NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC

SHARE:

Akong Tulku Rinpoche
Kagyu Samye Ling 1987, L’art de dresser le tigre intérieur Akong Rinpoche, 1991 Sand, Paris
Việt dịch: Nguyễn An Cư – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001

Cuốn sách này được hồi hướng cho sự nở hoa
của lòng khiêm hạ, bình an và trí huệ trong thế giới

VÀO ĐỀ
CHƯƠNG I NGHỆ THUẬT NUÔI DẠY CON CỌP BÊN TRONG
CHƯƠNG II GIÁ TRỊ CỦA ĐỜI SỐNG ĐỜI NGƯỜI QUÝ GIÁ
CHƯƠNG III CHỈ MỘT CÁI THƯỜNG HẰNG SỰ VÔ THƯỜNG
CHƯƠNG IV SỐNG ĐỂ CHO CÁI GÌ ? “ĐỘNG CƠ CHÂN CHÁNH”
CHƯƠNG V ĐỐI MẶT
CHƯƠNG VI CÁI GƯƠNG
CHƯƠNG VII THÂN , NGỮ, TÂM : BA CỬA CỦA THỰC TẠI CON NGƯỜI
CHƯƠNG VIII PHƯƠNG DIỆN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỜI SỐNG “HẠNH KIỂM CHÂN CHÁNH”
CHƯƠNG IX ĐÁNH THỨC TRÁI TIM MÌNH LÒNG BI
CHƯƠNG X SỰ CHÚ Ý CẨN TRỌNG HAY CON CỌP ĐƯỢC THUẦN HÓA
DẪN VÀO NHỮNG THỰC TẬP
CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC
Bài Thực Tập số 1 TƯ THẾ
Bài Thực Tập số 2 THƯ GIÃN
Bài Thực Tập số 3 CẢM NHẬN
Bài Thực Tập số 4 TỰ MỞ MÌNH RA
Bài Thực Tập số 5 CẦU VỒNG
Bài Thực Tập số 6 TẤM GƯƠNG
Bài Thực Tập số 7 BẠN
Bài Thực Tập số 8 ĐỨC PHẬT BÊN TRONG
Bài Thực Tập số 9 LÀM SỐNG ĐỘNG ĐỨC PHẬT BÊN TRONG
Bài Thực Tập số 10 TRIỂN NỞ / THU RÚT
Bài Thực Tập số 11 KẺ THÙ
NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Bài Thực Tập số 12 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA CHA MẸ VÀ CỦA GIA ĐÌNH MÌNH
Bài Thực Tập số 13 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA BẠN BÈ THÚ VẬT VÀ CỦA XỨ SỞ BẠN
Bài Thực Tập số 14 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA NHỮNG KẺ THÙ CỦA MÌNH
Bài Thực Tập số 15 KHỐI CẦU CẦU VỒNG
VŨ TRỤ ĐƯỢC CHUYỂN BIẾN BỞI LÒNG BI
PHẦN PHỤ THÊM CHÂN DUNG CỦA MỘT NGƯỜI NUÔI DẠY CỌP

NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU
CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC

 

 

Nhập đề tổng quát

 

Ba thực tập tiếp theo nhằm phát triển và làm mạnh ý chí giúp đỡ những người khác của chúng ta khi dần dần tiến xa hơn trong sự dấn thân của chúng ta : người ta bắt đầu bằng mong muốn nhận trên chính mình sự đau khổ của cha mẹ và gia đình mình (số 12), rồi đến của bạn bè, thú vật và của xứ sở (số 13), cho đến bao gồm sự đau khổ của những kẻ thù (số 14). Để tìm thấy nơi mình lòng bi cần thiết, người ta chấp nhận đối mặt với cái tiêu cực hơn trong mình và tịnh hóa nó.

 

Một khi ý tưởng về lòng bi thức dậy nơi mình, người ta sẽ nỗ lực đưa nó vào thực hành bằng cách nghĩ rằng người ta nhận trên chính mình những đau khổ của những người khác. Vì rõ ràng trong lúc này chỉ cần một nguyện ước chân thành – mà người ta rất khó thực hiện – người ta sắp lại tự tưởng tượng mình trong hình thức một vị Phật, như là sự biểu lộ ra bên ngoài của hiểu biết thanh tịnh và lòng bi vũ trụ. Những thu hoạch về những thiền định trước kia của bạn sẽ ích lợi cho bạn, không chỉ bởi vì bạn đã có thói quen quán tưởng mình trong hình thức một vị Phật – hay khối cầu ánh sáng – mà cũng bởi vì bạn đã học cách cảm nhận những phẩm tính bên trong mà sự việc đó thừa nhận và những âm vang sâu xa mà sự việc ấy gây ra trong bạn. Bây giờ bạn có thể cảm thấy dễ dàng thoải mái và có một bảo đảm nào đó khi bạn tự nhủ “Tôi là một vị Phật.” Người ta sẽ không đề cập đến khối cầu ánh sáng nữa trong những quán tưởng tiếp theo đây, bởi vì người ta nghĩ rằng ý nghĩa của Phật với tư cách là biểu tượng và biểu lộ ra bên ngoài của những phẩm tính của tâm thức giác ngộ đang hiện diện trọn vẹn rõ ràng đối với tất cả chúng ta – điều này không ngăn cản bạn tiếp tục dùng nó cho những quán tưởng, nếu bạn thích. Dầu sự chọn lựa của bạn là cái gì, chính yếu là thấm nhuần sự xác tín và cảm thức rằng người ta thực sự là một vị Phật – theo nghĩa chúng ta đã xác định – khi người ta làm những quán tưởng này. Nếu bạn còn chưa có thể cảm thấy một xác tín như vậy, hãy nhảy qua bộ ba thực tập này và thẳng đến “Khối Cầu Cầu Vồng” (số 15).

SHARE:

Để lại một bình luận