ĐẠI TRÍ HUỆ SIÊU VIỆT

SHARE:

Như thế “đại trí huệ siêu việt” như chúng ta đọc ở đây, có nghĩa là siêu việt do hiểu biết phổ quát và triệt để. Luận về Đại Trí Huệ Siêu Việt (Luận Đại Trí Độ), một công trình nổi tiếng về giáo lý này, nói : “Tất cả mọi sự đều tùy thuộc vào những nguyên nhân và những điều kiện, không có cái nào độc lập… Tất cả đều sanh từ những nguyên nhân và những điều kiện, bởi vì vậy chúng không có tự tánh. Vì không có tự tánh, chúng rốt ráo trống không. Không bám chấp chúng vì chúng rốt ráo trống không thì gọi là trí huệ viêu việt.”

Chủ đề của tiểu luận này, mahaprajđaparamita (đại trí huệ ba la mật) trong tiếng Sanskrit, là tiêu đề tổng quát và vấn đề căn bản của một nhóm kinh điển Phật giáo, và là một trong những vấn đề quan trọng nhất của Phật giáo. Tiếng Sanskrit maha nghĩa là lớn, cho ta ý niệm về tính phổ quát. Prajđa, thường dịch là “trí huệ”, có thể dịch thành hiểu biết triệt để ; nó thường được diễn tả như hiểu biết về bản tánh chân thật của những sự vật, như “trống không” hay không có hiện hữu độc lập, tuyệt đối. Paramita nghĩa là “đến bờ bên kia” hay “đến cái tối hậu”, và có nghĩa siêu việt khỏi những giới hạn thế gian, “bờ bên kia” cái chỉ sự giải thoát của tâm thức.

 

Như thế “đại trí huệ siêu việt” như chúng ta đọc ở đây, có nghĩa là siêu việt do hiểu biết phổ quát và triệt để. Luận về Đại Trí Huệ Siêu Việt (Luận Đại Trí Độ), một công trình nổi tiếng về giáo lý này, nói : “Tất cả mọi sự đều tùy thuộc vào những nguyên nhân và những điều kiện, không có cái nào độc lập… Tất cả đều sanh từ những nguyên nhân và những điều kiện, bởi vì vậy chúng không có tự tánh. Vì không có tự tánh, chúng rốt ráo trống không. Không bám chấp chúng vì chúng rốt ráo trống không thì gọi là trí huệ viêu việt.”

 

Từ đây có thể nói rằng hiểu biết “tánh Không” là hiểu biết về tính điều kiện : tánh Không, sự không có độc lập hay tự thể của các sự vật tùy thuộc điều kiện, thì không lìa khỏi cái thuộc về điều kiện. Sự thật này bao gồm mọi sự, dù cụ thể hay trừu tượng, thậm chí những khoản của giáo lý Phật giáo. Từ đó trí huệ siêu việt là cái nhờ đó mà thế giới, kể cả những giáo thuyết và phương tiện của Phật giáo, được siêu việt, đến độ không có sự bám níu vào bất cứ cái gì. Theo triết học Phật giáo, bám níu là khởi nguyên của mê lầm, dù là bám níu vào cái “phàm tục” hay cái “thiêng liêng”. Bởi thế chứng ngộ tính tương đối của mọi sự là cốt lõi của tự do và giác ngộ như Phật giáo Đại thừa đề nghị.

 

Tuy nhiên, nếu chính vì tính tương đối hay tính điều kiện mà mọi vật là “trống không”, thì cũng đúng là do chính tính điều kiện này mà chúng hiện hữu một cách tùy thuộc lẫn nhau. Khuynh hướng giải thích sai “tánh Không” một cách hư vô, hoặc do hiểu lầm theo trí thức hay do những trạng thái tập trung và quán chiếu sai lầm, được biết và đề cập nhiều trong các bản văn Thiền, nơi có lẽ do quá nhấn mạnh vào sự tập trung hình như là một vấn đề chung. Một sự đọc kỹ Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đạo Nguyên cho thấy sự sửa chữa hay ngăn ngừa khuynh hướng giải thích mang tính chất hư vô về tánh Không là một quan tâm chánh của Đạo Nguyên. Trong tiểu luận này, Đạo Nguyên đồng hóa chính những hiện tượng với trí huệ siêu việt, nhấn mạnh rằng trong cái gọi là Không hay tánh Không, mọi sự vật được tìm thấy, kể cả những phương tiện của những giáo lý Phật giáo.

