CHÚ THÍCH

SHARE:


MẬT THỪA TÂY TẠNG – Dịch và biên tập bởi Jeffrey Hopkins
Việt dịch: An Phong, Thiện Tri Thức

1. Ghi chú của người biên tập & Tạ ơn
2. I. TINH TÚY CỦA TANTRA bởi Tenzin Gyatso: Đức Dalai Lama thứ mười bốn
3. Tantra cho thực hành
4. Quy y
5. Tiểu thừa và Đại thừa
6. Kim Cương thừa
7. Tịnh Quang
8. Sự Vĩ Đại của Mật thừa
9. Làm sáng tỏ
10. Quán đảnh
11. II ĐẠI DIỄN GIẢI VỀ MẬT THỪA bởi Tsongkapa
12. Những Lý Do cho đức Tin
13. Những con đường đi đến Phật tánh
14. Kim Cương Thừa
15. Yoga Hóa thần Bổn tôn
16. Phương Tiện trong Bốn Tantra
17. Một Mục Tiêu
18. Nhận dạng Bốn Tantra
19. Chuẩn bị cho Mật thừa
20. III PHỤ LỤC
21. bởi Jeffrey Hopkins
22. Tánh Không
23. Chuyển hóa
24. Mục đích của Bốn Tantra
25. Những điểm tinh yếu
26. CHÚ THÍCH
27. THUẬT NGỮ

Chú thích

1. Những kinh mạch là những đường đi qua đó các hạt – những tinh chất của sự sống – lưu chuyển, được thúc đẩy bởi các khí, hay dòng năng lực.

2. Một cuộc đời như một Chuyển Luân Vương được đạt đến qua những hành động đạo đức đặc biệt (xem Tràng Hoa Quý Giá của Nagarjuna, câu kệ 198-9), chứ không qua thiền định quán tưởng tự mình như có thân thể v.v… của một Chuyển Luân Vương.

3. Tri Thức Nữ (Vidya) được gọi thế vì đó là những phụ nữ mà nhờ vào họ một tâm thức phúc lạc bổn nguyên bẩm sinh nhận biết tánh Như được phát sanh. Tri Thức Trí Huệ Nữ (Jnanavidya) là những phối ngẫu được thiền định hay ‘tự lưu xuất’, họ được quán tưởng trong thiền định, trong khi những Tri Thức Nữ bên ngoài là những phối ngẫu vật chất hiện thực. Những Tri Thức Nữ cũng được gọi là những Ấn (Mudra) bởi vì khi nhờ vào họ một tâm thức phúc lạc nhận biết tánh Không được phát sanh, những hiện tượng xuất hiện như trò chơi của tâm thức này và như thế được ghi dấu (hay đóng dấu) bởi nó. Phối ngẫu hiện thực được gọi là những Cam Kết Ấn (Samayamudra) nếu đầy đủ phẩm cách do (a) có dòng dõi, tuổi tác, v.v… thích hợp, (b) đã làm trưởng thành (làm chín muồi) dòng tâm thức của họ bằng sự thực hành con đường chung và (c) giữ gìn những cam kết của tantra. Nếu không đầy đủ phẩm chất, những phối ngẫu hiện thực được gọi là những Hoạt Động Ấn (Karmamudra), dù những Cam Kết Ấn cũng có thể được gọi là Hoạt Động Ấn theo quan điểm có đi vào một cách thực sự những hoạt động hay hành vi của tham muốn. Những phối ngẫu được thiền định được gọi là những Trí Huệ Ấn (Jnanamudra) là những biểu lộ, trong yoga hóa thần, của một tâm thức trí huệ nhận biết tánh Không. Đại Ấn (Mahamudra) mà Tritipakamala nói đến trong chương Một Mục Tiêu của phần II là một sự bất khả phân của trí huệ và phương tiện và không phải là một phụ nữ do thiền định hay hiện thực. Trong hệ thống của ngài, có sự sai lầm, những người tu hành bậc thấp dựa vào những Ấn Hoạt Động, Cam Kết và Trí Huệ để tăng cường năng lực cho tâm thức trong một cách như thế mà Đại Ấn có thể thành tựu. Như thế, theo ngài những người tốt nhất của những người tu hành cấp cao không có tham muốn đối với và không dùng những Ấn Hoạt Động, Cam Kết hay Trí Huệ.

