TỨ VÔ LƯỢNG TÂM: TỪ- BI- HỶ- XẢ

SHARE:

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM: TỪ – BI – HỶ – XẢ

 

Đức Phật chỉ dạy và khuyên tất cả chúng ta thực hành “Tứ Vô Lượng Tâm”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh. Nếu mỗi người tự cố gắng thực hành “tứ vô lượng tâm”, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc… thì mỗi người sẽ trở thành một công dân lý tưởng trong một thế giới hòa bình, an lạc.

 

Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển đức hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật.

 

Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác. Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Đức Phật dạy người Phật tử phải tu tập tứ vô lượng tâm.

“Từ” là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. “Tâm từ” là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ. Tâm từ là lòng mong mỏi chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui hạnh phúc. Ngược lại với tâm từ là lòng “sân hận”.

(Trích lời đức ngài DALAI LA MA 14)

TÂM TỪ

Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, không dành riêng cho tình đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, muôn loài cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.

 

Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều đối với chính mình cũng như đối với những người thân cận, dù không quen biết, dù có ác cảm với mình. Người thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là “ta” không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.

 

Khi tâm từ xuất hiện thì lòng sân hận, ác ý, thù oán không thể phát sinh. Đức Phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được lòng sân. Không những dập tắt được lòng sân, tâm từ còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. Nhìn thái độ của loài người đối với hận thù, Đức Phật đưa ra nhận xét là tình thương sẽ chinh phục được lòng sân hận. Để giảng hòa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới, Đức Phật dạy:

 

Ở ngay giữa đám nhân sinh

Dù người hờn oán, nếu mình thảnh thơi

Sống không thù hận cùng người

Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương.

(trích Pháp Cú 197)

 

Nhưng có lòng từ ái đối với người khác không có nghĩa là phải quên mình. Lúc Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử từ bốn phương xa gần tấp nập về đảnh lễ Ngài. Chỉ có một thầy Tỳ kheo, thay vì làm như các vị khác, lại rút về tịnh thất chuyên cần hành thiền. Khi được hỏi về thái độ ấy, thầy trả lời vì trong ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập diệt nên thầy nghĩ rằng để tỏ lòng quý trọng Ngài, việc làm tốt đẹp nhất là thành tựu đạo quả A La Hán lúc Ngài còn tại tiền. Đức Phật ngợi khen thầy và nhấn mạnh là “Không nên vì mục tiêu của người khác mà lãng quên mục tiêu, sự an lành của chính mình. Hãy nhận định rõ ràng mục tiêu của mình và lập tâm thành đạt mục tiêu ấy”:

 

Chớ vì lợi ích cho người

Mà quên lợi ích cho nơi chính mình

Mục tiêu giải thoát tử sinh

Ai lo lợi ích cho mình chớ quên

Quyết tâm đạt được cho bền.

(trích Pháp Cú 166)

Không nên hiểu lầm là Đức Phật dạy ta nên ích kỷ, chớ có phục vụ kẻ khác một cách vị tha, bất cầu lợi. Trái lại Đức Phật chỉ nhấn mạnh rằng trong khi phục vụ lợi ích cho người cũng đừng quên mục tiêu tự giải thoát cho chính mình. Mình có giác ngộ và giải thoát rồi sau đó đi giúp kẻ khác mới hữu hiệu được hơn.

 

TÂM BI

“Bi” là lòng thương xót cứu khổ, thương dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sinh. Bi là động lực làm cho tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Đặc tính của “tâm bi” là ý muốn giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ.

Tâm bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo. Lòng của người có tâm bi thật là mềm dịu. Lắm khi người có tâm bi không ngần ngại hy sinh đến cả tính mạng. Chính do nơi tâm bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ kẻ khác, giúp mà không bao giờ mong đền ơn, đáp nghĩa.

