TẤM GƯƠNG CỦA NHỮNG ĐIỂM THIẾT YẾU

SHARE:

Đây là điểm toàn thể của Pháp, của sự thức tỉnh tâm linh, của Phật tánh ; đây là sự tiến hóa hay khai mở tối hậu. Nếu chúng ta mong mỏi kinh nghiệm một sự thức tỉnh như vậy, không có gì khác để làm ngoài sự nhận biết bản tánh chân thật của tánh giác bổn nguyên của chúng ta, cái hiện thể nền tảng của chúng ta, quyền thừa kế của chúng ta, nó ở bên trong. Đây là bản tánh sẵn có nội tại của tấm lòng và tâm thức chúng ta, cũng được biết với tên là Bồ đề tâm. Nó là hiện thể của chúng ta, tự tánh của chúng ta, có tên là Phật tánh. Nó không phải là vị Phật ở đâu khác.

 

“Tấm Gương của những điểm Thiết Yếu” là một bài ca kim cương  một kiểu mẫu-tự phát, một doha, một bài ca giác ngộ  hiện đại của truyền thống nói miệng sống động có từ những thành tựu giả chứng ngộ của Ấn Độ cổ thời. Khenpo hát nó lên vào một ngày trong thời nhập thất ba năm ở Dordgne, Pháp, khoảng từ 1980 đến 1984. Sau này nó được thâu băng, rồi viết ra tiếng Tây Tạng và được gởi cho mẹ ngài ở Ấn Độ. Sau đó nữa, nhóm dịch thuật Padmakara dịch nó ra tiếng Anh và tiếng Pháp.

 

Khi nào chúng ta đảm nhận bất kỳ loại chỉ dạy, thực hành hay nghiên cứu nào, thật ích lợi và ý nghĩa lạ thường, khi phát sanh và xác định một cách thành thật Bồ đề tâm quý báu với cả hai phương diện tương đối và tuyệt đối của nó : thúc đẩy chính chúng ta một cách rõ ràng đến độ bất kỳ thứ gì chúng ta làm ở đây đều vì lợi lạc và giác ngộ tối hậu của tất cả chúng sanh ở khắp mọi nơi. Dĩ nhiên, bản thân chúng ta bao hàm trong đó, thế nên không cần làm tăng thêm sự quy ngã thói thường của chúng ta bằng cách quan tâm riêng biệt đến sự giải thoát của chúng ta ở điểm này. Chỉ đơn giản phát Bồ đề tâm quý báu và tin vào sự vĩ đại này của tấm lòng và sự rỗng rang bao la này của tâm thức. Mọi sự đều bao gồm trong đó.

 

Làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh khắp nơi có nghĩa là gì ? Trong nghĩa tương đối, đó là thực hành sáu hoàn thiện (ba la mật) và cung cấp cho chúng sanh thứ gì họ muốn và cần, như là những đồ vật, sự che chở, thuốc thang, tuổi thọ, an toàn và hạnh phúc, cũng như những giáo lý và sự giúp đỡ trong thực hành.

 

Trong nghĩa tuyệt đối nó là cắt đứt gốc rễ của sanh tử và niết bàn, cắt tiệt gốc rễ của nhị nguyên, của bám chấp nhị nguyên, của bám chấp vào sự có thật của sự vật. Đây là lợi lạc rốt ráo, lợi lạc tối hậu, gọi là Phật tánh, nó nghĩa là thức tỉnh hay hoàn toàn khai mở tâm-lòng. Sem kye trong tiếng Tây Tạng nghĩa là Bồ đề tâm, tâm thức tỉnh vị tha ; nghĩa đen là sự nở hoa của tâm thức, sự khai mở hay phát lộ rốt ráo của lòng và tâm.

 

Cái gì là gốc rễ của mọi bất toại nguyện, thất vọng và khổ đau ? Cái gì là nguyên nhân gốc của dukkha – khổ đau và sự mất cân bằng ? Nó chính là sự bám chấp nhị nguyên. Bám luyến, kháng cự và trụ chấp là nguyên nhân của khổ đau. Tất cả những thứ ấy phát xuất từ vô minh. Bám chấp nhị nguyên xảy ra ngay ở điểm gặp gỡ giữa người nắm lấy và cái được nắm lấy. Nó là sự bám chấp vào thực tại cụ thể của những sự vật ; bị mê lầm bởi chỉ những hình tướng, không thấy tính chất vô tự tánh hay trống rỗng, tánh Không và không thật của chúng. Khi điều này được thấy xuyên suốt, bám chấp và luyến ái khô kiệt. Bấy giờ khổ đau nào có thể có được ? Và có ai để khổ đau ? Tự do và thong dong bao la là ngay ở đây.

 

Khi gốc rễ của nhị nguyên – bám chấp nhị nguyên, những thấy  bị cắt đứt,-biết nhị nguyên, những thấy biết mê lầm  mọi lá, cành và thân của cội cây sanh tử và niết bàn tự nhiên tự khô héo và ngã đổ đúng lúc của chúng. Bấy giờ cội cây sanh tử và niết bàn khổng lồ tỏa nhánh khắp nơi này, cội cây của nhị nguyên, của thế gian, của sự bị qui định, không cần phải đốn ngã : nó đã như là chết. Chúng ta có thể nghỉ ngơi ; làm xong cái cần làm, như đức Phật nói.

 

Đây là điểm toàn thể của Pháp, của sự thức tỉnh tâm linh, của Phật tánh ; đây là sự tiến hóa hay khai mở tối hậu. Nếu chúng ta mong mỏi kinh nghiệm một sự thức tỉnh như vậy, không có gì khác để làm ngoài sự nhận biết bản tánh chân thật của tánh giác bổn nguyên của chúng ta, cái hiện thể nền tảng của chúng ta, quyền thừa kế của chúng ta, nó ở bên trong. Đây là bản tánh sẵn có nội tại của tấm lòng và tâm thức chúng ta, cũng được biết với tên là Bồ đề tâm. Nó là hiện thể của chúng ta, tự tánh của chúng ta, có tên là Phật tánh. Nó không phải là vị Phật ở đâu khác.

 

Đấy là tại sao chúng ta nói Phật ở bên trong : Phật tánh tỏa khắp và ôm trùm mọi sự, không chừa cái gì. Sâu xa hơn, đấy là tại sao chúng ta nói không có Phật ngoài tự tâm mình, vì tâm Phật là tinh túy chân thật của tự tâm chúng ta, ngay lúc này đây. Nó không xa chút nào. Nó là trong chúng ta và là chúng ta. Nhưng ai nhận biết và hiện thực hóa nó ? Chẳng phải chúng ta luôn luôn nhìn trượt, bỏ qua nó sao ? Nó có vẻ quá thật, đến nỗi chúng ta không tin nó. Nó quá gần gũi, thân thiết, thế nên chúng ta bỏ qua nó. Nó hiển nhiên quá rõ ràng, quá thường trực đến nỗi chúng ta không lưu ý nó. Ai có thể biết rằng Phật ở trong chính họ ?

 

Lời dạy này trong hình thức một bài ca về những phương diện khác nhau của tánh Không hay shunyata : cái trống không chói lọi, cái rỗng rang vô cùng của bản thân hiện thể nguyên sơ không vướng mắc. Có dạy rằng có mười tám loại Không khác nhau, nhưng tất cả được gồm vào một cái được gọi là mahashunyata, đại không : sự rỗng rang mở khắp và tánh Không không thể ý niệm, tánh Như không thể diễn tả của -cái đang là. Nó không phải là một cái gì tương đối  mọi cái khác đều tương đối ; đại không là bản tánh chân thật của mọi hiện tượng tương đối.

 

Tâm Kinh nói, “ Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.” Đây là cái thấy căn bản của Đại thừa Phật giáo và thực tại của hiện hữu. Chúng ta không thể từ chối rằng chúng ta đang kinh nghiệm thế giới, một vô số sai khác của hình tướng và hiện hữu. Tuy nhiên trong yếu tính, mọi sự vật là trống không một thực thể nội tại, không có hiện hữu về bản chất và độc lập. Shunyata, Tánh Không nghĩa là như vậy. Đấy là sự kết hợp của hai cấp độ của chân lý, tương đối và tuyệt đối. Một vị Phật thấy biết cả  cấp-hai đồng thời : sự vật xuất hiện như thế nào  độ tương đối hay chức năng, và sự vật thực sự là thế nào.

 

Tánh Không là chân lý tuyệt đối, thực tánh của tất cả sự vật, cách thức đang là một cách nền tảng của chúng. Tình trạng chân thực của mọi hiện tượng của cả sanh tử lẫn niết bàn là mahashunyata, sự mở suốt rỗng rang hay tánh Không vĩ đại. Đây là ý nghĩa chân thật của Dzogchen, những giáo lý về sự đại thành tựu tự nhiên, sự thanh tịnh bẩm sinh và hoàn thiện vốn sẵn của mọi sự : rằng mọi sự vốn là mahashunyata, sự mở suốt rỗng rang hay tánh Không vĩ đại.

 

Người ta có thể hỏi : Ai hay cái gì đã sáng tạo, tạo tác, làm ra tánh Không này, cái là trạng thái tự nhiên của mọi hình tướng sanh tử và niết bàn ? Phật đã tạo ra nó chăng ? Vị thần nào đó hay một đấng tuyệt đối nào tạo ra nó ? Nó được làm hay sanh từ đâu ? Có phải nó là cái còn lại khi mọi sự đã được tịnh hóa hay hủy hoại ? Có phải chúng ta cần gỡ bỏ tấm màn che của tư tưởng và ý niệm để thấy biết nó ?

 

Tánh Không là không sanh, không do làm, không được tạo ra. Bởi thế nó được nói là không chết, như niết bàn (cái mà đức Phật gọi là vĩnh cửu trong một cuốn kinh). Nó là thật tánh,  mahashunya, đại không. Không thể-là bản tánh tối hậu  ý niệm, vâng ; không thể được, không !

 

Bản chất của mọi hiện tượng, như đức Phật nói, là vô thường. Mọi sự đều tan rã. Cái gì sanh ra, thì chết đi. Mọi cái gì được nhóm họp đều phân rã, như những gặp gỡ trong một cái chợ. Mọi tạo lập rốt rồi phải hủy hoại. Mọi hiện tượng do duyên, do điều kiện là vô thường, không chủ, không ngã, và trống rỗng, như mộng, ảo ảnh, tiếng vang. Kỳ lạ thay ! Kỳ diệu thay ! Emaho !

 

Bản tánh chân thật của sự vật là đại không, sự mở suốt rỗng rang hay tánh Không vĩ đại, thuyết tương đối tối hậu thoát khỏi những vật thể độc lập, hiện hữu cá  không sanh, không chết, không biến chuyển, không thể-thể  quan niệm, vượt ngoài sự tạo tác của ý niệm. Nó là chân lý tuyệt đối. Nó không bao giờ tan rã. Nó siêu vượt thời gian và không gian. Nó không phải là một vật, một đối tượng của hiểu biết, một đối tượng của trí thức. Nó là sự lồng lộng không đáy của thực tại tuyệt đối, chiếu soi rực rỡ.

 

Ngay một thành phố lớn như New York, có nhiều người cùng làm việc cật lực với nhau giống như một sự gặp gỡ thường trực của người ta. Một vài trăm năm nữa, ai biết rằng nó sẽ như thế nào, hay ngay cả nó không còn ở đó ? Và dầu nếu còn nhiều người và xe cộ ở đó, họ cũng không phải là những người như cũ và xe cộ như trước. Mọi thứ đều vô thường trong thế giới này, gồm cả thân thể chúng ta, thân thể chóng vánh như huyễn của chúng ta, một hiện tượng kết hợp nhất thời, kết quả của chỉ sự kết hợp tinh chất nam nữ qua duyên nghiệp của cha và mẹ trong đời này. Nhưng một trăm năm nữa, thân thể này sẽ là cái gì ?

 

Mọi sự đều như vậy. Đấy không phải là cái gì đe dọa hay làm thất vọng, cũng không phải nó được nói ra để xem nhẹ sự quan trọng của chúng ta. Đấy chính là bản chất của mọi hiện tượng kết hợp. Chúng ta đều sẽ chết và tan rã, để lại mọi thứ, trừ những tích tập nghiệp báo của chúng ta. Và lúc đó, khi chúng ta ra khỏi đời này, chỉ có những công đức và sự chứng ngộ của chúng ta là có lợi lạc cho chúng ta. Không có cái gì khác của thân thể này và cuộc đời này là còn lại.

 

Đây không phải là ca ngợi, và không phải là sỉ nhục, không bi quan cũng không lạc quan ; không có sự phán xét ở đây. Đấy chỉ đơn giản là một sự nhận biết khách quan sự vật thực sự là thế nào, chuyện ấy chính chúng ta có thể nhận biết và chứng nghiệm : rằng mọi hiện tượng hợp sanh là thoáng chốc, như huyễn, không bền và vô thường. Mọi hiện tượng hợp sanh có ra là qua luật duyên sanh, sanh ra trong tương thuộc. Tất cả chúng đều liên hợp, liên lập, tương thuộc. Khi những nhân và duyên hội hợp, những sự vật tạm thời xuất hiện. Khi những nhân và duyên hết đi, những sự vật tan rã, như ngọn lửa tắt khi nhiên liệu cạn hết. Đây là những hiện tượng tương đối sinh ra trong bối cảnh của tánh Không vĩ đại như thế nào. Không có người sáng tạo nào khác ngoài định luật vô ngã của nhơn quả nghiệp báo. Những người biết hai chân lý này, sự tương thuộc, duyên sanh tương đối và tánh Không tuyệt đối, được gọi là những anh hùng không sợ hãi, những bồ tát gan dạ, những chiến sĩ tỉnh ngộ về tâm linh.

 

Đây là lý do tại sao trong dòng của chúng ta, từ thời vị đại đệ tử Vidyadhara Jigme Lingpa của Longchenpa vào thế kỷ mười tám, mọi đạo sư, từ Jigme Lingpa qua Gyalwai Nyugu đến Patrul Rinpoche xuống đến ngày nay, đều được đặt chữ đầu của pháp danh là Jigme, nghĩa là không sợ hãi. Các vị biết rõ tánh Không bất biến tuyệt đối, bản tánh căn nguyên của tâm thức mình. Ở ngay giữa những hiện tượng thoáng qua, như mộng và như huyễn, các ngài không sợ trước cái chết và vô thường.

 

Chúng sanh bình thường không thường rõ ràng nhận thấy, nổi bật trong tâm thức họ, sự sợ hãi không thể chối cãi về cái chết, bệnh tật, già nua, cô độc, những vấn đề và những khó khăn đủ mọi loại ; ví dụ sợ mất cái họ có, sợ trải nghiệm điều họ không muốn trải nghiệm, sợ được điều họ không muốn hay không được điều họ muốn… Bởi thế, toàn thể con người của họ bị lo âu, hy vọng và sợ  sự sanh sôi không cùng của bám chấp và-hãi trói buộc  trụ trước. Hy vọng và sợ hãi là một giới hạn khổng lồ, những rắc rối nảy nở không cùng.

 

Làm thế nào chúng ta có thể hiện thực hóa sự can đảm không sợ hãi hoàn hảo của những chiến sĩ thức tỉnh, những bồ tát anh hùng ? Bản tánh chân thật của tất cả mọi sự vật là đại không, nó không phải là một cái trống rỗng, không có gì cả : mà nó là tánh Không sáng ngời. Nó có phẩm tính “là vậy,” tánh Như, Như Lai Tạng. Nó là tánh Không phú bẩm với lòng bi và trí huệ. Nó được gọi là Đại Toàn Thiện tự nhiên, Đại Toàn Thiện bẩm sanh, Dzogchen ; cái đại không này có tính chất sáng ngời, sự không thể phân chia của cái biết và tánh Không, của tánh giác và lòng bi. Nơi đây chân lý và tình thương không điều kiện không sai khác.

 

Nền tảng hay căn cứ của bản tánh tối hậu của hiện thể được  Đại Toàn Thiện bẩm-gọi là Đại Toàn Thiện nền tảng  sinh nền tảng. Nó là thanh tịnh, toàn thiện, và viên mãn từ vô thủy, không thiếu hụt cái gì, thoát khỏi thoái hóa và biến đổi. Nó không được cải thiện thêm trong niết bàn cũng không hư hao trong sanh tử. Nó cũng như kim cương, siêu việt, không vướng mắc vào những nguyên nhân và điều kiện : Đại Toàn Thiện tự nhiên. Emaho !

 

Dầu cái Đại Toàn Thiện sáng ngời này là một và bất nhị, một toàn thể đồng nhất không thể phân chia, nhưng để giải thích, nó được phân thành nền tảng, con đường và quả. Đại Toàn Thiện Dzogchen được giải thích theo ba cái này, chúng thật ra cũng không thể phân chia, tuy nhiên được giải thích như là một bộ ba để cho rõ ràng : cái thấy, thiền định và hành động.

