BẢN THỂ LÀ NHÂN TỐ NHẬN BIẾT

SHARE:

“Cái gì đang biết hay nhận biết được những kinh nghiệm của chúng ta?” Hãy để câu hỏi này đưa bạn đi từ bất cứ đối tượng nào bạn đang nhận biết đến chính cái đang biết hay nhận biết

Sự đề xuất câu hỏi “Cái gì đang biết…” có thể “đưa ta đến” cái đang biết hay nhận biết không có ý nói rằng chúng ta là một thực thể và “cái đang biết hay nhận biết” là một cái gì đó mà chúng ta có thể đến gần để tiếp cận được với nó.

Chúng ta chính là Cái Biết! Chúng ta không thể được đưa đến đó, cũng không thể đi đến đó được. Ta không thể đi về phía chính ta bởi vì Ta đã là chính Ta rồi

Vì vậy, khi chúng ta hỏi cái gì biết hay nhận biết được những kinh nghiệm của mình, thì chính chúng ta – cái biết – không còn hướng sự chú ý của mình đến nội dung mang tính đối tượng của kinh nghiệm – như suy nghĩ, hình ảnh, cảm xúc, cảm giác và tri giác – và như vậy là ta đang trở về với chính mình. Chúng ta nhớ đến bản thể của mình. Chúng ta trở nên nhận biết chính mình.

Thực ra thì chúng ta luôn luôn nhận biết bản thể của chính mình, vì nhận biết vốn là bản chất thật sự mà chúng ta đang là, không phải là pháp mà chúng ta phải làm gì đó để có thể đạt được nó. Cái Biết luôn chiếu sáng ngay giữa kinh nghiệm của tất cả mọi người, mặc dầu, trong hầu hết trường hợp, nó bị che mờ bởi những kinh nghiệm.

Ngay cả khi bị nội dung của kinh nghiệm che mờ, thì hiểu biết của cái biết về chính nó vẫn có mặt xuyên suốt nơi những kinh nghiệm như là nhận thức “đang là chính mình

Nhận thức “đang là chính mình” nằm ngay giữa trung tâm của mọi kinh nghiệm, bao trùm chúng một cách thân thiết, dù cho nội dung của chúng có như thế nào. Bất kỳ chúng ta đang suy nghĩ gì, cảm giác gì, tri giác gì, thì ngay lúc này đây, mỗi người trong chúng ta đều đang có kinh nghiệm “đang là chính mình”.

Cái gì có kinh nghiệm “đang là chính mình”? Bất cứ cái đó là cái gì thì tự nó phải có sự nhận biết. Nếu không có sự nhận biết, thì nhất định nó sẽ không nhận biết được kinh nghiệm “đang là chính mình”, hay bất kỳ kinh nghiệm nào khác. Chính Tôi, Cái Biết, đang có kinh nghiệm “đang là chính mình”.

Kinh nghiệm “đang là chính mình” là sự hiểu biết của cái biết về chính nó. Đó không phải là hiểu biết của một con người về bản thể của họ, vì một con người tự nó không có sự nhận biết. Chỉ có Cái Biết đang nhận biết, và Cái Biết không phải là một thuộc tính của một con người.

Mỗi con người chỉ là mt tp hp ca những suy tư, hình ảnh, cm xúc, cm giác và tri giác. Mỗi suy tư, mi hình nh v.v… chỉ là một đối tượng ca kinh nghim mà chúng ta, Cái Biết, đang nhận biết chúng.

Một ý nghĩ không nhận biết được nó là một ý nghĩ. Nó không có kinh nghiệm mang tính chủ thể về “đang là chính mình”. Vì vậy không bao giờ tự gọi là “Tôi”; một cảm xúc hay tri giác cũng tương tự như thế. Không có một đối tượng nào thuộc kinh nghiệm có thể biết được sự tồn tại của riêng nó.

Tuy nhiên thì mỗi chúng ta chắc chắn đều có kinh nghiệm “Tôi là”. Chỉ có cái tự biết chính nó mới có kinh nghiệm “Tôi là”. Chỉ có Cái Biết tự biết chính nó và do đó mới có thể có được kinh nghiệm “đang là chính mình” hay kinh nghiệm “Tôi là”. Chỉ có Cái Biết biết được sự tồn tại của riêng nó.

