưởng dưỡng có chủ định, để làm thế, chúng ta có thể tham chiếu những lời dạy khác biệt, như Ba Mươi Bảy Thực Hành của Bồ tát của Nyulchu Thomay đã nói ở trên, hay Bảy Điểm Tu Hành Tâm Thức của Atisha, hay Bồ Tát Hạnh của Shantideva, và những lời dạy rõ ràng khác chuyển hóa tâm thức thành từ và bi. Điều này thiết lập một nền tảng tuyệt hảo cho sự thực hành tâm linh.

KHAI TRIỂN CÁI THẤY CHÂN CHÁNH

Bồ đề tâm là sự thực hành chính yếu nhất của tất cả. Nó chỉ có nghĩa là tâm-lòng tuyệt hảo thành thực mong muốn hoàn thiện cho chính nó để có thể giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ. Nó đặt nền trên sự thấu hiểu rằng không có một chúng sanh nào không muốn thoát khỏi khổ và thành tựu hạnh phúc, như bản thân chúng ta. Tuy nhiên, hầu hết chúng sanh không có cách gì để hoàn thành những mục tiêu đó. Bồ đề tâm có hai phương diện : tuyệt đối và tương đối, hay chân lý và tình thương.

Để thành tựu giác ngộ cho lợi lạc của tất cả chúng sanh, chúng ta muốn nhận những giáo lý và đưa chúng vào thực hành. Một số người tự nhiên có thái độ toàn hảo và tâm tốt này, một số phải phát triển nó, và những người khác phải nỗ lực nhiều để quen với ý niệm ấy. Nhưng bất cứ trường hợp nào, luôn luôn có một cách thức để chuyễn hóa tâm thức mình và phát triển Bồ đề tâm. Chúng ta có thể nuôi dưỡng những tư tưởng tốt, chúng dẫn chúng ta đến niết bàn, sự giác ngộ thức tỉnh vượt khỏi khổ đau ; nhưng chúng ta cũng có thể trở nên quen thuộc với những tư tưởng xấu, chúng sẽ kéo chúng ta xuống những trạng thái thấp nhất của đời sống. Trong cả hai trường hợp, chính do sức mạnh của sự tu hành tâm thức chúng ta theo một cách thức suy nghĩ nào đó sẽ dẫn đến kết quả riêng biệt. Đó là tại sao chúng ta phải cố gắng trau dồi bản tánh tâm linh của chúng ta.

Phật giải thích Pháp cho chúng sanh trong ba giai đoạn, được gọi là “ba thời kỳ hay ba dịp,” trong đó đức Phật chuyển bánh xe Pháp. Điều này cũng được gọi là “ba lần chuyển bánh xe Pháp.” Lần thứ nhất là cái chúng ta gọi là “những giáo lý căn bản,” gồm Bốn Chân Lý Cao Cả, Con Đường Tám Ngành, ba tính chất căn bản vô thường, khổ và vô ngã, và mười hai khoen xích thành vòng xích duyên sanh v.v… Chúng ta có thể nghĩ sai lầm rằng Theravada hay Tiểu thừa, cái gọi là “Thừa thấp” là thấp hơn, nhưng không phải thế. Tốt hơn nên nói đến truyền thống Theravada như là Thừa Nền Tảng, Căn Bản, Thừa Gốc. Điều này nghĩa là tất cả mọi giáo lý đã xây dựng trên nền tảng này, được thiết lập trong Luật tạng và Kinh tạng do đức Phật lịch sử dạy. Bởi thế, mọi giáo lý cao hơn của Mahamudra, Maha Ati hay Dzogchen, Đại Toàn Thiện, và Trung Đạo tất cả đều được nâng đỡ bởi nền tảng này, nó phải rất vững chắc và chuẩn bị thật tốt. Đây là chu kỳ giảng dạy thứ nhất của Phật.

