ÐỌC VỀ GIÁC NGỘ GIỐNG NHƯ GẢI CÁI CHÂN NGỨA MÀ KHÔNG CỞI GIẦY

SHARE:

NGƯỜI HỎI: Tôi có vẻ hơi liều, nhưng dù sao tôi phải hỏi điều này. Thường sau khi đọc về giác ngộ tôi dường như hiểu rất rõ nó là gì, và nhiều lần tôi hoàn toàn cảm thấy sự giống nhau của tất cả sự sống. Nhưng có gì   khác nhau giữa loại hiểu biết này và tỉnh thức của thiền?

LÃO SƯ: Ðọc về ngộ giống như đọc về chất dinh dưỡng khi bạn đói. Thế nó  có làm bạn no không? Rõ là không. Chỉ khi bạn nếm nhai và nuốt chúng bạn mới cảm thấy thỏa mãn, nó có thể so sánh với ngộ, hoặc tỉnh thức. Rồi ngay   cả thức ăn bạn đã ăn cũng không nuôi bạn cho đến khi sự tiêu hóa và hấp thu xảy ra. Cũng giống như vậy, đến khi bạn hội nhập vào cuộc sống hàng ngày  những gì bạn nhìn thấy, sự ngộ vẫn chưa làm gì cho bạn-nó sẽ không làm thay đổi cuộc đời bạn. Và như bước cuối cùng của thức ăn là loại bỏ, vì thế người ta phải đương nhiên loại chính mình khỏi khái niệm ” Tôi được giác   ngộ.”

Lúc đó chỉ có bạn ” bước tự do giữa đất trời.”

Bây giờ giả sử bàn chân bạn ngứa. Bạn có cảm thấy tốt hơn khi gải bàn chân   không giày hay gải chổ ngứa mà không cởi giày?

NGƯỜI HỎI: Dĩ nhiên gải bàn chân không giày.

LÃO SƯ: Ðọc về ngộ giống như gải chổ ngứa mà không cởi giày.

ÐỌC HAY KHÔNG NÊN ÐỌC?

NGƯỜI HỎI: Có hai điểm liên quan đến đọc sách làm tôi bối rối. Thầy nói   là đến lúc ngộ người ta cần từ bỏ suy nghĩ về tôi-người khác và ngưng chơi đùa với những khái niệm, thầy ám chỉ là việc đọc nuôi dưỡng những quan niệm và những tư niệm ngẫu nhiên, phải bỏ đi. Tôi biết là có nhiều thiền tăng uyên bác ở Trung hoa và Nhật thời xưa, họ rõ ràng chắc đã đọc rất   nhiều.

Ðiểm thứ hai thuộc về cá nhân. Tôi đang học trở thành bác sĩ thần kinh và  không có cách nào khác là phải đọc nhiều, không chỉ trong lĩnh vực của tôi mà còn trong những phạm vi có liên quan.

LÃO SƯ: Việc đọc ” trong những phạm vi có liên quan ” này là gì?

NGƯỜI HỎI: Ví dụ, để hiểu vấn đề của người dân ở các nước khác, đọc giúp tôi làm quen với cách diễn đạt và lối suy nghĩ của họ. Mọi thứ đều liên quan đến việc đọc. Nhưng nếu đọc làm hại việc tọa thiền của tôi và tôi bỏ  mọi thứ sách báo, cả những tạp chí khoa học, làm sao tôi tiến bộ và có thể giúp cho bệnh nhân của tôi tốt hơn?

LÃO SƯ: Những gì tôi đã nói là đọc bừa bải phải bị bỏ, không phải là tất cả.  Sinh viên như bạn và những người chuyên nghiệp nào đó cần đọc và nghiên cứu; những hoạt động như vậy phải được xem như một phần của tọa thiền   của bạn. Và toạ thiền thường xuyên, do tăng sự tập trung hay thư giản đầu óc sẽ làm bạn học tốt hơn cũng như lưu giữ những gì đã học. Nhiều hội viên   của chúng tôi là sinh viên, thầy giáo và những chuyên gia.