 

Cái thấy, tri kiến nghĩa là cái nhìn tổng quan, viễn tượng, cái nhìn bao quát ; thiền định ám chỉ sự thực hành hiện thực làm quen thuộc với cái thấy ấy, cái mà người ta đã được giới thiệu, dẫn nhập, và cái mà người ta đã nhận ra hay xác nhận một cách kinh nghiệm cho chính mình ; và hành động hay hạnh, cư xử, là hoạt động giác ngộ hiện thực trong đời sống. Dù căn cứ hay nền tảng là một, toàn thể và không thể phân chia, ba cái này có thể được làm rõ như cái này sanh từ cái kia : Trước hết, phải có cái thấy, bấy giờ thiền định chân thật và hành động chân thật sinh ra, cái này sau cái kia, từ sự tỉnh giác và nhận biết ấy. Dù trong chân lý tuyệt đối, nền tảng và quả là không tách lìa, thì trong chân lý tương đối con đường còn phải trải qua để hoàn thành cây cầu như cầu vồng này.

 

Bẩm  cái rỗng rang và sáng ngời này,-sinh trong tánh Không này  thật tánh của tâm thức mình, cái Đại Toàn Thiện bổn nhiên  là những phẩm tính không thể nghĩ bàn, tất cả những- phẩm tính giác ngộ của chư Phật mười phương trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những phẩm tính siêu việt này vốn là hiện giờ một cách bẩm sinh. Chúng ta có thể nói rằng chúng là tiềm năng, nhưng không phải là một tiềm năng cần khai triển trong tương lai. Chúng vốn là hiện giờ một cách bẩm sinh, và có thể bước vào ngay hôm nay.

 

Nếu và khi một hành giả nhận biết thật tánh của hiện thể vốn sẵn đủ của mình, bản tánh tối hậu của tâm thức, cái Đại Toàn Thiện tự nhiên này, bấy giờ, trong một đời,  trong ngay vài năm hay ngay chỉ vài-trong chính thân thể này   Phật tánh tối thượng toàn thiện-khoảnh khắc tâm thức  được hiện thực hóa.

 

Cái Đại Toàn Thiện bổn nhiên này, cái tốt đẹp nền tảng được gọi là Phật tánh, Phật tâm, hay rigpa, là tự tánh của chúng ta. Nó là “dòng hiện thể” của bản thân chúng ta, gyu trong tiếng Tây Tạng. Nó là hiện thể chân thực nhất của chúng ta. Nó không chỉ là tâm chúng ta. Nó là hiện thể của chúng ta. Nó là cái mà chúng ta là. Đấy là tại sao nó được gọi là con đường nhanh chóng và thoải mái hay đầy đủ phong lưu. Nó không đòi hỏi một số nỗ lực, gian nan hay khổ hạnh, hay sự kiên trì lâu xa trong thực hành, giống như có nói rằng Bồ tát thừa cần ba vô số kiếp để hoàn thành. Nó là trong đời này, nó nằm trong khoảnh khắc này : ngay giờ đây, khoảnh khắc nhất niệm của Đại Toàn Thiện, gọi là sự nhận biết rigpa. Emaho !

 

Longchenpa toàn giác nói :

Bởi vì mọi sự vượt khỏi tốt và xấu,
Thiện cảm và ác cảm, chọn lấy và chối bỏ,
Khi tôi thấy những chúng sanh bị bắt nhốt trong trò phô diễn huyễn hóa này,
Làm sao tôi không thể phá ra cười !

 

Trong những giáo lý của Phật giáo, trong những kinh và những thừa thực hành tổng quát, phải nhiều đời để khai triển qua các địa (bhumi) và chứng ngộ Phật tánh hay những quả khác của con đường. Trong giáo lý Đại Toàn Thiện, con đường nhanh chóng và thong dong là ngay giờ đây. Khi khoảnh khắc của Đại Toàn Thiện xảy đến, ngay trong khoảnh khắc nhận biết nó, quen thuộc với nó, xác định xác tín toàn triệt bên trong, đó là cái khoảnh khắc cốt tử, khoảnh khắc vĩ đại của Đại Toàn Thiện. Nó không phải là cái gì trong tương  Đó là tại sao nó được gọi là con đường nhanh chóng,-lai  trần trụi, trực tiếp, đường tắt kim cương, bình minh của Vajrasattva, bậc kim cương.

 

Cái này là ngay giờ đây, bao giờ cũng hiện diện, bao giờ cũng có thể đi vào. Đấy là tạo sao chúng ta thốt lên, Emaho ! và gọi nó là Pháp kỳ diệu, hoan hỷ của Đại Toàn Thiện.  dù bạn chọn-Nó là lạ lùng, kỳ lạ, mới mẻ, khó tin  cách diễn dịch nào niềm hoan hỷ bao la ấy. Nó là một lối tắt. Nó là con đường trực tiếp. Nó là cách thức rút Phật tánh của chúng ta ra khỏi vỏ bọc của những ý niệm, của nhị nguyên. Lưỡi gươm rigpa thì luôn luôn ở đây. Tại sao chúng ta không rút nó ra khỏi vỏ và vung nó lên không sợ hãi trong bầu trời tự do không ngăn ngại ?

 

Khi người ta có sự tiếp xúc nhờ thiện nghiệp với một vị thầy và những lời dạy, niềm tin tưởng, sự tin cậy và sùng mộ khởi lên đối với vị thầy và những lời dạy, và người ta ở đúng chỗ vào thời gian đúng lúc. Khi mọi điều kiện này đã đầy đủ, không có gì ngăn che kinh nghiệm trực tiếp, trần truồng về tánh giác nội tại của mình, thật tánh của tâm thức mình cái Đại Toàn Thiện bổn nhiên. Cái toàn thiện và trọn vẹn bẩm sinh này của hiện thể chúng ta là cái những giáo lý này chỉ thẳng ra, không phải là một loại kho tàng huyền bí nào ở Tây Tạng xa xôi. Không cần phải lo lắng nhìn mọi chỗ, chép lại mỗi mẫu nhỏ thông tin về kinh nghiệm này và thăm viếng mỗi vị lama trên thế giới. Người ta có thể thực sự kinh nghiệm ngay đây và bây giờ thực tánh của chính mình, rigpa, sự hiện diện bổn nhiên không thể diễn tả này. Ngay lúc này đây nó là  cái tâm rỗng rang lồng-sẵn sàng và phản ứng tức thì  lộng, bao la và không tự quy vào mình này.

 

Khi bạn nghe những lời dạy như thế này, những lời nói giống như những bong bóng hay tia lửa nhỏ nổ trong không khí và tan biến mất. Nếu bạn viết ra trong một sổ tay và để cuốn sổ trên một giá sách, sau vài tháng những dòng chữ ấy phủ đầy bụi và chúng sẽ trở thành cái gì ở ngoài người ta đến độ họ không có thì giờ xem nó và người ta muốn có thì giờ để tìm lại bằng cách nào đó trong chính mình. Điều này có thể là một nguyên nhân khác của căng thẳng. Tuy nhiên, ý nghĩa chân thật của lời nói này là cái vốn ở trong chúng ta ngay bây giờ đây. Nó không cần phải được viết ra và để trên kệ sách. Nó không bao giờ phủ bụi. Chúng ta luôn luôn có thì giờ để đi vào nó, để liên hệ với nó. Nếu chúng ta không liên hệ với nó ngay lúc này, thì còn chờ khi nào ?

 

Trong những giáo lý chung của những thừa khác nhau, có một số lượng để đọc và học, như là Ba Tạng, với mọi phần -của chúng, và cũng có kinh và tantra. Nhưng giáo lý này  con đường trực tiếp, trần truồng của tánh giác bổn nhiên  thì vượt khỏi tâm thức. Nó-gọi là Đại Toàn Thiện  là giây phút cho mọi thấy biết nhị nguyên sụp đổ, hay được để trong trạng thái tự nhiên của chúng, trong cách thức thực sự của tự chúng, đó là cái rỗng rang bao la và trống không của tánh Không. Đây là cái nhìn toàn cảnh, cái thấy. Đây cũng là sự thực hành và cách thức giác ngộ để sống cuộc đời hàng ngày của chúng ta. Thế đấy, cái này bao gồm cái thấy, thiền định và hành động của Đại Toàn Thiện. Không có gì để làm ngoại trừ ở trong cái mà người ta đã nhận biết, hay đã được giới thiệu vào,  Đại-đã được khám phá cho chính mình, ở trong chính mình  Toàn Thiện bổn nhiên, sự hiện diện thanh tịnh và đích thật.

