Con Đường Đại Toàn Thiện

SHARE:

Về sau , trong thị kiến khi tôi gặp vua của các vị nắm giữ hiểu biết ( Vidyadhara ) – Shri Simha . Tôi hỏi ngài : “ Hỡi bậc thầy tôn kính , con xin ngài chỉ cho con con đường đại Toàn Thiện là gì ? ” . Trước sự cầu xin của tôi, ngài ban cho sự trả lời sau đây :

“ Đại Toàn Thiện là nền tảng tối thượng chung của Sinh tử và Niết bàn – Hư không căn bản tối thượngTrong đó có ba cách thái : Sinh tử , Niết bàn, và Con đường đều toàn thiện và viên mãn . Hiểu được bản tánh này như nó thực sự là . . . Đây là cái thấy ( Tri kiến hay Kiến giải ) . Đạt được sự thông thạo trong nền tảng vô thượng bổn nguyên nguyên sơ và không có thời gian . Bằng sự tự giác và mở rộng trong thực trạng hiện tiền của chính mình là : Thiền định tự do thoát khỏi mọi khuôn khổ quy chiếu cố định . 

 

Giống như một giọt nước hòa với đại dương và trở thành đại dương . Nhưng không làm biến chất đại dương . Hay hư không trong bình hòa với hư không bên ngoài khắp suốt không đổi thay . Nền tảng hiện thể hay tâm bình thường . Vốn không trong ngoài nhưng vì phân biệt nên chia thành trong và ngoài . Tất cả chỉ do sự vọng tưởng thành ra tự ngã và tự tánh . 

 

Cũng như nước , hiện hữu trong trạng thái trôi chảy tự do tự nhiên . Trở nên đông cứng thành băng dưới ảnh hưởng của sự lạnh . Như nền tảng hiện thể hiện hữu trong một trạng thái tự do tự nhiên . Nhưng quang phổ của vòng Sinh tử được thiết lập do vọng tưởng tiềm ẩn về một tự ngã cá nhân và tự tánh của những hiện tượng .

 

Hiểu sự kiện này , nên buông bỏ ba loại hành động : Tốt , xấu và trung tính do thân tạo ra và ngồi như một xác chết trong nghĩa địa không làm gì cả . Buông bỏ ba loại hành động của ngữ như người câm . Cũng như buông bỏ ba loại hành động của tâm thức : Nên an trụ không thi thiết như bầu trời mùa thu . Không có những duyên làm ô nhiễm nên được gọi là : “ Thiền Định Quân Bình ”

 

Cũng được gọi là : “ Bỏ mọi điều phải làm ” hay “ Không có điều gì để làm ” . Vì mọi cách thức hoạt động đã buông bỏ và “ Vượt khỏi tâm lý trí bình thường ” . Vì không có sự thi thiết , tạo tác của tâm lý trí bình thường . Trong bối cảnh điểm then chốt này sẽ khám phá sự tin cậy kiên cố vĩ đại .

 

Hơn nữa , vào tất cả mọi lúc . Khi đi , ngồi , di chuyển , cử động , tụng chú , nói , suy nghĩ hay hành động . Không để mất viễn cảnh cái thấy của mình . Hãy tỉnh giác rằng : Thế giới tất cả mọi hiện tượng có thể có đều như huyễn . Không  mất sự tự tin kiên cố vào thiền định . Hãy tỉnh giác bản tánh hiển lộ rõ ràng . Không xao lãng trong cư xử . Dựa một cách đúng đắn vào bốn loại hạnh đích thực . Đấy là những điểm then chốt để nương dựa cho đến ngày chấm dứt cuộc đời . Đây là thiền định vốn tự do thoát khỏi tâm lý trí bình thường .

 

Điểm then chốt của hạnh là : Từ bỏ những hành động không đức hạnh của thân và ngữ như thuốc độc . Không quá nhấn mạnh vào cái thấy . Đến độ hy sinh hạnh bằng cách nghĩ : Vì mọi sự đều không . Nên không bị nhiễm ô bởi những khuyết điểm bất kể cư xử như thế nào . Thế nên , hãy bình an , tự điều phục và cẩn trọng như người đang ra trước tòa đại hình .