NGƯỜI HỎI:Thầy định nghiã thế nào là đọc bừa bải?

LÃO SƯ: Ðọc bừa bải là đọc thái qúa sách báo tạp chí, tiểu thuyết và vấn đề  tương tự không thiết yếu hoặc liên quan với công việc hay nghiên cứu của bạn. Chú ý từ “thái qúa.” Bạn có từng quan sát người ta ở trạm xe buýt, sân  bay, hoặc nhà ga không? Thường thường nếu họ ở đó một mình, ngay khi ngồi xuống họ lấy sách, báo hoặc tạp chí ra đọc. Rất ít người có thể thiền   hoặc chỉ ngồi yên lặng. Ðọc tiêu hao năng lượng, trong khi thiền gìn giữ và tập trung nó. Nếu trong tọa thiền bạn, cho phép trọng lực đặt ở khu vực rộng cở bàn tay phía dưới rún,bạn lập một giếng năng lượng ở đó làm mạnh mẽ  toàn thân. Bạn có thể so sánh qui trình này với máy phát điện sạc bình ác -qui.

Thầy tôi thường bảo với môn đồ là càng ít đọc sách triết hay về Thiền thì  càng ngộ nhanh. Tại sao lại như vậy? Vì ông biết rằng loại sách này đặc biệt cản trở tâm bằng những quan niệm, khái niệm nặng nề. Có một lần lão sư  Ðại vân, từng là một giáo sư, nói rằng kinh nghiệm ngộ độc đáo của Lục Tổ khi nghe một ông tăng lang thang đọc kinh Kim cương, có thể nhờ một phần   do sự mù chữ của ngài–đó là, muốn nói tâm của ông thoát khỏi những suy đoán vu vơ được nuôi dưỡng bởi đọc và nghiên cứu rộng.

Người mới tu trong thiền viện được khuyến khích chỉ nên đọc những mẩu  chuyện về cuộc đời của các thiền sư và chư Tổ, dù vậy họ cũng phải thuộc lòng một số kinh để tụng. Họ có thể nghe trực nhận chân lý từ người thầy, mà không cần phải qua trung gian của những trang giấy in. Ngôn ngữ và văn tự có thể làm lệch cái ý nghĩa chân xác của cái ‘ như thật’. Thiền nhấn mạnh,” nghe sự thật, tin nhận, hành trì.” Nghe sự thật , vì sự thật được kể từ người đã chứng nghiệm nó, rung động với một sức mạnh vô địch bởi những  lời hùng biện nhất.

Coi chừng việc đọc qúa mức các loại sách báo, giống như một liều thuốc qúa  liều, đè nặng tâm và làm cùn khả năng suy nghĩ sáng tạo. Ðọc bừa bải cũng có thể nuôi dưỡng sự tham lam vì những sự kiện vô ích và lòng kiêu hãnh   trong sự chiếm hữu những phẩm chất không dẫn đến sự tiến bộ tâm linh.

Cuối cùng, chân tuệ gồm khả năng đọc được những cuốn sách chưa được  viết ra. Nietzsche viết rằng khi thị lực của ông trở nên quá kém đến nỗi ông không còn có khả năng đọc sách nữa, cuối cùng ông bắt đầu đọc về chính   mình.

Ðọc và tọa thiền không bổ xung cho nhau. Ðọc những đề tài có phạm vi  rộng lớn, đặc biệt là về những sự kiện và lý thuyết làm mệt óc và làm cơ thể yếu đi, làm tê liệt ý muốn tọa thiền. Mặc khác, sau khi toạ thiền tâm bạn sẽ   cảm thấy rất trong sáng và tỉnh táo đến nổi bạn không muốn bị che phủ bằng cách đọc những loại đó.