 

Con người lang thang, giác ngộ vinh quang và vĩ đại Paltrul Rinpoche  ám chỉ đến hầu-nói rằng trong những con đường chung   cũng giống như buộc xích một-hết những thừa Phật giáo  tư tưởng này với một tư tưởng khác, một sợi xích không cùng của diễn dịch mà chúng ta vướng mắc vào, do bởi những cố gắng ý chí của chúng ta. Nhưng trong con đường Đại Toàn Thiện, mọi hình tướng, mọi hiện tượng đều tự nhiên tan biến vào trạng thái tự nhiên của chúng, tự xuất hiện, tự giải thoát, vượt khỏi bám trụ và điểm quy chiếu. Đơn giản không có gì để trói buộc hay vướng mắc, và không có ai để bị vướng mắc. Mọi sự được để cho đúng như nó là, trong cách thức tự nhiên của nó, dù nó có xuất hiện. Trong những giáo lý Trekchod hay Cắt Đứt của Đại Toàn Thiện tự nhiên, Longchenpa hát “Hãy để cho nó như nó là, và an nghỉ tâm thức mệt mỏi của con.” Vì ở đây thực sự không có cái gì để mất hay để được, không có cái gì để hy vọng hoặc sợ hãi.

 

Hãy cho phép tâm thức đi đến chỗ nào nó muốn, như Kinh Kim Cương gợi ra khi nói, “Hãy trau dồi tâm tỉnh giác nó không trụ ở chỗ nào cả” (Hán văn : Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm  chú thích của dịch giả bản Việt). Đạo sư Mahamudra,- thành tựu giả Ấn Độ Maitripa, hát, “Hãy để cho những tư tưởng tự do đi, như một con chim bồ câu thoát khỏi một con tàu giữa đại dương mênh mông. Vì như con chim không tìm thấy nơi nào để đậu mà chỉ có cách trở lại chiếc tàu, những tư tưởng không có chỗ nào để đi ngoài việc trở lại chỗ khởi nguồn của chúng.” Hãy biết cái nguồn gốc này, bản thân tinh túy-tâm, và tự do.

 

Cái gì biết thật tánh của mọi sự vật ? Người biết đích  là- phương diện trống không, tỏ biết của tâm -thực  Phật bổn nguyên Samatabhadra, nhân cách hóa tánh giác rigpa, Phật Samantabhadra bổn nguyên, là rất, rất quan trọng. Chính cái tịnh quang, Phật tánh sáng ngời này thấu biết. Trí huệ tánh giác bổn nhiên, rigpa, đang hiện hành, hoạt động qua chúng ta ngay lúc này, giá mà chúng ta biết nó.

 

Tâm thức thế gian của chúng sanh, được phú bẩm sự tỏ biết hay thấu hiểu này, lại dùng sự tỉnh giác để không biết, để vô minh, để làm lầm lạc chính nó. Rất quan trọng biết được rằng làm sao điều này xảy ra ; không chỉ biết Phật bổn nguyên, mà còn biết cái vô minh nguyên sơ của chúng sanh, nó vận hành như thế nào.

 

Trong trạng thái này của tánh giác bổn nguyên, hằng hằng thường trụ Samantabhadra, “Trọn Hảo,” nghĩa là mọi sự đều tốt đẹp, mọi sự đều toàn thiện toàn hảo từ vô thủy. Bất cứ điều gì khởi lên, Samantabhadra nhận biết như là sự phô diễn tự sáng, tự nhiên, không phải là những tri giác nhị nguyên phân biệt ; như thế Samantabhadra vẫn tự do từ khởi thủy trong cảnh giới này của mọi sự được biết và được thông tỏ như là sự phô diễn sáng tạo và tự nhiên. Tuy nhiên, khi những sự vật khởi lên trong tâm thức chúng sanh, chúng bị tri giác sai như là khác biệt, như “cái khác,” như nhị nguyên. Trong sự mê lầm này, chúng sanh trở nên lầm loạn (như Narcissus), và qua vô minh của chính nó để cho lạc vào sự tự lừa gạt và mọi loại rắc rối khó khăn và khổ đau.

 

Bởi thế có nói trong Cầu Nguyện của Samantabhadra (không phải là một cầu nguyện đến Samantabhadra, mà là sự xác nguyện của chính Samantabhadra), “Một nền tảng, hai con đường.” Nó nghĩa là chỉ có một nền tảng độc nhất của cái đang là, của cả Phật bổn nguyên và chúng sanh mê lầm : tuy nhiên có hai con đường cá thể : con đường của toàn thiện bổn nguyên, và con đường của mê lầm và nô lệ.

 

Tất cả chúng sanh, dầu ý thức hay không ý thức, đều muốn và cần gặp gỡ cái toàn thiện sẵn đủ bổn nguyên này, cái gọi là Samantabhadra. Nhưng làm thế nào để gặp gỡ Phật ấy chính là bản tánh đích thật của chính họ ? Đây là điểm chủ yếu của con đường, con đường thực hành của Đại Toàn Thiện. Khó mà gặp Phật bổn nguyên này, Phật pháp thân, Samantabhadra. Bởi thế, trên cấp độ năng lượng, Pháp thân biểu lộ như Báo thân, Dorje Chang, Vajradhara ; hay ngay cả trong thế giới này, trong Hóa thân, như là Thích Ca Mâu Ni, giáo hóa bằng lời và bằng hình thể. Những chúng sanh có thể thực sự đích thân gặp gỡ thực tại này theo một cách phù hợp với họ.

 

Ba  Phật bổn nguyên Samantabhadra là pháp thân toàn-Phật này  thể, thực tại tuyệt đối vô tướng ; báo thân, Vajradhara hay Dorje Chang, là cấp độ năng lượng, cấp độ thị kiến ; và hóa thân, thân thể hình sắc, Thích Ca Mâu Ni, Phật lịch  Ba vị Phật này thực sự là một sự nhân cách hóa-sử  của rigpa. Những ai có nghiệp tốt, những tích tập phước đức và trí huệ, có thể có may mắn gặp đích thân thân thể hình sắc của Phật Thích Ca Mâu Ni ; chẳng hạn những ai sống ở Ấn Độ vào thời Phật. Đây là sự trùng hợp hay hội tụ của nghiệp tốt của họ với năm trăm đại nguyện của Phật, trải qua năm trăm đời Bồ tát, có thể làm lợi lạc cho chúng sanh sau khi giác ngộ. Như thế, sự phối hợp của những lời nguyện của ngài và nghiệp tốt, những hành động tích cực của một số chúng sanh, đưa số người ấy vào thế giới này trong thời đức Phật. Đó không phải là một may mắn nhiều người trong chúng ta có, được gặp Phật Thích Ca bằng con người của ngài. Tuy nhiên chúng ta có may mắn gặp đích thân những đại diện sống của ngài : những bậc thầy giác ngộ trong nhiều truyền thống và dòng phái phát sanh từ ngài.

 

Giáo lý Dzogchen đôi khi được gọi là Maha Ati, vì nó thuộc về bậc thứ chín của tantra, Tantra Yoga Maha Ati. “Ati” nghĩa là chót đỉnh, bởi vì với cái thấy từ trên cao, từ đỉnh cao nhất của núi, bạn có thể thấy toàn bộ mọi mặt của ngọn núi và tất cả những con đường dẫn đến từ bên dưới. Bạn có một cái thấy tổng quát, một quang cảnh lớn rộng. Khi một số người có vẻ đi lên ngọn núi tâm linh theo một lối, uốn khúc theo chiều kim đồng hồ, những người khác leo lên bởi một con đường ngược chiều kim đồng hồ, nếu bạn nhìn từ trên, bạn có thể thấy mọi con đường khác nhau đều đi đến đỉnh. Nhưng khi nhìn từ dưới, có vẻ người ta đang đi trong những hướng khác nhau, trên những con đường khác nhau, và có vẻ như đối nghịch và không thể hòa hợp. Thật ra, mọi con đường đều quy tụ về chót đỉnh vĩ đại của sự tiến hóa tối hậu của chúng sanh là Phật tánh, cái Đại Toàn Thiện.

 

Khi chúng ta có cái thấy từ trên cao, chúng ta nhìn thấy mọi con đường và mọi thực hành tương hợp với nhau như thế nào, cái gì là cốt lõi hay nguyên lý dẫn đạo của chúng. Tuy nhiên, từ bên dưới thường là chúng ta không thể thấy khu rừng vì đang dò dẫm trong cây cối. Bởi thế, điều quan -trọng là được giới thiệu với cái thấy từ bên trên  ngay cả khi chúng ta đang thực hành những thực hành tương  như một nguyên lý dẫn đường,-đối của phía dưới  đến độ những thực hành tương đối của chúng ta được nâng cấp lớn lao bởi cái thấy về thực tại tuyệt đối, và chúng ta có một cái thấy tổng quan đích thật, dầu cho chúng ta đang làm việc một cách thứ lớp qua nhiều cấp độ khác nhau.

