hôm nay

SHARE:

Hôm nay tôi có đến một tiệm uốn tóc và gặp được 2 người bạn đồng tu,sau đó tôi có chứng kiến một mẫu đối thoại giữa 3 người đồng tu như sau ( vì chủ tiệm uốn tóc cũng là người có tu tập)
– Người bạn lớn tuổi sau khi uốn tóc xong thì được người chủ tiệm xịt keo lên tóc và nói : Thơm quá.
– người bạn lớn tuổi mới trả lời: Thơm gì? Sao tôi không nghe mùi.
– người bạn nhỏ tuổi nói : Vậy là lỗ mũi của chị không bị bệnh .
– Người chủ tiệm nói: Không đúng.khi có mùi thơm thì phải ngửi được mùi thơm, khi có mùi hôi thì ngửi thấy mùi hôi nhưng mình không chấp vào mùi hôi hay thơm
– Người lớn tuổi đáp : Nếu còn phân biệt được mùi thơm hay hôi thì lỗ mũi chưa tịnh
– Người nhỏ tuổi đồng ý với ý kiến của người lớn tuổi và nói : khi tâm không phân biệt thì mùi thơm lẫn mùi hôi ta đều không thấy.
Còn tôi là kẻ ngu dốt nên chỉ lắng nghe cuộc đàm thoại ngắn này, nhưng lòng vẫn có suy nghĩ riêng. Chủ tâm của tôi vẫn là muốn nghe ý kiến chia sẽ của quý vị là chính.

Trả lời:
Giữa căn và trần tiếp xúc với nhau theo các cách như sau:
Nếu là một người không tu, tâm nhận biết mùi và phản ứng với mùi đó là tâm sinh yêu ghét hay không cả hai, tâm trung tính, khi duyên với mùi vị.

Với người đang tu dừng tâm thiên về tu Chỉ nhiều, thì không để tâm mình dính mắc các duyên. Bằng cách đối trị, là ngăn phát khởi của lục căn thì không cảm mùi vị. Đây là một cách tu dừng lục căn, nó không mang tính tích cực. Nhưng trong giai đoạn này nó đắc lực trong việc không cho tâm phan duyên với cảnh bên ngoài. Nó có tác dụng không cho yêu ghét phát khởi vì ngăn chận sự buông lung của tâm theo tác duyên (chỉ nên sử dụng vì tâm quá nhạy cảm với tác nhân bên ngoài khiến chúng ta điên đảo vì nó).
Cũng có khi những người dụng công thiên về chỉ mạnh quá tâm họ cũng không phân biệt mùi vị mặc dù họ có tiếp xúc với mùi vị.

Cách thứ ba là người này phân biệt được tất cả mọi thứ nhưng vẫn giải thoát. Thậm chí họ còn linh hoạt hơn chúng ta có phân biệt mà mê muội.
Thí dụ cụ thể như: Trong một buổi lễ về Phật giáo được tiến hành ngoài trời ở Mỹ, Đại sư Daisetz Teitaro Suzuki và các quan khách tham dự khi đó ông đã hơn kém 80 tuổi. Ông ngồi mơ màng mắt khép lại tưởng như ông ngủ; trong khi các đại biểu khác thì bận rộn với cảnh vật xung quanh. Bỗng nhiên có một luồn gió mạnh thổi bay các tờ giấy để trước mặt các cử tọa. Suzuki là người nhanh tay chụp lại được, còn những người còn lại thì chỉ hốt hoảng.
Sự tinh tế của một người đúng nghĩa tâm thanh tịnh là nhạy bén và không dính mắc vô cùng. Nếu với tâm thanh tịnh thì cái gì dù nhỏ nhặt cách mấy mà lại không hiển lộ? Cũng giống như gương sáng cái gì hiện trong ấy mà không rõ ràng? như vậy thơm hay thúi cũng phải được nhận biết, nhưng đừng kẹt vào thơm hay thúi mà chỉ là gương sáng mà thôi.
Cuối cùng để bạn có một niềm tin chúng tôi xin trích một đoạn trong phẩm Định Huệ ở Pháp Bảo Đàn như sau: “Thiện Tri Thức! Chơn như tự tánh mình khởi niệm, sáu căn tuy có thấy nghe rõ biết chẳng nhiễm muôn cảnh, mà chơn tánh vẫn thường tự tại; cho nên kinh nói: Hay phân biệt được tướng các pháp, đối với nghĩa đệ nhất chẳng động.”

Muốn rõ thêm điều này hãy xem “Tâm là đồng khởi” trong mục kinh sách của trang thientrithuc, quyển Những Điểm Thiết Yếu của Đại Ấn Nhìn Thẳng Tâm.
Mong bạn toại nguyện.

SHARE:

Trả lời