TRUNG ĐẠO

Khi tâm thức người ta đã thích hợp với chân lý sâu xa, Phật ban cho lần chuyển bánh xe Pháp thứ hai. Tri kiến sâu xa này là những giáo lý Trung Đạo về tánh Không và hai cấp độ  tương đối và tuyệt đối và triết học-của chân lý  Madhyamila hay Trung Đạo. Nó được gọi là “sự chuyển bánh xe Pháp thoát khỏi những biểu tượng hay những tính chất bị quy định.” Những giáo lý trong đó được giải thích theo nền tảng, con đường và quả. Đối với giáo lý Trung Đạo, nền tảng là sự không thể phân chia của hai chân lý : chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối. Con đường là sự không thể phân chia hay sự hợp nhất thiết yếu của hai tích tập : tích tập công đức và tích tập trí huệ. Tích tập công đức liên hệ chặt chẽ với hình sắc và ý tượng ; tích tập trí huệ vượt khỏi hình sắc và ý tượng. Quả là sự hợp nhất hay không thể phân chia của hai thân, hai phương diện của Phật, đó là pháp thân, phương diện tuyệt đối của thân, và sắc thân hay thân hình sắc. Sắc thân khởi sanh từ sự tích tập công đức và pháp thân từ sự tích tập trí huệ.

Trong Trung đạo người ta có thể phân biệt hai phương diện : “Trung Đạo chân lý hay tuyệt đối” (thực tướng Bát Nhã) và “Trung Đạo ngôn ngữ” (văn tự Bát Nhã). Cái trước là thật tánh của tất cả mọi sự vật và hiện tượng. Trung Đạo ngôn ngữ nghĩa là cách thức nhờ đó Trung Đạo tuyệt đối được diễn tả cho chúng sanh có thể hiểu được nó. Chân lý tuyệt đối đứng riêng một mình không giúp cho chúng sanh đang bị giam giữ trong vô minh chứng ngộ được nghĩa tối hậu của nó. Bởi thế, nghĩa này phải được diễn tả bởi các bậc giác ngộ, không phải qua lý luận hay tư tưởng diễn dịch, mà từ một biểu lộ của trí huệ thanh tịnh đến từ giác ngộ.

Trung Đạo ngôn ngữ có hai phần : Một là ngôn ngữ Trung Đạo từ những lời của chính đức Phật. Cái này được tìm thấy trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa và nhiều nhánh khác của nó. Cái thứ hai là ngôn ngữ Trung Đạo tìm thấy trong những bình giải được các vị vĩ đại đi theo đức Phật như Nargajuna, Chandrakirti, Asanga, Aryadeva và Shantideva viết ra. Những hành giả này luận về những lời nói của Phật để cho chúng sanh thấu hiểu.

Có  trừ phi chúng ta đi vào-rất nhiều luận giải triết học  hết tất cả những nghiên cứu này trong chi tiết, khó mà có được một ý niệm rõ ràng về mọi sự khác biệt. Căn bản, trong Trung Đạo cái kiến giải tuyệt đối nhất là cái nhìn của phái Prasangika do Nagarjuna, Chandrakirti, và những đệ tử của họ chủ trương. Rồi cũng có cái nhìn của phái Svatantrika trong trường phái Trung Đạo.

Trong thật tế, nền tảng căn bản và bản tánh chân thật của mọi sự là shunyata, tánh Không. Cái này là như nhau trong mọi phái của Trung Đạo. Sự khác biệt độc nhất là nằm trong khả năng của một người để hiểu chân lý tuyệt đối này, bản tánh Không này. Một số người thấy nó theo một cách thức hạn hẹp, những người khác theo một cách thức hoàn toàn rộng mở. Khi người ta cố gắng diễn tả và suy nghĩ về tánh Không này, nó sẽ được bày tỏ trong những cách khác nhau theo cấp độ và những khả năng của họ. Điều này tạo thành những diễn tả khác nhau về cái thấy tuyệt đối, dù cho nền tảng căn bản thì luôn luôn là bản thân tánh Không, nó như kim cương, không bao giờ biến đổi, và siêu vượt tất cả mọi loại giáo lý khác nhau.

