Tìm Hiểu Hệ Thống Bát Nhã Và Chủ Đề Tư Tưởng Của Nó: Tánh Không

SHARE:

TÌM HIỂU HỆ THỐNG BÁT NHÃ
VÀ CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA NÓ: TÁNH KHÔNG 

Không phải là tình cờ mà mọi thời khóa nhật tụng đều có bài Bát Nhã Tâm kinh. Sự nhắc nhở thường xuyên về Tánh Không đó, là sự nhắc nhở giải thoát. Bởi vì Tánh Không chính là giải thoát.

Hệ thống Bát Nhã và đối tượng nghiên cứu của nó là Tánh Không rất là quan trọng đối với tư tưởng nền tảng của đạo Phật. Quan trọng không phải vì kinh điển về Bát Nhã chiếm khối lượng lớn nhất trong Ðại Tạng (chỉ riêng bộ Ðại Bát Nhã đã gồm 600 quyển 125.000 bài tụng), mà vì Tánh Không được nói đến trong hầu hết kinh điển chính yếu và hầu hết tông phái. Kinh Hoa Nghiêm (làm căn bản cho Hoa Nghiêm Tông) nói trong chương thứ nhất (phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm) : ” Phật nói pháp tánh đều vô tánh. Rộng lớn rất sâu chẳng nghĩ bàn” . Kinh Pháp Hoa nói trong phẩm Pháp Sư: ” Pháp Không làm tòa ” . Trong kinh Lăng Nghiêm 25 vị từ A La Hán đến Bồ Tát chứng viên thông đều nhờ thấu đạt Tánh Không mà thành quả vị. Kinh Duy Ma Cật trong bài kệ tán thán đức Phật : ” Ðảnh lể Như Không vô sở y” . Tông Duy Thức – mà nhiều học giả cho là bất đồng ý kiến với Không luận tông – cũng nói trong Duy Thức tam thập tụng : ” Dựa trên ba tánh này. Lập ra ba vô tánh.Nên Phật mật ý thuyết. Tất cả pháp vô tánh ” Căn bản của Mật tông cũng là Tánh Không, kinh Ðại Tỳ Lô Giá Na thành Phật – bộ kinh chánh của Mật tông – nói: ” Chữ A là chữ căn bản của mật chú, A có nghĩa là tất cả pháp chẳng sanh vậy. Bồ Ðề là tất cả pháp vô tướng vậy ” . Tịnh Ðộ tông, mục đích là sanh về Tây Phương cực lạc, ở cõi ấy vẫn lấy Tánh Không làm cứu cánh chứng đắc. Cõi Tây phương được diễn tả trong Quán Vô Lượng Thọ kinh như sau : ” Tám thứ gió mát từ quang minh xuất, khua động nhạc khí, diễn nói : khổ, Không, vô thường, vô ngã” .” Sanh qua cõi ấy rồi, thấy sắc thân Phật và chư Bồ Tát đầy đủ các tướng tốt đẹp, rừng báu quang minh, diễn thuyết diệu pháp. Nghe rồi liền ngộ Vô sanh pháp nhẫn” (Vô sanh pháp nhẫn là chứng đắc Tánh Không)…

Chính vì thế mà kinh Ðại Bát Nhã nói:” Y theo Bát Nhã này, người nào muốn thành Tu Ðà Hoàn sẽ đắc quả Tu Ðà Hoàn, muốn thành A La Hán sẽ đắc quả A La Hán, muốn thành Bích Chi Phật sẽ đắc quả Bích Chi Phật, muốn thành Bồ Tát sẽ đắc quả Bồ Tát, muốn thành Phật sẽ đắc quả Phật, cũng xuất sanh 12 bộ kinh từ tu đa la đến ba đề xá vậy” .

Tánh Không là sự vinh quang của đáo Phật. Ðó là sự chiến thắng vinh quang của những con người đã ” Soi thấy năm uẩn đều Không, vượt khỏi mọi khổ ách” để đến Bờ Bên Kia ( Ba la mật). Lời ca chiến thắng ấy đã được Ðức Phật thốt ra trong buổi sáng giác ngộ:

Xuyên qua nhiều kiếp luân hồi, Ta miên man đi mãi
Ta đi tìm mãi mà không gặp, Ta đi tìm người thợ xây cất căn nhà này
Lập đi lập lại sự xây cất trong sinh tử muộn p hiền
Nay hởi người thợ làm nhà, Ta đã tìm được ngươi
Từ đây, ngươi không còn cất nhà nhốt Ta được nữa
Tất cả sường vách đều gãy, cây đòn dông ngươi dựng cũng bị phá tan
Như Lai đã chứng quả Vô Sanh Bất Diệt bằng tận diệt bằng mọi ái dục vô minh.