NGƯỜI HỎI THỨ HAI: Nhưng tôi nghĩ là đọc những lời dạy của thầy sẽ   gây hứng thú và cũng giúp ích để nghiên cứu những nguyên tắc Phật giáo.

LÃO SƯ: Nếu anh làm việc gần gủi với một người thầy, anh có thể suy đoán   những nguyên tắc từ chính việc tọa thiền. Tâm bạn càng thoát khỏi những sự kiện, lý thuyết thì càng nhận rõ lời dạy và dự tiến bộ của bạn nhanh hơn.

Tuy nhiên sau ngộ, đọc kinh và những lời dạy của thầy có thể rất hữu ích.  Những gì vừa được đề cập đến là dành cho những người có vị thầy hướng dẫn về tinh thần. Nếu bạn không có, thì đối với bạn, loại sách đọc tốt nhất là   cái làm tăng đức tin và có sức thuyết phục. Ðừng rơi vào thói quen đọc sách mới về thiền hay yoga hoặc về bất cứ truyền thống nào bạn thích. Có hay   không có người thầy, bạn cần phải khám phá chiếu thiền và học cách kỷ luật chính mình. Và một khi bạn tin rằng có nhu cầu về tu luyện và kỷ luật tinh thần, hãy tìm một vị thầy và bắt đầu đi theo đường đạo.

NGƯỜI HỎI THỨ BA: Thế còn đọc tiểu thuyết chỉ vì thú vui đơn thuần thì  sao?

LÃO SƯ: Nó hoàn toàn lệ thuộc sự háo hức cở nào của anh đối với sự ngộ.  Nếu bạn khao khát chân ngộ, bạn sẽ thức dậy lúc ba giờ sáng, không cầm lấy tiểu thuyết mà hướng tới gối thiền và sẽ không có gì có thể tách bạn ra khỏi nó.

NGƯỜI HỎI THỨ TƯ: Ðọc loại sách nào là tốt nhất khi thầy có một cuộc sống tâm linh?

LÃO SƯ: Emerson nói,” cuốn sách tốt đặt tôi vào trạng thái làm việc.” Nếu  bạn muốn hiểu chân tánh — không chỉ tiên đoán về chúng –cuốn sách tốt là khi có hàm chứa ý nghĩa sâu xa được khám phá qua kinh nghiệm cá nhân. Một cuốn sách khuấy động tâm, đốt cháy khả năng tưởng tượng, và dẫn đến quyết tâm không để cái gì cản lối của ngộ. Tóm lại, nó đưa bạn ra khỏi ghế   đến với chiếu thiền.

NGƯỜI HỎI THỨ NĂM: Những quyển sách nào thầy đặt biệt khuyên đọc?

LÃO SƯ: Tôi chú thích một danh sách các quyển sách mà tôi tự nhận thấy  cảm hứng và dùng để dạy.[ xem “bản chú thích tài liệu đọc.” ] một số tựa sách hay được bỏ đi vì nó không còn được in.

Ðừng nghĩ rằng qúi vị cần phải đọc từng cuốn trong danh sách được đề nghị   hay tất cả chúng. Ngay cả những cuốn bạn đã đọc , lệ thuộc vào sự mong mõi , và sự phát triển tâm linh của bạn. Nếm từ đầu lưỡi cũng đủ cho một số  người, số khác có thể cong lưỡi lại như nếm rượu ngon, và một số thì thưởng thức và nuốt với sự thích thú của người không ăn gì trong nhiều ngày.

Từng cuốn sách này, cho tôi nhấn mạnh gắn vào cái nhãn:” Coi chừng: tạo   thành thói quen. Có hại nếu dùng những liều lớn.”

Ðại Thừa Xuất bản 1998
THIỀN, ÁNH BÌNH MINH PHƯƠNG TÂY
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng

Nguồn: (Tủ Sách Pháp Thí Hội)

SHARE:

Trả lời