Kính thưa thientrithuc, trong nhiều kinh phật tôi thấy có 3 ý chính:- phải thấy được Tánh- Mọi sự vật là sinh diệt hư huyễn- Bản chất của mọi sự vật kể cả tốt xấu..đều bắt nguồn ở chỗ viên mãn, sóng chính là nước, sắc tức thị không..thì chỗ này chẳng cần dụng công vì dụng công là dư, Sự viên mãn vốn có ở khắp mọi nơi, ở trong tất cả chúng sinh, hoàn cảnh.. Mong thiện tri thức cho biết 3 ý trên như thế nào

SHARE:

Kính thưa thientrithuc, trong nhiều kinh phật tôi thấy có 3 ý chính:- phải thấy được Tánh- Mọi sự vật là sinh diệt hư huyễn- Bản chất của mọi sự vật kể cả tốt xấu..đều bắt nguồn ở chỗ viên mãn, sóng chính là nước, sắc tức thị không..thì chỗ này chẳng cần dụng công vì dụng công là dư, Sự viên mãn vốn có ở khắp mọi nơi, ở trong tất cả chúng sinh, hoàn cảnh.. Mong thiện tri thức cho biết 3 ý trên như thế nào

Trả lời
Trong kinh Lăng Nghiêm dạy: Như Lai Tạng hay bản tánh của tâm tùy theo nghiệp chúng sanh mà ứng hiện ra các hình tướng, chúng sanh vì mê Như Lai Tạng cho nên trên các hình tướng sanh ra đó, mà chấp cho thật có thật không, cho nên tạo thành thế giới sanh tử.Chúng ta tu hành phải thấy được bản tánh, là nhận ra các tướng đang là sự lưu xuất từ Như Lai Tạng; cho nên các pháp lúc đó, cũng giải thoát như Như Lai Tạng.

Khi chúng ta chưa nhận ra Bản tánh của tất cả các hình tướng, thì chúng ta phải thấy (thường quán sát) các hiện tượng, các hình tướng là sinh diệt không thật có. Khi thật sự thấy mọi hiện tượng là sinh diệt như huyễn, chúng ta sẽ thấy được bản tánh của sự việc hiện tượng.

Cuối cùng, là sự hợp nhất của cái thấy về tánh và tướng, chân đế và tục đế, khi bạn đã thật sự thấy tánh, đây là nói lên sự viên mãn của Tâm đã có sẵn, không cần chúng ta sữa sang, chỉnh trị vì nó cả. Giải thoát là nó đã có sẵn, nó chính là sự lưu xuất từ Như Lai Tạng, khi chúng ta có cái thấy trở về, không dính mắc vào các hình tướng mà chấp cho là nó thật có thật không; một lần ngộ được bản tánh của sự vật hiện tượng, thấy được nơi mà nó xuất sanh các hiện tượng và diệt mất của các hiện tượng; chúng ta thấy chưa từng có sanh và chưa từng có diệt trong kinh nghiệm tu hành của mình.
Từ đây, cái thấy thứ ba mà bạn nói đó được cảm nhận, tuy nói là không tu hành, nhưng thật ra, hành giả phải thường xuyên nhận biết nó hiện diện, như lời của Lục Tổ: “Nhất niệm tương ưng, niệm niệm tương ưng”; không tu hành không có nghĩa là bỏ mặc, mà tu là “tu cái không tu”; tức là mình đang sống trọn vẹn với Như Lai Tạng này ở mức độ nào, cho đến khi mình thật sự trọn vẹn là mình thật sự giải thoát.

Bạn phải thực hành từ sự hiểu biết đúng, hiểu biết đúng sẽ đi đến kinh nghiệm về sự hiểu biết này trong thực hành; và cuối cùng là chứng ngộ, chính là bạn sống được với ý thứ ba.

SHARE:

Trả lời