Những con đường đi đến Phật tánh

SHARE:


MẬT THỪA TÂY TẠNG – Dịch và biên tập bởi Jeffrey Hopkins
Việt dịch: An Phong, Thiện Tri Thức

1. Ghi chú của người biên tập & Tạ ơn
2. I. TINH TÚY CỦA TANTRA bởi Tenzin Gyatso: Đức Dalai Lama thứ mười bốn
3. Tantra cho thực hành
4. Quy y
5. Tiểu thừa và Đại thừa
6. Kim Cương thừa
7. Tịnh Quang
8. Sự Vĩ Đại của Mật thừa
9. Làm sáng tỏ
10. Quán đảnh
11. II ĐẠI DIỄN GIẢI VỀ MẬT THỪA bởi Tsongkapa
12. Những Lý Do cho đức Tin
13. Những con đường đi đến Phật tánh
14. Kim Cương Thừa
15. Yoga Hóa thần Bổn tôn
16. Phương Tiện trong Bốn Tantra
17. Một Mục Tiêu
18. Nhận dạng Bốn Tantra
19. Chuẩn bị cho Mật thừa
20. III PHỤ LỤC
21. bởi Jeffrey Hopkins
22. Tánh Không
23. Chuyển hóa
24. Mục đích của Bốn Tantra
25. Những điểm tinh yếu
26. CHÚ THÍCH
27. THUẬT NGỮ

Những con đường đi đến Phật tánh

Những cổng vào của các giai đoạn khác nhau 
để thâm nhập giáo pháp

Phần này có hai đoạn : phân chia các thừa về đại thể và của riêng Đại thừa.

Phân chia các thừa về đại thể

Đoạn này có bốn phần : các thừa được phân chia như thế nào, những lý do và bản chất của những phân chia riêng biệt, và một lời dạy rằng tất cả chúng cuối cùng là những nhánh của tiến trình đến giác ngộ viên mãn.

Các thừa được phân chia như thế nào

Trong Ngọn Đèn Toát Yếu của Thực Hành của Aryadeva, các thừa được phân chia bởi sự sắp xếp những thực hành thành ba loại từ quan điểm về sự quan tâm của ba loại người tu hành. Những thực hành thoát khỏi tham muốn được dạy cho những người cấp thấp ; những thực hành về các địa và các hoàn thiện (ba la mật) cho những người thích cái rộng lớn ; và những thực hành với tham muốn cho những người đặc biệt quan tâm đến cái sâu xa. Tương tự, Ngọn Đèn cho Ba Thể Thức của Tripita-kamala nói :

Ý nghĩa cách thức của
Những chân lý, của những hoàn thiện
Và của thần chú đại bí mật
Qua tóm tắt được dạy ở đây.

Như thế, vị thầy Tripitakamala gồm tất cả vào trong ba cách thức – cách thức yoga của bốn chân lý v.v… Jnanakirti cũng làm như vậy trong Giải Thích Tóm Tắt về Mọi Lời Dạy.

Trang Nghiêm cho Kinh Đại Thừa của Maitreya nói, ‘Bộ phận phân chia kinh điển có hai hay ba.’ Như thế, chúng được nhìn nhận là có hai bộ phận kinh điển, Đại thừa và Tiểu thừa (hay ba, Luật, Luận và Kinh). Có thể dùng những giải thích này quy chiếu vào những bộ phận của kinh điển hay những bộ phận của con đường hay thừa.

Những lý do phân chia

Chúng ta hãy giải thích những lý do cho việc nói có hai phân chia của kinh điển và thừa. Có những người tu hành cấp thấp họ tìm kiếm một mục tiêu thấp trong ý định, nó là một đạt được thấp chỉ cho riêng họ – trạng thái diệt mất khổ đau của vòng sanh tử. Có những người tối cao họ tìm kiếm một mục tiêu cao trong ý định, sự đạt được tối cao – trạng thái của Phật tánh – cho tất cả chúng sanh. Bởi vì có hai loại người tu hành, thấp và cao, những thừa nhờ chúng họ đi đến mục tiêu của mình được gọi là Tiểu thừa (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana). Những giáo lý được dạy phù hợp với những cái này được gọi là những bộ phận kinh điển Tiểu thừa và Đại thừa.