Người thợ làm nhà” đây là năm ấm (hay năm uẩn) xây cất nên căn nhà ” thân tâm” lập đi lập lại trong sanh tử muộn phiền. Bằng Trí Huệ, Ðức Phật đã ” soi thấy năm uẩn dệt nên toàn bộ thân tâm này đều Không ” , khiến mọi ràng buợc đều tan biến, tất cả mọi cơ cấu xây cất đều bị phá tan, chứng đắc Vô Sanh Bãt Diệt (mà các nhà Ðại thừa gọi là chứng đắc Tánh Không).

Tánh Không là sự vinh quang của đạo Phật, là sự tự do tối thượng cho những ai thấu đạt nó. Nhưng cũng vì cái chữ Không (viết hoa)ấy (như cửa Thiền được gọi là cửa Không), mà đạo Phật cũng chịu nhiều hiểu lầm, chê bai, bài bác: nào là chán đời, bỏ đời, bi quan, nào là tiêu cực, hư vô, viễn tưởng v.v…Chỉ nói riêng hai chữ sanh tử và giải thoát, có thể nêu lên vấn đề sanh tử là bi quan chăng? Dầu nói đến sanh tử hay không , thì làm người ai cũng có ít nhất một lần sinh ra và một lần chết đi. Trái lại, không phải bằng thái độ lẩn tránh như con đà điểu rút đầu dưới cát, mà bằng cách đối diện thẳng với vấn đề sanh tử, nhìn thẳng vào cơ cấu sanh tử, để thấy toàn bộ tánh cách duyên sanh của nó, mà tất cả nút thắt sanh tử đều mở phá. Ðó là thái độ can đảm và thực tiển của đạo Phật. Thái độ đó, sự chiến thắng đó không phải chỉ diển ra một lần ở ÐứcPhật, mà còn xảy ra ở các vị A La Hán và Bồ Tát tiếp diễn về sau suốt cả chiều dài lịch sử của đạo Phật cho đến ngày nay.

Thiết nghĩ, sự tìm hiểu về Tánh Không là sự quan trọng trong những ai muốn tìm hiểu đạo Phật, muốn có một khái niệm đúng về bản thể họa của đạo Phật, tự giải thoát mình khỏi những điều mơ hồ cho đạo Phật là hư vô chủ nghĩa, là đạo chán đời…Không phải là không có ý nghĩa, khi bằng ngôn ngữ Tây phương, nhà học giả nổi tiếng về Trung Quán luận là T.R.V.Murti đã dịch Tánh Không bằng danh từ Thê Absolute (Tuyệt Ðối thể) trong cuốn The central philosophy of Buddhism.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những ý nghĩa của Tánh Không để có một cái nhìn rõ hơn về Phật pháp. Nhưng sự tìm hiểu ấy chỉ là một phần rất nhỏ của cái mà hệ thống Bát Nhã gọi là văn tự Bát Nhã. Chỉ bằng Văn tự Bát Nhã, chỉ bằng sự mô tả, hình dung về Tánh Không, dầu có thuộc lòng cả bộ Ðại Bát Nhã, chúng ta cũng không thể thực sự hiểu Tánh Không. Tánh Không không thể hiểu được nếu chỉ có phần tìm hiểu về mặt văn tự (Văn tự Bát Nhã), Tánh Không chỉ có thể bắt đầu hiểu được khi chúng ta đi vào sự tu tập (Quán chiếu Bát Nhã) để thực chứng Thật Tướng Bát Nhã. Củng như quá trình Văn, Tư, Tu của kinh Lăng nghiêm, ban đầu là Nghe (Văn), nhưng chỉ có nghe thì chưa đủ, phải Suy nghĩ (Tư) và Tu hành (Tu) thì mới hiểu được đáo Phật. Muốn đạt đến Thực Tướng Bát Nhã, có một hố sâu phải nhảy qua, hố sâu đó là sự thực hành Quán chiếu Bát Nhã.

Cái hố sâu của sự thực hành tiền quán đó, cũng là hố sâu ngăn cách khoa học với đạo Phật. Khoa học xét một cách nghiêm túc trong cái nhìn đạo Phật, chỉ nằm trong Văn tự Bát Nhã, chỉ nằm trong phạm vi ý thức (tức là thức thứ 6, trong khi sự nghiên cứu của đạo Phật soi tận đến Tạng thức, tức là thức thứ 8). Bởi thế khoa học chưa có thể thay đổi một cách toàn triệt toàn bộ tâm thức, của con người để giải phóng nó ra khỏi 8 thức sanh diệt. Bởi thế mà nhà vật lý lý thuyết của trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp Basarab Nicolescu trong bài Khoa học và Truyền thống (Unesco 11-86) đã nêu lên một thắc mắc của hầu hết các nhà khoa học : “ Cách nhìn này (của truyền thống tôn giáo) về thế giới chẳng phải gần Người thợ làm nhà” đây l2 năm ấm (hay năm uẩn) xây cất nên căn nhà ” thân tâm” lập đi lập lại gũi với cách nhìn hiện đại của chúng ta đến mức đáng kinh ngạc đấy sao? Nhưng tại sao có sự chênh lệch giữa cuộc đời bình thường của con người hiện đại với sự hiểu biết hiện đại của y đến như thế ” . Bằng khoa học hiện đại, con người đã hiểu rằng thếgiới là liên tập, là một toàn thể tương giao, một thế giới sanh diệt trong từng phần triệu giây, thế mà con người ấy vẩn chẳng có gì thay đổi, vẫn cô lập, ích kỷ, vẫn ham chiếm đoạt cho riêng mình, vẫn sợ chết, vẫn tự trói buộc lấy mình y như thân phận của con người hồi Ðức Phật còn tại thế,dầu sự tự trói buộc ấy thực hiện bằng những hình thức khác. Sự chênh lệch (chữ dùng của ông) giữa một bên là kiến thức khoa học và một bên là thói quen ù lì của tâm thức con người là một điều khoa học chưa thể giải quyết nổi, kể cả tâm lý học chiều sâu tức là phân tâm học.