 

Chúng ta không nên vướng vào những chủ nghĩa bộ phái hay chỉ trích. Đôi khi, trong những nước Phật giáo khác nhau hay những giáo lý khác nhau, người ta nói, “Ồ, những hóa thần bổn tôn ấy mà các lama diễn tả, như Vajradhara, chẳng có ăn nhập gì với đức Phật. Đó là những thứ gì khác với giáo lý. Nó đã trộn lẫn với Ấn Độ giáo.” Hay có thể, “Những hóa thần ấy giống như những vị thần của Ấn Độ. Đó không phải là Phật giáo thuần túy. Phật giáo không có những thần. Phật giáo là vô thần, chỉ dựa trên Phật tánh.” Hay, “Chỉ có Phật giáo Tây Tạng mới có thể đem lại giác ngộ đích thực trong một đời.” Đấy là lầm lẫn, một thành kiến thiên chấp, cái thấy từ bên dưới ; chúng ta không thể thấy toàn bộ khu rừng vì vô số cây cối. Nhưng khi chúng ta thực hành theo Đại Toàn Thiện, đó như thể là chúng ta trèo từ bên dưới (qua những phương tiện tương đối), trong khi thấu hiểu cái thấy từ bên trên (thực tại tuyệt đối), sử dụng cả hai cánh này (chân lý tương đối và tuyệt đối) để bay thẳng đến Phật tánh.

 

Chúng ta có thể nhìn điều đó như thế này : Chúng ta đi lên từ  những thực hành tương-phía dưới với sự thực hành  đối, bao gồm xử sự, đạo đức và thiền định ; trong khi cùng lúc ấy chúng ta đi xuống từ bên trên với cái thấy bao la. Trong cách ấy, cái tương đối và cái tuyệt đối là trùng hợp, nối kết, trong bất cứ thực hành nào chúng ta làm. Đây là sự thực hành sáu hoàn thiện, sáu ba la mật, mỗi cái hoàn toàn thấm nhuần bát nhã ba la mật, cái hoàn thiện thứ sáu. Và đây là cách thức, sự thực hành của Đại Toàn Thiện trong bối cảnh Bồ tát thừa : đi xuống  sự thấu hiểu phù hợp với-từ bên trên với cái thấy  cái thấy tối hậu, chân lý tuyệt đối, tánh Không ; trong khi đi lên từ bên dưới bởi những thực hành tương đối, phù hợp với khả năng hiện thực của chúng ta.

 

Một ngày nọ một yogi đi từ hang của mình xuống núi để khất thực, và ông gặp một nhóm trẻ con trong chợ. Chúng tranh chấp lẫn nhau, cãi cọ với nhau. Một đứa nói, “Cha tao có một khuôn mặt và sắc tướng sắc vàng tuyệt đẹp, cao lớn hơn bất kỳ ông cha nào khác.” Một đứa trẻ khác nói, “Ông chú tao có một khuôn mặt chiếu sáng kỳ diệu, giống như một hoa sen. Ông là người mạnh mẽ hơn bất kỳ ông chú nào khác.” Và một đứa khác lại nói, “Không, chính cha tao là người đẹp đẽ nhất và mạnh mẽ nhất.” Và một đứa khác nói, “Không, chính chú tao là người đáng yêu, tráng lệ và quyền lực nhất.” Mỗi đứa trẻ đều có hình ảnh nổi bật riêng về cha chúng, và chúng dành nhau ai là người đứng nhất. Chúng tranh chấp loạn xạ đến nỗi vị yogi không thể giải thích gì cho chúng. Vị ấy liền trở về hang của mình và viết lại chuyện này, liên hệ nó với sự tranh chấp bộ phái của thời ấy.

 

Có phải có nhiều chủ nghĩa bộ phái trong những trường phái tôn giáo khác nhau, không chỉ trong Phật giáo mà trong tất cả các tôn giáo ? Mỗi đứa trẻ có cha hay chú của nó, tự nhiên thôi, và chúng đều nghĩ họ là người tốt đẹp nhất, theo ý kiến từng đứa. Không ai cần xét xử và quyết định ai là người cha hay người bảo hộ tốt nhất. Mỗi đứa trẻ có cha mẹ, thế là đủ. Tương tự, như tất cả mọi trường phái của Phật giáo, chúng ta đều theo đức Phật. Và tuy nhiên chúng ta lại thấy chúng ta cãi vã Phật nào là tốt nhất, Phật Thích Ca hay Phật Samantabhadra nguyên thủy,  những bổn tôn-hay Phật Vajradhara, hay những Phật khác  như Quán Thế Âm, Tara, A Di Đà, hay Văn Thù. Tuy nhiên chúng ta khoác y phục cho các ngài, người nào là khuôn mặt cha mình, và chúng ta tranh chấp như tất cả chúng ta thuộc về những bộ tộc khác nhau, và công việc của chúng ta là tìm ra ai là người tốt nhất. Đấy cũng giống như những đứa trẻ con, đứa nào cũng yêu quý cha mẹ nó và đề bạt cha hay mẹ mình là nhất. Thật là trẻ con.

 

Khi chúng ta thấu hiểu bản tánh tối hậu của Dzogchen, chúng ta hiện thực hóa Phật tánh vốn thức tỉnh. Bấy giờ không còn cái gì khác để làm. Thật sự không cần có bàn cãi nào đâu là cách thức tốt nhất để đến đó. Bản tánh tối hậu của tất cả sự vật, cái đại Không này hợp nhất với tấm lòng sáng ngời của đại bi, được nhân cách hóa như là Phật Samantabhadra bổn nguyên, sự nhân cách hóa rốt ráo tánh giác vốn sẵn của chính mình, rigpa. Nó là Như lai tạng, Phật tánh trong tất cả chúng sanh. Nó là cái Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng ngộ dưới cội bồ đề ở Bodh-gaya khi ngôi sao mai mọc trên chân trời phía đông. Cái mà ngài thức tỉnh để nhận ra nó, kinh nghiệm trong chính ngài, là bản tánh đích thật của tất cả chúng sanh, không trừ một ai. Nó là cái mà bậc đạo sư, bậc thầy toàn giác của Đại Toàn Thiện Longchenpa chứng ngộ trong dòng thân tâm của chính ngài. Đấy là vì sao ngài được gọi là Long-chen, pháp giới vĩ đại, ám chỉ pháp giới tánh Không vô hạn, sự vô cùng của bản tánh Không của chính mỗi người.

 

Tất cả mọi điều này là đồng nghĩa khi chúng được thấy đúng như chúng là. Pháp danh của đạo sư Dzogchen là Longchen Rabjam nghĩa là pháp giới vô tận. Nó đồng nghĩa với đại không hợp nhất với lòng đại bi. Nó là tên của một vị lama, nhưng chúng ta không thờ phụng một con người hay một lama riêng biệt nào. Chúng ta xác nhận và hiện thực hóa ý nghĩa của pháp danh đó, rằng tự tánh của mình là pháp giới vô biên. Có rất nhiều vị thầy tâm linh đã nhận biết bản tánh chân thật vốn sẵn này, chứ không chỉ Longchen Rabjam. Thật vậy, tất cả các bậc thầy chứng ngộ này là không thể phân ly trong tâm Phật, rigpa, nó là cái vốn đã chứng ngộ cũng như đang được chứng ngộ.

 

Ngay trong thế giới này, và ngay hiện giờ, có nói rằng có nhiều yogi ẩn dấu tích hay bí mật, tiếng Tây Tạng gọi là bepay naljor. Nghĩa là những người đã chứng ngộ mà không thông thường được biết như những hiền triết hay bậc thánh vĩ đại, nhưng đã nếm sâu xa quả của giác ngộ, và đang sống nó. Có lẽ họ đang làm một cách vô danh công việc tốt đẹp của họ ở đây, giữa chúng ta ngay hiện giờ !

 

Pháp giới bao la vô hạn này là bản tánh không thể nghĩ bàn của chính mình. Ai có thể nói người này đã chứng ngộ nó và người kia không có nó ? Khi chúng ta đi khắp thế giới hay kinh nghiệm những chiều kích khác, có rất nhiều người đã nếm trải nó. Chúng ta có thể thấy nó trong cách ứng xử của họ, trong dáng điệu của họ, và trong những câu chuyện  không chỉ trong truyền thống Đại Toàn-được kể lại  Thiện hay truyền thống Phật giáo, mà trong mọi truyền thống, và trong thế giới Tây phương của chúng ta nữa.

