Thiền định Vajrasattva

SHARE:


ĐẠI ẤN THIỀN XÓA TAN BÓNG TỐI CỦA VÔ MINH
Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje với bình giảng khẩu thuyết của
Beru Khyentze Rinpoche – dịch từ tiếng Tây Tạng và biên tập bởi Alexander Berzin
Văn phòng Dịch thuật Thư Viện những Tác phẩm và Văn thư Lưu trữ của Đức Dalai Lama
Việt dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001 TTT-19-2545/09-01

1. MỞ ĐẦU 21. Chú tâm vào Hơi thở và Ba giai đoạn An định Tâm thức
2. PHẦN MỘT NHỮNG SƠ BỘ 22. Loại bỏ Siết chặt và Buông lỏng
3. Quy y, Lễ lạy và Bồ đề tâm 23. Trạng thái Định tâm thực sự và Ba Ân điển
4. Thiền định Vajrasattva 24. PHẦN BA THIỀN QUÁN (QUÁN CHIẾU)
5. Cúng dường Mạn đà la 25. Nhìn vào Tâm an định
6. Guru Yoga 26. Nhìn vào Tâm chuyễn động hay khởi tưởng
7. Cái Chết và Vô Thường 27. Nhìn vào Tâm phản chiếu những hình tướng và vào Tâm trong tương quan với Thân
8. Nghiệp và Luật Nhân Quả 28. Nhìn vào cùng lúc Tâm an định và Tâm chuyễn động
9. Những Tai Hại của Sanh Tử 29. Nhận ra Bản tánh của Tâm an định
10. Sự Quí Giá Được Tái Sanh Làm Người 30. Nhận ra Bản tánh của Tâm chuyễn động hay Tâm nghĩ tưởng
11. Điều Kiện Nguyên Nhân Cho Thành Công 31. Nhận ra Bản tánh của Tâm phản chiếu cảnh vật và của Tâm trong liên hệ với Thân
12. Điều Kiện Chính Yếu 32. Nhận ra cùng lúc Bản tánh của Tâm an định và Tâm chuyễn động
13. Điều Kiện Khách Quan 33. PHẦN BỐN NÂNG CẤP SỰ THỰC HÀNH CỦA CON
14. Điều Kiện Trực Tiếp 34. Phối hợp Đại Ấn với những Thực hành khác và Bốn hoạt động
15. PHẦN HAI THIỀN ĐỊNH 35. Năm tà kiến, Ba thiện xảo và Bốn thân Phật
16. Những tư thế căn bản của Thân và Tâm 36. Ba chỗ con có thể lạc và Bốn chỗ con có thể mất tánh Không
17. Chú tâm trên một Đối tượng Thấy 37. Những Điểm nguy hiểm nơi sự vật có thể khởi lên như kẻ thù và những nhiễu loạn khác
18. Những Đối tượng Giác quan khác 38. Những Lợi Lạc của những thực hành và những giai đoạn và những con đường theo Đại Ấn
19. Trừ bỏ Hôn trầm và Xao động 39. Những định nghĩa kết thúc
20. Chú tâm Không Đối tượng 40. LỜI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

Thiền định Vajrasattva

Vajrasattva, tiếng Tây Tạng Dorje Sempa, là một hiện tướng của chư Phật có mục đích để tịnh hóa và trừ bỏ khổ đau, bệnh tật và nghiệp xấu đã tạo. Ngài xuất hiện dưới nhiều hình tướng, an bình hay như là Heruka Vajrasattva, một mình hay với phối ngẫu. Thực hành về ngài có thể chi tiết nhiều hay ít. Sau đây là phương pháp tịnh hóa với Vajra-sattva một mình.

 

Trên đỉnh đầu con, hãy quán tưởng Guru của con như là Vajrasattva, màu trắng, tay phải cầm một chày Kim cương ở trái tim và tay trái cầm một cái chuông ở ngang hông, đầy đủ 32 tướng chánh và 80 tướng phụ của một vị Phật.

