TÂM VÀ CẢNH CỦA NGƯỠNG SƠN

SHARE:


NGỒI KHÔNG – Những tác phẩm thiết yếu của thực hành Thiền Chỉ Quản đả tọa,
Việt ngữ: Thiện Tri Thức, 2010 – NXB Thời Đại

1. MỤC LỤC
2. Lời nói đầu của người chủ biên
3. Vào đề: Hoằng Trí, Đạo Nguyên và nền tảng của chỉ quản đả toạ
4. CHỈ LỐI MẶC CHIẾU
5. TRAU DỒI TRƯỜNG TRỐNG KHÔNG
6. TOẠ THIỀN NGHI: NHỮNG GIỚI LUẬT CHO TỌA THIỀN
7. Fukanzengi (Phổ khuyến toạ thiền nghi)
8. TOẠ THIỀN (CHÂN): TÂM YẾU TOẠ THIỀN
9. TOẠ THIỀN DỤNG TÂM KÝ
10. CHỈ QUẢN ĐẢ TOẠ
11. ĐIỂN TOÀ GIÁO HUẤN VÀ CHỈ QUẢN ĐẢ TOẠ
12. NÓI VỀ SỰ TOÀN TÂM THỰC HÀNH ĐẠO
13. BẤT NHỊ
14. BÌNH GIẢNG VỀ PHỔ KHUYẾN TOẠ THIỀN NGHI
15. NGỒI THẾ NÀO
16. SỐNG LÀ CHỈ SỐNG VẬY THÔI
17. NGHIÊN CỨU TỰ NGÃ
18. VỀ MẶC CHIẾU
19. NAM NHẠC MÀI BÓNG MỘT VIÊN GẠCH
20. VÔ NIỆM CỦA TÀO SƠN
21. THỰC HÀNH CHỈ QUẢN ĐẢ TOẠ CỦA LÃO SƯ SUZUKI Roshi
22. MỘT ĐỒNG TIỀN MẤT TRONG DÒNG SÔNG ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG DÒNG SÔNG
23. CHỈ NGỒI
24. BẠN SẼ NGỒI VỚI TÔI CHỨ
25. TÂM VÀ CẢNH CỦA NGƯỠNG SƠN
26. NHỮNG TÁC GIẢ

TÂM VÀ CẢNH CỦA NGƯỠNG SƠN

 

Geoffrey Shugen Arnold

 

THUNG DUNG LỤC, tắc 32

 

Gợi ý

 

Đại dương là thế giới của những con rồng – biến mất và xuất hiện, chúng hoạt động thanh thản. Bầu trời là chốn của những con sếu – chúng bay và kêu tự do. Tại sao con cá kiệt lực dừng trong đàn cá và một con chim nghĩ mệt mỏi nghỉ trong đám lau? Có cách nào để tính toán được và mất?

 

Đề tài chánh

 

Ngưỡng Sơn hỏi một nhà sư, “Ông từ đâu tới?”

Nhà sư nói, “Thưa từ tỉnh Yu”.

Ngưỡng Sơn nói, “Ông có nghĩ đến nơi ấy?”.

Nhà sư nói, “Con luôn nghĩ đến nó”.

Ngưỡng Sơn nói, “ ‘Người nghĩ’ là tâm, và ‘ý nghĩ về’ là cảnh. Trong đó có núi sông, đất đai, nhà cửa, phòng, người, thú vật.v.v…Hãy đảo ngược ý nghĩ của ông để nghĩ về cái tâm suy nghĩ. Có nhiều vật như thế không?”

Nhà sư nói, “Khi con đến đó, con không thấy có gì ở đó cả”.

Ngưỡng Sơn nói, “Đây đúng là cấp độ của tin, nhưng chưa phải là cấp độ của người”.

Nhà sư nói, “Ngài có cách nào khác để hướng dẫn?”

Ngưỡng Sơn nói, “Nói ta có cái gì đặc biệt hay không thì không chính xác. Dựa trên cái thấy của ông, ông chỉ có một bí mật. Ông có thể đến chỗ ngồi và mặc áo. Sau đó hãy một mình mà thấy”.

 

Kệ của Hoằng Trí

 

Bao trùm tất cả, không có gì ngoài;

Thấu suốt không có ngăn che.

Những cổng và tường như vách đá,

Những cửa và khóa lại gắp đôi.

Khi rượu luôn luôn ngọt ngào,

 nó làm khách gục ngã;

Dù bữa ăn đầy món, nó hủy hoại nhà nông.

