Vật lý học và Đạo học

SHARE:

Vật lý học và Đạo học

“Mọi tôn giáo, nghệ thuật và khoa học là những cành của cùng một cái cây”, Einstein đã viết như vậy. “Tất cả những khát vọng này được hướng đến việc làm cho đời người cao cả hơn, chuyển nó khỏi lãnh vực của hiện hữu thuần vật chất và dẫn cá nhân hướng đến tự do”.

Những nhà vật lý học hiện đại và những nhà đạo học hiện đại đã bình luận về những sự tương tự giữa khoa học và tôn giáo, cũng như những khác biệt của chúng. Trong phần đầu của thế kỷ 20, khi những khác nhau có vẻ lớn lao hơn bao giờ trước đó, những nhà khám phá lý thuyết lượng tử ghi nhận những tương tự đáng ngạc nhiên với một số ý tưởng của những tôn giáo phương Đông.

Những người có thẩm quyền về những tôn giáo phương Đông, đương thời như Dalai Lama và Sri Aurobindo, thì quen với bản chất của vật lý học hiện đại và đã bình luận về tương quan của nó với tôn giáo. Đi vào thế kỷ 21, chúng ta có thể mong rằng sẽ có nhiều nhà vật lý cũng quen với những truyền thống huyền học của thế giới. Có lẽ thậm chí chúng ta có thể hy vọng rằng họ sẽ giúp dẫn đường cho một thời đại mới của sự hòa nhập hài hòa giữa khoa học và tôn giáo.

 

Cho dù những lãnh vực tôn giáo và khoa học tự chúng rõ ràng tách biệt với nhau, tuy nhiên giữa chúng có những liên hệ và nương dựa mạnh mẽ lẫn nhau. Tình hình có thể diễn tả bằng một hình ảnh: Khoa học không có tôn giáo thì què, tôn giáo không có khoa học thì mù.

                                                ALBERT EINSTEIN

 

****

 

Sự hòa giải chân thật luôn luôn tiến hành bởi một thông hiểu lẫn nhau dẫn đến một loại nhất thể thân mật nào đó. Thế nên chính là qua sự thống nhất rốt ráo có thể được của Tinh Thần và Vật Chất mà chúng ta sẽ đạt một cách tốt nhất đến chân lý hòa giải của chúng và như vậy đến nền tảng mạnh nhất nào đó cho một thực hành hòa giải trong đời sống bên trong của cá nhân và hiện hữu bên ngoài của nó.

                                                SRI AUROBINDO

****

Những quan niệm tổng quát về sự thông hiểu của con người … chúng được minh họa bằng những khám phá trong vật lý học nguyên tử thì không nằm trong bản chất của những cái hoàn toàn không quen thuộc, hoàn toàn không nghe nói đến, hay mới lạ. Thậm chí trong văn hóa riêng của chúng ta chúng có một lịch sử, và trong tư tưởng Phật giáo và Ấn giáo một chỗ còn đáng kể và chính yếu hơn. Điều chúng ta sẽ tìm thấy là một thí dụ minh họa, một khuyến khích, và một sự tinh lọc của minh triết cổ xưa.

J.ROBERT OPPENHEIMER

 

****

 

Có một mối quan tâm lớn dần giữa cộng đồng khoa học với tư tưởng triết học Phật giáo. Tôi lạc quan rằng trong vài thập kỷ tới sẽ có một thay đổi lớn lao trong quan điểm của chúng ta về thế giới cả từ hai viễn cảnh vật chất lẫn tâm linh.

                                                DALAI LAMA

****

Nhiều người nghĩ rằng khoa học hiện đại thì rời xa khỏi Thượng Đế. Tối thấy ngược lại rằng … trong hiểu biết bản chất vật lý chúng ta đã thâm nhập xa đến độ chúng ta có thể có được một cái nhìn thấy sự hài hòa không khuyết điểm, nó tương hợp với lý tính thiêng liêng.

                                                        HERMAN WEYL

 

****

 

Khoa học ở những giới hạn của nó, thậm chí khoa học vật lý, bị bắt buộc thấy biết ở mức tận cùng, cái vô biên, cái phổ quát, cái tinh thần, trí thông minh và ý chí thiêng liêng trong vũ trụ vật chất.

                                                SRI AUROBINDO

****

Khoa học cũng đòi hỏi tinh thần tin tưởng. Bất kỳ ai đã dấn thân một cách nghiêm túc vào công việc khoa học bất cứ loại gì đều thấu hiểu rằng trên chỗ vào những cánh cửa của ngôi đền khoa học có viết dòng chữ: Ngươi phải có đức tin. Đó là một phẩm tính mà những nhà khoa học không thể không cần đến.

                                                MAX PLANCK

 

****

 

Đức tin là lối duy nhất vào Phật giáo. Không có đức tin mọi nghiên cứu nhiệt thành nhất và nỗ lực thường trực sẽ không có kết quả. Bao giờ bạn tin rằng lỗi lầm luôn luôn đi theo nghi ngờ, hãy vất bỏ mọi nghi ngờ và đi vào cửa của đức tin.

                                                CHIH – CHI

****

 

Vật lý học là tư duy về những Ý Tưởng thiêng liêng của Sáng Tạo, thế nên vật lý học là sự phụng sự thiêng liêng. Trong thời đại chúng ta, chúng ta rất xa khỏi nền tảng thần học hay sự bào chữa của vật lý học; nhưng chúng ta vẫn theo phương pháp này, bởi vì nó đã rất thành công.

WERNER HEISENBERG

 

****

 

Vật chất phát lộ chính nó cho tư tưởng chứng ngộ và cho những giác quan trở nên tinh tế như là khuôn mặt và thân thể của Tinh Thần …

Trong ánh sáng của quan niệm này chúng ta có thể nhận thức khả năng của một đời sống thiêng liêng cho con người trong thế giới, nó sẽ đồng thời biện minh cho khoa học bằng cách mở bày một ý nghĩa sống và một mục tiêu có thể hiểu được cho sự tiến hóa của trái đất và của vũ trụ …

                                                SRI AUROBINDO

****

Khoa học hiện đại đã đưa chúng ta đến gần hơn một quan niệm thỏa mãn hơn về mối tương quan này (giữa tinh thần và vật chất) bằng cách vận dụng, trong lãnh vực vật lý học, khái niệm tính bổ sung. Sẽ là sự hài lòng nhất trong tất cả nếu vật lý học và tâm linh có thể được thấy như là những phương diện bổ sung của cùng một thực tại.

                                                WOLFGANG PAULI

 

****

 

Hai cái là một: Tinh Thần là linh hồn và thực tại của cái mà chúng ta cảm giác như Vật Chất; Vật Chất là một hình thức và thân thể của cái chúng ta thấu hiểu như Tinh Thần.

        SRI AUROBINDO

****

Chúng ta sẽ không mong chờ những khoa học tự nhiên cho chúng ta cái thấy thấu suốt trực tiếp vào bản tánh của tinh thần.

ERWIN SCHRÖDINGER

 

****

 

Chân lý tâm linh là một chân lý của tinh thần, không phải là một chân lý của trí năng, không phải là một định lý toán học hay một công thức luận lý.

                                                SRI AUROBINDO

HẾT

SHARE:

Trả lời