NHỮNG HÌNH TƯỚNG XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

SHARE:


NHỮNG LỐI VÀO THỰC TẠI TỐI HẬU
Dudjom Rinpoche – Việt dịch: Nguyễn An Cư – Thiện Tri Thức 2004

1. Giới Thiệu
2. PHẬT QUẢ KHÔNG THIỀN ĐỊNH
3. TÁNH KHÔNG CỦA MỌI SỰ VẬT
4. THỀ NHẬP VÀO NHƯ HUYỄN
5. BẢY ĐẶC TÍNH NHƯ KIM CƯƠNG CỦA HƯ KHÔNG
6. THỂ NHẬP TÍNH CÁCH NHƯ MỘNG CỦA TÁNH KHÔNG
7. THẦN LINH VÀ MA QỦY CHỈ LÀ SỰ HÓA HIỆN CỦA TÂM THỨC
8. THỰC TẠI VỐN LÌA CÁC HÌNH TƯỚNG
9. CHUYỂN SANH TỬ VÀ NIẾT BÀN VỀ CÙNG MỘT NỀN TẢNG
10. NHỮNG HÌNH TƯỚNG XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
11. KHÔNG – VÔ TƯỚNG – VÔ NGUYỆN
12. TÁNH GIÁC VÀ NHỮNG BIỂU LỘ CỦA NÓ
13. LÝ DO THỰC HÀNH QUÁN TƯỞNG BỔN TÔN VÀ CÁC CỎI TỊNH ĐỘ
14. NHỮNG DANH HIỆU CỦA THỰC TẠI TỐI HẬU
15. CON ĐƯỜNG ĐẠI TOÀN THIỆN
16. PHÂN BIỆT TRÍ VÀ THỨC
17. LỜI BẠT CỦA ĐỨC NGÀI Dudjom Rinpoche
18. Phân Tích và Phác Họa Cơ Cấu của Đức Ngài Dudjom Rinpoche

NHỮNG HÌNH TƯỚNG XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Bảy năm sau, trong khi có một giấc mộng thanh tịnh, tôi gặp vị Thầy pháp thân Vajradhara. Vào dịp ấy tôi hỏi ngài, “ Thưa Thầy, bậc chiến thắng thành tựu siêu việt, do thế nào con được tự do trên con đường giải thoát và toàn giác, và do thế nào con bị mê lầm trên con đường sanh tử ? Con xin thầy chỉ dạy cho con điều này. ”

Trước sự cầu xin của tôi, ngài ban sự trả lời sau : “ Hãy nghe đây, người đại căn. Hai trạng thái đối nghịch – Trạng thái của Phật và trạng thái của chúng sanh – đều do nhận biết hay không nhận biết tánh giác vốn sẵn.

“Nền tảng của hiện thể  mình, Bậc hộ trì Samantabhadra bổn nguyên, có trong bốn thân và năm trí hunguyên sơBản tánh tinh túy như là tánh Không của nó chính là Pháp thân. Bản tánh cố hữu như là sáng tỏ của nó chính là Báo thân. Sự đáp ứng bi mẫn bẩm sanh như là giải thoát tự nhiên của nó là Hóa thân. Tánh toàn khắp và trải rộng suốt trọn Sanh tử – Niết bàn là Tự tánh thân.

“Bởi vì sự rỗng rang của tất cả hiện tượng, có Trí huệ nguyên sơ của pháp giới ( Pháp giới thể tánh trí ), hư  không căn bản của những hiện tượng. Bởi vì sự sáng tỏ vi tế của chúng, thoát khỏi những yếu tố làm ô nhiễm, có trí huệ nguyên sơ như tấm gương ( Đại viên cảnh trí ). Bởi vì Sanh tử và Niết bàn là sự phô diễn của tánh thanh tịnh bình đẳng, có trí huệ nguyên sơ của tánh bình đẳng ( Bình đẳng tánh trí ). Bởi vì sự thông suốt không ngừng của trí huệ nguyên sơ biết bản tánh của những sự vật và tri giác chúng trong sự đa thù khác biệt của chúng, có trí huệ nguyên sơ phân biệt ( Diệu quan sát trí ). Và bởi vì tất cả cái gì phải  được làm đều được hoàn thành qua sự giải thoát và thanh tịnh của tất cả các hiện tượng, có trí huệ nguyên sơ thành tựu tất cả ( Thành sở tác trí ).