Tiểu thừa có hai loại người theo, Thanh Văn và Độc Giác, và những con đường dẫn họ đến những trạng thái tương ứng được chia thành Thừa Thanh văn và Thừa Độc Giác. Như vậy, có ba thừa (Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa và Đại thừa).

Bản chất của những phân chia riêng biệt

Đoạn này có hai phần, trình bày Tiểu thừa và Đại thừa.

Trình bày Tiểu thừa

Có nói trong Thực Tế những Cấp Độ (Bhumivastu) của Asanga (Vô Trước) rằng dù những khả năng của quả của Thanh Văn và Độc Giác khác nhau theo thấp cao, những trình bày những con đường của họ hầu hết là giống nhau. Bởi vì tôi e rằng những chi tiết tinh tế sẽ kéo thành nhiều lời, tôi sẽ chỉ tổng lược những đặc trưng thô chung cho cả Thanh Văn và Độc Giác.

Những người theo dòng Thanh Văn và Độc Giác đã quay lưng từ chối gánh nặng là sự lợi lạc của những người khác và chỉ dấn thân vào sự giải thoát riêng của mình. Nguyên nhân chính để đạt đến giải thoát là trí huệ nhận biết ý nghĩa của vô ngã bởi vì nguyên nhân chính bị trói buộc vào vòng sanh tử là ý niệm về ngã (hiện hữu nội tại) ; bởi thế, (không chỉ Bồ tát mà cả) Thanh Văn và Độc Giác đều hiểu sự kiện này, tìm kiếm trí huệ ấy. Họ đồng hành với nó cùng với những con đường khác nhau như giới và định, và qua trau dồi trí huệ ấy họ dập tắt tất cả phiền não.

Những nhà Sautrantika, Kashmiri Vaibhashika, Chitta-matra và Svatantrika Madhyamika chủ trương (sai lầm) rằng Thanh Văn và Độc Giác không thấu biết rằng một con người, dầu không có hiện hữu nội tại theo nghĩa không có hiện hữu tự nhiên, xuất hiện như một huyễn hóa có hiện hữu nội tại của một nhà huyễn thuật. Họ nói (sai lầm) rằng một nhận biết vô ngã của con người phải bao hàm sự thấu biết rằng những con người không có một thực thể hiện hữu chất thể như những nhà không phải Phật giáo gán ghép. Chandrakirti vinh quang nói rằng nếu như vậy thì Thanh Văn và Độc Giác chẳng bao giờ chiến thắng được ý niệm có hiện hữu thực về con người, và bởi thế, như vậy nghĩa là không nhận biết triệt để vô ngã của con người. Bởi vì bao giờ con người còn được tưởng rằng có hiện hữu thật, thì ý niệm về một cái ngã của con người chưa được chinh phục.

Lại nữa, cũng như một nhận biết về một uẩn tâm hay thân không hiện hữu nội tại phải được xem là ý nghĩa của sự nhận biết vô ngã của các hiện tượng (các pháp, khác với con người), thì sự nhận biết một con người như là không hiện hữu nội tại phải có nghĩa là sự nhận biết về vô ngã của con người. Khi nào các uẩn được vọng tưởng là hiện hữu thật sự, thì ý niệm những con người thật sự hiện hữu cũng vẫn hiện hành. Bao giờ vẫn còn như vậy, người ta không thể chiến thắng mọi phiền não. Người ta phải chấp nhận rằng bất kể Thanh Văn và Độc Giác cố gắng bao nhiêu, các vị cũng không thể thoát khỏi vòng sanh tử, và như thế là không hợp lý. Nghĩ đến điều này, Chan-drakirti nói trong Bổ trợ cho Trung Đạo (Madhyamakavatara, VI. 131) :

Theo bạn, một thiền giả đã thấy vô ngã
Lại không chứng ngộ được tánh Như của sắc v.v…
Như thế tham v.v… sẽ được phát sanh khi đi vào sắc
Với cái hiểu (hiện hữu nội tại), vì ngài chưa thấu biết bản tánh của chúng.

Lại nữa, sự bình luận riêng của Chandrakirti nói, ‘Bởi vì người ấy đã đi lạc khi hiểu một hiện hữu nội tại của sắc v.v… người ấy không chứng được ngay cả vô ngã của con người. Vì người ấy hiểu có sự hiện hữu nội tại của các uẩn thân tâm, chúng là nguyên nhân của sự gán cho một cái ngã.’