 

Thật tánh này thì bao la và không thể quan niệm nổi đến độ ngay một số chim chóc và thú vật và chúng sanh trong những chiều kích không thấy được khác có thể nói là đã chứng ngộ nó, như trong một số câu chuyện Bản Sanh và những chuyện kể khác của Ấn Độ thời cổ. Nó luôn luôn nói rằng mọi sự là sự phô diễn tự sáng tỏ của Phật Samantabhadra bổn nguyên. Có hằng hà sa số chư Phật và hằng hà sa số chúng sanh. Ai có thể nói người nào ở ngoài nó ?

 

Trong những tantra Đại Toàn Thiện, cái thanh tịnh bổn nguyên vô cùng này (kadak) được giải thích rõ ràng, gồm mọi sự vật và mọi chúng sanh. Theo các tantra, rất quan trọng cần trau dồi và thực hành cái nhìn toàn cảnh thiêng liêng, cái nhìn thấy thanh tịnh này : nhận biết mọi sự vốn toàn thiện, toàn hảo tự bản chất, không thấy có một số chúng sanh như là thấp và mê, và một số chúng sanh khác là cao, tiến hóa hơn, là giác ngộ ; thấy biết tất cả chúng sanh là thành phần của mạn đà la vô biên này của Đại Toàn Thiện bổn nhiên.

 

Nếu bạn gặp một vị thầy đại diện dòng phái và truyền thống Đại Toàn Thiện, đây cũng là một quan niệm thiên kiến ; nó là một may mắn phước đức, nhưng nó vẫn còn là một ý niệm giới hạn. Không cần thiết gì xem là quá nghiêm trọng ý niệm rằng một lama đại diện cho Đại Toàn Thiện hay Đại Ấn, còn những vị thầy và người ta ở chỗ khác thì không, như thể là những chúng sanh khác chẳng ăn nhằm gì với Đại Toàn Thiện. Cái nhìn thấy thiêng liêng đích thực, cái tri giác thanh tịnh thường được nói đến trong con đường Mật thừa, ngụ ý rằng chúng ta có thể và cần phải thấy mọi sự là thanh tịnh toàn thiện và tốt đẹp bẩm sinh ; tất cả, vượt khỏi tốt và xấu, thì rốt ráo viên mãn như vốn là, dù chúng biểu hiện trong chốc lát ; bởi vì, vượt ngoài sự bám chấp nhị nguyên, mọi sự đơn thuần là sự phô diễn của pháp tánh, thực tại tuyệt đối, tánh Như. Nó là sự tự phô diễn hay là sự tự rạng rỡ của rigpa, của Phật Samanta-bhadra. Nó là sự tự âm vang như tiếng vang dội của pháp tánh, trạng thái tuyệt đối của tất cả chúng sanh. Tất cả chúng ta đều không hề lìa khỏi nó.

 

Những yogi Đại Toàn Thiện chân thực có một tấm lòng và tâm thức rộng mở, tùy thuận, không loại trừ cái gì ra khỏi mạn đà la toàn thiện của cái thấy biết thanh tịnh của họ. Tràn đầy trí huệ, tình thương không điều kiện và thiện cảm, họ không cần chọn lấy một cách thức riêng biệt nào để thấy hay hành động, họ không cần khước từ và chối bỏ bất cứ điều gì. Đây gọi là hoạt động tự nhiên, hay thoải mái vô tư, của Đại Toàn Thiện. Nó không phải là một cái gì chúng ta có thể dễ dàng bắt chước. Tuy nhiên với bất kỳ mức độ nào chúng ta có thể nhận biết và tham dự trong nó, lợi lạc lớn lao lưu xuất, cho chính mình và cho những người khác.

 

Khởi điểm một bài ca kim cương, tôi đã hát, “Tán thán hai mươi lăm đạo sư của con.” Tôi có hai mươi lăm vị bổn sư từ ái cũng như nhiều vị thầy khác, bắt đầu với Khenpo Ngakga danh tiếng, đại đệ tử của Patrul Rinpoche, và đệ tử của Khenpo Ngakga là Nyoshul Shedrup Tenpai Nyima, vị guru gốc của cá nhân tôi. Những vị lama này đối với tôi là hiện thân của tất cả những phẩm tính giác ngộ tuyệt hảo được nói trong kinh điển, tantra và luận.

 

Bắt đầu bài ca này về tánh Không vĩ đại, tôi hát “Kính lễ đạo sư vĩ đại Longchen Rabjam, không tách lìa với những bổn sư của con, những vị nhận biết pháp giới bao la vô hạn của tánh giác, đặc biệt là Shedrup Tenpai Nyima, mặt trời và mặt trăng của sự học và thành tựu tâm linh. Với các ngài con xin tôn kính và lễ lạy. Dưới chân sen của các ngài con tôn kính và lễ lạy.”

 

Tôi cảm thấy biết ơn, thờ kính và quy ngưỡng với những đạo sư kim cương vinh quang này, những vị tổ và những bổn sư của tôi, các ngài cho tôi mọi thứ : không chỉ lời dạy tâm linh và sự hướng dẫn cá nhân, mà còn thức ăn, quần áo và sự bảo bọc trong thời nhỏ tuổi. Tôi không bao giờ có thể trả hết sự biết ơn với các ngài.

 

Thật ra, sự biết ơn với những vị thầy và dòng phái và những bổn sư đi trở lại tới chính Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài quá bi mẫn xuất hiện trong thế giới này để chỉ dạy và giải thoát cho chúng ta. Đức Phật là vị thầy của tất cả vị thầy. Mọi phẩm tính tích cực khởi lên trong dòng đều nhờ lòng tốt của ngài và giáo lý của ngài, Phật pháp thiêng liêng.

 

Sự biết ơn và tôn kính đầu tiên là cho những người gọi là “những vị ở trên.” Điều này ám chỉ đến những vị trong quá khứ hay những vị cao hơn, tiến hóa hơn như dòng các bổn sư và chư Phật. Sự biết ơn thứ hai là cho những người ngang với chúng ta, đặc biệt quan trọng nhất, người mẹ yêu dấu của mình trong đời này, người đã sanh ra cuộc đời làm người quý báu này, thân thể này với tất cả những rãnh rỗi, may mắn, phú bẩm và khả năng của nó, gồm cả sự gặp gỡ và thực hành sự giải thoát gọi là Phật pháp.

 

Mọi tán thán, tôn kính và biết ơn cho bà mẹ của tôi, Chodzom Palsang, người cho tôi cuộc đời, cho tôi thân thể, người nuôi nấng tôi ngày đêm khi tôi còn là một đứa bé không đủ sức tự túc, người nuôi tôi lớn lên, là vị thầy đầu tiên của tôi, và dạy dỗ tôi những cách thức của thế giới, gồm cách nào làm những việc nhỏ nhất mà không có chúng thì tôi không thể còn sống đến ngày nay. Bà mẹ của tôi sanh ra thân thể con người này được phú bẩm với tám điều tự do và mười khả năng. Người ta có thể đọc những điều này trong những bản văn Lam Rim khác nhau, giải thích những thực hành sơ khởi.

 

Tôi viết Tấm Gương Của Những Điều Thiết Yếu khi tôi ở Dordogne, sau khi ở Pháp đã năm, sáu năm, để kể cho bà mẹ sùng mộ của tôi về điều đã xảy ra cho đứa trẻ lang thang của bà, nó đã đến những xứ sở ngoại quốc nơi người ta bay trên trời trong những con chim màu bạc và du hành trên mặt đất và mặt biển trong những máy móc quyền năng ; nơi có rất nhiều màu sắc và kinh nghiệm đủ loại ; nơi có mọi loại đàn ông và đàn bà đủ màu sắc, to lớn và nhỏ bé, nơi một số người mặc hàng trăm áo quần như đồ trang sức cho thân thể họ, và những người khác mặc những đồ chật cứng hay đi trần truồng trên bờ biển ; trong khi tôi lang thang với không gì khác hơn những áo, khăn bọc bên ngoài màu vàng cam đã cũ và một mũ rơm che cho cái đầu trọc nhăn nheo khỏi nắng ; nơi có những bộ máy cao hàng trăm lần cây cối, những buy đinh xuống đến hàng trăm mét dưới mặt đất, và người ta đi trong những con tàu siêu tốc, những máy bay siêu thanh, trong những tàu ngầm nguyên tử ; nơi những nhà khoa học hình như có quyền kiểm soát ngay cả mặt trời  đất, nước,-mặt trăng mọc, và có thể chơi với năm đại   như các chư thiên, như những nhà-lửa, gió và không gian  huyễn thuật, bay đến mặt trăng, ngay cả đi đến mặt trời ; nơi người ta giàu quá sức tưởng tượng, và người nghèo không ai giúp đỡ ; người ta có quá nhiều kinh nghiệm như mộng khác nhau ; những điều thích thú người ta chưa bao giờ nghe, mơ tới, cũng không tin nổi ở Tây Tạng ; và người ta có vẻ lạc mất trong bóng tối của mê lầm, cũng như rất nhiều người ở Tây Tạng và Ấn Độ, có hay không có lợi  còn khát khao hòa bình, hài lòng và thỏa-lộc vật chất  nguyện, thiếu vắng bình an và chứng ngộ tâm linh.