4. Vajradhara. Những thần chú của hiểu biết là những thần chú để bỏ đi vô minh và phát sanh hiểu biết cũng như để đạt đến thấu thị và v.v…

5. Xem trang 32 – 34.

6. Được trích dẫn bởi Chandrakirti trong Những Lời Sáng Tỏ của ngài, bình giải trong chương XVIII.5.

7. Trong Những Lời Sáng Tỏ. ‘Hiện hữu’ ám chỉ hiện hữu nội tại ; ‘không hiện hữu’ ám chỉ không hiện hữu ngay cả một cách quy ước.

8. Sáu nhánh trong Tantra Kalachakra là rút lui, tập trung, khí lực và sử dụng, giữ lại, chánh niệm và đại định (pratya-hara, dhyana, pranayama, dharana, anusmrti, samadhi).

9. Những tâm Bồ đề trắng và đỏ là những tinh chất khí lực của nam và nữ.

10. Như Tsongkapa nói trong đoạn sau, cả Tripitakamala lẫn Jnanakirti không chỉ rõ sự khác biệt giữa những Ấn Cam Kết và Hoạt Động. Phần thêm trong ngoặc ở đây đến từ Lati Rinpochay.

11. Tâm Bồ đề trắng và đỏ, hay là những tinh chất khí lực của nam và nữ. Mỗi người nam hay nữ đều có trong bản thân mình đầy đủ cả hai loại Bồ đề tâm trắng và đỏ này.

12. Hưởng thụ trọn vẹn, hợp nhất, đại lạc, vô tự tánh, đại bi, tương tục không gián đoạn và không ngừng.

13. Trong văn mạch này một ấn là một dấu hiệu của tay, nó giống như một dấu ấn của một người trên một tài liệu trong đó nó bảo đảm điều mà nó tưởng tượng, ở đây bảo đảm khả năng của Tara ban cho Phật tánh.

14. Yoga của bất nhị của cái sâu xa (tánh Không) và cái biểu lộ (hình tướng như một hóa thần).

15. Những thần chú duy trì là những thần chú giữ lại những lời và nghĩa không cho quên chúng cũng như giữ gìn người ta khỏi rơi vào những cảnh giới lưu lạc xấu.

16. Tsongkapa hiểu ‘thần chú’ ở đây như sự ban cho ban đầu một quán đảnh bảo vệ cho tâm thức khỏi khổ đau của những cảnh giới lưu lạc xấu và v.v…

17. Những nguồn gốc bản văn tổng quát để cho hai chủ đề đầu tiên của Phụ lục là Đại Diễn Giải về những Học thuyết của Jam-yang-shay-ba (Musoorie, Dalama, 1962) và phần rút gọn của nó của Košn-chok-jig-may-wang-po trong tác phẩm Tràng Hoa Quý báu về những Học thuyết (Dharamsala, Shes-rig-par-khang, 1969) của ngài. Xem Thiền định về tánh Không của Hopkins cho phần giảng rộng và những nguồn gốc trong chi tiết. Ở dưới, nguồn gốc cho sự diễn dịch theo Tiểu thừa về con đường Bồ tát là Một Giải Thích về ‘Tự do khỏi những Cực Đoan’ trong ‘Phát Giác mọi Học thuyết’, Một Đại Dương Hùng Biện của Tak-tsang.

18. Đoạn này đặc biệt dựa vào những giáo huấn truyền miệng của Kensur Lekden (1900-1971) cũng như hai nguồn được nói trong chú thích trên.

19. Jam-yang-shay-ba. Đại Diễn Giải về Trung Đạo (Buxaduor, Gomang, 1967), 192b.2.

20. Trình bày giáo lý tổng quát và Bốn Bộ Tantra. Tuyển tập, bộ IV (New Delhi, Gurudeva, 1973).

SHARE:

Trả lời