Đây là tư tưởng của nhà bảo vệ pháp Nagarjuna. Tràng Hoa Quý Giá (Ratnavali, 35) của ngài nói :

Khi nào những uẩn còn được quan niệm,
Khi ấy có ý niệm về một cái ‘tôi’.
Khi quan niệm về một cái ‘tôi’ này hiện hữu.
Thì có hành động đưa đến kết quả tái sanh.

Cũng thế, Trung Đạo Luận (Madhyamakashastra, XVIII. 4-5) của Nagarjuna nói :

Khi những hành động và phiền não ngừng dứt, khi ấy có giải thoát ;
Chúng khởi từ vọng tưởng sai lầm, những cái này lại khởi ra
Từ những tạo tác (các tà kiến về hiện hữu nội tại) ;
Những tạo tác này ngừng dứt trong tánh Không.

Người ta bị trói buộc vào vòng sanh tử vì tưởng rằng những uẩn hiện hữu tự thân, và để giải thoát khỏi vòng sanh tử này người ta phải chinh phục được gốc rễ của nó, những tạo tác vọng tưởng về hiện hữu nội tại. Những tạo tác này được chinh phục qua sự chứng ngộ ý nghĩa tánh Không, sự không hiện hữu tự thân của các uẩn. Cũng thế, Tán Thán Vô Niệm (Nirvikalpastava) của Nagarjuna nói :

Con đường giải thoát mà chư Phật
Chư Độc Giác, chư Thanh Văn dựa vào
Là chỉ chính ngài, không gì khác hơn,
Điều đó là khẳng định.

Như thế, Nagarjuna nói rằng chỉ có mẹ – trí huệ không-ý-niệm thấu biết rằng các pháp không hiện hữu nội tại – là con đường giải thoát của cả ba thừa. Mẹ của các bậc Điều Ngự (Kinh Tám Ngàn bài Kệ Trí Huệ Hoàn Thiện, Ashtasahasri-kaprajnaparamita) nói, ‘Dù một người muốn tu hành trong những cấp bậc của một vị Thanh Văn cũng phải tu hành chính sự hoàn thiện này của trí huệ.’ Điều tương tự cũng được nói với con đường của một Độc Giác và một vị Phật. Kinh Cô Đọng về Trí Huệ Hoàn Thiện (Sanchayagathapranaparamita) ghi nhận :

Những người muốn trở thành Thanh Văn của bậc 
Thiện Thệ và những người muốn
Trở thành Độc Giác hay Vua của Pháp (Phật)
Không thể thành tựu (mục đích của họ) nếu không 
dựa vào cái Nhẫn này.

Nagarjuna đã kết tập ý nghĩa của những kinh này.

Một kinh của Thanh Văn(6) nói :

Các sắc như bọt nước.
Các thọ giống như bong bóng.
Tưởng phân biệt giống như ảo ảnh.
Các yếu tố cấu thành (hành) giống như thân cây chuối.
Các thức giống như huyễn hóa.
Đức Phật đã nói như thế.

Chỉ ra cùng một ý nghĩa, Trung Đạo Luận của Nagarjuna (XV. 7) nói :

Trong Chỉ Dạy cho Katyayana
‘Hiện hữu’, ‘không hiện hữu’, và ‘cả hai’(7)
Đều bị Thế Tôn bác bỏ, ngài biết
(Bản tánh của) hữu và vô hữu.

Như thế, không phải một vô ngã của các pháp ngoài con người đã không được dạy trong kinh điển Tiểu thừa.

Tuy nhiên, trong kinh điển Thanh Văn có nhiều giải thích rằng qua tri kiến về mười sáu thuộc tính của bốn chân lý – vô thường v.v… – người ta có thể đạt đến trạng thái Tiêu Diệt Kẻ Thù (A la hán). Ngoài ra, trong Đại thừa, hai cách thức để tiến bộ đã được dạy – một qua sự chứng ngộ rằng các pháp không hiện hữu nội tại và một qua những con đường về vô thường v.v… Hơn nữa, kinh điển Đại thừa nói rằng người ta có thể đạt đến toàn giác qua cả hai kiến giải Chittamatra (Duy thức) và Madhyamika (Trung đạo). Tuy nhiên, đạo sư Nagarjuna Tối Thượng đã chỉ ra trong Những Kết Tập Lý Luận rằng những kinh dạy về trung đạo không nên được hiểu khác đi, và bởi thế, những kinh làm sáng tỏ con đường Chittamitra phải được giải thích cách khác. Cùng cách như vậy, ở đây một hệ thống như thế phải được khẳng định.