Vút lên bầu trời trong sáng,

kim xí điểu lướt cánh trên gió;

Giẫm lên biển xanh, sấm theo rồng gầm.

 

Ông có thể nghĩ đến nơi ấy?”. “Con luôn nghĩ đến nó”. “ ‘Người nghĩ’ là tâm, ‘ý nghĩ về ta’ là cảnh.” Tâm là cái gì? Cảnh là cái gì? Chúng ta có thể nói rằng tâm là người sáng tạo và cảnh là cái được sáng tạo; cũng đúng là cảnh là người sáng tạo và tâm là cái được sáng tạo. Chúng ta luôn mãi nghĩ về cảnh của chúng ta: những nơi chốn, những đối tượng, người ta, những hoạt động, những lạc thú, những sự vật chúng ta đã tạo ra và hy vọng tạo ra trong cuộc đời mình. Nhưng chúng ta có thường xem lại người suy nghĩ? Nếu chúng ta soi rọi ánh sáng lên chính mình, chúng ta có thể dễ dàng chuyển người suy nghĩ thành cảnh. Chúng ta nhìn người suy nghĩ này từ quan điểm của những ưa thích và không ưa thích của chúng ta, như là cái gì được kiểm soát, được quản trị, cố định, đồng dạng, được tôn cao. Ngưỡng Sơn đang đòi hỏi chúng ta vượt khỏi cách nhìn người suy nghĩ theo lối thông thường này, người suy nghĩ ấy chỉ là trói buộc, và rốt ráo, là tan hoại. Tại sao thế? Hãy xem xét những tương quan của chúng ta với ngoại cảnh được tri giác của chúng ta. Để chứng tỏ cho thế giới biết rằng chúng ta hiện hữu – nói, “Tôi ở đây” – chúng ta luôn muốn để lại dấu hiệu của chúng ta, làm thoái hoá hay “phát triển” cái chúng ta thấy bởi vì cách nào đi nữa thì cái ấy luôn luôn có vẻ không đầy đủ, bất toàn với chính nó. Chúng ta làm điều này với ngoại cảnh: núi, hồ, sông, thung lũng. Chúng ta làm điều đó với nhà cửa, nghề nghiệp và những người chúng ta thương yêu. Tự nhiên, chúng ta cũng làm điều ấy với chính mình; chúng ta trở thành đối tượng bất toàn.

 

Ngưỡng Sơn nói, “Hãy đảo ngược ý nghĩ của ông để nghĩ về cái tâm nghĩ”. Và rồi ngài hỏi, “Có nhiều vật như thế ở đó không?”. Bạn thấy cái gì khi bạn soi chiếu ánh sáng trên chính bạn? Tâm có thể nghĩ về chính nó? Trong “Toạ thiền châm”, một chương trong Chánh pháp nhãn tạng, Đại sư Đạo Nguyên bắt đầu với một công án:

Một lần khi Đại sư Tào Sơn đang ngồi, một nhà sư hỏi ngài, “Ngài đang nghĩ suy về cái gì mà ngồi yên như thế?”. Vị thầy trả lời, “Ta đang nghĩ đến không suy nghĩ”. Nhà sư hỏi, “Làm sao ngài nghĩ đến không suy nghĩ?”. Vị thầy trả lời, “Không suy nghĩ”.

 

Đạo Nguyên bắt đầu bình giảng về điều này:“Nhà sư hỏi, ‘Làm sao ngài nghĩ đến không suy nghĩ?’. Thật vậy, dù ý niệm không suy nghĩ có thể cũ rồi, ở đây nó là câu hỏi ‘Ông nghĩ đến nó như thề nào?’ mới là cái cần đảm đương”. Đạo Nguyên nói, “Có thể có không suy nghĩ trong ngồi yên không? Khi ngồi yên, làm thế nào chúng ta có thể không thâm nhập được cái này? Nếu chúng ta không thuộc loại ngu dại khinh thường cái ở gần, chúng ta phải có sức mạnh – và suy nghĩ – để hỏi khi ngồi yên”.