“Tôi” là cái tên mà bất cứ cái gì tự biết chính nó đặt cho chính nó. Vì vy, cái tên “Tôi” hay hiu biết “Tôi là” chỉ nói đến hiu biết ca Cái Biết về chính nó. Hiu biết ca chúng ta về bn thể hay chân ngã ca mình chính là hiu biết ca Cái Biết về chính nó.

Hiểu biết của Cái Biết về chính nó là hiểu biết quan trọng hơn bất kỳ hiểu biết nào khác. Giống như mặt trời tự chiếu sáng chính nó trước khi chiếu ánh sáng lên những vật thể khác; cũng vậy, Cái Biết nhận biết chính nó trước khi nó nhận biết bất cứ điều gì khác.

Mặt trời không cần phải dùng bất cứ nỗ lực nào để tự chiếu sáng, mà chỉ đơn giản là chính nó; tự chiếu sáng là bản chất của nó. Chiếu sáng là cái nó đang là, không phải là cái mà nó cần phải làm. Tương tự, Cái Biết là sự tự biết, tự tri không cần nỗ lực; nhận biết chính nó là tình trạng tự nhiên, không phải là cái gì đó mà nó lúc làm, lúc không

Chúng ta, Cái Biết, biết bản thể của mình đơn giản chỉ là chính mình. Tuy nhiên, chúng ta đã quen với việc dành phần lớn thời gian để đưa sự chú ý ra khỏi bản thể của mình hướng về phía những nội dung khách thể của những kinh nghiệm, và trong tiến trình “hướng ngoại” này, chúng ta đã bỏ qua hay quên đi bản thể của mình. Để có thể biết được bản thể, chúng ta cần phải trở về với bản thể đó.

Sự trở về với bản thể hiện hữu từ cuộc phiêu lưu nơi những kinh nghiệm, nếu nhìn từ quan điểm của một con người, thì có vẻ như phải cần đến một nỗ lực, nhưng thực sự thì đó là sự chấm dứt nỗ lực, hay thư giãn nỗ lực mà chúng ta trước đây đã không nhận biết được. Đó là việc thư giãn mọi căng thẳng nơi sự chú ý hay đặt hướng tâm.

Để biết được Tôi là, tâm trí không cần phải ở trong bất kỳ trạng thái đặc biệt nào đó. Không cần đến hoàn cảnh đặc biệt nào, cũng chẳng cần đến bất cứ sự chuẩn bị nào. Hiểu biết “Tôi là” không phải là cái gì đó phức tạp hay huyền bí. Đó là kinh nghiệm bình thường nhất, gần gũi và quen thuộc nhất nơi mỗi chúng ta.

Tất cả mọi người đều có thể nói lên điều này từ kinh nghiệm trực tiếp của chính họ, “Tôi biết Tôi là”, bất chấp điều kiện của tâm trí hay thân thể ra sao, hay những gì đang xảy ra chung quanh như thế nào.

Chính đó là kinh nghiệm “Tôi Là” của chúng ta. “Tôi là” nói đến sự hiểu biết của chúng ta về bản thể trước khi nó bị ảnh hưởng bởi những phẩm chất của kinh nghiệm. Trước khi chúng ta biết mình là đàn ông hay phụ nữ, có tuổi tác như thế như thế, đã lập gia đình hay còn độc thân, là mẹ, là cha, là bạn, v.v… Trước khi biết điều gì về chính mình, chúng ta chỉ biết Tôi Là.

Trước khi biết Mình là cái gì, chúng ta biết Tôi là. Mọi thứ chúng ta biết về chính mình được cộng thêm vào sự hiểu biết đơn giản “Tôi là”

Nếu cảm thấy bản thể của mình không được nhận biết rõ ràng, thì đó không phải vì chúng ta không biết nó mà chỉ vì chúng ta đã bỏ quên hay phớt lờ nó để dành ưu tiên cho những kinh nghiệm khách thể. Chúng ta đã trở nên quá quen với việc trao tình cảm và chú ý của mình cho nội dung của kinh nghiệm đến nỗi đã bỏ qua cái gần gũi nhất, quen thuộc nhất nơi chính chúng ta.