Chủ đề căn bản của Trung Đạo là hai chân lý, tuyệt đối và tương đối. Từ Uma, trong tiếng Tây Tạng ám chỉ Trung Đạo, thực sự có nghĩa “trung tâm” hay “ở giữa.” Nó ám chỉ chân lý tuyệt đối. Tại sao chúng ta gọi nó là ở giữa ? Bởi vì nó không rơi vào cực biên nào, và luôn luôn ở trong trung tâm. Căn bản, chúng ta có thể hình dung bốn cực biên : có, không có, sanh và diệt. Đối với cái thấy chân lý tuyệt đối, người ta phải không tin vào cái nào trong bốn cực biên này ; người ta phải ở trong một trạng thái không có cũng không phải không có ; không sanh cũng không diệt, vượt khỏi cả hai và không cả hai.

Chúng ta cũng có thể nói đến những ý niệm này như cực biên đến và đi, có sanh và có diệt, có và không, một và khác v.v… Cái thấy căn bản của Trung Đạo là cái thấy tánh Không siêu vượt khỏi tất cả các cực biên như vậy. Nó được gọi là cái thấy pháp tánh hay bản tánh tuyệt đối, nó giống như hư không : không có biên giới, không có trung tâm và chu vi, không có trong và ngoài, vượt khỏi điều kiện và giới hạn. Chân lý tuyệt đối thì vượt khỏi mọi điểm quy chiếu hay định tính nào.

Khi chúng ta nói đến chân lý tương đối, nó ám chỉ toàn thể thế giới hình tướng, những phương diện khác nhau của đời sống : vũ trụ và chúng sanh, chúng hình như xuất hiện như thế nào, những tính chất của chúng, những nguyên tố, uẩn, thức khác nhau… Sự giải thích cách thức theo đó những  dù không bao giờ lìa-biểu lộ khởi lên và phát triển   là cái chúng-khỏi bản tánh Không của chân lý tuyệt đối  ta gọi là chân lý tương đối, và bao hàm sự vận hành của luật nghiệp quả. Điểm chính yếu là chứng ngộ rằng hai chân lý không lìa rời nhau. Thật tánh của thế giới hình tướng là tánh Không, và trong tánh Không này thế giới hình tướng xuất hiện.

Những lời dạy căn bản về hai chân lý này được Nagarjuna giải thích trong năm luận chính của Trung Đạo. Chúng còn được Aryadeva luận giải thêm trong cuốn luận được gọi là Bốn Trăm Bài Tụng. Những học giả Ấn Độ và Tây Tạng, như Longchenpa và Tsongkapa, tiếp tục xây dựng một dãy rộng lớn viết về Trung Đạo, nhưng tất cả đều từ sự thấu hiểu hai chân lý và sự liên hệ của chúng với nhau.

Khi chúng ta nói rằng mọi hình tướng là Không, nó không có nghĩa là một khoảng trống trơn hay ngoan không, không có phẩm tính hay tiềm năng nhỏ nhất nào. Thật ra, nó là cái gì mang những phẩm tính vĩ đại và tiềm năng vĩ đại cho giác ngộ.

Chẳng hạn, nếu chúng ta nói, “Cái tách này trống không,” thì không có phẩm tính lớn lao nào trong sự nhận biết này. Hoặc nếu chúng ta nói, “Không gian này trống không,” đây cũng giống như tìm ra một cái gì không giúp ích gì nhiều. Nhưng nhận biết rằng tất cả mọi hình tướng là trống không, và chứng ngộ sự không hiện hữu của cái ta hay bản ngã, sẽ tự nhiên có lòng bi tự phát, không cố gắng cho tất cả chúng sanh họ không thấu hiểu chân lý tánh Không và tiếp tục khổ đau bởi mê lầm và bám giữ. Nhận ra và tiến bộ trong sự thấu hiểu bản tánh trống không, lồng lộng và vô ngã, là điều sẽ đem chúng ta đến giác ngộ hoàn toàn, và khai mở mọi phẩm tính vô biên khác của chứng ngộ tâm linh. Nó sẽ làm khởi lên cái thấy biết thanh tịnh trong đó chúng ta có thể thấy biết Phật tánh trong mọi chúng sanh.