 

Tôi đã thấy rất nhiều loại phô diễn khác nhau đến nỗi người ta không thể diễn tả ra hết. Nhưng nếu bạn thấy cái ấy rõ ràng và có một cái nhìn sáng tỏ về nó, tất cả những trò phô diễn khó tin, thần diệu ấy chỉ là sự phô diễn như mộng của tâm thức mình. Nó chỉ là vấn đề của tri giác thấy biết của mình, như thế nào người ta kinh nghiệm những sự vật, giống như một ly nước được thấy bởi một con cá nhỏ sống trong ấy như căn nhà của nó, thì rất khác với cái nhìn của con người chúng ta.

 

Dầu kỳ lạ bao nhiêu, khi người ta nhận biết mọi sự như là sự phô diễn hay phóng chiếu của tâm thức chính mình, khi chúng ta thấy rằng mọi tri giác tùy thuộc vào nghiệp của mình, bấy giờ người ta không còn kinh ngạc, bởi vì người ta hiểu những sự vật hoạt động thực sự như thế nào, và chúng là thế nào, và chúng ta có thể sống một cách hòa bình, đánh giá mọi sự đúng như chúng là. Có rất nhiều sự vật để thấy. Nhưng thật sự chúng là gì ? Đấy giống như một giấc mộng, một ảo ảnh, một ảo tưởng, một ảo giác huyễn thuật. Vài giấc mộng kéo dài một trăm năm và rồi tan biến. Vài giấc mộng kéo dài một phút hay một giờ rồi tan biến. Những giấc mộng khác có hình sắc cụ thể và có vẻ tồn tại lâu trước khi tan rã.

 

Mọi sự rốt ráo được giải quyết trong bản tánh tuyệt đối. Trong những hiện tượng như mộng như vậy, có cái gì để nhận chọn hay bám níu ? Có cái gì để phán xét ? Có cái gì để chối từ hay buông bỏ ? Không có cái gì để cầm  khi bạn nhận biết-lên hay thả xuống. Khi bạn thức tỉnh   có cái gì để-bản chất như mộng của mọi hình tướng   thì sao ? Không có cái-làm ? Đấy chỉ là một giấc mộng  gì nữa để làm trong đó, ngoài việc biết người đang mộng, người biết. Rốt ráo, ai là người đang mộng ?

 

Đại thành tựu giả Saraha nói, “Trong mười phương, có cái gì để tạo tác, để trông chờ hay để làm ? Hãy nhận biết sự vô tự tánh và không thực tại của mọi hiện tượng giả ảo.” Mọi sự là tự do, như chúng là. Với nó có cái gì để làm đâu ?

 

Ở ngoài, nó là vậy ; ở trong nó cũng là vậy. Bên trong là một trò phô diễn không ngừng, như phim ảnh của namtok, những tư tưởng và ý niệm diễn dịch, phải thế không ? Bên trong, cái gì là nền móng cho sự phô diễn của những hiện tượng tâm thức là namtok ? Chúng đến từ đâu ? Chúng trú ngụ ở đâu một cách tạm thời và đi đâu hay tan biến ở đâu ? Chúng là cái gì ? Tư tưởng hay ý niệm là cái gì ? Hãy khảo sát điều ấy ở bên trong, quan sát tâm thức, như người ta khảo sát trò phô diễn huyễn thuật không cùng ở bên ngoài, cảnh tượng như huyễn như mộng của thế giới thoáng qua này.

 

Mọi tư tưởng, cảm giác, tình cảm, tri giác, xúc giác, trạng thái của tâm thức, mọi ý niệm v.v… giống như những đám mây trên bầu trời tụ hội chốc lát rồi tan rã, biến mất trong cũng không gian kia. Ích gì mà bám níu vào chúng ? Ích gì mà cố gắng xua tan chúng ? Mọi sự là sự phô diễn như huyễn như mộng kỳ diệu của tâm thức mình. Không có gì đặc biệt để làm về sự ấy, chỉ trừ nhận biết bản tánh trống không thực sự của nó, và tự do ở trong bất cứ cái gì hình như có xuất hiện. Cần thiết gì khi phê phán những tư tưởng và kinh nghiệm như là tốt hay xấu, như thích hay không thích, có lợi hay bất lợi. Hãy để chúng đến và đi đúng như chúng là, không trở nên dính dáng quá mức, không đồng hóa với bất cứ cái gì, cũng không nuông chìu chúng bằng cách theo chúng cũng không đè nén hay cấm đoán chúng. Đơn giản hãy để cho mọi sự bên trong và bên ngoài khởi hiện và biến mất trong đường lối của riêng chúng, như những đám mây trên bầu trời, và hãy ở bên trên và vượt trên tất cả, ngay giữa những hoạt động và trách nhiệm hàng ngày của mình.

 

Có nhiều thứ để làm trong thế giới này, nhưng chỉ có một điều người ta cần phải biết, đó là bản tánh thực sự của mình. Đấy là phương thuốc vũ trụ, món thuốc bá bệnh chữa lành mọi bệnh hoạn. Cái gì có đến, thì có đi. Tự tánh mình, hiện thể nền tảng chân thật của mình, thì vượt khỏi hay không bị ảnh hưởng bởi những vết nhơ ngoại sanh hay những hiện tượng tạm thời. Nó không đến không đi ; nó vĩnh hằng bất động. Nhận biết nó, thì tính chất siêu việt nội tại bẩm sinh được chứng nghiệm. Bấy giờ sanh tử và niết bàn không trình diện hy vọng hay sợ hãi cho hành giả ; nhị nguyên thôi có thể đạt được. Không có cái gì để hướng tới, không có cái gì để trở lui.

 

Như Guru Rinpoche đã nói, như Tilopa và Naropa đã nói, như đại thành tựu giả Saraha đã nói, “Với những vật bên ngoài, hãy điềm nhiên không lưu tâm. Với những vật bên trong (tự thân chủ thể) hãy điềm nhiên không lưu tâm. Không nhìn thấy  trống không,-ngoài cũng như trong, hãy để nó như nó là  tự do và lồng lộng. Chẳng phải vật bên ngoài trói buộc chúng ta, mà là sự bám chấp bên trong làm vướng mắc chúng ta.”

 

Đây là giáo huấn cốt lõi tinh yếu của các đại thành tựu giả Ấn Độ và những yogi thành tựu của Tây Tạng. Nó căn cứ trên những lời dạy của chính Phật Thích Ca, ngài nói rằng gốc rễ của tất cả khổ đau là sự bám chấp, luyến ái. Không có lời dạy nào hơn điều này. Đây là gốc rễ của tất cả. Đây là nguyên lý đàng sau tất cả nhiều giải thích khác nhau.

 

Nhục dục không nằm trong những sự vật, nó ở trong tâm thức tham muốn, trong chính sự tham muốn. Tham muốn phong gán cho những đối tượng bằng dục vọng, nhục dục, và giá trị. Mặt khác, thì cái gì là đáng tham muốn một cách tối hậu ? Mọi sự nương dựa vào tâm thức, vào sự bị quy định của mình ; cái một người tham muốn và mong mỏi thì đối với người khác có thể là ghê tởm và chẳng có chút giá trị gì. Thật rõ ràng, phải không ?

 

Bởi thế, dù bất cứ giáo lý gì người ta đã nhận, hãy ở trong tánh Như, tánh Không lớn rộng và cái rỗng rang sáng tỏ, vượt ngoài bám níu và trụ nắm. Đây là ngưỡng cửa của kinh nghiệm về bản tánh chân thật của Đại Toàn Thiện bổn nhiên, Đại Không : vượt khỏi ý niệm và cố gắng, mở ra với sự không cố gắng của tự do thật sự và hiện thể vô ngại đích thực.

 

Một số người có thể hiểu lầm và hỏi : Vậy thì việc gì phải phiền hà với những hành động đức hạnh và tích tập công đức hay giúp đỡ những người khác ? Tại sao phát sinh từ và bi ? Những người khác có thể nghĩ : Tại sao không tiếp tục thực hiện những hành động xấu, bởi vì trong tánh Không mọi sự đều bình đẳng ? Đây là một hiểu sai trầm trọng. Đây là một hiểm nguy, một sự trệch hướng khỏi cái thấy. Đây là chủ nghĩa hư vô, đoạn diệt, nơi vực thẳm há miệng của cái Không giả hiệu đang mời gọi.

