NHỮNG KHO TÀNG TỪ ĐỈNH CÂY TÙNG XÙ – PADMASAMBHAVA

SHARE:


NHỮNG KHO TÀNG TỪ ĐỈNH CÂY TÙNG XÙ PADMASAMBHAVA
Dịch: Erik Pema Kunsang và Marcia Binder Schmidt
Ban dịch thuật: Thiện Tri Thức 2017

1. MỤC LỤC
2. NHỮNG LỜI DẠY DẪN NHẬP
3. LỜI KHUYÊN LÀM THẾ NÀO THỰC HÀNH NHỮNG GIÁO HUẤN SÂU XA
4. TÍNH TỈNH THỨC TỰ GIẢI THOÁT
5. HAI MƯƠI MỐT GIÁO HUẤN TRỌNG YẾU
6. GIÁO HUẤN CHỈ THẲNG CHO BÀ LÃO
7. ĐI XUỐNG VỚI CÁI THẤY TỪ TRÊN CAO
8. VÒNG HOA PHA LÊ CỦA THỰC HÀNH HÀNG NGÀY
9. VÒNG HOA BẰNG VÀNG QUÝ BÁU CỦA NHỮNG GIÁO HUẤN THIỀN ĐỊNH
10. VÒNG PHÁP NHỮNG ĐIỂM TRỌNG YẾU
11. LỜI DẠY VỀ PHỐI HỢP GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU: NHỮNG THỰC HÀNH VỚI VÀ KHÔNG CÓ NHỮNG KHÁI NIỆM
12. GIÁO HUẤN CHO NHỮNG PHỤ NỮ ĐẠT GIÁC NGỘ MÀ KHÔNG BỎ NHỮNG HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
13. SỰ QUÁN ĐẢNH CHO TRÒ PHÔ DIỄN CỦA TÁNH GIÁC
14. NHỮNG DẤU HIỆU VÀ CẤP ĐỘ CỦA TIẾN BỘ
15. CHỈ DẠY VỀ ĐẠT ĐƯỢC GIÁC NGỘ VÀO GIÂY PHÚT CHẾT
16. NĂM TRUNG ẤM
17. KHO TÀNG CỦA HANG HOA SEN PHA LÊ

Trích dẫn:

dù một bám chấp nhỏ nhất cũng có thể làm hại thực hành của chúng ta. Cắt đứt những tư tưởng cần phải tự động, nhưng nếu chúng ta không ghi nhận rằng chúng ta đang bị che tối và thay vì thế trở nên quên bẳng, hay nếu chúng ta trở nên xáo động, tâm thấy nó không thể tĩnh lặng và chúng ta cảm thấy chúng ta không thể cắt đứt những tư tưởng. Một khi thoát khỏi sự hôn trầm và xáo động, cái thấy không bị che tối. Tỉnh giác kéo dài bao lâu tùy thuộc vào chúng ta trở nên quen thuộc với nó như thế nào.

Phương pháp hoàn hảo để làm quen nhanh chóng với trạng thái không do tạo tác của tánh giác là có lòng sùng mộ đối với các bậc giác ngộ và lòng bi đối với những chúng sanh chưa giác ngộ. Bấy giờ, như có nói, “trong giây phút của tình thương, tinh túy trống không mọc lên trần trụi.” (1) Sùng mộ và lòng bi cả hai đều là tình thương. Thân, ngữ, và tâm có thể cảm thấy tràn ngập tình thương, và bấy giờ nếu bạn nhìn vào trong, nó giống như một mặt trời không bị mây che. Đây là lý do tại sao những hành giả Kagyü và Nyingma thời quá khứ đạt được giác ngộ mà không cần học. Với cái hiểu lý thuyết ít, các vị có thể có được kinh nghiệm, sự trang hoàng vĩ đại của tánh giác. Kinh nghiệm này cần không có bám chấp nhị nguyên bởi vì kinh nghiệm mà với bám chấp thì không lợi lạc.

Nhanh chóng đạt được giác ngộ dựa vào sự tin cậy và sùng mộ đối với Tam Bảo, và lòng bi đối với những chúng sanh đều là mẹ của chúng ta. Bản tánh Không có thể biểu lộ trần trụi khi chúng ta có những cái ấy. Đây là con đường tối thượng của hợp nhất không có lỗi lầm.

Tính cách đặc biệt của Phật giáo là sự thống nhất không bị hai cực đoan thường và đoạn làm ô nhiễm. Một sự rơi vào quan điểm này hay kia là một giới hạn sẽ ngăn chặn tiến bộ trên con đường đúng. Lấy quan điểm thống nhất – tức là bản tánh của tâm vừa là trống không và biết – thì cái biết tịnh trừ cực đoan đoạn và tánh Không tịnh trừ cực đoan thường. Cái nhất thể này là cái biết trống không đầy tràn hiểu biết. Không có nhất thể này, một người sẽ nói rằng tâm là vô tận; người khác lại nói nó là không có gì cả. Lạc vào những sai lầm này, quan điểm thường và đoạn tạo ra kinh nghiệm nhị nguyên của một người tri giác và một đối tượng tri giác.

Dịch giả: Erik Pema Kunsang

Sùng mộ và lòng bi là những kỹ thuật vĩ đại nhất, phương tiện cao trỗi nhất. Chúng tốt hơn một trăm lần so với thiền định về những bổn tôn và trì tụng những thần chú. Trong những giáo lý Đại Toàn Thiện, chúng ta thường nói rằng chỉ lòng bi và sùng mộ tự nhiên không thi thiết là quan trọng, nhưng chúng ta phải bắt đầu bằng thi thiết sự tin cậy và lòng bi.

(1) Một câu trích từ Nguyện vọng Đại Ấn của Karmapa thứ ba.

SHARE:

Để lại một bình luận