Những tantra cũng thường nói rằng Thanh Văn và Độc Giác đã không nhận biết tánh Như của các pháp ; tuy nhiên, chúng cũng thường nhận định rằng nếu không nhận biết tánh Như của các pháp người ta không thể từ bỏ vòng sanh tử và rằng tư tưởng tạo dựng ra sự hiện hữu thật sự của các pháp trói buộc người ta vào vòng sanh tử. Như thế, bạn phải biết làm thế nào giải thích những điều này mà không có mâu thuẫn (qua việc chấp nhận không phải đúng theo nguyên văn lời dạy rằng Thanh Văn và Độc Giác không thấu hiểu tánh Như của các pháp).

Câu hỏi : Nếu những lời dạy về những con đường vô thường v.v… không giải thoát người ta khỏi sanh tử, thì đâu là ý định khi dạy chúng?

Trả lời : Sáu Mươi bài Kệ của Lý Luận của Nagarjuna nói : 

Những con đường về sanh và diệt
Được tuyên thuyết vì một ý định có ý nghĩa.
Qua biết sự sanh ra người ta biết sự diệt mất,
Qua biết sự diệt mất người ta biết sự vô thường.
Qua biết vô thường
Người ta biết giáo lý tuyệt hảo.
Những ai biết làm sao xả bỏ toàn bộ
Cái sanh và diệt của duyên sanh
Sẽ vượt qua đại dương
Của vòng sanh tử với cái thấy của mình.

Theo đó bạn biết ý định giảng dạy vô thường, vì một tâm thức hoàn toàn bị thu hút vào những hiện tượng có sanh thì không muốn từ bỏ sanh tử. Như một đối trị, những con đường về vô thường và khổ được dạy, và nhờ nó mong muốn từ bỏ cuộc hiện hữu trong sanh tử này khởi sanh. Bấy giờ nếu người ta nhận biết – do xét nghĩ về sanh và diệt – giáo lý tuyệt hảo rằng duyên sanh không có hiện hữu nội tại của sanh và diệt, người ta sẽ giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Như thế, con đường giải thoát là chỉ có sự thấu biết rằng con người và các pháp không hiện hữu nội tại, tự thân. Những con đường về vô thường v.v… là những phương cách để phát sanh sự thấu biết này và cũng là những con đường để tu hành dòng tâm thức.

Những vị thầy khác (Svatantrika, Chittamatra, Sautran-tika và Vaibhashika) thật sự đã xác nhận rằng những con đường của tánh Không và vô ngã là những cái giải thoát cho ta và rằng trau dồi những con đường của những phương diện khác của bốn chân lý, như vô thường, là tu hành dòng tâm thức để nhận ra vô ngã. Tuy nhiên, họ xem sự thấu biết tánh Không và vô ngã trong mười sáu phương diện của bốn chân lý chỉ là một xác minh duy nhất rằng cái ngã mà những nhà không phải là Phật giáo gán ghép một cách sai lầm thì không hiện hữu, và một sự thấu biết như thế không phải là một đối trị thích hợp cho ý niệm bẩm sinh rằng con người hiện hữu một cách tự nhiên. Như thế, mọi con đường của mười sáu phương diện là tương tự nhau, không phải là những con đường giải thoát cũng như chúng chỉ là những kỹ thuật để tu sửa dòng tâm thức.

Một nhà Tiểu thừa có khả năng chậm lụt là một pháp khí thích hợp đối với những con đường tu sửa dòng tâm thức, nhưng không đối với một con đường để giải thoát. Một nhà Tiểu thừa khả năng bén nhạy, tuy nhiên cũng là một pháp khí của con đường giải thoát. Những nhà tu hành chủ yếu hay đặc biệt mà vì họ kinh điển Tiểu thừa được thuyết là loại sau ; còn loại trước chỉ là những nhà tu hành hạng phụ.