 

Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đóitúng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đãng tội lỗiTâm bi phải bao trùm tất cả chúng sinh đau khổ, rất bao la và bình đẳng. Như Đức Phật xưa kia đã từng tế độ cho một người phụ nữ lạc bước giang hồ và cho cả một tên sát nhân tàn ác, toan hại Ngài. Về sau, cả hai đều theo Ngài và hoàn toàn đổi tính. Bên trong mỗi người, dù xấu xa thế nào cũng ngầm có những tính tốt. Đôi khi chỉ có lời nói phải, đúng lúc, cũng có thể làm đổi hẳn con người. Như vua A Dục ngày xưa, tàn bạo đến nỗi, người đời bấy giờ gọi là “A Dục, con người tội lỗi”. Thế mà, khi nghe được lời nói phải của một thầy Sa di trẻ tuổi, ông đổi hẳn lại tính tình, mạnh tiến trên con đường tự giác và trở thành “A Dục, con người hiền đức”. Ta nên nhận định rằng, tâm bi của Phật giáo không phải là giọt nước mắt nhỏ suông gọi là thương xótKẻ thù gián tiếp của tâm bi là “âu sầu, phiền não”.

 

Tâm từ và tâm bi thường đi chung với nhau. Trước hết phải dùng tâm bi để trừ giùm đau khổ cho chúng sinh, rồi kế đó dung tâm từ mà cho họ niềm vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn. Vậy “bi” là nhân mà “từ” là quả. Người sống có tâm từ bi, có tình thương thì mọi hận thù trên thế gian này sẽ tiêu tan.

 

Một người có hai bà vợ. Một bà có con và một bà không. Bà không con đem lòng ganh tị, trộn thuốc độc vào thức ăn của bà kia, hại bà kia hai lần hư thai. Đến lần thứ ba, thuốc độc làm cho bà kia đang có mang cùng chết với đứa bé. Bà kia khởi tâm cương quyết báo oán và thực hành ý định. Bà không con bị trả thù, cũng quyết tâm trả thù lại. Thù oán trả qua trả lại, hết bà này đến bà kia, qua lại trong hai kiếp sống liên tụcTuy nhiên, đến kiếp tái sinh thứ ba, cơ hội đưa đẩy hai bà cùng đến gặp Đức Phật và sau đó nhờ Ngài khuyên giải mà hận thù được chấm dứt:

Khắp nơi trong cõi dương gian
Hận thù đâu thể xua tan hận thù
Chỉ tình thương với tâm từ
Làm tiêu oán hậngiải trừ hờn căm
Đó là định luật ngàn năm.

(trích Pháp Cú 5)

Cô hầu nhỏ của một ông chồng nọ bất chợt đem lòng ganh tị bà vợ lớn. Một lần cô đem đổ bơ nóng lên đầu bà nhưng bà không giận mà còn giải lòng từ bi đến cô, nguyện rằng mình không sân hận, khiến cho bơ nguội lạnh, bà không bị phỏng. Về sau, cô hầu nhỏ ăn năn hối hận và xin sám hối. Bà bảo cô phải lên xin sám hối với Đức Phật trước bà mới bằng lòng quên lỗi. Cô làm theo lời bà và được Đức Phật khuyên rằng “Hãy lấy tình thương mà chế ngự tâm sân, lấy chân thật khắc phục giả dối”:

Lấy từ bi, lấy ôn hòa
Thắng cơn nóng giận bùng ra thét gầm
Lấy hiền lành, lấy thiện tâm
Thắng lòng hung ác bất nhân khó lường
Lấy tâm bố thí cúng dường
Thắng hàng keo kiệt, thắng phường tham lam
Lấy chân thật để đập tan
Những trò hư ngụy, dối gian ở đời.

(trích Pháp Cú 223)

TÂM HỶ

“Hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. Hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là “ưu phiền”. Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với một người nào. Hỷ là lòng cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát.

Lòng “ganh tị” là kẻ thù trực tiếp của hỷ. Nhiều người lấy làm bực tức khi thấy người khác thành công hay vui khi thấy người khác thất bại. Chính tâm hỷ làm tiêu tan lòng ganh tị đó.

Do lòng tin, bởi niềm vui
Người người bố thí, nơi nơi cúng dường
Kẻ mà tâm xấu buông lung
Thấy ai được hưởng, trong lòng ghét ganh
Ngày đêm sẽ mãi quẩn quanh
Không hề an tịnh tâm mình được lâu.

 (Trích Pháp Cú 249)

Người có tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn cả người khác. Nếu so sánh với tâm từ và tâm bitâm hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có tâm hỷ, phải có ý chí mạnh mẽ và hết sức cố gắng. Để tạo sự an vui, hạnh phúc trong đời sống cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời trong sạch, cao thượng, người Phật tử nên thực hành tâm hỷ.

