SHARE:
Ngày trăng tròn tháng Bảy Âm lịch là một ngày đặt biệt đối với nhiều người Viện Nam. Đó là Ngày Hiếu hay Ngày Lễ Mẹ của người Việt Nam. Ngày đó được triển khai từ một ngày Lễ Phật Giáo được gọi là Vu Lan Bồn.
Vào mùa Hè, khi các loại côn trùng sinh sôi, các tu sĩ Phật Giáo (Tăng và Ni) tụ tập thành nhóm bốn người hoặc nhiều hơn gọi là Tăng Già, thực hành Giáo Pháp (những Lời Dạy của Đức Phật) trong ba tháng. Một trong những mục đích của ba tháng lui về ẩn tu nầy, goi là Kiết Hạ, là để tránh làm tổn hại đến những loài côn trùng.
Trong ba tháng an cư nầy, Tăng Già thực hành theo Sáu Nguyên Tắc Sống Chung Hòa Hợp (Lục Hòa) được được đức Phật dạy để thăng tiến trong việc tu tập (thiền quán), và sống và học tập với nhau trong sự hòa hợp. Sáu Nguyên Tắc Sống Chung Hòa Hợp đó là:
Sau ba tháng an cư, với tâm thanh tịnh, giác ngộ và từ bi, các đoàn thể Tăng Già cầu nguyện cho những linh hồn đang chịu đau khổ cùng cực trong địa ngục. Trong dip nầy, với sự gia trì của Tăng Già, những tín đồ Phật tử tại gia cầu nguyện cho cha mẹ của họ, dù những vị đó còn tại thế hay đã qua đời.
Hiếu kính cha mẹ, đặt biệt đối với mẹ, là một trong những đức hạnh lớn lao nhất trong đời sống của những người con (trai và gái) Việt Nam. Vì lý do đó, ngày trăng tròn tháng Bảy Âm lịch trở thành Ngày Lễ Mẹ của cộng đồng người Việt.
Người Việt Nam bày tỏ tình thương và lòng biết ơn đối đối với cha mẹ bằng những câu thơ ngắn (ca dao) mà hầu hết mọi người Việt đều thuộc nằm lòng:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
Và:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Hình ảnh người Mẹ được Thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn tả một cách cảm động:
“Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không “lớn” lên được. Cằn cỗi , héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi! Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu…. sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến :
Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời !
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Ðể dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi…
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời.
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi…”
(Thích Nhất Hạnh – Bông Hồng Cài Áo)
Đoạn diễn tả nầy về hình ảnh người mẹ cho chúng ta thấy lý do vì sao Ngày Mẹ của người Việt Nam rất quan trọng đối với cộng đồng và thấm sâu trong tim họ.
Trong ngày lễ, sau khi cầu nguyện cho sự an vui hạnh phúc của cha mẹ ngay cả khi họ còn tại thế, chúng tôi được nhận và cài một đóa bông hồng trên áo để nhớ đến những người mẹ của chúng tôi – bông hồng trắng cho những người mẹ đã rời xa, và bông hồng đỏ cho những người mẹ vẫn còn tại thế. Rồi chúng tôi nghe một bài hát có tên là Bông Hồng Cài Áo. Bài hát thật cảm động. Tôi luôn luôn rơi nước mắt khi nghe bài hát nầy. Sau đây là lời của bài hát:
Một bông hồng cho em
Một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Ðang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn.
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời,
Như trẻ thơ không nụ cười,
Và đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm.
Mẹ, Mẹ là dòng suối diệu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăm sâu
Là ánh đuốc trong đêm
Khi lạc lối.
Mẹ, Mẹ là dòng suối ngọt ngào.
Mẹ, Mẹ là nãi chuối, buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương rau
Là vốn liếng yêu thương
Cho cuộc đời.
Rồi một chiều nào đó
Anh về,
Nhìn Mẹ yêu
Nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng:
– Mẹ ơi, Mẹ ơi
Mẹ có biết hay không…
– Biết gì?
– Biết là, biết là…
Con thương Mẹ không?
Ðóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Ðóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Chỉ xin anh, chỉ xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi. Hãy cùng tôi vui sướng đi…
Các bạn có thể nghe bài hát nầy được Kyo York trình bày trên You-tube:
The Vietnamese Mother’s Day
The full-moon day of lunar July is a special day for many Vietnamese people. It is the Vietnamese Parent’s Day or Mother’s Day. This was developed from a Buddhist Ceremony called Ullambana.
In the Summer, when many kinds of insects are born, Buddhist monks and nuns gather and form groups of four or more called Sanghas and practice the Dharma (Buddha Teachings) for three months. One of the purposes of this three month retreat, called the Summer Retreat, is to prevent themselves from harming insects.
In this three month retreat, the Sanghas follow the Six Principles of Harmony taught by the Buddha which promote the practice of meditation, and living and studying together harmoniously. The Six Buddhist Principles of Harmony are:
After three months of retreat, with their pure, enlightened and compassionate minds, the Sanghas pray for the souls enduring the extreme suffering in the hell. In this occasion, with the blessing of the Sanghas, the lay Buddhists pray for their parents, regardless if they are still alive or have died.
Being filial to parents, especially to the mother, is one of the greatest merits in life of Vietnamese sons and daughters. Because of that, the full-moon day of lunar July became the Mother’s Day for the Vietnamese community.
The Vietnamese people expressed their love and gratitude for their parents by the short poems that almost every Vietnamese person memorizes:
A mother is like a banana of the highest quality,
like the best sweet rice, the most delicious sugar cane!
and:
Father’s work is enormous, as huge as a mountain.
Mother’s devotion is overflowing, like water from a mountain spring.
The figure of Mother is emotionally described by Zen Master Thich Nhat Hạnh:
” The thought ‘mother’ cannot be separated from that of ‘love’. Love is sweet, tender, and delicious. Without love, a child cannot flower, an adult cannot mature. Without love, we weaken, wither.
The day my mother died, I made this entry in my journal: ‘the greatest misfortune of my life has come !’. Even an old person, when he loses his mother, doesn’t feel ready. He too has the impression that he is not yet ripe, that he is suddenly alone. He feels as abandoned and unhappy as a young orphan.
All songs and poems praising motherhood are beautiful, effortlessly beautiful. Even songwriters and poets without much talent seem to pour their hearts into these works, and when they are recited or sung, the performers also seem deeply moved, unless they have lost their mothers too early even to know what love for mother is. Writings extolling the virtues of motherhood have existed since the beginning of time throughout the world.
When I was a child I heard a simple poem about losing your mother, and it is still very important for me. If your mother is still alive, you may feel tenderness for her each time you read this, fearing this distant yet inevitable event.
That year, although I was still very young
my mother left me,
and I realized that I was an orphan,
everyone around me was crying,
I suffered in silence…
Allowing the tears to flows,
I felt my pain soften.
Evening enveloped
Mother’s tomb,
the pagoda bell rang sweetly.
I realized that to lose your mother
is to lose the whole universe.
We swim in a world of tender love for many years, and, without even knowing it, we are quite happy there. Only after it is too late do we become aware of it…”
(Thich Nhat Hanh, A Rose for Your Pocket)
This description of the mother figure shows us why the Vietnamese Mother’s Day is very important to the community and it is held deeply in their hearts.
During the day, after praying for the happiness of our parents even if they are still alive, we receive and pin a rose on our shirt to memorize our mothers – white rose for mothers who have left us, and red rose for mothers who are still with us. We then listen to the song named A Rose Badge. The song is deeply moving. I always tear up when listening to this song. The following are the lyrics for the song:
A rose for you sister
A rose for you brother
And another one for one whose mother is still with you
For you are to be happier
In case Mother would go someday
Like a flower bunch without the sun
Like a child without a smile
As if you would never grow up
And like the night without stars
Mother, Mother is a still stream
Mother, Mother is a fairy tale dream
A shade up there
An eye, a moon
And a touch at night while being lost
Mother, Mother is a sweet sugar cane shoot
Mother, Mother is a bunch of bananas or areca fruits
A cricket shrill at night
A sun ray at the mulberry field
A great love for life
One day you will come and gaze at Mom longingly
You will say Mom, Mom, Mom do you know this?
Know what? – that I do love you?
A red rose has just been badged on your shirt
A red rose has just been badged on your shirt
I beg you brother, I beg you sister
Please go happy as I do.
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email banbientap@thientrithuc.vn.
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS