“ĐANG LÀ CHÍNH MÌNH”

SHARE:

Mọi người đều có cảm nhận “đang là chính mình”. Nhận thức “đang là chính mình” là kinh nghiệm bình thường nhất, thân mật và quen thuộc nhất của chúng ta. Nhận thức đó bao trùm tất cả mọi kinh nghiệm, dù nội dung những kinh nghiệm ấy là gì. Nó là cái nền hậu cảnh của mọi kinh nghiệm.

Cảm nhận “đang là chính mình” không bao giờ rời chúng ta, không thể tách ra khỏi chúng ta.

Nếu mình cô đơn, cảm nhận “đang là chính mình” vẫn có mặt, mặc dù nó tạm thời bị tô màu bởi cảm giác cô đơn. Nếu mình đang yêu, nhận biết “đang là chính mình” vẫn có đó, dù nó đang bị pha trộn với cảm giác đang yêu. Trong cả hai cảm xúc ấy, cảm nhận “đang là chính mình” vẫn có mặt như nhau.

Nếu mình mệt, đói, kích động hay bị đau, nhận biết “đang là chính mình” vẫn hiện diện, dù bị pha trộn với những kinh nghiệm mệt, đói, kích động hay bị đau. Thực sự thì tất cả mọi kinh nghiệm đều được bao trùm bởi cảm nhận “đang là chính mình”.

Giống như một màn hình bị tô màu bởi những hình ảnh xuất hiện trong nó, hiểu biết “đang là chính mình” bị mang phẩm chất hay bị cài đặt bởi những ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác, tri giác, hoạt động cùng những mối quan hệ.

Và giống như hình ảnh thường xuyên thay đổi nhưng màn hình vẫn như thế, cũng vậy, kinh nghiệm lúc nào cũng thay đổi nhưng thực tại “đang là chính mình” vẫn luôn luôn như nhau.

“Đang là chính mình” là nhân tố luôn luôn có mt trong tt cả mi kinh nghim.

Mặc dù tất cả chúng ta đều có cảm nhận “đang là chính mình”, nhưng không phải ai cũng kinh nghiệm được bản thể của họ một cách rõ ràng. Trong hầu hết trường hợp, cảm nhận về “chính mình” bị hòa lẫn với nội dung của những kinh nghiệm như: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác, tri giác, hoạt động hay những mối quan hệ.

Như vậy, có hai yếu tố đối vi kinh nghiệm bình thường về bn thể ca chúng ta: mt là, sự hin hữu không thay đổi, luôn luôn có mt, và hai là, nhng phm cht nó nhn từ nhng kinh nghim liên tục đổi thay, có vẻ như đã làm giới hn nó.

Bản chất của mọi kinh nghiệm đều giới hạn, và khi bị pha trộn với những phẩm chất của kinh nghiệm làm phát sinh nhận thức giới hạn về bản thể. Đây là cái ngã tách biệt hay bản ngã mà nhân danh nó, mọi ý nghĩ và cảm xúc khởi sinh, và hầu hết hoạt động và những mối quan hệ được thực hiện để phục vụ cho nó.

Khi tước bỏ những phẩm chất của kinh nghiệm, bản thể của chúng ta không còn đặc tính gì và do đó nó không còn bị giới hạn. Đó đơn giản là bản thể vô cùng, vô hạn: trong suốt, trống rỗng, yên lặng.

Vì không có chung tính chất biến động của suy nghĩ và cảm xúc, nên bản thể của chúng ta vốn dĩ đã bình an. Giống như không gian của một căn phòng không thể bị khuấy động bởi bất cứ người nào, bất cứ vật nào có mặt bên trong nó, cũng vậy, bản thể của chúng ta không thể bị khuấy động bởi bất kỳ điều gì xảy ra từ những kinh nghiệm.

Do cảm giác thiếu thốn không có mặt, nên bản thể của chúng ta tự nhiên vốn đã trọn vẹn đủ đầy, không cần thêm gì từ kinh nghiệm để tự làm hoàn hảo chính nó cả, giống như chẳng có gì trong phim thêm vào màn hình hay lấy cái gì ra khỏi màn hình.

Như vậy, người nào biết được rõ ràng bn thể ca chính mình, thì sự bình an phúc lc vn là trng thái tự nhiên ca bn thể cốt lõi đó sẽ có ảnh hưởng rt lớn đến suy nghĩ, cảm xúc, hoạt động và nhng mi quan hệ trong cuc sng ca h.