Một Sa di, con của người gác cửa, nói xấu về tâm bố thí của tất cả các thiện tín đến chùa, từ đại thí chủ như ông Cấp Cô Độc đến vua Ba Tư Nặc, ngoại trừ những người có họ hàng với chú. Đề cập đến bà con mình thời chú nói: “Ô! Nhà của bà con tôi cung cấp đầy đủ cho các Sa môn tứ phương!”. Vài vị Sư khác muốn tìm hiểuđiều tra và khám phá ra sự thật. Khi các vị này bạch lại vớí Đức Phật về tác phong thấp hèn của chú Sa diĐức Phật dạy “Người nào đem lòng khen chê, bất mãn và đố kỵ về những phẩm vật bố thí thì tâm người ấy chưa được an tịnh. Người bỏ được tính đố kỵganh ghét và không so đo hơn thua thì tâm lúc nào cũng an tịnh”:

Chỉ riêng người hiểu pháp mầu
Nên lòng ganh ghét trước sau diệt trừ
Ngày đêm hương đạo thơm đưa
Cõi lòng an tịnh, tâm tư thanh nhàn.

(Trích Pháp Cú 250)

TÂM XẢ

“Xả” là lòng buông xả ra mọi vật của mình cho tất cả chúng sinh không phân biệt kẻ oán người thân. Xả là bố thí, bỏ đi, không chấp, không ghi giữ trong lòng. Xả là trông thấy đúng đắnnhận định chân chínhsuy luận vô tư, tức là không ghét bỏ cũng không luyến ái; không ưa thích cũng không bất mãn. Phản nghĩa của “tâm xả” là “cố chấp”.

Người cao thượng luôn giữ tâm bình thản trước sự khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa. Giữa cuộc thăng trầm của thế gian đó, Đức Phật dạy ta nên luôn bình thản, hành tâm xả, vững chắc như tảng đá sừng sững giữa trời, vững như voi, như mãnh hổ. Ví như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới, tuy sống giữa chợ người mà ta không luyến ái những lạc thú hão huyền và vô thường của cuộc đời. Như hoa sen từ bùn nhơ nước đục vươn lên, chúng ta cũng vượt lên bao nhiêu quyến rũ của thế gian để sống trong sạchtinh khiết, luôn luôn bình tĩnh và an vui.

Kẻ thù trực tiếp của xả là “luyến ái” và kẻ thù gián tiếp của tâm xả là sự “lãnh đạm”. Tâm xả lánh xa lòng tham ái và trạng thái bất mãnThái độ vô tưthản nhiênan tịnh là đặc tính quan trọng của tâm xả. Người có tâm xả không thích thú trong vui sướng cũng không bực tức trong phiền não. Người có tâm xả đối xử đồng đều giữa kẻ tội lỗi và bậc thánh nhânĐức Phật luôn khen ngợi, khuyến khích hàng đệ tử thực hành tâm xả.

Xả có bốn thứ. Nếu đem cho người ta đồ vật, của cải thời gọi là “tài xả”. Nếu đem giáo phápgiáo lý cho người thời gọi là “pháp xả”. Nếu đem đức không sợ hãi cho người thời gọi là “vô uý xả”. Còn tự mình xả bỏ tất cả các mối phiền não thời gọi là “phiền não xả”.

Một Tỳ kheo có thói xấu hay moi móc lỗi lầm của người khác để chê bai. Đức Phật dạy “Nếu có ai nói rõ lỗi lầm của người khác và chỉ dạy cho họ cách sửa chữa lại thì đó chẳng phải là một hành động xấu ác đáng chê trách. Trái lại nếu có kẻ nào luôn luôn chỉ trích chỗ sai lầm của người khác với ý định hiểm độc để nói xấu thời những người như thế không bao giờ đạt được giác ngộ mà chỉ có sự ô nhiễm tăng trưởng trong họ mà thôi”:

Nếu ta thấy được lỗi người
Tâm ta nóng giận tức thời dễ sinh
Tăng thêm phiền não thật nhanh,
Xa lìa an tịnh, quẩn quanh muộn sầu,
Lỗi người chẳng để tâm lâu
Còn chi sầu muộn, còn đâu não phiền

(Trích Pháp Cú 253)

Vài thầy Sa di không biết nên theo phá khuấy một vị A La Hán khả kính vì thân hình ngài nhỏ bé thấp lùn. Khi được biết vị thánh tăng tính tình hiền hòa, chẳng hề tức giận, vẻ mặt luôn bình thản, không chút xao độngĐức Phật dạy rằng chư vị A La Hán giữ mình luôn luôn bình thản trước những lời tán dương hay khiển trách:

Gió nào lay núi đá cao
Và người trí lớn khác nào núi kia
Tiếng đời trần tục khen chê
Tán dươngphỉ báng, dễ gì động tâm.

