CÓ ĐỦ CHỨ KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ GÌ

SHARE:


Thực hành
Kinh Kim Cương Bát Nhã
Đương Đạo
NXB: Thiện Tri Thức 2015

1. Lời mở đầu
2. PHÁP HỘI BÁT NHÃ
3. TRƯỞNG LÃO TU BỒ ĐỀ THƯA HỎI
4. Ở TRONG TÁNH KHÔNG MÀ CỨU ĐỘ
5. KHÔNG CHỖ TRỤ MÀ HÀNH BỐ THÍ
6. THẤY NHƯ LAI
7. TIN THẬT
8. KHÔNG ĐẮC KHÔNG THUYẾT
9. CHƯ PHẬT TỪ KINH NÀY RA
10. TÁNH KHÔNG LÀ KHÔNG CHỨNG KHÔNG ĐẮC
11. TRANG NGHIÊM CÕI PHẬT
12. CÓ PHÁP LÀ CÓ PHẬT
13. Y VÀO TÁNH KHÔNG MÀ THỌ TRÌ
14. TÍN TÂM THANH TỊNH TỨC THẬT TƯỚNG SANH
15. CÔNG ĐỨC TRÌ KINH
16. ĐI SÂU VÀO KINH
17. CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐI VÀ CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI HỢP NHẤT
18. PHƯỚC ĐỨC VÔ LƯỢNG
19. THẤY PHÁP THÂN
20. KHUÔN MẶT CỦA GIÁC NGỘ
21. PHƯỚC TRÍ VÔ LƯỢNG
22. TẤT CẢ THANH TỊNH
23. QUÁN THẤY PHÁP THÂN
24. CÓ ĐỦ CHỨ KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ GÌ
25. PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC
26. KHÔNG ĐẾN KHÔNG ĐI

Tu Bồ Đề! Như có người nghĩ thế này: Như Lai không cần có các tướng đầy đủ mà đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu Bồ Đề! Chớ nghĩ thế này: Như Lai không do các tướng đầy đủ mà đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tu Bồ Đề! Nếu nghĩ thế này: người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói rằng các pháp là đoạn diệt. Chớ nghĩ như thế. Tại sao thế? Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì đối với pháp không nói tướng đoạn diệt.

Sai lầm rất lớn là nghĩ rằng đạt đến Giác ngộ vô thượng, tức là đạt đến tánh Không trọn vẹn, thì không cần có các tướng đầy đủ, các nhân đầy đủ. Để đạt đến tánh Không trọn vẹn phải có tất cả các nhân, có điều thấy biết rằng các nhân ấy là vô tự tánh, là tánh Không.

Không phải nói rằng, “phàm hể có tướng đều là hư vọng”, mà bố thí là một tướng, cho nên chẳng hành bố thí; “trang nghiêm cõi Phật, thành tựu chúng sanh tức chẳng phải trang nghiêm, chẳng phải thành tựu”, bèn chẳng làm gì cả. Tánh Không không phải là đoạn diệt, là hư vô.

Muốn đạt đến tánh Không thì phải trải qua một quá trình từ nhân đến quả, không thể không có nhân mà có thể đạt đến quả tánh Không. Nhưng đối với Trí huệ Bát nhã, người ta có thể thấy ngay trong nhân là vô tự tánh, là quả tánh Không. Trên con đường ba a tăng từ kiếp để thành Phật, trên con đường đi trong nhân ấy, tùy theo mức độ trí huệ Bát nhã sáng tỏ đến đâu để thấy nơi nhân là quả mà có mau có chậm, có dễ có khó, có thong dong và khổ nhọc.

Kinh Đại Bát Nhã chuyên nói về tánh Không, thì bất cứ lúc nào nói đến Đức Phật cũng lập đi lập lại rằng Ngài có đủ Mười lực, Bốn vô sở úy, Bốn vô ngại giải, Mười tám pháp không chung, và Đại từ Đại bi.

Tánh Không là Nền tảng và từ Nền tảng chung của Phật và tất cả chúng sanh ấy mọc lên đầy đủ tất cả các công đức. Thế nên nghĩ rằng mình cũng vốn có sẳn tánh Không như các bậc Thánh rồi không tu hành thì Nền tảng ấy chẳng bao giờ thành Quả. Suy nghĩ như vậy là một loại đoạn kiến.

SHARE:

Để lại một bình luận