Khi chúng ta để cho bản thể cốt lõi của mình bị pha trộn hay đồng nhất với những phẩm chất của kinh nghiệm, tình trạng phúc lạc tự nhiên sẽ bị che mờ.

Giống như nước không có mùi vị của riêng nó nhưng khi bị pha trộn với bất cứ mùi vị nào khác, như trà hay cà phê, thì có vẻ nó sẽ trở thành cà phê hay trà; cũng vậy, bản thể hay hiện hữu cốt lõi của chúng ta vốn không có thuộc tính nào của riêng nó, nhưng khi khoác lên những phẩm chất của kinh nghiệm thì nó có vẻ sẽ trở thành một con người, một cái ngã giới hạn hay bản ngã.

Chẳng hạn, khi một cảm xúc như buồn rầu, cô đơn hay lo âu sinh khởi, chúng ta không còn nhận biết được bản thể của chính mình vốn đã trong suốt, yên lặng, bình an và đầy đủ. Sự hiểu biết của chúng ta về bản thể của chính mình đã bị pha trộn hoặc thay đổi bởi cảm xúc. Chúng ta đã bỏ qua tự tánh của mình để nhường ưu tiên cho cảm xúc.

Chúng ta dường như đã trở thành cảm xúc. “Tôi cảm thấy buồn” trở thành “Tôi (là/thì) buồn”. Chúng ta đã đánh mất bản chất thật sự của mình trong những kinh nghiệm. Chúng ta đã quên mất chính mình. Tuy nhiện, sự lãng quên này không bao giờ che lấp hoàn toàn cảm nhận “đang là chính mình”. Nó chỉ là sự che mờ một phần, vì thậm chí ngay cả khi những cảm xúc đen tối nhất có mặt, kinh nghiệm “đang là chính mình” của chúng ta vẫn có đó.

Khi suy sụp chẳng hạn, kinh nghiệm của chúng ta bị tô màu tối đến nỗi những phẩm chất bình an và hạnh phúc đã gần như hoàn toàn bị che khuất. Tự tánh đã bị lu mờ khi bóng tối phủ lên.

Tuy vậy, giống như nước vẫn là nước ngay cả khi bị hòa trộn với trà hay cà phê, cũng vậy, bản thể cốt lõi của chúng ta vẫn trong tình trạng tinh khôi, trong suốt ngay cả khi bị pha lẫn với nội dung của những kinh nghiệm. Do đó, thường xuyên giữ sự kết ni vi bn thể hay tiếp xúc vi tự tánh ca mình trong tt cả mi kinh nghiệm là điều quan trng duy nht mà chúng ta nên nh.

Do cảm thấy giới hạn, dễ bị tổn thương và không an toàn, bản ngã luôn tìm cách để bảo vệ chính nó. Đây là động lực thôi thúc nằm sau những phản ứng cảm xúc, là nổ lực để phục hồi sự cân bằng vốn đã là trạng thái tự nhiên của bản thể cốt lõi của chúng ta.

Do dễ bị tổn thương, bản ngã có khuynh hướng cảm thấy thiếu tự tin, tự ti và không được yêu, và trong nỗ lực tái lập lại chân giá trị vốn có sẵn nơi bản chất thật của chúng ta, nó tìm cách để tự “thổi phồng” chính nó. Đây là động lực nằm ẩn phía sau hầu hết những lời than phiền, bình phẩm và phê phán.

Do cảm thấy không an toàn, bản ngã thường xuyên sống trong cảm giác thiếu thốn, không đầy đủ, không mãn nguyện; và trong nỗ lực giành lại trạng thái tự nhiên đầy đủ của mình, nó lại đi tìm sự trọn vẹn đủ đầy ấy qua những gì có thể nhận được từ những đối tượng, chất liệu, hoạt động, trạng thái tâm hay những mối quan hệ.

Như vậy, bản ngã thường xuyên sống trong thiếu thốn: bị thống trị bởi cảm giác không đủ kéo dài triền miên. Sự thống khổ này là hậu quả tất yếu của sự phớt lờ hay lãng quên bản thể chân thật của chính mình.

Đau khổ sâu đậm thế nào là tùy thuộc vào tình trạng mất trí nơi chúng ta, nghĩa là, mức độ mà chúng ta để cho cảm xúc hay kinh nghiệm che mờ sự phúc lạc vốn đang nằm ở trung tâm bản thể của chính mình.

