CON ĐƯỜNG CỦA BỒ TÁT

SHARE:

Điều kiện tiên quyết để đi vào con đường là một chắc chắn bằng trực giác rằng Sáu Ba La Mật diễn tả thái độ của con người phù hợp nhất với những nhu cầu và những trách nhiệm của hoàn cảnh con người. Sự mong muốn những phẩm tính này được biểu lộ như là cầu nguyện tức thời được đáp ứng, chuyển hóa bất kỳ rung động xúc cảm nào đang có mặt thành sự buông xả hoan hỷ. Sự thực hành của thành tựu rốt ráo này là một dòng liên tục của lòng bi tự nhiên.

Bố thí ba la mật hay sự hoàn thiện của rộng lượng là sự vắng mặt hành động được điều động một cách ích kỷ và sự thay thế của nó là nhiệt tình đem cho những của cải vật chất để làm nhẹ bớt nhu cầu của cuộc đời, đem sự an ninh an toàn cho những chúng sanh sợ hãi và nhút nhát, và đem cho món quà cao quý nhất, cao cả nhất là bản thân chánh pháp. Hành động đem cho sau chót này là điều Bồ tát nhắm làm liên tục. Người ấy làm điều đó theo nhiều cách: bằng cách chia sẻ một nguồn cảm hứng, bằng cách dạy khóa học về tâm thức và thiền định, bằng hành động làm gương và bằng cách biểu lộ những khoảng trống bên trong của tâm thức mình. Tặng phẩm của một sự rung động thương yêu cho người nào cần nó, tặng phẩm đồng cảm và chia sẻ giúp đỡ trong sự đương đầu đáng sợ, tặng phẩm khôi hài yêu mến trong lúc tự thương hại, đây là sự bố thí của Bồ tát. Không có bố thí thì chỉ có sự nghèo khổ, chán nản và một tâm thái chật hẹp trong đó sự tiến bộ đến trí huệ toàn diện thì không thể được.

Giữ giới ba la mật là sự khước từ bất cứ điều gì dẫn mình và những người khác ra khỏi một trạng thái sáng tạo tích cực hay đức hạnh của tâm và là sự trau dồi bất cứ điều gì dẫn ra khỏi một trạng thái hủy hoại hay xấu xa của tâm. Chúng ta không thể chế định một bộ luật đạo đức cứng nhắc để hướng dẫn chúng ta bởi vì mỗi tình huống phải được tiếp cận với sự rỗng rang. Tuy nhiên, mười điều xấu được truyền thống kẻ ra cho sự chỉ dẫn căn bản những điều gì nên tránh và những cái ngược lại của chúng thì nên làm. Mười điều xấu là giết, trộm, tà dâm, nói dối, nói tầm phào, vu khống, nói lời thô nặng, tham lam, mang những quan điểm sai lầm, cố chấp. Nhận thức sự an vui cho mình và những người khác là hòn đá tảng nhờ đó hành động được phán xét. Từ chối quy ước là không đạo đức, trong khi tàn bạo, thô lỗ, và chướng kỳ chỉ là vô minh. Sự tận tụy mù quáng không nên che ám sự phân biệt giữa vô lễ và phương tiện khéo léo đôi khi biểu lộ như một tính khí dị thường. Không có sự chứng ngộ hay cái thấy thấu tối nặng nề; sự nghiện ngập quyền lực và giàu có gây ra sự say sưa nặng nề của lo nghĩ và đầu óc hẹp hòi, tất cả những sức mạnh kéo xuống này dễ dàng tiêu tan với năng lượng do sự trau dồi và chiều hướng sáng tạo của những ảnh hưởng của thiện nghiệp. Những bộc phát năng lượng cao thì không đủ; người ta phải có sự nỗ lực kiên trì kháng cự lại bất kể lực lượng nào đối nghịch. Kiên trì còn cần trong sự huấn luyện tâm thức hơn trong sự huấn luyện thân thể bởi vì những khe rãnh tinh vi trong đó tâm thức chuyển động là kết quả của vô số hành vi tâm trí thâm căn cố đế và do đó đòi hỏi nhiểu nỗ lực để khuôn đúc lại.

Thiền định ba la mật giữ cho tâm tỉnh táo cảnh giác và thăng bằng, thường trực trông nom trạng thái của tâm. Nó là chìa khóa để phát triển vừa cả bốn ba la mật trước bao gồm cách thức hành động của Bồ tát, vừa trí huệ phân biệt ba la mật theo sau, trí huệ này là sự thấu hiểu của Bồ tát. Thiền định là phương tiện nhờ đó năng lực tối hậu của thấu hiểu và năng lực tương đối của kiểm soát tâm được đạt đến. Thực hành thiền định bao gồm sự khai triển an định (samatha) và quán chiếu (vipasyana), nền tảng cho tiến bộ xa hơn. Những thực hành này bao gồm một sự rút tâm ra khỏi những vận hành của nó và những vướng mắc xúc cảm và những tạo tác ý niệm của nó. Như thế nó được đưa đến hợp nhất với nền tảng không thể giản lược nữa của mọi danh và sắc. Không tách biệt khỏi tánh Không thấm nhuần tất cả mọi vật, khởi lên một cảm nhận về tánh tự nhiên chung đồng, một trực giác về nhất thể với người khác, từ đó tuôn trào một dòng hoạt động bố thí, giữ giới, nhẫn nhục và tinh tấn. Âm sắc của cảm nhận kinh nghiệm này là niềm vui. Những thực hành tinh hóa chuẩn bị, những giai đoạn của an định và quán chiếu, và những giai đoạn của cái thấy khi tâm trở nên tình táo cảnh giác không ngừng trong phần thân bài của cẩm nang này như được diễn tả trong Kinh và những bản văn Trung Luận.

Sự hoàn thiện của trí huệ phân biệt xảy ra khi những tẩu tán của tưởng tượng, tạo tác ý niệm trí óc và mọi tư tưởng tan vào một trí huệ của phương tiện thiện xảo được dùng trong năm ba la mật kia. Sự thấu hiểu này không thể tách lìa với đối tượng tri giác được thấy một cách chi tiết trong thực tại sáng tỏ của nó. Tấm màn của những thành kiến và những phối hợp không thích đáng bị xé toạc bởi tập trung đi cùng một sự phán xét biện chứng. Mọi lý thuyết về vũ trụ bị hủy hoại bằng biện chứng Trung Đạo giảm trừ thành vô lý mọi chế tạo liên tục của trí óc khi nó đi từ một vị trí không thể biện hộ đến một cái khác. Cuối cùng, nó bị bắt buộc phải để mặc, cho phép cái thấu hiểu bẩm sinh của mọi tri giác khiến cho tâm giác ngộ phù hợp với sự hài hòa của toàn bộ hoàn cảnh.

💦💦💦☀💦💦💦

YÊN TĨNH VÀ TRONG SÁNG – LAMA MIPHAM
Người dịch: Trùng Hưng
NXB Thiện Tri Thức, 2004

Post: Tâm Ngọc Đồng Minh

SHARE: