PHỤ LỤC II: VĂN HÓA HANG ĐỘNG

SHARE:

TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
MAYA YOGA – LONGCHENPA – Keith Dowman kết tập và bình giảng
Nhà xuất bản Vajra, 2010
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017

1. MỤC LỤC
2. DẪN NHẬP
3. Maya và những Phương diện của nó
4. Cái Thật và cái Đúng
5. Maya Yoga như là Atiyoga
6. Tám Tương Tự
7. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
8. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai.
9. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
10. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
11. Sự Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
12. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
13. Thành Phố Của Các Càn Thát Bà: Tương Tự Thứ Bảy
14. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
15. TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
16. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
17. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai
18. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
19. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
20. Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
21. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
22. Thành Càn Thát Bà:,Tương Tự Thứ Bảy
23. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
24. Những Đoạn Kết Luận
25. PHỤ LỤC I: NHỮNG TƯƠNG TỰ CỦA THỰC TẠI CHO THẾ KỶ 21
26. Chiếu bóng: Tương tự thứ Chín
27. Toàn ảnh: Tương tự thứ Mười
28. PHỤ LỤC II: VĂN HÓA HANG ĐỘNG
29. TỰA CÁC ĐẦU SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN THIỆN TRI THỨC

PHỤ LỤC II: VĂN HÓA HANG ĐỘNG

Dễ dàng suy luận từ phong cách bền bỉ của văn xuôi và thơ ca của Longchenpa rằng ngài đã sáng tác những tác phẩm trong tháp ngà của một học viện tu viện tiện nghi, có lẽ có những thị giả hầu hạ, thỉnh thoảng có những đồng nghiệp đến thăm trong sự ngưỡng mộ công trình như tháp báu của ngài. Một quan kiến như vậy có thể thích hợp với Je Tsongkhapa, ngài đã sống phần lớn đời mình trong những nơi ẩn cư như Yangon ở sau Tu viện Retang và Taishi Dokha ở Yonlung, những nơi ẩn cư hang động trong rừng giữa những sườn thấp xanh cỏ và hoa của những phụ lưu sông Tsangpa vùng Trung Tây Tạng. Nhưng trong chừng mực mà phần lớn đời ngài đã ở trong những hang động gần đường mức tuyết, Longchenpa giống nhiều hơn với ẩn sĩ hạng nhất Jetsun Milarepa. Quả thật những hang động của Milarepa nằm ở vùng cao dãy Himalaya ở những độ cao hơn, trong vùng trơ trụi những sườn núi phía bắc của dãy Himalaya. Những hang động của Longchenpa ngược lại được tìm thấy nơi cao trong những khúc sông phía trên những thung lũng của sông Yarlung Tsangpo, nơi con sông lớn cắt những rảnh vào bình nguyên cho mùa màng nông nghiệp Tây Tạng. Milarepa đã sống nguyên tắc khổ hạnh cực kỳ lớn hơn Longchenpa, nhưng những cái chính yếu của hai cách sống thì như nhau – một mình, đơn giản, giảm thiểu giác quan và dấn thân vào cái nhìn thấy bất nhị.

Tuy nhiên, hang của Longchenpa giống như của Milarepa, không phải là những hang của những người chăn súc vật. Hang của Longchenpa rộng và khô, bảo vệ khỏi thời tiết, có lẽ với giường đục vào đá, bàn thờ bằng đá, một ít kệ để sách và có chỗ cho người tham dự và khách. Một bức tường trước hang, có lẽ với cửa sổ và cửa lớn, có thể được thêm vào để bảo vệ khỏi thời tiết.

Longchenpa diễn tả cách tìm một hang lý tưởng cho việc thiền định. Nó nằm trên cao ở trung tâm của một nửa vành trăng của những ngọn đồi tạo thành một nửa mạn đà la được quán tưởng, phía nam đối mặt với một cái thấy 180 độ của bầu trời, một con suối cạnh một cái cây và một tháp trong tầm mắt. Hang ấy ở cao trên sườn đồi, gần đường mức tuyết, chắc chắn để dẫn khởi một ý thức khổ hạnh (tapasya) nhưng sự gần gũi với không gian trống không thì còn quan trọng hơn. Xa cách với làng xóm hay lều trại du mục được bảo đảm nhưng điều này không phải làm cùn nhụt những giác quan hay đánh thuốc mê tâm thức. Hơn nữa, tỉnh giác của năm lạc thú giác quan được nâng cao và sự chuyên chế của những nội giác quan được buông lỏng. Hiệu quả của độ cao trên thân tâm khi nó giảm thiểu năng lực vật lý và khuynh hướng chuyển động thân khuyến khích cho một trạng thái thiền định.

Longchenpa sáng tác Bộ Ba Tìm thấy Nhàn nhã và Thong dong trong chỗ ẩn cư hang động vùng Gangri Tokar, nằm trên nữ tu viện Shuksep ở đỉnh thung lũng Nyephu. Ở đây Longchenpa cũng sáng tác Bảy Kho Tàng, Khandro Nyingtik vĩ đại của ngài và nhiều công trình quan trọng khác. Ngày nay chỗ ẩn cư dễ đi đến bằng đường bộ. Hai giờ lên dốc từ nữ tu viện Shuksep, qua những bụi tùng xù rải rác trên đá, hành hương đến đỉnh của Gangri Tokar. Cũng có thể đến bằng hai ngày đi bộ trên những cánh đồng cỏ cho trâu yak từ thung lũng Dorje Drak ở phía nam.

Tượng trưng theo địa thế của những hang và khung cảnh mạn đà la ở đỉnh thung lũng tạo ra những điểm thiết yếu của quang cảnh cho chỗ ẩn cư. Về phía tây có một tầm nhìn xuống thung lũng đến sông Kyichu và những dòng uốn quanh của nó băng qua đồng bằng ngập nước; về phía nam là quang cảnh tráng lệ nhìn thấy Rivo Tsenpa. Nhưng Gangri Tokar nằm ở tâm của một hình ảnh biểu lộ tự nhiên của Dorje Pakmo, Lợn nái Kim cương, tạo bằng hình dạng của đỉnh Gangri Tokar. Hai dòng suối phát sanh nước sữa tượng trưng những vú, Shuksep trên đầu gối trái của lợn nái; và yoni nuôi dưỡng dòng chính ở mặt bắc của đỉnh. Như vậy cảnh vật đầy đủ những biểu tượng thiêng liêng tự nhiên.

Nơi thần lực chính ở Gangri Tokar là hang gọi là Orgyen Dzong Wosel Tinkyi Kyemotsel, Hang Mây Tịnh Quang của Đô thành của Orgyen. Hang thì nhỏ và trần thấp, tạo thành bằng một tảng đá lớn đỡ bằng các mặt như vách. Một phòng thờ nhỏ trước hang đã được xây dựng lại. Một tượng nhỏ của chính Longchenpa được đặt ở vị trí trên bàn thờ của hang. Từ hang nhìn ra là phần gốc của cây tùng xù nơi đó các bổn tôn bảo vệ ở và giúp đỡ Longchenpa trong việc viết. Gần đó là lá cờ cầu nguyện trang hoàng cho chỗ ở của vị nữ hộ pháp Doye Yudronma, đã mời Longchenpa đến cảnh trí ấy. Dưới sườn dốc bên phải là tảng đá lớn, trên đó những Kandroma và Hộ pháp đặt nguyên liệu để làm mực.

SHARE:

Trả lời