“Như vậy , con đường đến giải thoát trong Phật quả vốn tự hữu là làm hiển lộ tánh giác ( hay trí huệ) vốn sẵn như là bản thể của bốn thân và năm trí huệ nguyên sơ, bản tánh của tánh giác vốn sẵn thấm nhập và trải rộng khắp tất cả hư không nhưng không hiện hữu theo cách đối tượng; Nó tự do và rỗng rang bao trùm khắp một cách tối thượng, một sự phô diễn không có nền tảng và không có chỗ trụ. Bởi vì không có tạo tác, nó là Pháp thân; do bản tánh của nó là sự sáng tỏ vốn sẵn, nó là Báo thân; do sự thông suốt không ngừng cho sự biểu lộ của tính sáng tỏ của trí huệ nguyên sơ, nó là Hóa thân; và do nó là nền tảng chung của Sanh tử và Niết bàn, nó là Tự tánh thân.

“Một khi đạt đến một kết luận quyết định về nền tảng của hiện thể, trí huệ nguyên sơ của Pháp giới là chứng ngộ sự kiện Sanh tử và Niết bàn là một vị trong hư không căn bản của thật tánh.Tánh Không không phải là một cái trống rỗng mà là sáng tỏ vi tế, không có những yếu tố ô nhiễm, như một tấm gương sáng sạch trong đó tất cả mọi sự đều có thể sanh khởi – đây là trí huệ nguyên sơ như tấm gương. Trí huệ nguyên sơ của tính bình đẳng là thấu hiểu sự kiện sanh tử và niết bàn là bình đẳng thanh tịnh trong tánh Không tối thượng. Trí huệ nguyên sơ phân biệt ám chỉ sự thông suốt không dứt để cho sự sáng tỏ của chức năng phân biệt của trí huệ nguyên sơ tự biểu hiện như là năng lực của tánh giác vốn sẵn. Bởi vì những hoạt động được thành tựu tự nhiên nhờ sự làm chủ tánh giác vốn sẵn, có trí huệ nguyên sơ thành tựu tất cả .

“Nhiều người không hiểu cách hiện hữu này của tánh giác đúng như nó là, và thay vào đó họ làm cho con đường của họ thành một trạng thái tỉnh giác thụ động nó không phân biệt được tâm bình thường với tánh giác vốn sẵn. Bên ngoài họ tri giác những hiện tượng hình tướng là có bản chất và về  mặt nghiệp báo là những thực thể trung tính vô ký có những đặc tính ( tướng ) rốt ráo nhất định. Bên trong họ bị ràng buộc chặt chẽ bởi quan niệm về thân thể họ như là những thực thể có bản chất mà về mặt nghiệp báo là trung tính và thường còn. Họ có thể thành tựu được kinh nghiệm vững chắc giữa hai cực bên ngoài và bên trong này, nhưng kinh nghiệm đó chỉ là một trạng thái tâm thức không ngăn ngại, sáng tỏ và tỏ biết. Nhưng dù có một ít khả năng điều có sẽ tạo ra công đức để thúc đẩy họ đến hai cõi cao hơn là sắc giới và vô sắc giới, họ sẽ không đạt đến giải thoát và toàn giác. Thế nên đây là đường lối đầy khuyết điểm.

“Từ ngữ “ Trí huệ siêu việt biết thật tánh của những sự vật đúng như nó là ”  ám chỉ đã hiểu được sự kiện tất cả hiện tượng trong Sanh tử và Niết bàn là một vị trong bối cảnh tánh như, tánh như này là thật tánh của thực tại. Từ ngữ ‘Trí huệ siêu việt biết những sự vật trong sự đa thù khác biệt của chúng’ ám chỉ sự kiện cho dù người ta trụ trong  tánh giác vốn sẵn thì những sự thông suốt không ngăn ngại của tánh giác biết tất cả, nhận thức tất cả tự chúng vẫn có mặt. Những sự thông suốt này không bị ngăn ngại, chúng không trở nên bị vướng mắc bởi những đối tượng. Điều này giống như một giọt thủy ngân rơi trên mặt đất vẫn nguyên là nó.

” Tâm bình thường nhìn thấy Sanh tử và Niết bàn là biệt lập và tri giác những hiện tượng hình tướng là những thực thể có bản chất. Điều này làm mất đi tỉnh giác về bản tánh của nền tảng hiện thể, từ đây  những động tâm sanh ra và diệt mất, trở nên bị ràng buộc trong những đối tượng giác quan. Điều này giống như một giọt nước rơi trên mặt đất khô.

“Khi khuôn mặt thật của phương diện nền tảng của Phật quả – một trạng thái của sự thanh tịnh và sự làm chủ nền tảng của hiện thể – bị che chướng bởi sự không nhận biết ( Vô minh ), những thân và Trí huệ nguyên sơ vốn tạo thành ánh sáng tĩnh lặng bên trong bẩm sinh của nền tảng của hiện thể sẽ giảm thành một ánh sáng tĩnh lặng bên trong mà sự tỏa chiếu ra  bên ngoài của nó hiện bày như sự phô diễn của năm nguyên tố ( đại ) qua những toả chiếu của năm màu sắc theo cách sau đây.

