Hòn Đá Thử của Chân lý

SHARE:


EINSTEIN và ĐỨC PHẬT – NHỮNG LỜI NÓI TƯƠNG TỰ
Biên tập: Thomas J. Mc Farlane
Giới thiệu: Wes Nisker
Thiện Tri Thức

1. Mục lục
2. Giới thiệu bởi Wes Nisker
3. Những Lời Nói Đầu Của Người Biên Tập
4. Những Lời Nói Tương Tự, Những Thế Giới Tương Tự
5. Những Nhà Vật Lý Học
6. Những Nhà Đạo Học
7. Kinh nghiệm Con người
8. Hòn Đá Thử của Chân lý
9. Nghịch lý và Mâu thuẫn
10. Nói được và Không thể nói được
11. Chủ thể và Đối tượng
12. Tên gọi và hình tướng
13. Những Ảo tưởng và những Mê lầm
14. Những Sóng, những Trường và Năng lượng
15. Những Hạt và Vật chất
16. Toàn Thể và Tương Thuộc
17. Thời gian và Không gian
18. Biểu lộ và nhân quả
19. Nhất thể và Đa thù
20. Vật lý học và Đạo học

Hòn Đá Thử của Chân lý

Kinh nghiệm là nền tảng của khoa học. Mỗi lý thuyết phải được thử nghiệm một cách thực nghiệm, và nếu nó thất bại, nó phải được bỏ đi hay chuyển đổi. Những nhà khoa học không chỉ đặt ra những thí nghiệm để chứng thực những lý thuyết của họ mà còn phát giác bất kỳ khuyết điểm nào. Sự thách thức thường trực của kinh nghiệm đã cứu khoa học khỏi trở thành một giáo điều cố định hay một mê cung của những suy đoán không tìm thấy được.

Nhà huyền học hay đạo học cũng nói với thẩm quyền của kinh nghiệm. Giống như nhà khoa học, nhà đạo học tìm cách xóa sạch những thành kiến ẩn kín, những giả định và những ảo tưởng để ông ấy hay bà ấy có thể thấy những phương diện vi tế của thực tại bình thường bị che giấu.

Những kinh nghiệm của nhà đạo học, giống như những kinh nghiệm của nhà khoa học, vượt khỏi cái bình thường. Thử nghiệm những niềm tin tôn giáo qua những kinh nghiệm trực tiếp hơn là chấp nhận chúng theo đức tin, nhà đạo học nương dựa vào những cách thức của nhà khoa học. Nhưng nhờ sự truy tìm khám phá trực tiếp, nhà đạo học và nhà khoa học là giống nhau trong việc tìm thấy những chân lý sâu hơn của thực tại.

 

Chân lý là cái đứng vững trước thử nghiệm của kinh nghiệm.

                                                        ALBERT EINSTEIN

 

****

 

Nghĩa đích thực của Pháp … phải được trực tiếp kinh nghiệm.

                                                        SIDDHA NAGARJUNA

****

Chúng ta hãy bắt đầu bằng những sự kiện nền tảng. Sự bắt đầu của mỗi hành vi hiểu biết, và do đó điểm khởi đầu của mọi khoa học, phải là ở trong kinh nghiệm cá nhân của chính chúng ta.

                                                MAX PLANCK

 

****

 

Kinh nghiệm cá nhân là … nền tảng của triết học Phật giáo. Trong nghĩa này Phật giáo là chủ nghĩa thực nghiệm hay chủ nghĩa trải nghiệm căn bản.

                                                D.T SUZUKI

****

Gốc rễ chung từ đó sự hiểu biết khoa học và mọi hiểu biết khác phải sanh khởi … là nội dung của ý thức tôi.

                                               SIR ARTHUR EDDINGTON

 

****

 

Bản thân Chân lý … chỉ có thể tự chứng nghiệm trong thức sâu thẳm nhất của chính mình.

                                                                        ĐỨC PHẬT

****

Khoa học … được đặt nền trên kinh nghiệm cá nhân, hay trên kinh nghiệm của những người khác, có thể truyền đạt một cách chắc chắn.

                                                WERNER HEISENBERG

 

****

 

Từ đôi môi của thầy bạn, bạn đã học chân lý về Brahman như được phát lộ trong kinh điển. Bây giờ bạn phải chứng nghiệm chân lý ấy một cách trực tiếp và tức thời. Chỉ bấy giờ lòng bạn mới thoát khỏi bất kỳ nghi ngờ nào.

                                                                SHANKARA

****

Những nhà thí nghiệm tìm tòi rất cẩn thận, và với nỗ lực lớn nhất, chính xác trong những chỗ chúng ta có thể chứng minh những lý thuyết của chúng ta là sai lầm. Nói cách khác chúng cố gắng tự chứng minh mình sai càng nhanh càng tốt, bởi vì chỉ trong cách đó mà chúng ta tìm thấy tiến bộ.

                                        RICHARD P. FEYNMAN

 

****

 

Trong thế giới chúng ta, sai lầm vẫn thường xuyên là người hầu nữ và kẻ tìm đường của Chân lý; bởi vì sai lầm thực ra là chân lý một nửa, nó vấp váp vì những giới hạn của nó; thường thì chính Chân lý mặc một sự cải trang để đến gần mục tiêu của nó một cách khó quan sát.

                                                        SRI AUROBINDO

****

Thật khó cho nhà vật lý học thản nhiên chấp nhận cái thấy rằng nền móng của mọi sự là thuộc về tính cách tâm thức. Nhưng không ai có thể bác bỏ rằng tâm thức là cái đầu tiên và trực tiếp nhất trong kinh nghiệm của chúng ta, và mọi cái khác chỉ là sự suy luận xa xôi.

                                        SIR ARTHUR EDDINGTON

 

****

 

Thế giới bên ngoài chỉ là một biểu lộ của những hoạt động của bản thân tâm thức, và … tâm thức nắm lấy nó như một thế giới bên ngoài chỉ bởi vì thói quen phân biệt và lý luận sai của nó. Người đệ tử phải có thói quen nhìn sự vật một cách chân xác.

                                                                        ĐỨC PHẬT

****

Chúng ta không nên để mọi sự khác mòn mỏi vì ưu tiên cho chỉ một quan năng phân tích thuần lý … Đúng ra, đó là vấn đề nắm lấy thực tại với tất cả những quan năng được phú bẩm cho chúng ta, và tin rằng thực tại này bấy giờ cũng sẽ phản chiếu bản tánh của những sự vật, cái “một, cái tốt và cái chân”.

WERNER HEISENBERG

 

****

 

Trí tuệ siêu việt khởi lên khi tâm trí đạt đến giới hạn của nó và nếu những sự vật có được chứng nghiệm trong bản tánh chân thực của chúng, thì tiến trình suy nghĩ phải được siêu việt bởi một sự kêu gọi đi đến khả năng nhận thức cao hơn nào đó.

                        ĐỨC PHẬT

****

Chúng ta chỉ lý luận từ dữ kiện và dữ kiện tối hậu phải được đưa cho chúng ta bởi một tiến trình không lý luận – một sự tự – hiểu biết về cái nằm trong tâm thức của chúng ta.

SIR ARTHUR EDDINGTON

 

****

 

Tánh Không là kết quả của một trực giác và không phải là thành quả của lý luận … Chính trí huệ Bát Nhã nhìn vào những hàm ý của tánh Không chứ không phải trí năng.

                                                                        D.T SUZUKI

 

 

SHARE:

Trả lời