CHÚ THÍCH

SHARE:

  1. Tánh Không (TT. tongpanyi), bản tánh tối hậu của mọi hiện tượng, có phẩm tính quang minh (TT. salwa). Trong thế giới bên ngoài quang minh này là cái cho phép mọi sự xuất hiện. Nếu mọi sự là thật và thường còn, bấy giờ không có gì mới có thể xuất hiện. Do quang minh của nó, tánh Không cung cấp nền tảng cho mọi biểu lộ.

Trong tương quan với tâm, quang minh không ám chỉ ánh sáng mà là sự thông minh và khả năng biết của tâm. Lời chỉ dạy làm tăng trưởng quang minh trong tham thiền theo nghĩa bóng là thoát khỏi đám sương mù tối tăm của tâm thức nặng đục và đem đến rạng rỡ, hay trong sáng, cho cái biết của chúng ta.

  1. Khoa giải phẩu Tây Tạng nhận biết một mạng lưới bao la những kinh mạch vi tế (Skt. nadi) trong thân, qua chúng những hạt (Skt. bindu) và khí năng lượng (Skt. prana) chảy. Những kinh mạch này mắt không thể thấy nhưng giống với những đường kinh mạch trong khoa châm cứu. Năng lượng chảy qua những kinh mạch giữ cho những cơ quan điều hòa và giúp cho những hoạt động biến đổi chất như sự tiêu hóa. Những kinh mạch vi tế này và năng lượng chảy qua chúng cũng nối kết mật thiết với thức.
  2. Tham thiền phân tích là cái gì khác với phân tích lý luận bình thường, nơi người ta đánh giá một cách khái quát niệm, chẳng hạn, nhiều lý luận để chứng minh tại sao sự vật là tánh Không. Ở học viện Nalanda Nghiên cứu cao cấp Phật giáo, tham thiền phân tích được dạy bằng cách những học trò ngồi đối mặt với bức tường và đi vào một thiền chỉ sâu. Rồi thầy đọc những đoạn kinh hay cho những học trò những ý tưởng để phân tích. Những học trò chiêm nghiệm trong nhất tâm đề tài này với một tối thiểu tư tưởng suy nghĩ. Tham thiền phân tích này khác với tham thiền an định ở chỗ trong tham thiền an định tâm được khảo sát mà không có trung gian tri thức, hay như bản văn nói, bằng cách “nhìn vào tâm.”
  3. Hashang Mahayana được biết nhiều bởi sự tranh luận nổi tiếng với Kamalashila ở Tây Tạng. Cuộc tranh luận này quyết định rằng người Tây Tạng sẽ theo truyền thống Phật giáo Ấn Độ hơn là truyền thống phát xuất từ Trung Hoa. Hashang nói rằng bất kể một đám mây che mặt trời là đen hay trắng, nó vẫn làm tối thế giới, và tương tự, nếu tư tưởng của người ta là tốt hay xấu, cũng không quan trọng gì vì nó vẫn là một tư tưởng. Ngài đề nghị rằng người ta có thể trở nên giác ngộ tức khắc bằng cách chỉ chứng ngộ chân lý tối hậu. Ngược lại Kamalashila nói rằng người ta không thể khai triển những chứng ngộ bằng cách tham thiền đại ấn nếu người ta trước hết không phát triển nghiệp tốt lớn lao qua một tích tập công đức bao la.

 

 

 

 

 

SHARE:

Trả lời