Biểu lộ và nhân quả

SHARE:

Biểu lộ và nhân quả

Vật lý học hiện đại phát hiện thế giới là một hệ thống những cấp độ. Những bình diện cụ thể của hiện hữu làm thành những cấp độ bề ngoài hơn,trong khi ở những cấp độ sâu hơn là những bình diện vi tế hơn của thực tại nơi đó những sự vật hiện hữu trong một trạng thái thống nhất của tiềm năng. Ở những cấp độ khác nhau, những mức độ khác nhau của nhân quả có hiệu lực. Lý thuyết lượng tử đưa vào vật lý học một yếu tố căn bản của không xác định. Chúng ta học được tính tự phát là nội tại trong bản chất ở cấp độ căn bản nhất. Nhân và quả còn áp dụng, nhưng chỉ cho sự xác suất của những sự kiện xảy ra, chứ không cho bản thân những sự kiện xảy ra.

Những truyền thống đạo học phương Đông cũng quan niệm thực tại như là một hệ thống những cấp độ của sự biểu lộ, từ những cấp độ thô nơi những đối vật có vẻ có hiện hữu riêng của chúng, đến những cấp độ vi tế của những rung động năng lực vượt khỏi không gian và thời gian bình thường. Như nhân quả trong vật lý học, định luật nghiệp nối những hành động với những kết quả. Nhưng dù nghiệp không bao giờ sai thất trong bình diện không gian và thời gian, nó không tuyệt đối: ở cấp độ tối hậu của thực tại, có tự phát, tự do và ân sủng.

 

Một người càng thấm nhuần tính cách cân đối có trật tự của mọi sự kiện xảy ra thì nó càng tin chắc rằng không có chỗ nào cho những nguyên nhân của một bản chất khác ngoài sự cân đối có trật tự này. Với nó luật tắc của con người cũng như luật tắc của thần linh sẽ không hiện hữu như một nguyên nhân độc lập của những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên.

                                                        ALBERT EINSTEIN

****

 

Một người đi vào con đường làm vui lòng chư Phật

Khi đối với tất cả mọi sự vật, trong chu trình và trên nữa,

Nó thấy rằng nhân và quả không hề sai thất,

Và khi với nó, chúng mất tất cả vẻ bề ngoài cứng đặc.

                                                TSONGKAPA

****

Chúng ta từng bước bị bắt buộc phải từ bỏ một sự diễn tả theo nguyên nhân về thái độ cư xử của những nguyên tử riêng lẻ trong không gian và thời gian, và phải tính toán đến một chọn lựa tự do những khả năng khác nhau về phần thiên nhiên.

                                                NIELS BOHR

 

****

 

Học thuyết nhân quả … chỉ áp dụng được cho một thế giới của những nhị nguyên và những hỗn hợp. Nơi không có những cái như vậy, học thuyết tức thì mất ý nghĩa. Bao giờ chúng ta còn bị buộc vào một thế giới của những đặc thù, chúng ta thấy nhân quả và sự tương đối ở khắp nơi, bởi vì đó là chỗ cho chúng vận hành … Cõi giới của tánh Không … nằm bên dưới thế giới của những nguyên nhân và điều kiện. Tánh Không là cái làm cho công việc của nhân quả có thể.

D.T. SUZUKI

****

Nhân quả có thể xem như một cách thức tri giác nhờ đó chúng ta rút gọn những ấn tượng giác quan của chúng ta cho trật tự.

                                                NIELS BOHR

 

****

 

Thời gian, không gian và nhân quả thì giống như tấm gương nhờ nó cái Tuyệt Đối được thấy … Trong cái Tuyệt Đối không có thời gian, không gian, cũng không có nhân quả.

                                                VIVEKANANDA

****

Mọi sự chúng ta biết về Thiên Nhiên thì phù hợp với ý tưởng rằng tiến trình nền tảng của Thiên Nhiên nằm ngoài thời gian – không gian … nhưng nó phát sanh những sự kiện xảy ra nằm trong thời gian – không gian.

H.P. STAPP

****

 

Parama Shiva thì vượt khỏi những giới hạn của thời gian, không gian và hình tướng; và như vậy thì vĩnh cửu và vô tận … Bản chất của nó vốn có hai phương diện – một phương diện nội tại trong đó Ngài thấm nhuần toàn thể vũ trụ, và một phương diện siêu việt trong đó Ngài vượt khỏi tất cả Biểu Lộ Vũ Trụ.

