Ghi chú của người biên tập & Tạ ơn

SHARE:


MẬT THỪA TÂY TẠNG – Dịch và biên tập bởi Jeffrey Hopkins
Việt dịch: An Phong, Thiện Tri Thức

1. Ghi chú của người biên tập & Tạ ơn
2. I. TINH TÚY CỦA TANTRA bởi Tenzin Gyatso: Đức Dalai Lama thứ mười bốn
3. Tantra cho thực hành
4. Quy y
5. Tiểu thừa và Đại thừa
6. Kim Cương thừa
7. Tịnh Quang
8. Sự Vĩ Đại của Mật thừa
9. Làm sáng tỏ
10. Quán đảnh
11. II ĐẠI DIỄN GIẢI VỀ MẬT THỪA bởi Tsongkapa
12. Những Lý Do cho đức Tin
13. Những con đường đi đến Phật tánh
14. Kim Cương Thừa
15. Yoga Hóa thần Bổn tôn
16. Phương Tiện trong Bốn Tantra
17. Một Mục Tiêu
18. Nhận dạng Bốn Tantra
19. Chuẩn bị cho Mật thừa
20. III PHỤ LỤC
21. bởi Jeffrey Hopkins
22. Tánh Không
23. Chuyển hóa
24. Mục đích của Bốn Tantra
25. Những điểm tinh yếu
26. CHÚ THÍCH
27. THUẬT NGỮ

 Ghi chú của người biên tập & Tạ ơn

Đồng biên tập bản văn của Tsongkapa và bản văn của Dalai Lama: Lati Rinpochay. Phụ tá biên tập bản văn của Tsongkapa : Geshe Gedušn Lodroš. Phụ tá biên tập bản văn của Dalai Lama : Barbara Frye. Nhà xuất bản Snow Lion – Ithaca, New York USA 1987.

Tantra in Tibet: In lần thứ nhất : 1977 George Allen & Unwin, London 1987 Snow Lion – Việt dịch : 1999 Thiện Tri Thức. Người dịch : An Phong.

Xuất bản dưới sự bảo trợ của Thư viện những Tác Phẩm và Văn Thư Tây Tạng với sự cho phép của Đức Dalai Lama như là để phát lộ truyền thống truyền miệng. Nguyện bất kỳ công đức nào trong việc giới thiệu cuốn sách về tantra này phụng sự cho sự lợi lạc của mỗi một chúng sanh khắp cả không gian.

Ghi chú của người biên tập
Đảnh lễ Vajradhara.

Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy. Năm 1972 khi tôi ở Dharamsala, Bắc Ấn, với học bổng nghiên cứu Fulbright, Đức Dalai Lama yêu cầu tôi dịch Đại Diễn giải về Mật thừa, phần thứ nhất của nó chính là phần hai của cuốn sách này. Phần thứ nhất cuốn sách là bình giải của riêng Đức Dalai Lama, ngài đã bằng lòng đưa một cách khả ái vào tháng Tám năm 1974, khi tôi trở lại Dharamsala. Bình giải của ngài được thâu âm, dịch và xuất bản, cung cấp một cái nhìn vô giá vào tantra nói chung và công trình của Tsongkapa nói riêng. Trình bày truyền thống truyền miệng phong phú của Tây Tạng, lời nói của ngài phát lộ sự sử dụng thực tế và bi mẫn cao siêu thứ khoa học xưa cổ của việc phát triển tâm linh này.

Phần thứ ba của cuốn sách là một bổ sung ngắn mà tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ ba điểm then chốt của giáo lý của Tsongkapa. Phần bổ sung được rút từ những lời dạy truyền miệng của Kemsur Lekden (1900-71), trụ trì Trường Mật giáo của Lhasa Hạ, và của Giáo sư Geshe Gedušn Lodroš Đại học Hamburg cũng như từ những giải thích tổng quát về tantra được tìm thấy trong mỗi phái của bốn phái Phật giáo Tây Tạng :

Nyingma

Kho Tàng quý báu của Tối Thượng thừa và Kho Tàng những Yếu Chỉ của Longchenrapjam.

Kagyu

Trình Bày tổng quát những Bộ Tantra, Hấp Dẫn Người Trí của Padmakarpo.

Sakya

Trình Bày tổng quát những Bộ Tantra của Sošnam-tsemo ;
Trình Bày tổng quát những Bộ Tantra – những thuyết giải rút gọn, trung bình và giảng rộng của Butošn.

Geluk

Trình Bày về Giáo lý tổng quát và Bốn Bộ Tantra của Losangchoškygyetsen ;
Thuật ngữ học khởi sanh trong Mật thừa, Bộ phận kinh điển của những Vị Mang Giữ Tri Thức của Longdol Ngak-wanglosang ;
Những ghi chú linh tinh từ Giải nghĩa Đại Diễn Giải về Mật thừa của Pháp sư Jonay của Pabongkapa.

Hai phần đầu được dịch lại bằng miệng thành tiếng Tây Tạng cho Lati Rinpochay, một giáo sư triết học và lama về tantra từ tu viện của Dalai Lama ở Dharamsala, để sửa chữa và hiệu đính. Geshe Gedušn Lodroš, một học giả Tây Tạng lúc ấy đang dạy ở Đại học Hamburg, đã cung cấp thông tin và thuyết giải vô giá cho việc dịch bản văn của Tsongkapa. Barbara Frye, một sinh viên về Phật giáo Tây Tạng trong nhiều năm, đã cung cấp những giúp đỡ trọng yếu trong việc biên tập bình giải của Dalai Lama.

Một hướng dẫn cho bản văn của Tsongkapa, theo cách chia riêng của ngài về các nội dung, được làm thành bản sơ đồ mục lục trong phần phụ lục. Những bộ phận tám chương và tên trong bình giải của Dalai Lama và trong bản văn của Tsongkapa được thêm vào cho dễ hiểu. Sự phiên âm cho chữ Sanskrit được nhắm đến sự dễ dàng cho phát âm, dùng sh, sïh và ch hơn là sù, sï, và c. Với lần đầu mỗi tên Ấn, chữ Sanskrit được đưa vào, nếu dùng được. Thường thường Tsongkapa chỉ nhắc đến tên hay tác giả của một công trình, trong khi cả hai đều được đưa ra trong bản dịch để dự phòng nhu cầu kiểm tra lại. Những tiêu đề Sanskrit và Tây Tạng đầy đủ được tìm thấy trong bản thống kê sách tham thảo, nó được sắp xếp theo vần chữ cái theo tên kinh và tantra bằng tiếng Anh và theo những tác giả của các công trình khác. Những ngữ nguyên của những từ then chốt được đưa ra trong một bảng thuật ngữ ở phần chót.

 

 JEFFREY HOPKINS .(*)
 Charlottesville, Virginia

Tạ ơn
Chúng tôi muốn được cám ơn Ông Gerald Yorke bởi nhiều gợi ý 
đã làm hoàn mỹ thêm phần dịch ra Anh ngữ của chương II.
 

SHARE:

Trả lời