 

Ngược lại , do bám chấp vào những hành động đức hạnh thứ yếu của thân , ngữ , ý . Cho chúng là sâu xanhư thế sẽ coi nhẹ cái thấy và thiền định chân chính .  Nếu tiêu phí cuộc đời làm người và  tích tập công đức trong vòng sinh tửChắc chắn vẫn bị trói buộc cho dù với sợi xích bằng vàng . Không quá nhấn mạnh vào hạnh đến độ hy sinh cái thấyNhư thế sẽ sống như con sư tử tuyết oai hùng đi dạo trên băng tuyết . Không có con thú nào làm cho bối rối .

 

Nhất là , nếu đi theo những người nói rằng : Dù người đã chứng ngộ tánh Không cũng phải trau dồi lòng bi ở chỗ khác tương tự nói rằng : Dù có nước vẫn phải tìm tính ướt ở chỗ khác . Cho dù có lửa vẫn phải tìm sức nóng ở chỗ khác . Hay đang được gió thổi mà lại tìm sự mát mẻ ở chỗ khác . Kinh nghiệm rốt ráo và quyết định chứng nghiệm Sinh tử và Niết bàn chính là tánh Không tối thượng . Cũng là Bồ đề tâm rốt ráo và đó là lòng bi hưởng thụ sự thanh tịnh bình đẳng của Sinh tử và Niết bàn .

 

Có những người , khi được trực tiếp giới thiệu và hiểu biết những điểm then chốt và những tiến trình căn bản của cái thấy và thiền định đúng như chúng là . . . Lại đi xét đoán cho là : Chỉ riêng sự giới thiệu này cũng là quá đủ . Như thế , vẫn còn bám chấp vào những sự việc cần làm trong vòng sinh tử . Họ đã phí phạm những cuộc đời làm người trong đủ loại hạnh đặt nền trên sự tham luyến và ghét bỏ . Tất cả cái thấy và thiền định của họ chìm ngập trong những hành động và hoạt động của vòng sinh tử .

 

Những kinh nghiệm thiền định phù du xảy ra trong tâm thức bình thường và dòng thức giác hoàn toàn khác như :

Những kinh nghiệm về lạc thú ,
Thúc đẩy tái sinh làm một vị trời cõi Dục .

Những kinh nghiệm sống động về sáng tỏ ,
Thúc đẩy tái sinh vào cõi sắc .

Những kinh nghiệm về cái không
Sự xuất thần trong trạng thái vô niệm như ngủ say .
Không nhớ hay tỉnh giác ,
Thúc đẩy tái sinh trong bốn trạng thái của cõi Vô sắc .

Không có một chút ý niệm mơ hồ về cái thấy tánh Không ;
Vì thế ,
Có thể quyết định theo trí thức rằng :
Tâm là trống không .
Chỉ vì ;
Không thể xác định như là một thực thể có thật .
Nên an định nhất tâm vào bối cảnh tánh Không đó .
Cái thấy này sẽ  thúc đẩy đến chót đỉnh của đời sống hữu vi ,
Có nghĩa tái sinh làm vị trời trong trạng thái không tri giác .

Cũng như có thể gặp những biến động  :

Những biến động bên ngoài là ;
Những phô diễn dị thường khác nhau ;
Làm ảnh hưởng đến giác quan như :
Những triệu xấu như những mưu toan của quỷ thần .

Những biến động bên trong là :
Bệnh tật và đau đớn trong thân .

Những biến động bí mật là :
Những sự dao động tâm trạng không duyên cớ .

Nếu ý thức được những khuyết điểm kín đáo này . Chúng ta sẽ thấy chúng đều là những kinh nghiệm hư giả . Vì thế , khi đã đạt đến quyết định về chuyện này . Chúng sẽ tự tan biến Nếu tự củng cố chúng bằng hy vọng và sợ hãi cho là thật . Tất nhiên chúng có thể trở nên những trường hợp làm nguy hại tính mệnh như : Thời kỳ loạn thần . Có nghĩa , trở nên bám chấp cứng ngắc vào những hiện tượng hình tướng biểu lộ như quỷ thần . Đó là nguyên nhân khiến một Đại thiền giả thoái hóa thành một người rất thường tục ” .

Nói thế xong ngài biến khỏi tầm nhìn .

 

     Những Lối Vào Thực Tại Tối Hậu 

Dudjom Lingpa

Việt dịch: Nguyễn An Cư – Thiện Tri Thức

SHARE:

Để lại một bình luận