Để chữa căn bệnh này, đầu tiên chúng ta phải phân biệt được người biết và cái bị biết, người kinh nghiệm và cái được kinh nghiệm, người chứng kiến và cái được chứng kiến. Sau đó, chúng ta sẽ làm tan sự phân biệt này, nhưng đối với một người bị lạc mất trong những kinh nghiệm quá lâu, người đã đồng nhất mình với mọi ý nghĩ, cảm xúc, hoạt động hay những mối quan hệ thoáng qua, thì trước tiên cần phải có sự phân biệt rõ ràng như đã nói trên.

Chúng ta là nhân tố biết trong tt cả mi tri thc và kinh nghim. Mi kinh nghim xy ra vi chúng ta, xut hiện trong chúng ta, được biết bởi chúng ta, nhưng chúng ta không phải là bt cứ mt kinh nghim cụ thể nào.

“Tôi” là từ mà mọi người sử dụng để chỉ cho cái đang biết hay nhận biết những kinh nghiệm của họ; đó là cái biết thuần khiết.

Sự biết thun khiết là vic biết không có ni dung khách thể, mang tính đối tượng. Cái gì biết được nhng suy nghĩ thì tự nó đã thoát ra ngoài suy nghĩ. Cái gì nhận biết được cm xúc, cm giác thì tự nó đã có trước và độc lp vi cm xúc và cm giác. Cái gì biết được cnh vt, âm thanh, mùi v, cấu trúc và hương vị (sc, thinh, khí, v, xúc) thì tự nó đã nằm ngoài tt cả sự thy, nghe, ngi, nếm, đụng. Vì vậy đôi khi chúng ta gọi nó là trng rng.

“Trống rỗng” trong ngữ cảnh cảnh này chỉ có nghĩa là trống rỗng nội dung khách thể. Nó trống rỗng những đối tượng nhưng lại tròn đầy sự biết thuần khiết, tròn đầy việc nhận biết. Cái biết thanh tịnh hay nhận biết trống rỗng này mà chúng ta đang nói đến như là “Tôi” chính là bản thể cốt lõi, bất giảm của chúng ta.

Bản thể được gọi là “cốt lõi” bởi vì nó là cái không thể bị loại ra khỏi chúng ta. Không có ý nghĩ, hình ảnh, cảm giác, cảm xúc, tri giác, hoạt động hay mối quan hệ nào có mặt liên tục cả. Chỉ có kinh nghiệm nhận biết lúc nào cũng hiện hữu cùng với chúng ta. Thực ra thì nó không phải là có mặt “với” chúng ta như thể nó là một pháp, còn chúng ta là một pháp khác; nó chính là bản chất cốt lõi mà chúng ta vốn đang là.

Bản thể được gọi là “bất giảm” bởi vì chúng ta không thể trở về xa hơn việc nhận biết trong kinh nghiệm của mình. Mọi kinh nghiệm đều tan biến trong nhận biết hay cái biết, nhưng cái biết tự nó không bao giờ tan biến trong bất cứ cái gì cả.

Nhận biết hay hiện hữu nhận biết luôn luôn có mặt. Không có kinh nghiệm nào có thể làm nó biến dạng, cài đặt nó, thay đổi, hay gây tổn hại cho nó được. Dù ít hay nhiều thì chuyện đó cũng không bao giờ xảy ra. Nó không thể được làm cho tăng hay bị làm cho giảm. Nó không bị già nua, bị mệt mỏi, bệnh hoạn hoặc cô đơn. Nó luôn luôn trong tình trạng tinh khôi, vô-tuổi, vô-nghĩ, vô-cảm, vô-giới-tính.

Đôi khi cái biết được nói đến như là Tâm Vô Vi hay Tâm Nguyên Thủy (unconditioned or original mind), là tâm trước khi bị điều kin hóa bi nhng kinh nghiệm. Đó là Tâm Thanh Tịnh (pure consciousness), tâm không có hình tướng hay có nhng tính cht thuộc đối tượng khách th. Tên phổ biến cho nó chỉ là “Tôi”.

Theo thời gian, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng hiểu biết về bản thể của chính mình không chỉ là hiểu biết sâu sắc nhất mà còn quý giá nhất. Nó là nguồn phúc lạc mà chúng ta hằng khao khát hơn bất cứ điều gì và là nền tảng cho mọi giải pháp làm dịu những xung đột của thế gian.

Tác giả: Rupert Spira

 

SHARE: