LỜI NÓI ĐẦU

SHARE:


MỘT TIA SẤM CHỚP SÁNG TRONG ĐÊM TỐI
Bồ Tát Hạnh của Shantideva
Việt dịch: Đoàn Phụng Mệnh, Thiện Tri Thức 1999

1. TRANG ĐẦU
2. LỜI NÓI ĐẦU
3. GHI CHÚ CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ
4. DẪN NHẬP: CON ĐƯỜNG CỦA BỒ TÁT
5. Những lợi lạc của Bồ đề tâm
6. Ôm lấy Bồ đề tâm
7. Cẩn thận
8. Chú ý
9. Nhẫn nhục
10. Tinh tấn
11. Thiền định
12. Hồi hướng
13. CHÚ THÍCH
14. THUẬT NGỮ

 Lời nói đầu

 

Bồ Tát Hạnh của Shantideva là một tác phẩm đã từng được nhiều người trong chúng ta biết đến. Bồ đề tâm và Bồ tát hạnh chúng ta cũng từng biết với chi tiết qua những bộ kinh phổ biến rộng như kinh Hoa Nghiêm. Trong Một Tia Sấm Chớp Sáng Trong Đêm Tối chúng ta được đức Dalai Lama giảng dạy cho nghe về Bồ Tát Hạnh trong trọn một tuần lễ vào tháng Tám 1991 ở Dordogne, miền tây nam nước Pháp.

 

Điều đặc biệt của cuốn sách này là nó được giảng giải theo một truyền thống nhấn mạnh vào thực hành và bởi một người được hàng triệu Phật tử của nhiều nước xem là hiện thân của vị Phật của lòng Đại Bi, hay Bồ tát Quán Thế Âm. Sự giảng giải về Bồ Tát Hạnh bởi một vị Đại Bồ tát “Thiện ứng chư phương sở. Hoằng thệ thâm như hải. Lịch kiếp bất tư nghì. Thị đa thiên ức Phật. Phát đại thanh tịnh nguyện” (phẩm Phổ Môn), chắc hẳn phải là đặc biệt.

 

Sự đặc biệt đó không nằm trong những từ hoa mỹ, những tư tưởng cầu kỳ, mà nằm trong sự giản dị, bao la và sâu xa của tấm lòng đại bi vị tha của ngài ; và bởi thế nó đánh động vào nơi thâm sâu của con người mỗi chúng ta. Trong tác phẩm này cũng như trong những tác phẩm khác của ngài, lời giảng dạy của đức Dalai Lama giản dị, bao la và sâu xa. Giản dị, bao la và sâu xa như chính con người, cuộc đời và thế giới.

 

Về truyền thống thực hành, nó là nội dung thực sự của Phật giáo. Bởi vì Phật giáo là sự thực hành Pháp của Phật để chứng ngộ thực tại hầu làm lợi lạc cho mình và cho người. Trong cuốn sách này, đức Dalai Lama nói : “Hơn nữa những học giả Tây Tạng không bao giờ không biết đến phương diện thực hành, và những hành giả có nhiều kinh nghiệm tu chứng không hề xao lãng việc nghiên cứu. Điều này với tôi là một đường lối rất tốt” (phần Dẫn Nhập). Truyền thống nhấn mạnh vào thực hành này, cả trước và sau thời Lý Trần – thời tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam – chúng ta cũng có, nhưng trải qua những thế kỷ chiến tranh – nếu chỉ kể một trong những lý do chính – nó đã bị mai một phần nào. Bởi thế, những tác phẩm Phật giáo của những truyền thống thực hành khác nhau hẳn sẽ ích lợi cho chúng ta trong bối cảnh ấy.

 

Ước mong cuốn sách này đến được với nhiều người chú trọng đến Bồ đề tâm, sức mạnh của sự thực hành của chính họ và cũng là sức mạnh của dòng tương tục Phật giáo.

Tháng 12 năm 1998
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức

SHARE:

Để lại một bình luận