Dù cho những nhà Tiểu thừa chứng ngộ rằng những hiện tượng (các pháp) không hiện hữu nội tại, không phải là không có sự khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Bởi vì giáo lý Đại thừa không chỉ làm sáng tỏ sự vô ngã của các pháp ; nó cũng trình bày những địa, những hoàn thiện, cầu nguyện, đại bi, hồi hướng, hai sự tích tập và bản tánh không thể nghĩ tưởng, thoát khỏi mọi nhiễm ô (Thân Tự Nhiên của Phật). Tràng Hoa Quý Giá của Nagarjuna nói :

Vì mọi nguyện vọng, công hạnh và
Hồi hướng của Bồ tát
Không được giải thích trong Thanh Văn thừa, thì làm sao
Người ta có thể trở thành Bồ tát qua con đường của nó ?

Những chủ đề đặt nền trên những công hạnh của những Bồ tát
Không được đề cập đến trong kinh (Tiểu thừa),
Nhưng được giải thích trong Đại thừa, như thế
Người mắt sáng phải chấp nhận nó (như lời của Phật).

Tiểu thừa và Đại thừa không khác nhau qua cái thấy hay tri kiến (về tánh Không) của chúng ; Nagarjuna Tối Cao và các đệ tử ngài khẳng định rằng hai thừa được phân biệt theo những tác động của phương tiện thiện xảo. Chẳng hạn, một người mẹ là nguyên nhân chung cho những đứa con bà, nhưng những người cha là nguyên nhân để phân biệt dòng của những đứa con của họ (Tây Tạng, Mông Cổ, Ấn Độ v.v…). Theo cách ấy, người mẹ – trí huệ hoàn thiện – là nguyên nhân chung của tất cả bốn đứa con (Thanh Văn, Độc Giác, Bồ tát và Phật), nhưng những nguyên nhân để phân chia chúng thành hai dòng riêng biệt Đại thừa và Tiểu thừa là những phương tiện, như là sự phát sanh nguyện vọng đạt đến giác ngộ tối thượng và lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

Trình bày Đại thừa

Mong muốn đạt đến giác ngộ tối thượng vì tất cả chúng sanh và do đó tu hành những công hạnh của Bồ tát – sáu hoàn thiện – là ý nghĩa tổng quát của một người theo Đại thừa theo nghĩa thừa là phương cách nhờ nó người ta tiến bộ. Có nói nhiều lần trong các tantra rằng trong Mật thừa người ta tiến bộ bằng con đường này. Tuy nhiên, trong bối cảnh này có nhiều thuộc tính phân biệt của nhiều con đường khác nhau.

Con đường của những người này là Đại thừa đưa đến toàn giác, và phần chủ yếu tổng quát của con đường là dành cho những nhà Đại thừa của Thừa Hoàn Thiện. Tuy nhiên, khi các nhà Đại thừa của Thừa Hoàn Thiện được phân chia theo tri kiến của họ về tánh Không, thì có những nhà Madhyamika (Trung Đạo) và những nhà Chittamatra (Duy Thức). Dầu thế, họ không được xem như những thừa khác biệt ; cả hai là một thừa. Bởi vì có một khác biệt về sâu cạn trong thâm nhập tánh Như, những nhà Madhyamika được nói là có khả năng sắc bén và những nhà Chittamatra được nói là có khả năng chậm lụt. Hơn nữa, các nhà Madhyamika là những nhà tu hành chủ yếu và đặc biệt, vì họ mà Thừa Hoàn Thiện được thuyết ; các nhà Chittamatra là những nhà tu hành phụ hạng hai của Thừa này.

Những thành viên của Thừa Hoàn Thiện được nói trong Kinh Dẫn Vào những Hình Thức Tiến Bộ Xác Định và Không Xác Định (Niyataniyatagatimudravatara) thì có năm loại tùy theo tốc độ của họ trên con đường : hai loại Bồ tát tiến bộ được chở trên một xe bò và một xe voi ; một loại Bồ tát sanh ra bởi mặt trăng và mặt trời, và hai loại khác bởi sáng tạo huyễn hóa của Thanh Văn và Độc Giác hay sáng tạo huyễn hóa của Phật. Dù họ, giống như những ví dụ khác nhau rất lớn về tốc độ tiến bộ trên con đường, họ cũng không có những thừa riêng. Bởi thế, những thừa không thể được phân chia chỉ bởi sắc bén hay chậm lụt về khả năng hay bởi tiến bộ nhanh chậm.

