Bài Thực Tập số 2 THƯ GIÃN

SHARE:

Akong Tulku Rinpoche
Kagyu Samye Ling 1987, L’art de dresser le tigre intérieur Akong Rinpoche, 1991 Sand, Paris
Việt dịch: Nguyễn An Cư – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001

Cuốn sách này được hồi hướng cho sự nở hoa
của lòng khiêm hạ, bình an và trí huệ trong thế giới

VÀO ĐỀ
CHƯƠNG I NGHỆ THUẬT NUÔI DẠY CON CỌP BÊN TRONG
CHƯƠNG II GIÁ TRỊ CỦA ĐỜI SỐNG ĐỜI NGƯỜI QUÝ GIÁ
CHƯƠNG III CHỈ MỘT CÁI THƯỜNG HẰNG SỰ VÔ THƯỜNG
CHƯƠNG IV SỐNG ĐỂ CHO CÁI GÌ ? “ĐỘNG CƠ CHÂN CHÁNH”
CHƯƠNG V ĐỐI MẶT
CHƯƠNG VI CÁI GƯƠNG
CHƯƠNG VII THÂN , NGỮ, TÂM : BA CỬA CỦA THỰC TẠI CON NGƯỜI
CHƯƠNG VIII PHƯƠNG DIỆN ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỜI SỐNG “HẠNH KIỂM CHÂN CHÁNH”
CHƯƠNG IX ĐÁNH THỨC TRÁI TIM MÌNH LÒNG BI
CHƯƠNG X SỰ CHÚ Ý CẨN TRỌNG HAY CON CỌP ĐƯỢC THUẦN HÓA
DẪN VÀO NHỮNG THỰC TẬP
CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC
Bài Thực Tập số 1 TƯ THẾ
Bài Thực Tập số 2 THƯ GIÃN
Bài Thực Tập số 3 CẢM NHẬN
Bài Thực Tập số 4 TỰ MỞ MÌNH RA
Bài Thực Tập số 5 CẦU VỒNG
Bài Thực Tập số 6 TẤM GƯƠNG
Bài Thực Tập số 7 BẠN
Bài Thực Tập số 8 ĐỨC PHẬT BÊN TRONG
Bài Thực Tập số 9 LÀM SỐNG ĐỘNG ĐỨC PHẬT BÊN TRONG
Bài Thực Tập số 10 TRIỂN NỞ / THU RÚT
Bài Thực Tập số 11 KẺ THÙ
NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Bài Thực Tập số 12 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA CHA MẸ VÀ CỦA GIA ĐÌNH MÌNH
Bài Thực Tập số 13 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA BẠN BÈ THÚ VẬT VÀ CỦA XỨ SỞ BẠN
Bài Thực Tập số 14 NHẬN LẤY TRÊN CHÍNH MÌNH SỰ KHỔ ĐAU CỦA NHỮNG KẺ THÙ CỦA MÌNH
Bài Thực Tập số 15 KHỐI CẦU CẦU VỒNG
VŨ TRỤ ĐƯỢC CHUYỂN BIẾN BỞI LÒNG BI
PHẦN PHỤ THÊM CHÂN DUNG CỦA MỘT NGƯỜI NUÔI DẠY CỌP

Bài Thực Tập số 2
THƯ GIÃN

 

Hai thực tập thư giãn này được đặt nền trên hơi thở và dùng để thư giãn trước mỗi thời ngồi thiền. Người ta có thể chọn lựa sự chuyển thể này hay chuyển thể kia của thực tập, tùy theo sở thích.

 

Quan trọng là thở tự nhiên, không ép buộc. Hơi thở vào có thể sâu hơn và dài hơn bình thường, nếu điều đó tự nhiên. Nhịp điệu của chu kỳ hơi thở của mỗi chuyển thể của thực tập có thể phù hợp với trạng thái tâm thức đang có : người ta có thể thở hơi nhanh nếu cảm thấy đau hay bị những xúc cảm mạnh mẽ, hay trái lại chậm hơn nếu cảm thấy tĩnh lặng và thư giãn.

 

Nếu bạn khó buông lỏng trong bài tập thở này, hay bất kỳ bài tập nào khác, hãy nằm dài ra một lát và để cho những tư tưởng và những tình cảm của bạn đến đi tùy ý – mọi thứ đi qua trong đầu bạn. Tiếp theo, thử làm lại thực tập thở bằng cách kém thúc ép hơn trước.

 

Chuyển thể thứ nhất :
Thực tập gồm thở trong ba giai đoạn bằng nhau :

 

1. Hãy thở vào tận cùng khi đếm đến năm.

Thật ra, con số năm chỉ để biểu thị và bạn có thể giảm hoặc tăng một chút để cho nó trùng hợp với nhịp điệu thở tự nhiên của bạn lúc đó ; chỉ cần con số như nhau trong ba giai đoạn thở.

 

2. Giữ hơi thở của bạn lại và đếm đến năm.

 

3. Thở ra (đếm đến năm) bằng miệng, vì nhờ vậy mà người ta làm hết những căng thẳng một cách tốt nhất. Khi thở ra hãy tưởng tượng bạn thoát khỏi mọi căng thẳng, như bạn đổ trống một bình chứa đầy nước tù đọng, và hãy để tâm thức đến và đi tùy theo ý nó.

Chớ chú ý thời gian dừng vào cuối hơi thở ra ; hãy tiếp nối tức thì hơi thở vào tiếp theo.

• Hãy lập lại toàn bộ thực tập ba hay bốn lần.

 

Chuyển thể thứ hai :

Ở đây một hơi thở ra và một hơi thở vào tính là một chu kỳ và bài tập cốt ở đếm thầm trong trí hai mươi mốt chu kỳ thở.

1. Hãy thở ra bằng miệng, hơi dài hơn bình thường, và hãy nghỉ một chút trước khi tiếp tục thở vào.

2. Thở vào bằng mũi, chậm và sâu hơn bình thường. Hãy nghỉ trước khi thở ra, vừa đếm “MộT” cho chu kỳ đầu tiên.

• Hãy lập lại chu kỳ hai mươi mốt lần, mỗi lần mỗi đếm. Nếu bạn đếm lộn, hãy bắt đầu lại từ đầu.

 

Hãy chọn phương pháp thích hợp hơn cho bạn và thực hành nó trong ít ra là BốN NGÀY trước khi đi vào những bài thực tập. Sau đó, nên bắt đầu một cách có hệ thống mỗi thời thiền bằng một thư giãn ngắn ; người ta cũng có thể dùng thực tập thở này để buông lỏng khi người ta cảm thấy hơi bị căng, trong khi thực hiện một bài tập khác hay vào mọi lúc khác của đời sống hàng ngày.

 

SHARE:

Trả lời