Bài Thực Tập số 11 KẺ THÙ

SHARE:

Akong Tulku Rinpoche
Kagyu Samye Ling 1987, L’art de dresser le tigre intérieur Akong Rinpoche, 1991 Sand, Paris
Việt dịch: Nguyễn An Cư – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001

Cuốn sách này được hồi hướng cho sự nở hoa
của lòng khiêm hạ, bình an và trí huệ trong thế giới

VÀO ĐỀ
CHƯƠNG I NGHỆ THUẬT NUÔI DẠY CON CỌP BÊN TRONG
CHƯƠNG II GIÁ TRỊ CỦA ĐỜI SỐNG ĐỜI NGƯỜI QUÝ GIÁ
CHƯƠNG III CHỈ MỘT CÁI THƯỜNG HẰNG SỰ VÔ THƯỜNG
CHƯƠNG IV SỐNG ĐỂ CHO CÁI GÌ ? “ĐỘNG CƠ CHÂN CHÁNH”
CHƯƠNG V ĐỐI MẶT
CHƯƠNG VI CÁI GƯƠNG
CHƯƠNG VII THÂN , NGỮ, TÂM : BA CỬA CỦA THỰC TẠI CON NGƯỜI
CHƯƠNG VIII PHƯƠNG DIỆN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỜI SỐNG “HẠNH KIỂM CHÂN CHÁNH”
CHƯƠNG IX ĐÁNH THỨC TRÁI TIM MÌNH LÒNG BI
CHƯƠNG X SỰ CHÚ Ý CẨN TRỌNG HAY CON CỌP ĐƯỢC THUẦN HÓA
DẪN VÀO NHỮNG THỰC TẬP
CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC
Bài Thực Tập số 1 TƯ THẾ
Bài Thực Tập số 2 THƯ GIÃN
Bài Thực Tập số 3 CẢM NHẬN
Bài Thực Tập số 4 TỰ MỞ MÌNH RA
Bài Thực Tập số 5 CẦU VỒNG
Bài Thực Tập số 6 TẤM GƯƠNG
Bài Thực Tập số 7 BẠN
Bài Thực Tập số 8 ĐỨC PHẬT BÊN TRONG
Bài Thực Tập số 9 LÀM SỐNG ĐỘNG ĐỨC PHẬT BÊN TRONG
Bài Thực Tập số 10 TRIỂN NỞ / THU RÚT
Bài Thực Tập số 11 KẺ THÙ
NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Bài Thực Tập số 12 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA CHA MẸ VÀ CỦA GIA ĐÌNH MÌNH
Bài Thực Tập số 13 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA BẠN BÈ THÚ VẬT VÀ CỦA XỨ SỞ BẠN
Bài Thực Tập số 14 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA NHỮNG KẺ THÙ CỦA MÌNH
Bài Thực Tập số 15 KHỐI CẦU CẦU VỒNG
VŨ TRỤ ĐƯỢC CHUYỂN BIẾN BỞI LÒNG BI
PHẦN PHỤ THÊM CHÂN DUNG CỦA MỘT NGƯỜI NUÔI DẠY CỌP
Bài Thực Tập số 11
KẺ THÙ

 

Thực tập này nằm trong cùng viễn cảnh với những cái trước khi nhằm làm cho chúng ta học đối mặt tốt hơn với những sự việc của cuộc đời. Chúng ta sắp thử hiểu tại sao chúng ta lại thường suy nghĩ, nói năng và làm những việc vô ích, hầu như là có hại – cho chính mình và cho những người khác. Và người ta phải đến chỗ đối mặt với ác cảm và hận thù.

 

Bài tập này đặt chúng ta đối diện với ác cảm hay thù hận mà đôi khi người ta cảm thấy, do đủ mọi lý do. Ngay cả khi bạn nghĩ là không có kẻ thù không đội trời chung và thực thụ, bạn cũng có thể làm thực tập bởi vì có những phạm trù kẻ thù khác nhau và những cấp độ ác cảm khác nhau. Ở đây, người ta phân biệt làm ba thứ, theo định nghĩa :

 

1. Một ác cảm căn cứ trên sự ghét bỏ cá nhân : điều này có thể từ một loại tức giận nhỏ, như khi có ai làm bạn khó chịu buồn phiền, cho đến một hình thức cực độ, như khi người ta cảm thấy một cơn giận dữ và thù ghét có thể đưa tới sự giết hại.