Nếu cần trích thêm ở đây, chúng ta có thể nhắc đến nhà vật lý cơ học lượng tử R. Feynman, giả Nobel vật lý 1965, trong một cuốn sách về những vấn đề của vật lý hiện đại, ông đã kết luận rằng:” Trong tương lai gần, các định luật vật lý sẽ được khám phá hết, khoa học vật lý sẽ chấm dứt nhiệm vụ, nhưng vẫn còn hai lãnh vực đối với nhân loại, đó là lãnh vực khoa học xã hội và ở trên nó là lãnh vực triết học và tôn giáo ” ( Chỉ xin nói thêm, chữ ” tôn giáo” đây, đối với đạo Phật là sự thực hành, vì ngoài sự thực hành, không có đạo Phật)

Sự chênh lệch hay cái hố sâu ngăn cách giữa khoa học và đạo Phật chỉ có thể giải quyết bằng Thiền quán, nghĩa là bằng cách đem cái nhìn của khoa học về một thế giới biến chuyển trong từng khoảng khắc thời gian (nói theo danh từ PH là vô thường) vào trong chính mình để tạo thành cái nhìn của chính con người mình (mà không phải cái nhìn của máy móc). Ðưa một cái nhìn của khoa học về một vũ trụ sanh diệt trong từng sát na, để phát huy nơi chính mình một cái nhìn đúng về con người và thế giới,lúc ấy con người mới có thể có một thế giới quan mới, một thế giới quan thoát khỏi tham sân si. Sự chênh lệch đó sẽ vượt qua bằng Quán chiếu Bát nhã để đạt đến thực Tướng Bát Nhã.

Qua nhận xét nhỏ nầy, chúng ta cũng thấy được giới hạn của sự tìm hiểu của chúng ta, sự tìm hiểu nằm trong Văn tự Bát Nhã, và nếu không có sự thực hành Quán chiếu Bát Nhã của chính mỗi người chúng ta thì những điều tìm hiểu sau vẫn mãi mãi chỉ là văn tự, là một loại kiến thức, như kiến thức khoa học,, chẳng thay đổi chút nào con người bên trong của chúng ta. Chúng ta có thể nói về một thế giới sanh diệt trong từng niệm niệm (hay nói theo Bát Nhã thì các pháp đều vô tự tánh), nhưng một hạt cát cũng làm cho chúng ta khởi ra một trời giận dữ; chúng ta có thể nói về một thế giới liên lập, tương dung tương nhiếp, trùng trùng duyên khởi, nhưng chúng ta chẳng bao giờ thoát khỏi bản ngã hư dối nhỏ hẹp và u mê thu góp của mình.

Có lần , nhà bác học mở đầu cho vật lý hiên đại, Albert Eindtein nói một câu tưởng như đùa: ỀNgười ta phá vở một nguyên tử dễ dàng hơn phá vở một thành kiếnỂ. Phải chăng điều đó cũng đồngmột tư tưởng của đạo Phật mà Ðức Phật đã nói ra:Chiến thắng một sự vật bên ngoài không bằng chiến thắng chính mình. Sự chiến thắng chính mình mới giải quyết tất cả. Với Quán chiếu Bát Nhã, chẳng những cái thành kiến thô thiển thế gian ai cũng thấy được, mà các kiến chấp vi tế, những kiến chấp trói buộc không cho con người hưởng được sự tự do tối thượng, cái tự do vô thuỷ vô chung vốn là định mệnh của mỗi chúng sanh, tri giả, kiến giả, mạng giả, tác giả, khởi giả v.v…(phẩm Tam Giả) đều bị Trí Huệ Kim Cang Bát Nhã phá tan để đưa tất cả trở về Tánh Không bổn lai thanh tịnh, trong đó tất cả sanh tử, Niết Bàn, phàm thánh, giải thoát hay chẳng giải thoát v.v…đều chẳng thể được (phẩm Như Hoá ).

Tãt cả đều nhờ vào Bát Nhã Ba la mật.

SHARE:

Trả lời