(Trích Pháp Cú 81)

Theo lời mời của một vị Bà La MônĐức Phật và các môn đệ Ngài đến an cư kiết hạ tại làng của ông ta. Nhưng Đức Phật và các Tỳ kheo lắm lúc bị bỏ lửng, không được chăm sóc đến, vì vị thí chủ này lãng quên, hơn nữa dân làng địa phương lúc đó đang bị nạn đói kém trầm trọngĐức Phật và các Tỳ kheo trong thời gian đó phải dùng lúa cho ngựa ăn được cúng dường bởi các người buôn ngựa, nhưng không có ai vì đó mà buồn ý, vẫn tinh tấn tu tập. Đến khi trở về tịnh xá Kỳ Viên các ngài được cung cấp thực phẩm chu đáo nhưng cũng không vì đó mà tỏ ra thỏa thích quá độĐức Phật lưu ý rằng người thiện trí vượt lên trên mọi xúc động thường tình, không bao giờ bồng bột, cũng không bao giờ để tinh thần suy sụp, luôn bình tĩnh trước mọi việc xảy ra:

Người lành thường mãi lìa xa
Mọi điều dục lạc bỏ qua chẳng bàn,
Người hiền trí gặp vui buồn
Dù đầy hạnh phúc, hay tràn khổ đau
Không hề dao động trước sau
Tinh thần luôn vững, há nào mừng lo.

 (Trích Pháp Cú 83)

Một bà tín nữ có ý muốn thỉnh năm vị Tỳ kheo lão thành về nhà trai tăng. Nhưng tịnh xá lại cử đi năm vị Sa di trẻ tuổi đến nhà bà thọ thực. Bà thí chủ chỉ muốn thỉnh những vị Tỳ kheo nên bà không vui, tỏ vẻ không tôn kính và không dâng cúng vật thực đúng thời khiến các vị Sa di bị đói khát. Về sau bà mới nhận ra phẩm hạnh của các vị Sa dimặc dầu không được tiếp đãi nồng hậu, vẫn không hề tỏ ra bất mãn. Khi nghe thuật lại câu chuyệnĐức Phật dạy:

Tỏ ra thân thiết chân tình
Giữa người thù nghịch quanh mình gần xa,
Tỏ ra thiện chí ôn hòa
Với người tính khí thật là hung hăng,
Không còn luyến ái vương mang
Bên người cố chấp buộc ràng vây quanh,
Bà La Môn thật xứng danh.

(Trích Pháp Cú 406)

Một ông vua lấy làm thất vọng và âu sầu vì đã bị bại trận ba lần. Ông không thắng nổi kẻ địch là người cháu gọi mình bằng cậu. Người cháu đó là vua A Xà Thế. Ông vua bại trận bỏ cả ăn uống, cứ nằm dài mãi trên giường. Đức Phật luận về hậu quả không hay của cả người thắng lẫn kẻ bại, dạy rằng muốn an vui, chớ ham tranh thắng bại. “Kẻ chiến thắng gây thêm thù hận. Còn người thất trận phải chịu khổ đau ảo não”. Sống an hòa là thái độ tốt nhất:

Khi mà thắng lợi vẻ vang
Sinh ra thù oán ngập tràn. Nguy thay!
Khi mà thất bại chua cay
Sinh ra đau khổ chất đầy tâm can!
Chi bằng thắng bại chẳng màng
Cuộc đời tịnh lạc, bình an vô cùng

(Trích Pháp Cú 201)

Hỷ và xả là hai hạnh lành, có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau. Xả làm nhân cho hỷ, nghĩa là muốn vui theo với người, muốn làm cho người vui, thì trước tiên mình phải đừng chấp, phải xả bỏ những điều ngang trái, những điều thiệt thòi sỉ nhục mà người khác đã làm cho ta.