Đối với chúng sanh bình thường đang ở trong bóng tối của vô minh và mê lầm, chỉ trình bày sự kiện rằng mọi sự là trống không sẽ không giúp đỡ cho họ thoát khỏi mê lầm ấy : cũng như trong một giấc mộng, không có cái gì đang thực sự xảy ra, tuy nhiên khi đang mộng các bạn thấy biết nó như là một sự thật, như hoàn cảnh của các bạn, và phản ứng theo nó. Bởi vì chúng sanh thực sự kinh nghiệm mê vọng như cái gì thực có, họ cần nương dựa vào những phương pháp của chân lý tương đối. Cần thiết đưa họ đến một cái hiểu tiệm tiến về chân lý tuyệt đối. Nếu không có mê lầm, thì cũng không cần đến mọi lời dạy này về chân lý tương đối. Nhưng khi nào chúng sanh còn bị giam cầm trong vô minh, họ cần nương dựa vào những giáo lý ấy ; họ cần những định luật hiện hành trong sự khai mở của chân lý tương đối : đó là định luật của tất cả những hiện tượng, định luật nghiệp không thể tránh khỏi của nhân và quả.

Sự thấu hiểu tánh Không này được đạt đến bằng cái hiểu tánh vô ngã thực sự, nó có nghĩa là sự không hiện hữu của bản ngã riêng biệt, cá thể, và sự không hiện hữu  những-của những hiện tượng độc lập. Tất cả các pháp  -hiện tượng bên ngoài và biến cố tâm thức bên trong  đều thực sự không có hiện hữu độc lập.

Sự không hiện hữu của bản ngã cá biệt đã được Chandra-kirti trình bày rõ ràng trong một phân tích có bảy phần. Ngài dùng một ví dụ một cái xe như là cái được gọi là một bản ngã (atman) cá nhân, nó chỉ là một liên kết những yếu tố với những tác nhân tương thuộc, và có rất ít hay không có gì để chúng ta có thể gọi là bản ngã của một cá thể. Cái xe không phải là bánh xe, không phải là trục xe. Ngay cả chúng ta không thể tìm thấy một thực thể bằng cách gom những cái ấy lại với nhau. Nó hoàn toàn là một sự đặt tên gán cho một cái gì tự nó không hiện hữu : giống như sự đặt tên cho một nhóm sao là “Cái Gáo lớn,” trong khi không có cái gáo nào cả thường dùng để múc chất lỏng. Đã hiểu sự không hiện hữu của bản ngã cá nhân, người ta sẽ đến chỗ phân tích sự không hiện hữu của những hiện tượng nói chung. Bấy giờ người ta sẽ dễ dàng hiểu ý nghĩa sự không tách lìa của hai chân lý : bản tánh trống không, rỗng rang và sự xuất hiện như huyễn không ngừng của tất cả hiện tượng.

Nền tảng của Trung Đạo là hai chân lý : tuyệt đối và tương đối. Con đường của Trung Đạo là cách thức kinh nghiệm trực tiếp chân lý của sự hợp nhất của tương đối và tuyệt đối. Điều này được làm qua sự tích tập công đức và trí huệ. Tích tập trí huệ nghĩa là an trụ trong một trạng thái bình đẳng và trong sự nhìn thấy tánh Không, shunyata, vượt khỏi mọi ý niệm và tính chất. An trụ bằng phẳng trong bản tánh tuyệt đối này là cái chúng ta gọi là thiền định. Khi có sự tích tập công đức trong thời gian sau-thiền-định đó bởi vì cách hành động của chúng ta tương ưng với cái hiểu về bản tánh Không, và bởi thế nó tự nhiên chuyển hóa thành đức hạnh.