“Khi Trí Huệ Nguyên Sơ Của Pháp Giới, hư không căn bản của những hiện tượng, bị che chướng bởi sự  không nhận biết ( Vô minh ), thì sự tỏa chiếu hướng ra bên ngoài của nó biểu lộ thành một ánh sáng xanh đậm. Cái này được gọi là : ‘ Nguyên tố bên trong ‘ hay ‘ Nguyên tố chính ‘, tức là tinh túy vi tế của hư không. Khi sự tỏa chiếu này bị bám trụ như là có bản chất và vọng tưởng cho là thật có, nó biểu lộ như là hư không. Cái này được gọi là ‘ Nguyên tố bên ngoài ‘ , ‘ Nguyên tố phụ ‘ hay ‘ Sự biểu lộ của những lóng cặn ‘.

đang chờ chỉnh sửa

Khi Trí Huệ Nguyên Sơ Như Tấm Gương bị che chướng . Bởi không nhận biết và giảm thành : Ánh sáng tĩnh lặng bên trong . Sự tỏa chiếu ra ngoài được biểu lộ thành : Ánh sáng trắng . Đó là tinh túy vi tế của nước hay : “ Nguyên tố chính ” hay “ Nguyên tố bên trong ”  . Sự tỏa chiếu này bị vọng tưởng như có bản chất và bám trụ vào cho là thật có trong khi nó biểu lộ như nước . Như thế được gọi là : “ Sự lóng cặn – Nguyên tố phụ ”  hoặc “ Nguyên tố bên ngoài ” .

Khi Trí Huệ Nguyên Sơ Của Tánh Bình Đẳng bị che chướng . Bởi không nhận biết , nên giảm thiểu thành : Ánh sáng tĩnh lặng bên trong . Sự tỏa chiếu hướng ra ngoài biểu lộ thành Ánh sáng vàng . Đó là tinh túy vi tế của đất hay “ Nguyên tố chính ” hoặc “ Nguyên tố bên trong ” . Sự tỏa chiếu này được vọng tưởng như có bản chất và bám trụ vào cho là thật có trong khi nó biểu lộ như đất . Như thế được gọi là : “ Sự lóng cặn hay “ Nguyên tố phụ ”  hoặc “ Nguyên tố bên ngoài ” .

Khi Trí Huệ Nguyên Sơ Thành Tựu Tất Cả bị che chướng . Bởi không nhận biết . nên giảm thiểu thành : Ánh sáng tĩnh lặng bên trong . Sự tỏa chiếu ra ngoài biểu lộ thành : Ánh sáng xanh  lục . Đó là tinh túy vi tế của gió hay “ Nguyên tố chính” hoặc “ Nguyên tố bên trong ” . Sự tỏa chiếu đưọc vọng tưởng như có bản chất và bám trụ vào cho là thật có trong khi nó biểu lộ như gió . Như thế được gọi là : “ Sự lóng cặn ” hay “ Nguyên tố phụ ” hoặc “ Nguyên tố bên ngoài ” .

Do những tỏa chiếu hướng ra ngoài này vốn bẩm sinh . Nên những hiện tượng hình tướng nhiều màu sắc và năm nguyên tố biểu lộ không dứt . Sau đây là bàn luận về : Sự sinh khởi như năng lực căn bản mê lầm chứa trong năm loại này :

Sự che chướng nền tảng của hiện thể bởi không nhận biết tánh giác vốn sẵn . Chắc chắn đó là : Nền tảng của mọi kinh nghiệm bình thường ( Kun-zhi ) . Một sự trống không trì trệ vô ký như không gian trống rỗng . Trong đó không có tư tưởng nào xuất hiện và không có hiện tượng hình tướng nào được biểu lộ . Giống như trạng thái ngủ sâu và vô thức .  Chìm đắm trong trạng thái này là bản chất của Vô minh – Trò phô diễn lớn lao làm biến đổi sự không nhận biết về tánh giác vốn sẵn .

Từ trạng thái này , năng lực của biệt nghiệp được đánh thức . Đó chính là bản chất của đố kỵ .  Sự vận hành này làm phương diện của sự sáng tỏ được khởi lên từ tánh Không . Phương diện này là : Thức nền tảng của mọi kinh nghiệm bình thường ( A lại da ) tạo thành sự bám trụ vào sân hận .

Từ “ A lại da thức ” tạo ra “ Mạt na thức ” – Sự phát triển vọng tưởng “ Bản ngã ” , làm xuất hiện “ Tự ngã ”  tạo thành sự bám trụ vào kiêu hãnh .  Từ “ Mạt na thức ” tạo ra “ Ý thức ” lập thành tiềm năng cho những hiện tượng hình tướng sinh khởi từ nền tảng của trống không trì trệ và vô ký .