Những thừa cá biệt được ấn định (1) nếu có một sự khác biệt lớn về hơn hay kém giữa chúng theo nghĩa một thừa là một quả hay mục đích người ta tiến bộ đến ; hay (2) nếu có những giai đoạn khác biệt của những con đường chúng đem lại một phần chủ yếu khác biệt cho một thừa theo nghĩa rằng một thừa là một nguyên nhân nhờ đó người ta tiến bộ. Tuy nhiên, nếu những phần chủ yếu của những con đường không có sự khác biệt lớn theo loại, thì một số thừa không thể được ấn định chỉ vì những con đường có nhiều sự phân chia bên trong hay vì những người tiến bộ trong chúng khác nhau về hơn hay kém.

Mọi phân chia đều rốt ráo là những Nhánh của 
tiến trình của giác ngộ viên mãn

Dù những nhà Tiểu thừa không đi vào những con đường của họ với một quan điểm đạt đến Phật tánh, thì những con đường của họ là những phương tiện dẫn đến Phật tánh. Bởi thế, không nên chủ trương một cách cứng nhắc rằng những con đường Tiểu thừa là những chướng ngại cho sự giác ngộ viên mãn. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika) nói :

Để cho họ có thể thành tựu trí huệ Phật
Ta đã dạy những phương tiện này dựa trên chính ta.
Trước kia, ta chưa từng nói với họ ‘Các ông sẽ thành Phật.’
Tại sao ? Bậc Bảo Vệ thấy biết thời.

Cũng như :

Để cho họ có thể thành tựu trí huệ Phật
Bậc Bảo vệ xuất hiện trong đời.
Chỉ có một thừa, không có hai,
Chư Phật không dẫn dắt với một thừa thấp.
Ta đặt chúng sanh vào những thần lực,
Những định, những giải thoát và sức mạnh,
Vào những con đường giống như một vị Phật
Một bậc độc lập, đã an trụ và chứng ngộ.
Nếu đã thấu hiểu giác ngộ thanh tịnh đặc biệt,
Ta lại đặt một số người trong một thừa thấp,
Ta đã có lỗi ích kỷ, như thế là không tốt.
Chỉ có một thừa, không có hai, không bao giờ có ba
Chỉ trừ qua những phương tiện thiện xảo của chư Phật
Mà những thừa khác nhau được dạy trong đời.

Ý định của Phật đến trong thế giới là để cho chúng sanh đạt được trí huệ mà Ngài đã thành tựu. Những con đường Ngài dạy chỉ là những phương tiện dẫn đến Phật tánh ; Ngài không dẫn dắt chúng sanh bằng một thừa thấp không phải là một phương tiện dẫn đến Phật tánh. Ngài an lập chúng sanh trong những thần lực v.v… chúng lưu xuất từ trạng thái riêng của Ngài.

Nếu đã đạt đến giác ngộ, Ngài lại đặt để một số người vào một thừa thấp không phải là phương tiện dẫn đến Phật tánh, Ngài sẽ là ích kỷ đối với giáo lý. Bởi vì chỉ có một thừa tối hậu, những người có một dòng thấp cũng có thể được dẫn đến Phật tánh, và trong khi biết những phương tiện để làm điều đó, Ngài đã che dấu họ những giáo lý dẫn đến Phật tánh trong nghĩa Ngài chưa dạy những giáo lý này cho họ.

Kinh Chương về Cái Chân Thật (Satyakaparivarta) diễn tả điều ấy rõ ràng :

Manjushri, nếu Như Lai dạy Đại thừa cho một số người, Độc Giác thừa cho một số, và Thanh Văn thừa cho những người khác, thì tâm Như lai phải rất bất tịnh và không có bình đẳng, với lỗi lầm vướng chấp, lòng bi thiên vị và phân biệt khác nhau. Bấy giờ Ta cũng tham tiếc giáo lý.