Sự tích tập trí huệ thì vượt khỏi mọi tác ý biểu tượng ; sự tích tập công đức thì hòa hợp với tác ý biểu tượng. -Khi chúng ta nghĩ đến sáu hoàn thiện hay sáu ba la mật  rộng lượng, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định  lúc ấy sẽ có ý tưởng giúp đỡ những người-và trí huệ  khác. Từ đây có chủ thể, đối tượng, và hành động và một loại khuôn khổ ý niệm hay tác ý biểu tượng. Con đường Trung Đạo phối hợp sự hiểu biết về tánh Không tuyệt đối trong thiền định với sự áp dụng cái hiểu biết đó vào hoạt động Bồ đề tâm hoàn hảo, như thế đáp ứng cho sự tích tập công đức qua sáu ba la mật và hiện thực hóa rốt ráo Phật tánh.

Lý do hoàn thành hai sự tích tập này không phải là cho chính chúng ; mà bởi vì có một quả kết thành từ hai sự tích tập đó. Quả của tích tập trí huệ là pháp thân ; quả của tích tập công đức là sắc thân. Pháp thân là mục tiêu tối hậu của sự chứng ngộ bản tánh tuyệt đối hay pháp tánh, bản tánh Không của mọi hiện tượng, sự hợp nhất của tánh Không và những hình tướng. Sự chứng ngộ này có những phẩm tính giác ngộ vô biên chúng biểu lộ một cách tự phát như những tia sáng phát ra từ mặt trời. Chúng ta nói đến mười sức mạnh của Phật, mười tám sự vắng  những cái ấy là tất-mặt của mê lầm, mười lực…  cả những phẩm tính giác ngộ của một vị Phật giác ngộ viên mãn,và có sẵn trong pháp thân hay thân tuyệt đối. Bản thân cái đó là Phật tánh và là quả của tích tập trí huệ. Điều này nghĩa là chư Phật tự nhiên lưu xuất những biểu lộ, như những đạo sư tâm linh, bồ tát,… để giúp đỡ cho chúng sanh trong vô số cách.

Trong sắc thân hay thân hình sắc, chúng ta phân biệt giữa báo thân  sự biểu lộ ở cấp độ vi tế, và hóa thân – sự biểu- lộ ở mức độ thô nặng. Cái sau là thân mà những chúng sanh bình thường có thể tri giác. Hóa thân bao gồm những  những lama bồ tát tái sanh, những-biểu lộ như những tulku  đạo sư tâm linh, những đại bồ tát, và những vị Phật hiện thân như Phật Thích Ca Mâu Ni. Tam bảo cũng có thể biểu lộ thành bất cứ thứ gì lợi lạc cho chúng sanh, như thuốc thang, cầu đường, kinh văn, tượng ảnh…

Theo cách này, quả của hai sự tích tập là cả hai sự chứng ngộ tuyệt đối của giác ngộ (pháp thân), và tất cả những biểu lộ vô số của nó cho lợi lạc của chúng sanh (sắc thân).

Rất dễ dàng nói rằng bản tánh của mọi sự là Không, và Không không tách lìa với những hình sắc và những xuất hiện. Tuy nhiên đây là một ý niệm cực kỳ sâu xa khó hiểu, khó nắm bắt trọn vẹn. Trung Đạo vĩ đại là một chủ đề bao la như chính giác ngộ. So sánh với cái thấy của Trung Đạo, cái chúng ta thường tri giác thì giống như sự khác biệt giữa cái chúng ta thấy qua một lỗ kim hay một ống hút giải khát với cái nhìn thấy trực tiếp chính bầu trời. Khi chúng ta nói “tánh Không,” đấy vẫn cùng một tánh Không, dù được nhìn theo cách rộng hay hẹp, như trong thí dụ cái thấy qua cọng rơm, nhưng có sự khác biệt lớn lao trong quy mô, hiểu biết và chứng ngộ thực sự. Nó đòi hỏi nhiều hơn chỉ là hiểu biết trí thức đơn thuần. Một sự hiểu biết chân thực về tánh Không tăng trưởng sâu hơn, càng lúc càng rộng hơn, đến chứng ngộ về sự hợp nhất nền tảng và vốn vậy của chân lý tuyệt đối là tánh Không và chân lý tương đối là luật nhân quả của những hiện  nó tăng trưởng thành sự chứng ngộ hoàn toàn-tượng  của giác ngộ.