Như vậy phương diện của sự sáng tỏ được phát lộ . Được tạo thành và bám trụ vào bản chất tham muốn và bám luyến . Tất cả làm Năm bản chất ( năm độc ) sinh khởi – Năng lực hướng ra ngoài từ ánh sáng tĩnh lặng bên trong . Bản chất của năm độc như ngọn lửa khuôn khổ tư tưởng làm những phiền não bay ra như tàn lửa .

Cũng theo các này , những hiện tượng hình tướng xuất hiện trong môi trường được đối tượng hóa . Môi trường này ở trong  phương diện sáng tỏ và trống không . Sự tương hợp nền tảng của mọi kinh nghiệm bình thường này và thức .Yếu tố duyên làm kích động năng lực vi tế của nghiệp . Trong khi yếu tố nhân làm nền tảng của kinh nghiệm với tiềm năng cho phép những sự vật sinh khởi .

Với sự hòa hợp hai yếu tố nhân và duyên . Vô số hiện tượng hình tướng được biểu lộ thấy được như sắc . Khởi lên theo cách nương dựa vào nền tảng của hiện thể gắn liền với nó . Vì chúng không gì khác hơn là bản thân nền tảng . Môi trường đối tượng hóa tnhững sắc hình tướng thấy được . Thường diễn tả  theo quy ước của “ Nhãn thức”  .

Thế nên , thuật ngữ “ Môi trường đối tượng hóa ” hàm ý trong đó những hiện tượng hình tướng hiển lộ có thể ví như đại dương . Thuật ngữ “ Ý niệm hóa đối tượng ” ám chỉ những hiện tượng hình tướng biểu lộ như sắc thấy được như sự phản chiếu của trăng trên mặt nước phẳng lặng .

Hơn nữa , khi yếu tố chủ quan vi tế của ý thức gán tên cho những sắc tướng và cho chúng ý nghĩa . Từ đó xem chúng là những thực thể có bản chất . Nên , rơi vào ý niệm hóa về chủ thể cùng với những tư tưởng lan man . Kéo dài ba tri giác thuộc mắt như : Vui , khổ và trung tính . Những vấn đề này được gọi là “ Tâm bình thường như ý niệm hóa chủ quan thuộc cái thấy ” .

Tương tự , thuật ngữ “ Tỷ thức ” hàm ý sự khởi lên từ những hiện tượng hình tướng như mùi hương . . . Thuật ngữ “ Thiệt thức ” là sự khởi lên từ những hiện tượng hình tướn như là vị . “ Thân thức ” là sự khởi lên của những hình tướng hiện tượng như những cảm giác xúc chạm . Cho dù diễn tả bằng những thuật ngữ quy ước . “ Thức ” không thể biểu lộ qua cửa riêng biệt nào của thân như chứng tỏ như sự kiện : Những hiện tượng hình tướng sẽ được biểu lộ trong những giấc mộng và trung ấm .

Một số người chủ trương những hiện tượng hình tướng đều là tâm . Họ tự hỏi : “ Không biết mọi hiện tượng hình tướng bên ngoài . Thực sự có phải là những tư tưởng lan man và là tâm của họ chăng ” . Sự thật không phải như vậy . Vì điều này được chứng tỏ bởi sự kiện :

Khi những hiện tượng hình tướng thay đổi trong khoảnh khắc biểu lộ và diệt mất trong khoảnh khắc sau đó . Nhưng tâm bình thường không nhận thức được bản chất thoáng qua của những hiện tượng . Vì thế không thật có như tâm cũng không thật có .

Qua sự tiếp diễn thông thường của những hiện tượng hình tướng theo cách này với tám thức và ngũ uẩn . Toàn bộ vòng sinh tử tự khởi lên bằng cách đi ngược tiến trình và quay trở lại thức nền tảng của  mọi kinh nghiệm bình thường . Có nghĩa vẫn mắc cạn trên đỉnh cao của đời sống  hữu vi .

Như vậy , thế giới mọi hình tướng xuất hiện có thể có toàn bộ Sinh tử và Niết bàn . Không gì khác hơn bản chất nền tảng của hiện thể cùng một vị với nền tảng . Thí dụ : Vô số tinh tú phản chiếu trong đại dương cũng cùng một vị với nước . Hãy hiểu mọi sự đều giống như vậy . Vì tất cả mọi hiện tượng hình tướng vốn là sự xuất hiện tự-biểu-lộ . Đó là sự chỉ bày về giáo huấn trao truyền trực tiếp của Vajradhara .

Nói xong ngài biến khỏi tầm nhìn .

SHARE:

Trả lời