Trong các truyện về “Tiền thân Đức Phật” ta thấy Ngài từng xả bỏ thân mạng mà cứu giúp chúng sinh. Khi được làm Bồ Tát trên cung trời Đâu Suất, Ngài xả bỏ các sự vui sướng nơi thiên cung mà giáng sinh cứu thế. Trước kia khi còn là một hoàng tử sắp lên ngôi vua, Ngài xả bỏ tất cả đền đài cung điện, châu báu ngọc ngà, vợ đẹp con khôn, quyền cao chức trọng để mà một thân một mình ra đi tu hành khắc khổ.

Người tu hành phải tập xả dần, xả tất cả. Con tằm sở dĩ thành bướm bay lượn đó đây, vì nó đã rời bỏ cái kén, dù đó là một cái kén bằng tơ vàng óng ánh, ấm áp, đẹp đẽ mịn màng vô cùng. Nhưng xả mà còn buồn rầu tiếc nuối cho cái mà mình đã bỏ đi thì xả như thế không có ích gì. Xả phải đi đôi với hỷ. Phải xả với vẻ mặt hân hoanvui mừng như người tù khi tháo gỡ xiềng xích.

 

trích TỨ VÔ LƯỢNG TÂM : TỪ BI HỶ XẢ – trong TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ (của Tâm Minh Ngô Tằng Giao) 

 

Trong ngày hôm nay, Sống yêu thương, Tâm Bình An, Luôn Biết ơn, Làm việc chăm chỉ , Tử Tế với người.

(trích Niệm luật Reiki – phương pháp chữa lành của người Nhật Bản)

TỬ VÔ LƯỢNG TÂM

Tứ vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn đức tính tiềm tàng trong lòng mỗi người chúng ta. Giàu giàu có sang cả hay nghèo khổ cơ hàn, dù thông minh trí tuệ hay đần độn dốt nát, dù ốm hay mập, cao hay thấp, xinh đẹp hay xấu xí, mạnh mẽ hay yếu đuối, dù điếc dù đui, dù câm, dù ngọng: Tứ vô lượng tâm có sẵn trong lòng chúng ta cả.

Ai đã phát triển được tứ vô lượng tâm trong lòng mình, người ấy đã tạo được trạng thái tinh thần hòa và bình giữa mình và nhân loại, hòa mình được với tất cả vạn vật.

Chính nhờ từ, bi, hỷ, xả mà con người có thể gọi là văn minh và con người xứng đáng là con người. Tứ vô lượng tâm là phần tinh túy cao cả nhất trong tâm hồn ta và nó phải là lý do và nền tảng của mọi hành động ta. Tâm hồn ta có được tinh khiết thanh tịnh cùng chăng, cũng do tứ vô lượng tâm vậy.

Tứ vô lượng tâm đã có sẵn trong lòng ta, nhưng ta phải cố công tìm mới gặp được và tìm được rồi ta phải thi thố, thực hành nó, phải vun phân tưới nước cho nó một cách liên tục, với sức cố gắng không ngừng. Trong đời có kẻ bỏ công ra đào đất tìm ngọc, tìm vàng, tìm hột xoàn, tìm dầu lửa, tìm nước.

Đành rằng trong đất sẵn có mỏ quý các loại, nhưng muốn tìm được người ta phải khám phá nó ra, phải cố công đào lớn moi sâu mới gặp. Cùng một thế đó, trong lòng ta có sẵn tứ vô lượng tâm, nhưng nếu ta cứ để nó chôn vùi dưới lớp đầy tham lam, sân hận, si mê, ắt không có phần nào ta gặp nó được. Tìm vàng tất phải đào đất, tìm tứ vô lượng tâm, tất phải xới bỏ tham, sân, si. Rồi một ngày kia cũng như anh chàng tìm được mỏ vàng, ta sẽ giàu có, của cải ta sẽ vô lượng: giàu lòng từ, bi, hỷ, xả. Và sự nghiệp này sẽ cho ta một sức mạnh phi thường, lại không ai tranh giành chiếm đoạt với ta vì cùng với ta, ai ai cũng mong cho ta có, và ta càng cho nó ra, nó đã không vơi mà lại càng đầy thêm nữa.