Suốt sự thực hành của mình, chúng ta cần thường trực làm cho tâm thức chúng ta rộng rãi hơn, kém khô cứng và rỗng rang hơn. Sự cố gắng này là đáng giá trong rất nhiều lối. Trong những hoạt động bình thường, tâm thức chúng ta thường chật hẹp và khép kín vào chính nó, thật rất khó khăn để hoàn thành bất kỳ một mục đích nào, để thực sự liên hệ và có một thái độ vô ngã đối với những người khác. Một tâm thức khép hẹp như thế chỉ có thể dẫn tới những hậu quả bi thảm. Ngược lại, nếu chúng ta chuyên cần nỗ lực mở rộng tâm thức chúng ta, chúng ta tự nhiên sẽ có lòng bi, đức tin vào Tam Bảo, sự bình an bên trong và một tri giác thanh tịnh về những người khác. Thái độ này sẽ không chỉ đưa đến một đời sống hạnh phúc thoát khỏi những chướng ngại, mà chắc chắn nó còn là đường lối để dần dần hiểu ra chân lý tuyệt đối và bản tánh sâu xa của mọi sự đúng như nó là, trong một đường lối hoàn toàn mở trống và không bị điều kiện hóa. Trong cả hai sự thiền định và những hoạt động của cuộc đời thường ngày, rất quan trọng cho chúng ta là liên tục khai mở tâm thức mình và giải thoát nó khỏi những ý niệm, sự tối tăm của tâm thức, những tình cảm xung đột và mê lầm.

Người ta có thể thấy trong đời sống của những con người cao cả sự chứng ngộ chân lý thì mạnh mẽ biết bao nhiêu. Sự chứng ngộ tánh Không tự nhiên mở ra lòng bi vô hạn và tri giác thanh tịnh. Điểm rốt ráo của chân lý tuyệt đối là sự chứng ngộ tánh Không. Sự thực hành rốt ráo của chân lý tương đối là sự thực hành Bồ đề tâm, lòng bi.

Khi chúng ta nói đến sự không tách lìa của hai chân lý, đấy chính là vì khi người ta chứng ngộ tánh Không, người ta sẽ tự nhiên và tự phát có lòng bi ; sẽ không cần chế tạo ra nó. Thực hành Bồ đề tâm sẽ tự động dẫn chúng ta đến sự hiểu biết chân lý tuyệt đối. Đấy không phải là những thứ khác biệt ; hơn nữa, chúng luôn luôn xuất hiện cùng nhau. Do đó tại sao là quan trọng khi thường trực  cố gắng khai triển sự thấu hiểu của-phối hợp chúng  chúng ta về chân lý tuyệt đối trong khi cố gắng sử dụng những phương tiện thiện xảo của Bồ đề tâm. Sự thực hành của chúng ta trong cả hai chân lý, tương đối và tuyệt đối, phải đi cùng với nhau không tách lìa. Chúng ta phải hiểu từ trên với quan điểm tuyệt đối, trong khi thực hành bằng sự leo lên ngọn núi tâm linh từ dưới với những thực hành tương đối, phù hợp với khả năng và khuynh hướng cá nhân. Đó là điều trong Đại Toàn Thiện có nghĩa là “lao xuống từ bên trên trong khi leo lên từ bên dưới,” sự thực hành phối hợp hai cấp độ của chân lý, cũng được biết như là “hiểu theo cái thấy tối thượng và thực hành theo khả năng mình.” Đây là hình thức đầy đủ và hiệu quả nhất của thực hành tâm linh, nó có thể được áp dụng trong bối cảnh của hầu hết loại hình thức thực hành riêng  gồm cả những hoạt động bình thường của-biệt nào  đời sống hằng ngày.