 

Hình ảnh Đạo Nguyên dùng cho sự chứng đắc trí huệ là hư không hay không gian. Như Đạo Nguyên nói, “Học trí huệ là hư không, hư không Những chúng sanh đang giác ngộ : ám chỉ những bồ tát, người hướng đến giác ngộ vì tất cả.là học trí huệ.” Như một ẩn dụ thông thường của Thiền để chỉ cái tâm rỗng rang, hư không được nói là chứa đựng mọi sự mà không dính dáng gì với chúng. Như thế, tâm như hư không được phân biệt với cái tâm trong hư không, cái trước là sự rỗng rang không lấy không bỏ như Thiền thuyết giảng, cái sau là một trạng thái tập trung, thường được những người chỉ riêng tìm yên tĩnh và xa lìa thực hành. Ở đây Đạo Nguyên trình bày con đường “trung đạo” trong đó tánh Không và sự hiện hữu của mọi sự vật được chứng ngộ đồng thời. Đó chính là điểm trung tâm, sự quân bình của Phật giáo Đại thừa.

 

Đại Trí Huệ Siêu Việt
 

Khi bậc Quán Tự Tại thực hành trí huệ siêu việt sâu xa thì thấy rõ năm uẩn đều Không. Năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Chúng là năm lớp của trí huệ. Thấy rõ là trí huệ.

 

Khi trình bày và biểu lộ rõ ràng thông điệp căn bản này, chúng ta nói sắc tức là Không, Không tức là sắc, sắc là sắc, Không là Không. Đó là trăm ngọn cỏ, đó là vô số sắc.

 

Mười hai lớp trí huệ là mười hai xứ (sáu căn và sáu trần). Cũng có trí huệ mười tám lớp – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (mười hai xứ) và sáu thức sanh ra giữa chúng. Cũng có trí huệ bốn lớp, là khổ, tập, diệt, đạo. Cũng có trí huệ sáu lớp, đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Cũng có trí huệ một lớp, nó rỡ ràng rành mạch trong hiện tại tức thời, nó là giác ngộ viên mãn không gì sánh được. Cũng có ba lớp của trí huệ, đó là quá khứ, hiện tại và vị lai. Cũng có sáu lớp của trí huệ, đó là đất, nước, lửa, gió, hư không và thức. Cũng vậy, trí huệ bốn lớp thường trực hiện hành – đó là đi, đứng, ngồi và nằm.

 

Trong hội của Phật Thích Ca Mâu Ni có một nhà sư nghĩ thầm, “Tôi phải kính lễ trí huệ siêu việt sâu xa nhất. Dù trong đây không có sự sanh và diệt của những hiện tượng, nhưng có diệu dụng của năm phần pháp thân là giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Cũng có diệu dụng của Nhập Lưu, quả Nhất Lai, quả Bất Lai và quả A La Hán. Cũng có diệu dụng của tự giác ngộ và những chúng sanh đang giác ngộ. Cũng có diệu dụng của giác ngộ vô thượng. Cũng có diệu dụng Phật, Pháp và Tăng. Cũng có diệu dụng chuyển bánh xe Pháp cao cả và giải thoát cho chúng sanh.” Đức Phật, biết điều nhà sư ấy nghĩ, nói với ông rằng, “Như vậy đó, như vậy đó. Trí huệ siêu việt sâu xa nhất là cực kỳ vi diệu và khó dò.”

 

Ngay trong sự tự mình nghĩ đến của nhà sư, khi đó tất cả mọi hiện tượng đều được tôn trọng, trí huệ vẫn không có sanh không có diệt đang được kính lễ. Chính ngay lúc kính lễ chúng, theo đó trí huệ với những diệu dụng trở thành hiển lộ : đó là giới, định, huệ v.v… cho đến giải thoát chúng sanh. Cái này được gọi là Không. Những công dụng của Không là diệu theo cách này. Đây là trí huệ siêu việt sâu xa nhất, cực kỳ vi diệu và khó dò.

 

Vua của loài trời hỏi tôn giả Tu Bồ Đề, “Thưa Tôn Giả, nếu các đại Bồ tát muốn học trí huệ siêu việt sâu xa nhất, các vị nên học thế nào ?” Tu Bồ Đề trả lời, “Nếu các đại Bồ tát muốn học trí huệ siêu việt sâu xa nhất, các vị nên học nó giống như hư không.”

 

Thế nên học trí huệ là hư không, hư không là học trí huệ.

 

Vua của loài trời lại thưa với Phật, “Thưa Thế Tôn, nếu thiện nam thiện nữ nào chấp nhận và hộ trì trí huệ siêu việt sâu xa nhất này mà ngài đã giải thích, lập lại nó, tư duy chân thật về nó, và giảng nói cho những người khác, con sẽ bảo vệ họ thế nào ?” Bấy giờ Tu Bồ Đề nói với vua của loài trời, “Ngài thấy có cái gì để bảo vệ ?” Vua trời nói, “Nếu thiện nam thiện nữ sống tương ưng với trí huệ siêu việt sâu xa nhất như họ đã được dạy, đó là sự bảo vệ. Nếu thiện nam thiện nữ an trụ trong trí huệ siêu việt sâu xa nhất như được dạy ở đây, và không bao giờ lìa khỏi nó, thì không có loài người hay loài chẳng phải người nào có thể tìm cách gì để làm hại họ. Nếu ngài muốn bảo vệ những Bồ tát sống trong trí huệ siêu việt sâu xa nhất như đã được dạy, điều này không khác gì muốn bảo vệ hư không.”

 

Chúng ta cần biết rằng nhận lấy, hộ trì, đọc tụng và tư duy chân thật không gì khác hơn bảo vệ trí huệ. Muốn bảo vệ là nhận lấy và hộ trì và đọc tụng v.v…

 

Vị thầy quá cố của tôi đã nói, “Toàn thân thì giống như một cái miệng treo giữa hư không ; bất kể gió đông, tây, nam hay bắc, nó đều nói với những người khác về trí huệ. Từng giọt từng giọt đóng băng.” Đây là nói về trí huệ của dòng chư Phật chư Tổ. Nó là trí huệ toàn thân, trí huệ toàn tha, trí huệ toàn tự, trí huệ toàn đông tây nam bắc.

 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói, “Xá Lợi Phất, chúng sanh nên an trụ trong trí huệ siêu việt này như chư Phật an trụ. Họ nên cúng dường, kính lễ, và tham thiền trí huệ siêu việt như họ cúng dường và kính lễ đức Phật. Tại sao ? Bởi vì trí huệ siêu việt không khác với Phật, Phật không khác với trí huệ siêu việt. Trí huệ siêu việt là Phật, Phật là trí huệ siêu việt. Tại sao ? Chính bởi vì những bậc chứng ngộ tánh như, những bậc xứng đáng, đã giác ngộ hoàn toàn, có xuất hiện là nhờ trí huệ siêu việt. Chính bởi vì tất cả chư đại Bồ tát, chư Độc Giác, chư A La Hán, Bất Lai, Nhất Lai, Nhập Lưu v.v… có xuất hiện là nhờ trí huệ siêu việt. Chính bởi vì mọi hành động đức hạnh trong thế gian, bốn thiền, bốn định vô sắc, và năm lực đều xuất hiện là nhờ trí huệ siêu việt.”

 

Thế nên, đức Phật bậc Thế Tôn là trí huệ siêu việt. Trí huệ siêu việt là tất cả mọi sự. “Tất cả mọi sự” này là những tướng (những tính chất) của tánh Không, không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm. Sự biểu lộ của trí huệ siêu việt này là sự biểu lộ của Phật. Người ta cần thăm dò nó, truy cứu nó, tôn vinh và đảnh lễ nó. Đây là thân cận và hầu hạ Phật, nó là Phật để thân cận và hầu hạ.
Thuật Ngữ

 

Phần lớn tiểu luận gồm những trích ra từ kinh, và có một số từ chuyên môn. Không bắt buộc biết chính xác những từ ấy ám chỉ cái gì mới hiểu được tinh túy của thông điệp, vì chúng ám chỉ những giáo thuyết, những thực hành và diễn tả của Phật giáo như là một phần của toàn thể hiện tượng mà tất cả chúng hiện hữu nhưng trống không, trống không nhưng hiện hữu. Để thuận tiện, những định nghĩa được cung cấp trong một bảng thuật ngữ thêm sau tiểu luận.

 

CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG

Shōbōgenzō – Đạo Nguyên Hy Huyền (Dōgen Kigen) – NXB Thiện Tri Thức

SHARE:

Để lại một bình luận