Manjushri, tất cả những giáo lý ta dạy cho chúng sanh là để cho họ đạt đến trí huệ toàn giác. Chảy về giác ngộ đi vào Đại thừa, chúng là những phương tiện để thành tựu toàn giác, dẫn dắt tất cả đến một chỗ. Bởi thế, ta không tạo ra những thừa khác nhau.

Ý nghĩa của câu ‘Nếu Như Lai dạy Đại thừa cho một số người…’ đã được giải thích ở trên.

Câu hỏi : Trang Nghiêm cho Kinh Điển Đại thừa của Maitreya nói:

Nếu những người trí sống trong một địa ngục, nó không hề cản trở
Cho sự (tiến bộ đến) giác ngộ bao la và không tỳ vết.
Nhưng với một tư tưởng thích thú trong các thừa khác
Người ta tự phục vụ mình và sống trong hạnh phúc, nhưng điều này gây cản trở.

Chúng ta hiểu lời tuyên bố này như thế nào, khi nó nói rằng phát sanh một thái độ Tiểu thừa sẽ làm cản trở (cho sự đạt được giác ngộ Tối Thượng) trong khi sanh vào một địa ngục thì không ?

Trả lời : Không có lỗi lầm bởi vì đoạn này có nghĩa nếu những người trí – là những Bồ tát – phát sanh một nguyện vọng đối với Tiểu thừa, họ sẽ lìa khỏi Phật tánh, nhưng họ không bị như thế nếu họ sống trong một địa ngục. Không có mâu thuẫn trong sự kiện đối với một người Đại thừa thì Tiểu thừa là một chướng ngại cho giác ngộ viên mãn, nhưng với người trong dòng Tiểu thừa, nó là một phương tiện cho giác ngộ viên mãn. Đoạn kệ này trước hết dành cho những Đứa Con của bậc Điều Ngự (Bồ tát) ; bởi thế, bài kệ không phải là một nguồn gốc cho sự tranh cãi (như nó có thể là thế nếu dành cho tất cả mọi hành giả).

Kinh Tóm Lược Mọi Chi Tiết (Sarvavaidalyasamgraha) nói rằng sẽ là một sự chối bỏ giáo pháp nếu người ta phân chia lời dạy của bậc Điều Ngự thành cái tốt và cái xấu, cái thích hợp và cái không thích hợp, hay điều được dạy cho Thanh Văn và Độc Giác và điều được dạy cho Bồ tát. Điều này nói đến việc chủ trương một số lời (của Phật) như là những phương tiện cho giác ngộ viên mãn và một số như là những chướng ngại cho giác ngộ viên mãn.

Cũng trong kinh ấy có giải thích rằng nếu một sự chối bỏ giáo lý như vậy xảy ra qua một người hướng dẫn tội lỗi, thì tội lỗi ấy có thể tẩy sạch bằng cách sám hối ba lần một ngày trong bảy năm, nhưng để có lại sức nhẫn (khả năng để tiến đến mức độ tiếp theo) người ta cần phải mười kiếp. Như thế, nếu sự hiểu sai kéo dài, người ta bị lỗi lầm lớn lao. Tuy nhiên, nếu sự hiểu biết không sai lầm (về sự tương hợp của các thừa) được tìm ra, qua việc chỉ tìm ra đó, những lỗi lầm (chối bỏ giáo lý) không xảy ra được.

Bạn phải biết rằng mọi giáo lý được đức Phật dạy, liên hệ với những người tu hành vì họ mà chúng được dạy, chỉ là những phương tiện dẫn đến Phật tánh. Trong cùng một cách, Kinh Chương về Cái Chân Thật nói rằng cũng như nhiều con sông chảy vào biển cả từ những chỗ tiếp cận khác nhau, mọi nước của ba thừa đều chảy vào đại dương Phật tánh. Dù vậy, đúng thực là những phương tiện này khác nhau trong sự hoàn bị và không hoàn bị và trong tốc độ của những con đường của chúng v.v… do ở sự hơn hay kém của những người tu hành.

Vì lẽ ấy, một con đường là một phần của tiến trình dẫn đến Phật tánh và một con đường Đại thừa thì không giống nhau. Thấy những hàm ý của điều này, cuốn Sự Bày Tỏ những Danh Hiệu Tối Hậu của bậc Đại Trí Manjushri nói :

Sự giải thoát của ba thừa
Nằm trong quả của một thừa.

SHARE:

Trả lời