 

Trên đỉnh đầu thân tướng bình thường của bạn hãy quán tưởng một chữ PAM. Chữ này chuyển hóa thành một hoa sen trắng và trên đó từ một chữ AH xuất hiện một dĩa mặt trăng tròn. Trên dĩa mặt trăng, một chữ HUM biến thành một chày Kim cương năm đỉnh, ở giữa chày Kim cương này lại có một chữ HUM. Ánh sáng phát ra và thu lại hai lần từ chữ HUM này hai lần : lần đầu cúng dường cho chư Phật chư Bồ tát và lần sau trừ diệt khổ đau cho tất cả chúng sanh. Bấy giờ chày Kim cương chuyển hóa thành Vajrasattva đơn, như tả ở trên. Chân trái ở trên đùi phải và chân phải duỗi ra thõng xuống. Nơi tim ngài là một dĩa mặt trăng với một chữ HUM đứng thẳng, màu trắng ở giữa.

 

Vajrasattva có một thần chú một trăm âm và một thần chú sáu âm chúng có thể được xếp theo các cách, hoặc theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều, hoặc quay tròn hoặc đứng yên. Riêng trong thiền định này, thần chú trăm âm của ngài được trì tụng 100.000 lần, được xếp đặt ngược chiều kim đồng hồ dọc theo vành ngoài của dĩa mặt trăng trong trái tim ngài. Những chữ màu trắng, thẳng đứng, hướng vào trong và không chuyển động.

 

Sau khi thiền định như vậy, con tụng đọc, “Nam mô Guru Vajrasattva, xin ngài rửa sạch cho con mọi chướng ngại và nghiệp xấu chưa chín tới con đã mắc phải trong quá khứ.” Thêm nữa, con cần áp dụng bốn năng lực đối trị trong khi phát lồ sám hối.

 

Để thiền định này hiệu quả nhất, phải làm với bốn năng lực đối trị khi phát lồ sám hối. Thứ nhất, bạn phải nhớ lại mọi mọi lỗi lầm và thành tâm hối hận. Thứ hai là hứa hết sức không tái phạm. Thứ ba, bạn phải nương dựa vào cái nền tảng chống lại những bất thiện hạnh bạn đã mắc, tức là sự cam kết quy y và Bồ đề tâm. Như thế do quy y lập lại và nâng cấp Động Lực Giác Ngộ, bạn củng cố lại nền tảng cho đạo đức của bạn. Cuối cùng, bạn áp dụng những thực hành tịnh hóa như pháp Vajrasattva để xóa sạch mọi nhiễm ô. Nếu không hội đủ bốn điều này thì bất cứ sự tịnh hóa nào bạn làm chỉ là một sự quét phủ màu trắng bề ngoài tạm bợ. Nhưng với bốn cái đối trị này và tin tưởng thành tâm vào khả năng tịnh hóa của chúng, chúng sẽ tác dụng không nghi ngờ gì.

 

Rồi quán tưởng cam lồ màu trắng chảy từ ngón chân cái bên phải của Vajrasattva, đi vào đỉnh đầu của con và ngập đầy thân con. Tất cả mọi chướng ngại và nghiệp duyên chưa chín tới thoát ra khỏi thân con và toàn thân con đầy khắp cam lồ.

 

Khi bạn trì tụng thần chú trăm âm, ánh sáng trắng và cam lồ tịnh hóa từ dĩa mặt trăng, chủng tự HUM và thần chú ở tim ngài hoàn toàn tràn đầy thân ngài, chảy tràn ra đi vào thân bạn như nói ở trên. Hãy tưởng tượng rằng từ những lỗ chân lông và các lỗ của thân bạn những nghiệp chướng thoát ra trong hình thức bồ hóng và nhựa đen, bệnh tật đau ốm như mủ máu lầy nhầy, tà khí, ma quỷ như rắn, bò cạp, nhện và côn trùng. Tất cả các thứ này tan biến vào trong đất và thay vào đó là ánh sáng và cam lồ trắng ngập đầy thân thể. Hãy quán tưởng tiến trình này cũng xảy ra với tất cả chúng sanh chung quanh bạn, mỗi chúng sanh có một Vajrasattva trên đầu hay mọi người đều chia nhau lãnh nhận một Vajrasattva vĩ đại.

Guru của con (Vajrasattva) hài lòng, tan thành ánh sáng rồi tan vào trong con. Con cần thiền định rằng thân, ngữ, tâm của con và thân, ngữ, tâm của Vajrasattva hòa lẫn không thể tách lìa và con được xóa sạch mọi nghiệp chướng. Đây là sự thực hành sơ bộ thứ hai : thiền định Vajrasattva và trì thần chú.

SHARE:

Trả lời