Những Lời Nói Tương Tự, Những Thế Giới Tương Tự

SHARE:


EINSTEIN và ĐỨC PHẬT – NHỮNG LỜI NÓI TƯƠNG TỰ
Biên tập: Thomas J. Mc Farlane
Giới thiệu: Wes Nisker
Thiện Tri Thức

1. Mục lục
2. Giới thiệu bởi Wes Nisker
3. Những Lời Nói Đầu Của Người Biên Tập
4. Những Lời Nói Tương Tự, Những Thế Giới Tương Tự
5. Những Nhà Vật Lý Học
6. Những Nhà Đạo Học
7. Kinh nghiệm Con người
8. Hòn Đá Thử của Chân lý
9. Nghịch lý và Mâu thuẫn
10. Nói được và Không thể nói được
11. Chủ thể và Đối tượng
12. Tên gọi và hình tướng
13. Những Ảo tưởng và những Mê lầm
14. Những Sóng, những Trường và Năng lượng
15. Những Hạt và Vật chất
16. Toàn Thể và Tương Thuộc
17. Thời gian và Không gian
18. Biểu lộ và nhân quả
19. Nhất thể và Đa thù
20. Vật lý học và Đạo học

Những Lời Nói Tương Tự, Những Thế Giới Tương Tự

Lướt qua cuốn sách này, bạn sẽ nhận thấy rằng nó chứa đựng những đoạn trích của một ít nhà vật lý học ngoài Albert Einstein. Triết lý mới ẩn trong vật lý học hiện đại không chỉ là một tính chất lập dị của thiên tài tóc bờm xờm này. Những đột phá đưa khoa học vượt khỏi cái thấy được để đến mép vực của cái không thể tưởng tượng được cũng do những nhà vật lý học khác – những người đồng thời với Einstein cũng như một thế hệ những nhà vật lý học trẻ hơn đã phát triển lý thuyết lượng tử, quan sát những phần tử dưới nguyên tử và tạo ra những võ khí nguyên tử đầu tiên. Trong họ có những nhà khoa học như Niels Bohr, người đã lấy biểu tượng Âm – Dương của vũ trụ luận Trung Hoa làm huy hiệu của mình, và Robert Oppenheimer, người đã làm bối rối những nhà khoa học đồng nghiệp bằng những trích dẫn từ Bhagavad Gita.

Khi bạn xem những trang sau của cuốn sách này, nhiều điều họ nói về bản chất của thực tại thì tương tự đáng kể với những giáo lý của đức Phật Gautama và với những câu của những Phật tử khác trải qua những thế kỷ, đến những người như Dalai Lama, và D.T Suzuki, người đã giúp giới thiệu Phật giáo Thiền vào Hoa Kỳ ở giữa thế kỷ 20.

Cũng được giới thiệu ở đây là những nhà đạo học từ những truyền thống tôn giáo phương Đông khác, đặc biệt là Ấn giáo và Lão giáo, với những mối quan tâm tương tự. Khi đức Phật khởi hành trên hành trình tâm linh của ngài, ngài đã sống sáu năm giữa những nhà khổ hạnh Ấn giáo. Cấu trúc hệ thống cho những khám phá tâm linh của ngài thoát thai từ kinh nghiệm này giống như cách thông điệp của Jesus đặt nền trên căn cứ Do Thái giáo sự sùng mộ của ngài. Thông điệp của đức Phật truyền rộng khỏi biên giới Ấn Độ, qua Tây Tạng, Trung Hoa, Nam Á và Nhật Bản và thậm chí ngày nay tiếp tục sự lớn rộng của nó vào Tây bán cầu và châu Âu. Như Thiên Chúa giáo, nó thường lớn lên bằng cách đồng hóa những đức tin và những thực hành tôn giáo của địa phương. Ở Trung Hoa, những triết học hỗ tương Lão giáo và Khổng giáo ảnh hưởng và giúp đỡ sự thành hình của triết học Phật giáo phát triển.

SHARE:

Để lại một bình luận