Lời nói đầu

SHARE:

VÒNG HOA BÁU BỐN PHÁP
Một dẫn nhập vào Đại Toàn Thiện
Longchen Rabjampa Drime Wozer với bình giảng miệng của Đức Ngài  DudjomRinpoche và Beru Khyentse Rinpoche.
Dịch, ấn hành bởi Alexander Berzin với sự cộng tác của  Sharpa Tulku và Matthew Kapstein.
THƯ VIỆN NHỮNG TÁC PHẨM VÀ TÀI LIỆU TÂY TẠNG
Việt dịch: Đương Đạo
NXB Thiện Tri Thức 2014

1. Lời nói đầu
2. Vòng Hoa Báu Bốn Pháp
3. Mở đầu
4. Chuyển hướng tâm bạn về Pháp
5. Thực hành Pháp như một Con đường
6. Tiêu trừ mê lầm trên Con đường
7. Tịnh hóa mê lầm thành tánh Giác nguyên sơ
8. Lời kết của tác giả
9. Chú thích

VÒNG HOA BÁU BỐN PHÁP

Một dẫn nhập vào Đại Toàn Thiện

Longchen Rabjampa Drime Wozer với bình giảng miệng của Đức Ngài DudjomRinpoche và Beru Khyentse Rinpoche.

Dịch, ấn hành bởi Alexander Berzin với sự cộng tác của Sharpa Tulku và Matthew Kapstein

THƯ VIỆN NHỮNG TÁC PHẨM VÀ TÀI LIỆU TÂY TẠNG

                          Lời nói đầu 

Vào tháng Sáu năm 1975, Đức Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Bốn, như một phần của chương trình gìn giữ và trao truyền nhiều dòng phái Phật giáo ở Tây Tạng, giao nhiệm vụ cho Thư viện những Tác phẩm và Tài liệu Tây Tạng dịch và chuẩn bị những công trình tiêu biểu của mỗi truyền thống lớn của Phật giáo Tây Tạng. Như một mẫu của phong cách chỉ dạy thuộc phái Nyingma và đặc biệt về truyền thống Dzogchen hay Đại Toàn Thiện, Vòng Hoa Báu Bốn Pháp của Longchen Rabjampa Drime Wozer đã được chọn, như đã được xuất bản trong Những Tác Phẩm Riêng Lẻ (Delhi, Sanje Dorje. 1973).

Longchen Rabjampa (1308-1363), cùng với Sakya Pandita và Je Tsongkhapa, thường được xem là ba biểu lộ chính của Manjushri (Văn Thù Sư Lợi) để dạy đạo ở Trung Tây Tạng. Vào thời trẻ, Longchenpa không chỉ nhận được những trao truyền Nyingma từ chính gia đình mình, mà còn học nhiều vị thầy vĩ đại đương thời bất kể tông phái. Như vậy ngài đã nhận những giáo lý của Kadam và Sakya phối hợp với Thừa Kinh qua Guru chính dòng Sakya là Palden Lama Dampa Sonam Gyaltsen, cùng với những tantra cựu dịch và tân dịch. Cùng Karmapa thứ Ba Rangjung Dorje, ngài học nơi Rigdzin Kumararaja. Qua nỗ lực của ba vị này, những dòng giáo lý khác nhau của “Tinh túy Sâu xa nhất” (snying-thig) của Đại Toàn Thiện được phối hợp và hệ thống hóa thành một nền tảng chung giữa những truyền thống Nyingma và Karma Kagyu.

Longchenpa tạo nhiều luận tổng hợp, đáng kể nhất là Bảy Kho Tàng (mdzog-bdun), chúng trình bày con đường Nyingma, phối hợp Thừa Kinh với những tantra của Đại Toàn Thiện. Là một vị thầy, ngài du hành nhiều nơi và trong khi dừng lại lâu ở vùng mà bây giờ là Bhutan, ngài đã thiết lập Phật giáo cho cư dân vùng này.

Vòng Hoa Báu Bốn Pháp là một chi tiết hóa Bốn Chủ đề của Gampopa, đạo sư Kagyu này đã cô đọng từ những giáo lý Mahamudra và Kadam. Bốn chủ đề là (1) chuyển hướng tâm vào Pháp, (2) thực hành Pháp như là một con đường, (3) trừ bỏ mê lầm khi trên con đường, và (4) tịnh hóa mê lầm thành tánh giác bổn nguyên. Bốn cái này được thành tựu nhừ từ bỏ bám luyến và chấp giữ, theo thứ tự, vào (1) cuộc đời này, (2) vòng sanh tử, (3) hạnh phúc của riêng mình, và (4) hiện hữu nội tại và có thật. Đây là sự giải thích quen thuộc và là một cầu nguyện sơ bộ chung trong những hành giả Kagyu thỉnh cầu các Guru ban cho cảm hứng để thành tựu bốn pháp ấy. Ở đây, Longchenpa giải thích những chủ đề này theo những giáo lý Đại Toàn Thiện trong phong cách đặc trưng Nyingma về giải thích con đường thứ bậc của chín thừa Phật giáo.

Công việc ban đầu cho việc dịch thuật này, đặc biệt hai chương đầu, được tiến hành ở Dharamsala, Ấn Độ, với Sharpa Tulku khi tham hỏi với Khetsun Sangpo Rinpoche. Tài liệu căn bản cũng được Lama Thulten Yeshe cung cấp. Sự trao truyền bằng miệng bản văn được Đức Ngài Dudjom Rinpoche, Lãnh tụ Tối cao của Truyền thống Nyingma, ban cho. Đức Ngài Dudjom Rinpoche đã tốt lòng chấp nhận ban cho sự bình giảng bằng miệng đối với chương ba đặc biệt khó và trả lời những câu hỏi liên quan đến những điểm khác của bản văn. Tài liệu được Matthew Kapstein dịch kèm với nguyên bản. Bình giảng bằng miệng chương thứ tư được Beru Khyentse Rinpoche ban cho tháng Giêng năm 1977 có sự tham khảo với đạo sư Nyingma Khenpo Thubten Mawa. Beru Khyentse Rinpoche, cũng được biết như là Jamyang Kyentse Wangpo Rinpoche đời thứ Ba, là một Lạt ma của Truyền thống Karma Kagyu cũng rất thông thạo những giáo lý Đại Toàn Thiện Nyingma mà ngài đã học với Kunu Lama Rinpoche Tenzin Gyaltsen quá cố.

Mong rằng tác phẩm này sẽ đem lại phần lợi lạc nhỏ cho những ai đọc nó.

Alexander Berzin Dharamsala, Ấn Độ. THÁNG TƯ, 1977  

Vòng Hoa Báu Bốn Pháp 

Sanskrit: Dharmacatur-ratnamala

Tây Tạng: Chos-bZhi Rin-po-che’i Phreng-wa  của  Longchen Rabjampa

 

SHARE:

Trả lời