Mình đọc duy thức quý Thầy có nói đến Căn bản thức ( A lại da ) – thức thứ 7 ( Mạt na ) và 6 thức trước ( mắt,tai,mũi lưỡi ,thân ,ý ) . Quý thầy dùng chủ ngữ ” CHÚNG TA” .như : ” chúng ta huấn luyện tâm -đừng để nó lăng xăng-vọng động …’ Xin hỏi “CHÚNG TA ” ở đây có phải là A lại da không ? Xin giải nghi giúp….Mô Phật.

SHARE:

Mình đọc duy thức quý Thầy có nói đến Căn bản thức ( A lại da ) – thức thứ 7 ( Mạt na ) và 6 thức trước ( mắt,tai,mũi lưỡi ,thân ,ý ) . Quý thầy dùng chủ ngữ ” CHÚNG TA” .như : ” chúng ta huấn luyện tâm -đừng để nó lăng xăng-vọng động …’ Xin hỏi “CHÚNG TA ” ở đây có phải là A lại da không ? Xin giải nghi giúp….Mô Phật.

Trả lời:
“Chúng ta” là cách dùng để chỉ “thấy” và đối cơ của “thấy” khi viết hoặc khi nói. Dĩ nhiên chúng ta trong trường hợp này (chưa nhận ra bản tánh của tâm) chúng ta vẫn là tâm ý thức. “Chúng ta” huấn luyện tâm và “tâm” mà chúng ta phải huấn luyện cả hai đều là thức.
Tất cả căn trần thức đều lưu xuất từ Như Lai Tạng (kinh Lăng Nghiêm). Nếu hành giả nhận ra Như Lai Tạng qua tu hành thì lúc đó tất cả thức đều chuyển thành Trí; khi đó tất cả thức đều là trí, lăng xăng, vọng động gì cũng là Trí.

SHARE:

Để lại một bình luận