 

2. Một ác cảm do một trái nghịch mà người khác mang đến cho bạn, chẳng hạn không ngừng nói lại mọi chuyện bạn đã làm.

 

3. Một ác cảm từ một gắn bó quá độ : nếu có ai quá gắn bó với bạn, nó không ngừng lo toan đến những việc bạn làm và “tình yêu” chiếm hữu này trở thành một tù ngục. Vậy là bạn ghét người đó, kẻ làm hư hại tự do của bạn và xem bạn là con tin tinh thần.

 

Mô tả thực tập

 

Bạn sắp quan tâm đến vẻ bề ngoài thân thể và những tình cảm của “kẻ thù” của bạn hơn là cái người ấy có thể nói hay làm.

 

Bạn hãy chọn một “kẻ thù” nằm trong một phạm trù vừa kể ở trên, dù mức độ ác cảm với nó ở mức độ ra sao.

 

Hãy tưởng tượng rằng người ấy đang ngồi trước mặt bạn và các bạn sắp trao đổi những nhân cách của các bạn với nhau, nhưng mỗi người vẫn giữ vẻ bề ngoài bình thường của mình. Như đối với những thực tập ở trước, sự trao đổi được phối hợp với những “pha” thở. Khi thở vào, bạn dần dần thu hút người kia vào bạn, nghĩ rằng bạn đem dần dần vào bạn tất cả cái gì làm nên người kia : những tình cảm, cảm giác, tư tưởng, lo toan, sợ hãi, hy vọng, những bộ phận bên trong… của nó. Không cần làm điều đó trong mỗi hơi thở vào : hãy tìm một nhịp độ hòa hợp với sự thở bình thường tự nhiên của bạn. Chú ý vào hơi thở ra, qua đó bạn tưởng tượng rằng bạn để cho ra khỏi bạn tất cả những cái gì định nghĩa thành con người bạn và những cái đó sẽ làm đầy thân thể kẻ thù của bạn. Dần dần bạn tiến tới trong thực tập này, hãy cảm thấy rằng bạn tự làm trống chính bạn và đem bạn làm đầy kẻ thù, trong khi cái ngược lại xảy ra cho nó.

 

Hãy tiếp tục cho đến khi bạn hoàn thành sự trao đổi hai nhân cách và cái bên trong của các bạn, chỉ có bề ngoài tương ứng là không thay đổi.

 

Khi sự trao đổi đã xong, hãy dành một chốc lát để suy nghĩ : Cái giận ở đâu ? Sự thù hận, sợ hãi, sự quỵ lụy gắn bó ở đâu ? Đâu là nguyên nhân của mối ác cảm ? Hãy tự hỏi : “Bây giờ tôi ở chỗ của kẻ thù và nó ở chỗ của tôi, vậy nguồn gốc mối ác cảm nằm ở đâu ?”

 

Cuối lúc suy nghĩ như vậy, hãy lấy lại vẻ bề ngoài thân thể của bạn, những tình cảm và tất cả những cái gì định hình nên bạn, nhưng vẫn giữ trong bạn cái mà bạn đã tri giác về người kia khi bạn ở “trong da hắn”.

 

Hãy chấm dứt bằng thực tập thư giãn, hãy để những tư tưởng và tình cảm của bạn đến và đi theo ý chúng. Hãy để tâm thức tự thư giãn và bình lặng và quan sát cái gì xảy ra.

 

Với thực tập này, người ta thực sự trở vào trong cái sống động của chủ đề ; người ta đi thẳng vào trái tim của mọi vấn đề của mình. Điều đó đôi khi khó nhọc, nhưng hãy có can đảm, điều đó xứng đáng với sự khó nhọc…

 

Hãy thực hành thực tập này trong bốn tuần, khoảng một thời một giờ hai mươi phút mỗi ngày, mười phút sau cùng dành cho sự thư giãn.