Đây chỉ là một ít lời về giáo lý. Điều chúng ta cần cho điều này hay một giáo lý khác là thường trực tu hành tấm lòng và tâm thức chúng ta để mở rộng, khai mở, ôn hòa và chuyển hóa chúng. Trước tiên, hãy nghe những lời dạy, rồi tư duy chúng sâu xa, và cuối cùng thâu hóa chúng, qua sự áp dụng chúng vào thực hành thật sự. Nếu chúng ta làm thế, thì cũng giống như sự chuyển hóa của thuật luyện kim biến kim khí thành vàng. Khi chúng ta thực hiện tiến trình luyện kim, nếu chúng ta bắt đầu với sắt, nó sẽ được chuyển thành vàng ; nếu nó là đồng, nó sẽ biến thành vàng ; nếu là bạc, nó cũng sẽ biến thành vàng. Tương tự, nếu chúng ta áp dụng sự thực hành huấn luyện tâm thức này với Bồ đề tâm, dù chúng ta đi vào những hoạt động thế gian, làm việc cho chúng ta hay cho những người khác, cho chính phủ, dịch vụ v.v…, chúng ta sẽ chuyển hóa tất cả những hoạt động ấy thành con đường của Pháp. Như thuật luyện kim biến bất cứ thứ kim loại nào thành vàng, thực hành Bồ đề tâm sẽ chuyển hóa mọi hoạt động, mọi tư tưởng, mọi điều chúng ta nói thành ra sự thực hành Pháp. Thế nên cực kỳ quan trọng phải duy trì, tiếp tục và tăng trưởng sự tu hành tâm thức.

Tại sao chúng ta làm một cầu nguyện hồi hướng và chia xẻ công đức vào lúc kết thúc sự giảng dạy ? Bởi vì hiệu quả của bất kỳ thứ gì tích cực chúng ta đang làm đều nương dựa vào việc chúng ta có hồi hướng nó hay không. Nếu chúng ta hồi hướng một hành động tích cực cho lợi lạc của tất cả chúng sanh với ước mong rằng họ sẽ thành tựu giác ngộ, nó sẽ thực sự giúp đỡ tất cả chúng sanh đạt được trạng thái đó, bởi vì tất cả chúng ta đều tiếp hợp và tùy thuộc lẫn nhau. Những sự cầu nguyện thì rất mạnh mẽ, hiệu quả và tỏa xa. Năng lực của hành động tích cực đó bấy giờ sẽ tiếp tục không ngừng nghỉ, từ ngay giây phút của sự hồi hướng cho đến khi mục đích được đạt tới.

Nếu chúng ta không hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh, năng lực tích cực có thể nhanh chóng tan mất. Ngay lúc một hành động đức hạnh, nó sẽ có một hiệu quả tích cực, nhưng nó sẽ không chuyển đi dài thêm, nó cũng sẽ chẳng giúp gì nhiều cho chúng ta và những người khác đạt đến giác ngộ. Luôn luôn tốt nhất là hồi hướng hành động trong khi đang trụ trong sự hiểu biết về bản tánh tuyệt đối, đúng như sự hiểu biết của tất cả chư Phật toàn thiện. Nói lên hàng trăm lời cầu nguyện hồi hướng như vậy chắc chắn làm lợi lạc không cùng cho sự tiến bộ của chúng ta và giúp đỡ đưa những chúng sanh khác đến giác ngộ. Bởi thế những lời hồi hướng là rất sâu thẳm, sâu xa và quan trọng. Những cái ấy chớ nên chểnh mãng, mà nên luôn luôn áp dụng cho bất cứ thực hành nào cũng như cho bất cứ hành động tốt nào được làm trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

SHARE:

Trả lời