        JAGADISH CHANDRA CHATTERJI

****

Ở bất kỳ giai đoạn nào của sự tạo thành lý thuyết (trong khoa học) cũng có một hệ thống thứ bậc những định luật, vì những mức độ khác nhau của sự ổn định được gán cho những định luật khác nhau … Như vậy trong thực hành nghiên cứu khoa học sự phân chia rạch ròi thành một tiên nghiệm và một hậu nghiệm theo nghĩa của Kant là không có, và thay vào chỗ đó chúng ta có một phạm vi phong phú của những thứ bậc của sự ổn định.

                                                        HERMAN WEYL

 

****

 

Trật tự của sự tiêu tan phải là chiều ngược lại chính xác của trật tự sanh khởi … Người ta phải nghĩ rằng mỗi nguyên nhân nối tiếp trong hệ thống thứ bậc của những nguyên nhân trong những nguyên tố tan trở lại vào nguyên nhân của chính nó, cái nguyên lý tiếp theo và vi tế hơn trong chuỗi, cho đến khi toàn bộ khối lượng của những hậu quả cuối cùng tan vào cái Tuyệt Đối, nguyên nhân cao nhất và vi tế nhất của tất cả.

                                                SHANKARA

****

Dù bản chất của những chiều sâu bên trong này của thức có thể là gì, chúng là nền tảng thực sự, của cả nội dung hiển lộ lẫn của nội dung ngầm ẩn. Dù nền tảng này có thể không xuất hiện trong ý thức bình thường, tuy nhiên nó vẫn hiện diện theo cách nào đó.

                                                DAVID BOHM

****

 

Nguyên lý sáng tạo tối hậu là thức. Có nhiều cấp độ khác nhau của thức. Cái chúng ta gọi là thức vi tế sâu thẳm nhất thì luôn luôn ở đó … Tất cả những loại thức khác của chúng ta – các thức giác quan và vân vân – sanh khởi dựa trên tâm tịnh quang này.

                                                DALAI LAMA

****

 

Cơ học lượng tử gợi ý rằng đây là cách mà thực tại hiện tượng xảy ra từ một trật tự sâu hơn trong đó nó được bao bọc. Thực tại mở ra để phát sinh trật tự thấy được và ôm nó vào trong trở lại. Nó thường trực mở ra và ôm lại.

                                                DAVID BOHM

****

 

Trong cấu trúc của tư tưởng Phật giáo cũng như trong cách nó được trình bày, có hai hoạt động hay hai chuyển động, một là “đi tới trước”, hay “đi lên”, cái kia là “đi trở lại”, hay “đi xuống”. Để cho thuận tiện hai hoạt động này có thể được đặt tên đơn giản là “đi lên” và “đi xuống”.

        GADJIN M. NAGAO

****

Vũ trụ phải có một cách thức để thành hiện hữu từ cái không … khi chúng ta nói  “từ cái không” chúng ta không có ý nói từ cái chân không của vật lý học. Chân không của vật lý học thì được ráp thêm cấu trúc hình học và những biến đổi chân không và những cặp hạt tiềm thể. Vũ trụ đã hiện hữu khi chúng ta có một chân không như vậy. Không, khi chúng ta nói cái không chúng ta muốn nói cái không có gì cả! Không cấu trúc, không định luật, không sơ đồ … Vì khi tạo thành mọi sự từ không có gì thì một nguyên lý là đủ.

                                                JOHN A. WHEELER

 

****

 

Để sáng tạo một vũ trụ, bấy giờ, Parama Shiva đưa vào vận hành phương diện Shakti của ngài, nó tự biểu lộ chính nó như là nguyên lý của Phủ định và để cho Vũ trụ lý tưởng biến mất khỏi cái thấy của ngài và cho phép chính ngài cảm thấy ý muốn có một Vũ trụ, nhưng đối với ngài, bậc trọn vẹn tất cả, ý muốn có và một Vũ trụ biểu lộ là không cần thiết.

        JAGADISH CHANDRA CHATTERJI

SHARE:

Để lại một bình luận