Nhưng ta phải làm thế nào để tìm ra được tứ vô lượng tâm? Đào đất tìm vàng phải dùng khí cụ sắc bén như cuốc xuổng, máy móc. Đào xới đất tâm để tìm từ, bi, hỷ, xả, phải dùng khí cụ nào? Khí cụ sắc bén này chỉ là cố gắng: cố gắng đừng tham dục, đừng say mê; cố gắng diệt tận những tư tưởng ganh tị, oán hờn; cố gắng không để sự lười biếng dễ duôi thắng được ta; cố gắng vượt khỏi mọi sự lo âu thắc mắc, cố gắng tạo cho lòng ta một đức tin vững vàng, tin nơi Phật, tin nơi Pháp, tin nơi Tăng, tức là thắng được hoài nghi, một thứ cỏ dại nó bao phủ thửa đất lòng ta. Cố gắng diệt trừ cái “có ta” để đạt cho kỳ được cái “không ta” vậy.

Tham dục (Kàmacchanda), sân hận (Vyàpàda), lười biếng, lần lựa (Thìna Middha) lo âu, phiền não (Uddhacca Kukkucca) và hoài nghi (Vicikicchà) là năm động lực liên tục chi phối tâm ta và làm cho tâm ta chao động luôn luôn. Đó là năm chướng ngại làm tâm ta không thể trở vể thanh tịnh, trong suốt, để ta có thể nhận thức được chân tướng của sự vật: tức là si (Moha). Và vì không hiểu được chân lý của sự vật và vũ trụ là vô thường, khổ não, vô ngã nên mới đâm ra tham (lobha) và phàm đã tham tức có luyến ái, thọ hưởng, đi cùng với ghen ghét, lựa chọn, bám giữ cái đã có, ước mong cái sẽ có, tiếc hận cái đã mất, do đó mới trổ ra sân (dosa). Vì tham, sân, si mà ta không thể tiến đến trạng thái trong sạch.

Bây giờ, với dụng cụ sắc bén là cố gắng, ta đào được qua năm lởp đất dầy chướng ngại kia, nghĩa là khi thắng được năm trạng thái trên, thì lòng ta lần lần bình lại, ví như một bồ nước hết chao, lần lần lặng xuống và khi đã lắng hoàn toàn thì suốt qua lớp nước trong không còn cặn cáu bùn bẩn nào cả, ta sẽ thấy rõ đồ vật dưới đáy hồ là thế nào. Tham, sân, si đã diệt tận thì lòng ta như nước đã thiệt lắng. Hể giữ vẹn năm giới căn bản tự nhiên phải có kết quả ấy và chừng đó tứ vô lượng tâm sẽ hiện ra trong lòng ta như sự dĩ nhiên. Chừng đó, như người tìm được vàng sẽ sống phong phú với vàng, ta sẽ sống đời phong phú vô biên với từ, bi, hỷ, xả. Hơn thế, ta sẽ là từ, bi, hỷ, xả. Tứ vô lượng lầm là ta vậy.

TRÍCH TỨ VÔ LƯỢNG TÂM LÀ GÌ TỪ BI HỶ XẢ LÀ NHƯ THẾ NÀO (Phatgiaorgvn)

 

Và kết thúc bằng bài nguyện TỬ VÔ LƯỢNG TÂM: 

Nguyện chúng sinh đắc nhân an lạc,

Sống yên vui từng chớp sát na.

Nguyện chúng sinh muôn khổ lìa xa,

Thoát vòng tục lụy phiền hà thế gian.

Nguyện chúng sinh dứt khổ hân hoan,

Vô lượng hỷ lạc, từ quang sáng ngời.

Nguyện chúng sinh an trụ không rời

Trong bình đẳng xa muôn đời vô ưu.

 

Tổng hợp nguồn bài viết:

TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA)  – Tâm Minh Ngô Tằng Giao (Thuvienhoasenvn)

NIỆM LUẬT REIKI – PHƯƠNG PHÁP CHỮA LÀNH CỦA NGƯỜI NHẬT

TỨ VÔ LƯỢNG TÂM LÀ GÌ TỪ BI HỶ XẢ LÀ NHƯ THẾ NÀO (Phatgiaorgvn)

BÀI NGUYỆN TỨ VÔ LƯỢNG TÂM 

CÙNG CÁC HÌNH ẢNH SƯU TÂM WEBSITE

Xin tri ân tất cả với lời chúc lành đến từ BỒ ĐỀ TÂM THANH TỊNH!

 

Tổng hợp và Soạn bài : Tịnh Thành

Hà nội, ngày 6 tháng 1 năm 2022

 

SHARE:

Để lại một bình luận