Sanh Tử là chuyện lớn của con người. Vậy chúng ta phải làm sao đề khi đối diện với cái chết mà không còn sợ hải nó nữa?

SHARE:

Sanh Tử là chuyện lớn của con người. Vậy chúng ta phải làm sao đề khi đối diện với cái chết mà không còn sợ hải nó nữa? Xin Thiện Tri Thức hướng dẫn cho, cám ơn nhiều.

Sanh Tử là chuyện lớn của con người. Vậy chúng ta phải làm sao đề khi đối diện với cái chết mà không còn sợ hải nó nữa?
Xin trả lời câu hỏi của bạn. Suốt quãng đời con người, chúng ta sống bằng ý thức phân biệt cho nên khi đối diện với cái chết ta thường khiếp sợ.
Vậy, phía bên kia của sự phân biệt là gì? Nếu giải quyết được vấn đề này chúng ta sẽ tự giải thoát khỏi vấn nạn của Sanh và Tử. Căn bản  phải có một người sáng mắt đi trước để hướng dẫn cho chúng ta biết cách để đi vào Thiền Định, khi Tâm Định thì Pháp Định tức là Tâm Không thì Pháp Không. Rốt ráo khi đối diện với mọi sự chuyển biến trên đời này chúng ta không còn bị cuốn hút vào nỗi sợ hãi đó nữa. Nếu chúng ta có được Chánh Định thì Sự và Lý viên dung, ta thoát được cái tôi ảo tưởng, giả lập sanh ra những ảo giác phù phiếm. Ta đi vào một đại lộ thênh thang, thong dong tự tại và một ánh sáng chiếu soi làm tiêu tan mọi sợ hãi điên đảo; Chúng ta không còn sợ chết nữa!

 Bạn thân mến, cách nhìn nhận như bạn cũng đúng tức là có một linh hồn sẽ đi vào thể xác mới sau khi chết.
Thật sự vấn nạn của chúng ta là làm sao làm chủ được sinh tử, hay nói khác hơn là chúng ta sáng suốt trong sanh tử; còn kỳ thật, tất cả những người dù họ không tu hành gì thì họ cũng phải sinh lại ở một thân xác mới như bạn nói; Nhưng việc sanh lại nó theo nghiệp của mình đã tạo mà luân chuyển, có khi lên trên cõi người có khi hạ thấp hơn cõi người.
Thientrithuc muốn đề cập đến một giải pháp thay vì bị trói buộc bởi tâm thức phân biệt, rồi sanh tử cứ tiếp nối hết đời này tới đời khác chúng ta không thể nào thoát ra được sự luân hồi này.

Chúng ta có khả năng đi qua cửa sanh tử, là nhập định, để tâm không còn bị lệ thuộc vào thân khi nó tan hoại
Và hai là chúng ta sống bằng ánh sáng của tâm tức là người tu hành đã thực chứng tánh Không, khi đó tâm tánh đều không và thường ngày khi còn sống, chúng ta đã thực tập sống với sự sáng suốt tỉnh giác của tâm Không này trong mọi hoàn cảnh, từ việc nhỏ cho đến việc lớn, chúng ta thực hiện thuần thục điều này tuy đang còn sống, thói quen sống không lệ thuộc vào thế giới hiện tượng sanh diệt này càng thuần thục bao nhiêu thì khi chết chúng ta dễ dàng không bị ảnh hưởng của thân khi chết bấy nhiêu.

Mặt khác, chết là kết thúc của một đời, vì cuộc sống chúng ta ở trong đời hiện tại tạo ra rất nhiều nghiệp, lành có dữ có, và cái chết còn nói lên tích lũy nghiệp của những đời trước, cho nên sanh tử khi tới với một người có khi rất suông sẽ, chỉ qua một giấc ngủ là người đó chết, hoặc chỉ đau nhẹ rồi chết; đó là nghiệp nhẹ.
Còn có người mang những bệnh nan y, với những trường hợp này chết cũng không được sống cũng không xong; cho nên cái chết là một cực hình, một sự đọa đày; có chứng kiến sự chịu đựng của những trường hợp này chúng ta mới thật sự sợ sanh tử, và chúng ta sẽ chọn con đường tích cực khi sống là tạo phước đức cho mình để khi chung cuộc của cuộc đời chúng ta tích tập được nhiều thuận lợi hơn để bước qua cái chết.

Tóm lại cái chết là tổng hợp bởi hai yếu tố,
Một là chúng ta đừng tạo nghiệp xấu để phải dẫn đến những căn bệnh quái ác hành hạ thân xác mình,
Hai là chúng ta phải chứng nghiệm và sống được với tâm thật của mình cái mà trong Bát Nhã Tâm Kinh dạy là: không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm không bớt; thấy và sống được với cái đó khi sống thì chúng ta sẽ biết lo liệu khi chết.

SHARE:

Trả lời