 

Đạo Nguyên tập trung vào câu hỏi, “Làm sao ngài nghĩ đến không suy nghĩ?”.Câu trả lời của Tào Sơn là “Không suy nghĩ”. Đạo Nguyên nói, “Dù công việc của không suy nghĩ là trong sáng như pha lê, khi chúng ta nghĩ đến không suy nghĩ, chúng ta luôn luôn dùng không có suy nghĩ. Có ai đó ở trong không có suy nghĩ, và người ấy hộ trì chúng ta. Dù chính chúng ta đang ngồi yên, sự ngồi của chúng ta không chỉ là suy nghĩ: nó tự trình bày chính nó như là ngồi yên. Dù cho ngồi yên là ngồi yên, làm sao nó có thể nghĩ đến ngồi yên? Thế nên, ngồi yên không phải là lượng của Phật, không phải là lượng của giác ngộ, không phải là lượng của của hiểu biết. Trong chú thích, dịch giả nói rằng chữ “yên, cố định” cũng có nghĩa là “cao chót vót”, nó là một cách hay để diễn tả nó.

 

Một học giả, phê bình sự thảo luận chi tiết của Đạo Nguyên, nói, “Không may, sự bình giảng ngắn của Đạo Nguyên theo câu chuyện này không nhiều ích lợi trong diễn giải sự trò chuyện của vị thầy, để mặc trong việc xác định đúng người ta phải làm gì để giải quyết cái không suy nghĩ này”. Ông nói, “Đã được cho chủ đề của những bình giảng này, có lẽ chúng ta không nghĩ rằng Đạo Nguyên cung cấp cho chúng ta cái gì bản chất hơn để suy nghĩ, nhưng rõ ràng ngài không quan tâm giải bí mật cái mà ngài gọi là nghệ thuật tinh chất của ngồi thiền. Ngược lại, chính sự bí mật không thể suy nghĩ của không có suy nghĩ và sự trao truyền chính thống việc ngồi yên có vẻ hấp dẫn ngài”. Chìa khoá cho ngồi yên là suy nghĩ không có suy nghĩ, nhưng làm thế nào chúng ta làm điều này? Học giả này than rằng Đạo Nguyên không cho chúng ta sự chỉ dạy tốt hơn. Nhưng, khi Đạo Nguyên nói “suy nghĩ không suy nghĩ”, đây là chỉ thẳng.

 

“Nghĩ đến không suy nghĩ”. “Hãy đảo ngược ý nghĩ của ông để nghĩ về cái tâm suy nghĩ”. Chúng là khác nhau, hay như nhau? Cái này là loại suy nghĩ gì? Khi toàn thể vũ trụ là không gì khác hơn một con mắt, khi tánh giác không nhiễm ô nuốt trời và đất, cái này là loại thấy và biết gì? Khi một ý nghĩ chứa mọi ý nghĩ, mọi khác nhau mà không có phân biệt, đây là ngồi yên. Nó không tĩnh hay yên, nó không chết hay cứng đặc. Nó là ngồi yên, một thân không gian thấu suốt mười phương. Nó không có so sánh, không có gì để định lượng theo. Làm sao sự ngồi yên này có thể là “lượng của Phật, lượng của giác ngộ?” Đây là cái thân mật của chư Phật và chư Tổ. Đạo Nguyên nói, “Nếu chúng ta phải gần bao nhiêu để kinh nghiệm cái thân mật này? Cho đến khi gần và xa đều dứt, chúng ta sẽ thấu hiểu.

 

Ngưỡng Sơn nói, “Hãy đảo ngược ý nghĩ của ông để nghĩ về cái tâm suy nghĩ. Có nhiều vật như thế ở đó không?”. Xoay ngược tỉnh giác của bạn lên chính bạn là cái gì? Có phải Ngưỡng Sơn chỉ có dạy cho chúng ta canh chừng những tư tưởng của chúng ta? Khi Đạo Nguyên nói ngồi yên, ngài có ám chỉ một tư thế thân thể? Đạo Nguyên diễn tả ngồi thiền là “pháp môn của thảnh thơi và hoan hỷ”. Nó là cố gắng của không cố gắng: ngừng mọi phấn đấu, điều khiển, quản trị và thao tác; không bỏ cũng không lấy. Rồi cái gì còn lại? Nếu chúng ta không sáng tạo, cái gì còn lại?

 

Cảm nhận điều này là hiểu cái làm cho thực hành trở nên rất khó khăn. Cái ấy là sự chiến đấu của chúng ta; cái ấy là tại sao chúng ta chiến đấu. Tham muốn thay đổi, thao tác, và sửa chữa cảnh thường trực của chúng ta – cả bên trong lẫn bên ngoài – có nghĩa là chúng ta mãi mãi làm việc chống trái với cách thức hiện hữu như vậy của sự vật. Đó là tại sao sự thực hành đơn giản của không để lại dấu vết lại khó đến như vậy. Cái gì là Trung đạo? Khi chúng ta bắt đầu thực sự thấy chúng ta bận rộn phủ một phóng tác về sự thực tại lên một cái khác như như thế nào, chúng ta thấy đúng Trung đạo là một thực hành tâm linh và một con đường để sống đời sống như thế nào.

 

Ngồi thiền là ngồi chót vót trong tánh Như, trong sự vật y như chúng là. Không thêm vào cũng không bỏ bớt; ngồi xuống và xoay cái biết chung quanh để thấy, nhưng không xía vào hay sửa sang. Khuynh hướng khi ngồi thiền cũng là cái chúng ta làm với mọi sự khác, nó thường đi từ cực đoan này qua cực đoan khác. Chúng ta đi từ húc đầu vào vách, vào chính mình, vào hơi thở, vào tâm và những bức tường rào chắn, để trở thành trơ trơ bất động. Quan trọng là nhận biết những khuôn khổ mà chúng ta đem đến cho những tương quan và công việc hàng ngày cũng là những thứ xuất hiện trong ngồi thiền.

 

Trong sự thực hành của tôi, có một thời gian tôi trở nên ý thức cách thức tôi đang thực hành và đã luôn luôn thực hành; cách thức tôi đã làm hầu hết mọi sự trong đời mình. Tôi đã luôn luôn là một “lao động nặng nhọc” và chưa bao giờ hỏi điều này, nhất là bởi vì tôi đã được tưởng thưởng nhờ nó. Làm việc nặng nhọc có vẻ cho tôi những kết quả, ngay cả qua việc bắt đầu thực hành Thiền chính thức của tôi. Khi tôi nhận được pháp danh “Shugen”, nghĩa là “thực hành gắt gao”, tôi xem nó như sự xác nhận rằng đẩy tới theo cách này là tốt. Nhưng đến một lúc nào tôi bắt đầu thấy rõ ràng, và đau đớn, rằng “công việc nặng nhọc” của tôi đích thị là cái ngăn tôi vất bỏ sự chấp ngã của mình. Vào thời gian ấy tôi được một nhà sư có tên “Kodo”, “con đường của ánh sáng”. Điều này rất nặng nhọc đối với tôi, tôi không thể thực hành nó, bởi vì tôi sợ và không tin. Tôi sợ phải vứt bỏ cách thức hiện hữu quen thuộc mà tôi nghĩ là cần để đi đến một nơi nào đó. Khám phá một loại nỗ lực khác thì giống như đã chết, giống như tôi không cố gắng hay bỏ cuộc. Điều đó thật khó nhọc! và tôi bắt đầu cảm thấy rằng đây là một biên giới, một rào chắn thực sự. Nó như một bức tường tôi không thể vượt qua. Dĩ nhiên, trung tâm của sự bám chấp của tôi là cảm thức về chính mình.

Ngưõng Sơn hỏi:” “Hãy đảo ngược ý nghĩ của ông để nghĩ về cái tâm suy nhĩ. Có nhiều vật như thế ở đó không?”. Nhà sư trả lời: “Khi con đến đó, con không thấy có gì ở đó cả”. Chú thích thêm cho dòng này là “vẫn còn cái này”. Ngưỡng Sơn trả lời bằng cách nói: “Đây đúng là cấp độ của tin, nhưng chưa phải là cấp độ của người”. Với nhà sư này, không có một vật nào – mọi vật đều được rửa sạch bởi con mắt vô phân biệt. Đây là chỗ con cá kiệt lực và con chim mệt mỏi dừng nghỉ. Điều này có thể đủ cho sự có được chỗ vào Đạo, nhưng để đem lại thanh bình thực sự cho thế giới chúng ta, chúng ta phải vào “cấp độ của người”. Nói cách khác, chúng ta phải về nhà, nó cũng đồng với đi đến đời sống; một khi đã chết với bản chất huyễn ảo của cái người mà chúng ta nghĩ đó thật là chúng ta, chúng ta phải trở về đời sống.

 

Nhà sư nài nỉ Ngưỡng Sơn, nói, “Ngài có cách nào khác để hướng dẫn?”.Ông không nghe rõ điều Ngưỡng Sơn cho, thế nên Ngưỡng Sơn nói, “Nói ta có cái gì đặc biệt hay không thì không chính xác”. Và rồi ngài chấm dứt, nói, “Dựa trên cái thấy của ông, ông chỉ có một bí mật. Ông có thể đến chỗ ngồi và mặc áo. Sau đó, hãy một mình mà thấy”. Ngài không ở trong chỗ không hiện hữu của nhà sư này. Thay vì thế, ngài thúc giục ông tiến thẳng tới, bỏ đàn cá và đám lau và khẳng định quyền thừa kế của mình, “cấp độ của người”. Chính cái này, con người thực sự, nó là sự hợp nhất của tâm và cảnh, tự và tha, thực hành và kiểm chứng.

 

Trong bài thơ của mình, Hoằng Trí bắt đầu, Bao trùm tất cả không có gì ngoài; thấu suốt không có gì ngăn che. Đây không phải là ngồi chót vót sao? Có một câu chuyện, một vị thầy khi du hành với thị giả, đã dừng lại suốt đêm ở một quán trọ thôn quê. Vị thầy thực hành ngồi thiền trong phòng của ông, ngồi với công án “Cây bách trước sân” của Đạo sư Triệu Châu. Trước khi chuẩn bị ra đi, thị giả gõ cửa phòng. Không thấy trả lời, ông mở cửa và nhìn vào. Tất cả cái ông thấy là một cái cây khổng lồ cắm chắc rễ ở giữa phòng. Vào lúc đó, làm sao có thể ngăn ngại nào? Khi cái thân vĩ đại này không bị phân chia, không thể có ngăn che nào, và như vậy, không có cái gì xuyên qua được. Và như vậy, Những cổng và tường như vách đá, những cửa và khoá lại gắp đôi.

 

Nhưng, Khi rượu luôn luôn ngọt ngào, nó làm khách gục ngã; dù bữa ăn đầy món, nó huỷ hoại nhà nông. Bám chấp vào cái gì sẽ dẫn đến hủy hoại. Bám luyến vào hiểu biết, Pháp, hay bản thân tánh Không lại tạo ra năm cảm thức một tự ngã tách biệt. Đây là bản chất căn bản của Trung đạo, xoá bỏ khuynh hướng sâu xa luôn bám chấp những cực đoan. Như vậy, dù sự bám luyến có làm chúng ta yếu đi, nó cũng gây ra một cảm thức giả tạo về an toàn, an ninh, đơn giản bởi vì trong sự bám chấp này có hiểu biết. Trong đó chúng ta có thể tự đánh lừa mình vào niềm tin rằng chúng ta biết được chúng ta là ai, ở đâu, là gì.

 

Nhưng có cách khác. Vút lên bầu trời trong sáng, kim xí điểu lướt cánh trên gió; giẫm lên biển xanh, sấm theo rồng gầm. Thế nên rồng gầm tự do trong đại dương và sếu tìm thấy nhà trong bầu trời. Khi chúng ta buông bỏ mặt nào, hay cực đoan nào, của mọi vị trí, đây là tự do trọn vẹn và tự nhiên trong quê nhà. Thế thì, đâu là quê nhà của chúng ta? Đâu là nơi chốn chúng ta có thể tự do? Đạo Nguyên nói:

Nếu ông nắm điểm cốt lõi của thực hành này, bốn đại của thân sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái, tinh thần sẽ tươi tắn sắc bén, những tư tưởng sẽ chánh đáng và trong sáng, hương vị của Pháp sẽ ổn định tinh thần, và ông sẽ bình an, trong sạch và hoan hỷ. Đời sống hàng ngày của ông sẽ là sự diễn tả của trạng thái tự nhiên chân thật của ông. Một khi ông sáng tỏ chân lý, ông giống như con rồng hút nước hay con cọp vào núi. Ông phải thật ngộ rằng khi chánh niệm hiện tiền, hôn trầm và vọng động không thể phạm đến.

 

Trạng thái tự nhiên chân thật này không phải là cái gì được sáng tạo ra. Thế thì chúng ta phải làm gì? Hãy ngừng tạo tác. Cái chúng ta kinh nghiệm về mình ngay khoảnh khắc này là sảng phẩm của mọi sáng tạo của chúng ta. Thế nên hãy đi vào sự thực hành sâu xa của vô tác, không làm, bất kể sự thực hành của bạn là thứ gì. Nếu là hơi thở thì hãy là hơi thở qua và qua, ngồi yên. Đâu là nỗ lực? Nếu là công án, bấy giờ hãy là công án; hãy ngồi chót vót. Đâu là cố gắng? Nếu ngồi thiền của bạn là chỉ quản đả toạ, bấy giờ hãy nghĩ không suy nghĩ. Đâu là cố gắng? Một khi chúng ta sáng tỏ chân lý, bấy giờ rồng cưỡi những đám mây và Phật xuất hiện hoan hỷ trong thế giới – đó không gì khác hơn là sự thức dậy của chính bạn.

SHARE:

Trả lời