 

Tốt hơn là chớ thay đổi nhiều nhân vật cho thực tập này, và duy trì một người hay một ít người.

 

Câu hỏi : Tôi rất hiểu rằng thực tập này để làm tôi thay đổi tính khí hơn là thay đổi những người khác, nhưng tôi không thể tự ngăn mình khỏi nghĩ rằng, bởi vì tôi phải khó khăn để tiến hóa, thì những người khác có lẽ cũng như vậy. Đây có phải là một giải thích sai lầm không ?

 

Trả lời : Thực tập này không phải có mục đích làm thay đổi những người khác. Dù những người khác có cải thiện, mục tiêu của chúng ta phải là ở chỗ tự làm cho mình tiến bộ.

 

Câu hỏi : Ngài có vẻ muốn nói rằng người ta có thể đồng hóa trạng thái yêu đương với một loại ác cảm. Điều ấy có phải nói rằng tốt hơn là nên co gối lên cổ khi người ta cảm thấy bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi một người nào, hay người ta có thể tịnh hóa tình yêu nằm trong sự hấp dẫn mà người ta cảm thấy đối với người khác, để biến tình cảm này thành cái gì hữu ích và lợi lạc ?

 

Trả lời : Nếu bạn có thể thương yêu mà không bám luyến, hay bạn thành công khi vượt qua sự bám luyến ban đầu, bấy giờ tình yêu có thể là rất, rất hữu ích và lợi lạc. Nhưng ngay khi người ta bám luyến vào người yêu, thậm ý vào ý tưởng tình yêu, thì tình yêu này này ô uế bởi bản ngã và dễ dàng biến thành “chua”. Chính bởi vì sự bám luyến kéo theo trên đường đi của nó tính sở hữu, ghen tuông và mong chờ – tất cả những thứ làm nhiễm độc cuộc đời chúng ta… Ở đâu có bám luyến, tình yêu mất đi sự thanh khiết của nó.

 

Câu hỏi : Khi tôi làm thực tập này, tôi có cảm tưởng rằng ai đó muốn làm điều xấu cho tôi đang tìm cách đi vào chiếm đoạt con người tôi. Đây là một kinh nghiệm kinh khủng đến độ phải nhiều ngày tôi mới lại cảm thấy mình an toàn trong da thịt của tôi. Như vậy tôi có nên tiếp tục làm thực tập không ?

 

Trả lời : Nếu người ta có thể tiếp cận thực tập này với ý định trong sạch lớn lao và một cảm thức tình thương chân thật, thì ý tưởng người nào đó tìm cách sở hữu bạn không có gì gây sợ hãi, mà ngược lại. Nhưng một người mới bắt đầu sẽ có khó khăn để thấy sự việc dưới góc độ như vậy. Hãy thử hiểu hơn nữa cái gì là “Phật bên trong”, điều ấy sẽ giúp bạn. Và nếu bạn lại còn sợ hãi khi làm thực tập, hãy cố gắng cảm thấy rõ ràng Phật tánh hiện diện trong bạn, trước khi tiếp tục.

 

Câu hỏi : Thực tập này đôi khi có một hiệu quả rất xáo trộn với tôi ; tôi cảm thấy hoàn toàn đảo lộn, chìm ngập trong những xúc cảm dữ dội và một sự cay đắng lớn lao. Có nên tiếp tục và đối mặt với những tình cảm này hay ngừng lại và làm một ít thư giãn ?

 

Trả lời : Hai cách giải quyết đều có giá trị. Ban đầu, có lẽ ích lợi khi làm một ít thư giãn, nhưng rồi luôn luôn phải đến một lúc người ta bắt buộc phải nắm lấy cặp sừng của con bò mộng. Rốt cuộc, phải đối mặt với những khó khăn của mình và giải quyết chúng, dù điều đó rất gian khổ.

SHARE:

Trả lời