Giống như khổ đau là chuyện đương nhiên đối với cái ngã tách biệt hay bản ngã, cũng vậy, sự chống đối và kiếm tìm là hai hoạt động khống chế suy nghĩ, cảm xúc, hoạt động và những mối quan hệ của bản ngã khi nó nỗ lực đi tìm lại phúc lạc vốn đã có sẵn bên trong.

Bản ngã ít khi nhận ra được rằng những gì mà nó đang thực sự khao khát không tùy thuộc vào chuyện tự bảo vệ hay làm no đầy cái thực thể mà nó tự tưởng tượng là mình,mà chính là việc nó phải tự tước bỏ đi những giới hạn của chính nó và quay trở về tình trạng tự nhiên vốn đã là bản chất chân thật có sẵn bên trong.

Khi bình an và hạnh phúc bị mất thì một cuộc tìm kiếm quan trọng nơi những kinh nghiệm mang tính đối tượng sẽ được khởi động, cuộc tìm kiếm theo cách này sớm hay muộn cũng chịu số phận thất bại. Thực tế là, nếu không bị thất bại ít hay nhiều, thì chẳng có ai trong chúng ta đang đọc cuốn sách này cả.

Khi chúng ta đã bị vỡ mộng vì biết rằng những kinh nghiệm bên ngoài không có khả năng đem đến cho chúng ta sự bình an và phúc lạc mà mình mong muốn, nhiều người sẽ hướng về những truyền thống tâm linh hay tôn giáo, nơi có vẻ sẽ mang đến cho họ một sự hứa hẹn về cuộc sống viên mãn đủ đầy.

Với mục đích này, chúng ta sẽ hiến dâng đời mình cho việc hành thiền, cầu nguyện, yoga, ăn kiêng, sống kỷ luật khắc khổ hay đi theo những vị thầy tâm linh. Những điều này, một mức độ nào đó, sẽ làm xoa dịu nỗi đau khao khát và giúp ta lấy lại được ít nhiều sự quân bình và hòa hợp trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu bình an và hạnh phúc của chúng ta vẫn lệ thuộc vào những kinh nghiệm có tính đối tượng “bên ngoài” theo cách nào đó, dù vi tế hoặc cao cả, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng bên dưới lớp vỏ ngụy trang bên ngoài, cảm giác thiếu thốn vẫn đang cháy âm ỉ bên trong. Chóng hay chày, ta cần phải có đủ sáng suốt và can đảm quay ra khỏi cuộc phiêu lưu mạo hiểm nơi những kinh nghiệm, để trở về lại với bản thể của chính mình.

Bí mt ln nm ngay gia trái tim ca tt cả mi tôn giáo ln và truyn thng tâm linh chính thng là sự hiu biết rng phúc lạc mà con người hng khát khao không bao giờ có thể có được qua nhng kinh nghiệm mang tính đối tượng. Nó chỉ có thể được thy trong bn thể, nơi những tng sâu hin hu ca chính chúng ta.

Cái ngã tách biệt hay bản ngã là thực thể hiển nhiên phát sinh từ sự pha trộn giữa bản thể và những giới hạn của kinh nghiệm. Sự tước bỏ những phẩm chất mà bản thể có vẻ đã khoác lên từ những kinh nghiệm được nói đến như là “sự giác ngộ” trong kinh điển truyền thống. Bản thể loại bỏ những giới hạn của kinh nghiệm dường như đã che mờ hay “làm tối” nó.

Như vậy, giác ngộ không phi là mt kinh nghim mi mẻ hay kỳ lạ gì cn phi chng đạt cả, nó đơn giản chỉ là sự khai mở bn cht nguyên thy ca bn thể hin hữu nơi mỗi chúng ta. Không có gì gần gũi và quen thuộc hơn bản thể của chính mình, đó là lý do tại sao chúng ta cm thấy như đang trở về nhà khi thấy ra được bn cht thc sự ca mình. Trong truyn thống Zen, điều này được nói đến như là sự nhn ra bộ mt nguyên thy ca chúng ta.

Chẳng có gì là huyền bí về giác ngộ cả. Nó đơn giản chỉ là sự nhận ra cái gì đó luôn luôn đã được biết, luôn luôn đang được biết, trước khi nó bị che phủ bởi những kinh nghiệm.

Không có ai trở nên giác ngộ. Bản thể chỉ cần lắng xuống những giới hạn tưởng tượng thì bình an và phúc lạc sẽ tự nhiên hiển lộ, tự nhiên chiếu sáng.

Tác giả: Rupert Spira

SHARE: