Vượt qua mọi khổ ách

SHARE:


BÁT NHÃ TÂM KINH THIỀN GIẢI
ĐƯƠNG ĐẠO
IN LẦN THỨ NHẤT 1981
IN LẦN THỨ HAI NXB. THIỆN TRI THỨC 2002

1. DẪN NHẬP
2. MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
3. HÀNH GIẢI
4. Ma Ha
5. Bát-nhã Ba-la-mật-đa
6. Tâm Kinh
7. Quán Tự Tại Bồ-tát
8. Khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa
9. Chiếu kiến năm uẩn đều Không
10. Vượt qua mọi khổ ách
11. Xá-lợi Tử!
12. Không chẳng khác sắc
13. Sắc tức là Không, Không tức là sắc
14. Thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như thế
15. Xá-lợi Tử! Thế nên mọi pháp là Không tướng, không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm.
16. Thế nên trong Không, không có sắc, không có thọ tưởng hành thức, không có mắt tai mũi lưỡi thân ý, không có sắc thanh hương vị xúc pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có lão tử, cũng không có hết lão tử, không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí huệ cũng không có chứng đắc.
17. Do vô sở đắc, Bồ-tát y vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm vô quái ngại, do vô quái ngại không mọi điên đảo, rời xa mọi điên đảo mộng tưởng, rốt ráo Niết-bàn
18. Ba đời chư Phật, do y vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
19. Thế nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ tất cả khổ, chân thật bất hư
20. Nên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú rằng Gaté gaté, paragaté, parasam-gaté, Bodhi svaha

Vượt qua mọi khổ ách

1. Nơi nào có bản ngã và lòng tham dục của nó, nơi ấy có đau khổ. Nơi nào không có bản ngã và lòng tham dục của nó, nơi ấy mọi đau khổ đều dứt sạch, chỉ còn một vị bình an, trong sạch, Niết-bàn. Có khổ đau vì chúng ta bị ràng buộc trong thân tâm năm uẩn và trôi lăn theo chúng. Khi năm uẩn là Không, khổ đau chấm dứt.

2. Có thân là có khổ, không thân khổ chỗ nào? Kinh Duy-ma-cật nói: “Thân này như bọt đọng, không thể rờ nắm, như bọt sùi, không thể dừng lâu. Thân này như lửa chớp, do khát ái sanh. Như cây chuối, bên trong rỗng không. Như ảo, do điên đảo khởi. Như mộng, do hư vọng thấy. Thân này như bóng, do nghiệp duyên hiện. Như tiếng dội, phụ thuộc các nhân duyên. Như mây nổi, liên miên biến diệt. Thân này không chủ, như đất vô tri. Không có ta, như lửa cháy. Không có người, như dòng nước chảy. Thân này không thiệt, lấy đất nước gió lửa làm nhà. Thân này là rỗng không, lìa ta và vật của ta. Thân này bất tịnh, đầy dẫy mọi nhơ nhớp xấu xa. Thân này sinh họa, có một trăm lẻ tám bịnh lo buồn. Như rắn độc, như kẻ cướp oán thù, như xóm nhà không người, năm uẩn giả hợp mà thành.”

“Thân này đáng lo đáng chán, hãy nên yêu thích thân Phật. Thân Phật là Pháp thân, rộng không ngằn mé, bất sanh bất diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm”

Pháp thân là Tánh Không mà Tâm Kinh đang nói.

3. Muốn vượt qua mọi khổ ách, giải thoát khỏi sanh tử luân hồi thì phải có người vượt và chỗ để vượt đến. Nếu có người vượt thì đó là cội rễ của sanh tử luân hồi rồi. Nếu có chỗ đến, thì đó nằm trong tam giới sanh tử rồi. Không vượt không được. Vượt cũng không được.

* Đây là câu trả lời của Tổ Đạt-ma, người đã vượt qua mọi khổ ách, khi Lương Võ Đế hỏi: “Trước mặt trẫm là ai ?”
Tổ trả lời: “Quách nhiên vô thánh.” (Rỗng rang như nhiên, tuyệt không có thánh.)

Trong kinh Nikàya, Đức Phật tuyên bố: “Không dừng lại, không bước tới, Như Lai vượt khỏi bộc lưu.” (Bộc lưu: dòng nước chảy xiết, dòng sanh tử)

Ai hay Bất động đạo tràng lại phá tan sanh tử vậy.

SHARE:

Để lại một bình luận