THỪA NHẬN ĐỐI PHƯƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN

SHARE:

 

Nếu lặp đi lặp lại việc khen ngợi hoặc trách mắng đối phương dựa vào một điều kiện nào đó còn tồi tệ hơn cả việc khen ngợi một cách thái quá. Giả sử trường hợp khi cấp dưới đạt được bằng cấp về kinh doanh bạn khen là “cậu giỏi quá nhỉ” nhưng nếu họ không đạt được thì bạn lại trách mắng là “như thế thì không được rồi”. Làm như vậy cấp dưới của bạn sẽ nghĩ rằng “à cái ông này, nếu mình đạt được bằng cấp thì ông ấy nể mình còn nếu không thì chắc sẽ bị ông ấy ghét” vì thế họ phải thăm dò thái độ của bạn khiến lòng tự trọng vốn mỏng manh của họ bị tổn thương, dẫn đến việc bạn không thể nào tạo dựng được mối quan hệ tin tưởng với họ được.

Nếu bạn thực sự mong muốn cấp dưới của mình hay con cái mình sau này trở thành nguồn lực cho mình thì điều quan trọng là phải thừa nhận họ vô điều kiện. Như tôi đã nói, khen ngợi khác với việc chấp nhận đối phương. Thừa nhận đối phương có nghĩa là khi một người hoàn thành công việc nào đó cho dù bạn không khen ngợi khoa trương thì họ vẫn có cảm giác yên tâm rằng trong lúc họ thất bại hay buồn chán bạn sẽ không bỏ rơi họ và họ sẽ cảm thấy bạn là người “thừa nhận họ” “che chở cho họ”. Kết quả là càng ngày bạn càng phát huy được sức mạnh của mình.

 

THỪA NHẬN ĐỐI PHƯƠNG ĐỂ PHÁT TRIỂN

 

 

Trích: Thói quen xấu ơi chào mi!/ KOIKE RYUNOSUKE; Nguyễn Thị Mai dịch Việt; NXB Lao động; công ty sách Thái Hà; 2014

SHARE:

Trả lời