 

Khi người ta chứng ngộ trạng thái tự nhiên, bản tánh tự nhiên của tất cả chúng sanh, bấy giờ tự nhiên có sự triển nở của lòng bi, lòng từ, ân cần và thiện cảm, bởi vì người ta chứng ngộ rằng không có một cái bản ngã tách rời với những người khác. Khi ấy người ta đối xử với những người khác như với chính mình. Không có nguyên nhân cho mối ác cảm, luyến bám, hay lợi dụng. Sự chứng ngộ tâm linh đích thực sẽ tự nhiên kèm theo những phẩm tính không thể nghĩ bàn như bi, từ và sự trợ giúp. Mỗi người được thấy như là chính mình, không phải một thực thể thường hằng mà là một khối kết nối những lực lượng tạm thời và bị quy định bởi nghiệp. Thế nên người ta làm vơi cạn khổ đau và khốn khổ bất kỳ khi nào chúng xuất hiện, bên trong hay bên ngoài, cho chính mình hay cho những người khác. Tại sao bạn không thể nhỉ ? Không ai muốn khổ, đúng không ?

 

Khi bạn chứng ngộ thật tánh của mọi sự, làm sao bạn có thể không có lòng bi tự nhiên và khó tin đối với tất cả những ai chưa chứng ngộ nó ? Tất cả chúng sanh đều ước ao hạnh phúc, tuy nhiên do vô minh, nên vẫn tiếp tục tạo thêm những khổ đau nữa cho chính mình. Một nguyên nhân quá đỗi cho lòng bi ! Chúng sanh thấy cái lợi lạc là vô ích, và không biết nó. Một nguyên nhân nào hơn cho lòng bi ! Nơi nào có khổ đau và mê lầm khởi lên, lòng bi khởi lên để giải thoát và làm nhẹ cho chúng sanh sự khổ đau từ mê lầm đó. Đấy là sự tuôn trào tự nhiên của sự chứng ngộ đích thật bản tánh chân thật.

 

Nó cũng giống như khi người ta thấy những đứa bé chạy ra đường, người ta tự nhiên phóng ra để cứu chúng khỏi bị xe đụng. Đó không phải là một vấn đề để suy nghĩ. Đó không phải là vấn đề chúng là con của ai. Người ta chỉ tự nhiên đáp ứng. Đây được gọi là lòng bi, nhưng không phải là một lòng bi được ý niệm hóa. Nó chỉ là một hành động thích hợp, sự lành mạnh căn bản. Đây là thái độ giác ngộ tự phát, lòng bi tự nhiên, là kết quả của chứng ngộ thật sự.

 

Trong những giáo huấn cốt lõi tinh yếu này có nói rằng khi người ta nhận biết chân tánh, hay thấy biết khuôn mặt xưa nay của mình, ngay cả một người có khuôn mặt chó, ngay cả một người có khuôn mặt sư tử, cũng trở thành Phật ngay trong đời này. Ngay cả một người mù chữ, một người học rộng, đều trở thành Phật ngay trong đời này. Điều này nghĩa là không có những tiên quyết đặc biệt nào cho sự chứng ngộ, chỉ có một sự thấu qua toàn triệt, nó không cần dựa vào học vấn, mộ đạo, địa vị hay uy tín.

 

Xin chớ nghĩ chúng ta ở đây trong thế giới này một thời gian lâu. Đây là một cuộc gặp gỡ rất ngắn ngủi. Và tuy nhiên, đây là khoảnh khắc của Đại Toàn Thiện ; nó vượt khỏi sự kéo dài, siêu vượt thời gian và không gian. Chúng ta có sự tiếp xúc đầy phước đức với một giáo lý và một cơ hội để thực hành. Đấy không chỉ là hạt giống đã được gieo, bởi vì người ta có thể thực sự kinh nghiệm quả ngay lúc này. Nếu người ta thực sự đã chín muồi hay đi sâu vào thực hành, đây là khoảnh khắc ấy ; nó không phải ở tương lai. Chớ nghĩ người ta cần thời gian thêm nữa. Nó là vấn đề thực hành ngay lúc này.

 

Suy nghĩ về những lời dạy không nhất thiết có nghĩa là bạn phải nghiên cứu những thứ băng đĩa và sách vở đã gom góp được. Chỉ suy nghĩ về bất cứ điều gì còn đọng lại trong tâm thức từ những lời dạy này, ngay dù nó chỉ là một chủ đề hay lời nói nhỏ nhất, như vô thường, hay vô tự tánh, hay như mộng. Bởi vì thời gian thực hành không phải là thời gian để lãng phí hay đùa cợt. Người ta cũng có thể đùa cợt một cách trí thức với những nghiên cứu, những tranh luận và sách vở, chúng có thể cung cấp thích thú lớn lao, nhưng cũng chỉ là một sự xao lãng, phóng dật, chỉ là những hình thức hý luận của sự đùa cợt.

 

Mọi người thích không làm gì và hưởng thụ. Bản thân tôi ưa nghiên cứu hàng trăm ngàn bài kệ vinh quang của những giáo lý Đại Toàn Thiện. Tuy nhiên, nghe băng không phải là cách thức rốt ráo để chứng ngộ Đại Toàn Thiện. Đôi khi một số nghiên cứu chỉ làm tăng thêm tính diễn dịch và làm sanh thêm nghi ngờ và những câu hỏi rắc rối. Bấy giờ chúng ta có thêm nhiều thẩm xét, trong khi ngay giờ đây chúng ta có thể giải quyết tất cả những nghi ngờ và vấn đề có thể có chỉ bằng thực hành.

 

Khi chúng ta biết làm thế nào để thực sự thực hành và thiền định, không cần gì phải tìm kiếm những đường lối khác để làm và những lời dạy khác về chuyện đó. Rất thú vị có nhiều loại giáo lý khác nhau, nhưng nếu chúng ta muốn thực sự cắt đứt gốc rễ nhị nguyên, chúng ta cần áp dụng sự thực hành vào chính chúng ta ngay hiện giờ, không phải lúc nào khác trong tương lai, sau khi đã sưu tầm mọi lời dạy có thể có về chủ đề.

 

Tôi đã cố gắng rất khó khăn suốt toàn bộ đời tôi để nhận được mọi trao truyền và lời dạy từ hai mươi lăm vị thầy Tây Tạng giác ngộ của những dòng phái khác nhau. Nhưng thật ra, tất cả điều chúng ta cần biết là làm sao thiền định và đưa những điều ấy vào thực hành.

 

Nếu một ít lời khuyên chân thành này có thể làm lợi lạc và tỏ ra ích dụng cho bạn, thì tất cả những công sức suốt đời của tôi là có ý nghĩa. Một vài cá nhân có thể nghĩ rằng Đại Toàn Thiện chỉ là một loại ngưỡng mộ khác hay phiêu diêu ngoại lai xa lạ. Nếu có nhiều tranh luận, tỷ giảo tôn giáo, chẻ sợi tóc làm tư về triết học, và so sánh, có lẽ những cố gắng của tôi là vô ích.

 

Tôi mong rằng bạn hiểu điều tôi đang cố gắng nói. Hãy thực hành tốt, và lợi dụng những khoảnh khắc này và những lời dạy này. Nguồn gốc là tin vào Tam Bảo : ba cấp độ hiểu biết bên ngoài, bên trong và bí mật về Phật, Pháp, Tăng. Sùng mộ hiến dâng và lòng bi cũng có thể cực kỳ hữu ích, bởi vì chúng làm hiển lộ sự tươi mới của bản thân tánh giác, và nâng cấp sự hiển lộ lộng lẫy vinh quang của rigpa. Chớ bỏ qua tính chất trợ giúp nâng đỡ của những thực hành tương đối. Hãy dùng bất cứ thứ gì có ý nghĩa và thực tế khả thi cho bạn.

 

Không có ai khác có thể thực hành cho bạn. Nó phải thích hợp với chính bạn, không phải là một bắt chước sự thực hành của ai khác, dầu bề ngoài nó có vẻ tốt đẹp bao nhiêu. Xin hãy làm sáng tỏ những sự việc cho chính bạn, càng nhiều càng tốt. Bấy giờ mọi việc sẽ hoàn mãn.

Sarva mangalam. Nguyện mọi sự đều tốt lành !

 

ĐẠI TOÀN THIỆN TỰ NHIÊN Thiền Tây Tạng và những Bài Ca Kim Cương

 Tác Giả: NYOSHUL KHENPO
Nguyễn An Cư dịch N.X.B Thiện Tri Thức, 1999

SHARE:

Trả lời